1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý tại trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc

19 535 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 16,63 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM STT NỘI DUNG TRANG 1 Mục lục sáng kiến kinh nghiệm 1 Tên sáng kiên kinh nghiệm 2 Tóm tắt đề tài 1 3 Giới thiệu - Hiện trạng - Giải pháp thay thế - Vấn đề nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu 2-3 4 Phương pháp - Khách thể nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu - Quy trình nghiên cứu - Đo lường và thu thập dữ liệu 3-7 5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 8 6 Kết luận và khuyến nghị 11 6 Tài liệu tham khảo, phụ lục và một số kế hoạch, hình ảnh minh họa cho đề tài trong thời gian tác động và sau khi tác động. 11 - 17 Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 1 Sáng kiến kinh nghiệm TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY VÀ QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BA CỤM BẮC 1. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 2 Sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin ( CNTT) được ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, do đó việc ứng dụng CNTT vào trường học là một yêu cầu bắt buộc và mang tính tất yếu, tính đòi hỏi cấp thiết. Là hiệu trưởng nhà trường, tôi hiểu rõ tầm quan trọng phải đưa CNTT vào nhà trường có ý nghĩa như thế nào trong công tác giảng dạy và quản lý vì các lý do chủ yếu như sau: - Lý do khách quan: Quản lý trường học bằng việc ứng dụng CNTT sẽ hỗ trợ cán bộ nhiều trong hệ thống văn bản, trong quản lý hồ sơ, quản lý nhân sự và quản lý học sinh. Khuyến khích sử dụng bài giảng điện tử trong các trường tiểu học, sử dụng tin học là công cụ tích cực đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học trong giai đoạn mới. Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, nhiều hình ảnh sinh động trong một tiết dạy mà nếu dạy bằng phương pháp truyền thống khó có thể thực hiện được. – Lý do chủ quan: Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy không còn là điều mới mẻ tại ngành giáo dục Khánh Sơn, đã được ngành Giáo dục triển khai nhiều năm gần đây, nhưng vẫn còn nhiều cán bộ giáo viên của nhà trường còn ngại khó, e dè, chưa có nguồn hỗ trợ, động viên, khích lệ do phần lớn các giáo viên đã ăn sâu cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới, bên cạnh đó, trình độ tin học trong cán bộ, giáo viên chưa đồng đều, chưa được đào tạo cơ bản. Cơ sở vật chất ,máy móc lạc hậu, thiếu thốn cũng là những lý do để cán bộ, giáo viên chưa mạnh dạn đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác, vào soạn giảng. Qua hai năm làm công tác quản lý tại trường Tiểu học Ba Cụm Bắc, tôi đã luôn tâm huyết và chú trọng đến việc nghiên cứu thực hiện các giải pháp một cách linh hoạt như thế nào để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Cho đến nay, đã mang lại những thành công, dù chưa cao lắm nhưng cũng đã rất khả quan so với thời điểm nhà trường chưa triệt để ứng dụng CNTT, đó cũng là lý do để chúng tôi viết lại những kinh nghiệm mình đã làm, đã trãi nghiệm để các thầy cô cùng tham khảo và góp ý, đó cũng là lý do để tôi chọn tên cho sáng kiến kinh nghiệm là: Các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý tại trường Tiểu học Ba Cụm Bắc. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1: Cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học: Trong năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động “ Năm học CNTT” nhằm tạo ra bước đột phá mới trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 3 Sáng kiến kinh nghiệm thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc cần phải làm và làm thế nào cho có hiệu quả mới là một vấn đề cần được quan tâm. Vì các ý nghĩa và nhiệm vụ ấy,chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học Ba Cụm Bắc như sau: 2.2: Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học Ba Cụm Bắc: Trường Tiểu học Ba Cụm Bắc là một trong những trường hạng I của ngành giáo dục Khánh Sơn. Với đội ngũ giáo viên khá đông, đa số là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Số giáo viên trẻ được tăng cường về trường khá nhiều. Phần lớn các giáo viên đều ổn định kinh tế gia đình. Nhưng năm học 2010 – 2011, về tiếp quản công tác quản lý nhà trường, tôi đã thấy rõ sự hạn chế về việc ứng dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ và giáo viên của nhà trường. Gần 60% giáo viên có trình độ Tin học là chứng chỉ A, nhưng chỉ 15% trong số đó biết sử dụng máy vi tính ở mức độ đơn giản, Số giáo viên còn lại, hoàn toàn chưa được làm quen với máy vi tính, và với việc kết nối Internet chỉ với mục đích là để xem thời sự. Thậm chí, rất nhiều giáo viên, việc kết nối Internet để tìm thông tin phục vụ bài dạy vẫn là điều rất xa lạ, khó khăn. Tôi đã tiến hành việc khảo sát về việc ứng dụng CNTT đối với tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường, qua kết quả khảo sát cho thấy các tất cả giáo viên đều có tâm huyết mong muốn được ứng dụng CNTT vào giảng dạy để đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, nhưng lại lúng túng không biết nên ứng dụng cái gì, ứng dụng như thế nào và bắt đầu từ đâu. Phần lớn các cán bộ, giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ về về hiệu quả và lợi ích của CNTT. Ngại sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm. Một rào cản làm cán bộ, giáo viên ngại tiếp cận với CNTT, khai thác các tiện ích của máy vi tính vì kiến thức về ngoại ngữ. Các Menu trên máy vi tính đều bằng tiếng Anh. Về cơ sở vật chất thì cả trường chỉ có hai máy tính, trong đó chỉ một máy được kết nối Internet với mục đích là nhận và gởi công văn qua hộp thư điện tử công vụ về phòng Giáo dục & Đào tạo Khánh Sơn. Năm học 2009 – 2010, chưa có Bài giảng điện tử nào được giảng dạy tại trường. Việc dùng các phần mềm Powerpont sẵn có trong chương trình Windows hay phần mềm Violet để soạn giảng giáo án vẫn là những công việc xa lạ đối với phần lớn giáo viên của nhà trường. Một số giáo viên trẻ có năng lực, được đào tạo CNTT trong trường sư phạm nhưng chưa được sự ủng hộ tích cực từ các giáo viên lớn tuổi hơn đang đảm nhận vai trò các tổ khối trưởng, chưa có kinh nghiệm về các phương pháp , hình thức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 4 Sáng kiến kinh nghiệm sinh là người dân tộc thiểu số, chưa được sự khích lệ từ ban lãnh đạo của nhà trường nên cũng dần mai một đi các kiến thức CNTT đã được học. Trong công tác quản lý, ngoài các phần mềm đã được Sở giáo dục trang bị như phần mềm thống kê EMIS; phần mềm quản lý nhân sự PMIS; phần mềm kế toán; phần mềm thống kê bảng biểu của chuyên môn và phổ cập giáo dục, nhà trường vẫn chưa có được một số phần mềm tiện ích khác để phục vụ tốt hơn cho công tác lưu trữ công văn, khai thác thông tin trong quản lý và giảng dạy. Từ các thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện từng giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học Ba Cụm Bắc qua hai năm học vừa rồi như sau: 2.3: Các giải pháp đã thực hiện tại trường Tiểu học Ba Cụm Bắc: a. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên, CNV: Chúng tôi xác định đây là một giải pháp quan trọng, có tính quyết định. Bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, chúng tôi đã đẩy mạnh việc tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của việc ứng ụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý thông qua việc triển khai các văn bản của Bộ, ngành chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Trong tất cả các văn bản, nghị quyết, kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường và các bộ phận, đoàn thể, chúng tôi đã khẳng định: “ Đã là cán bộ, giáo viên phải tiếp cận với Tin học, đội ngũ cốt cán của nhà trường mà trước hết là Ban giám hiệu, khối trưởng, các giáo viên trẻ có năng lực, có khả năng tiếp cận, phải làm chủ các thiết bị công nghệ, phải biết khai thác sử dụng phải thực sự quan tâm đến CNTT, phải tự vượt lên khó khăn, khắc phục các khó khăn cả trong tư duy và công việc, đặc biệt trong công tác soạn giảng để từng bước đưa CNTT vào nhà trường, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Cùng với sự chuyển biến, đổi thay nhận thức của cán bộ, giáo viên, chúng tối đã hỗ trợ song song cho cán bộ giáo viên bằng giải pháp thứ hai. b. Giải pháp 2: Trang bị kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên: Đây là một giải pháp mang tính nền tảng, cơ bản, giúp cho cán bộ, giáo viên tự tin hơn trong việc ứng dụng CNTT vào công tác và giảng dạy. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, các đợt tập huấn ngắn hạn liên tục, chúng tôi đã hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, giáo viên các kiến thức về CNTT bằng những giáo trình được chúng tôi biên soạn theo một văn phong đơn giản, nhẹ nhàng, một quy trình phù hợp cho tất cả các đối tượng giáo viên của nhà trường. Có những giáo trình mang tính thủ thuật nhưng có tính hiệu quả cao trong việc thiết kế bài giảng điện tử cho các giáo viên lớn tuổi mới làm quen với tin học. Hướng dẫn cách thiết kế bài giảng điện tử từ A đến Z một cách cơ bản, dễ hiểu. Hướng dẫn thiết kế các trò chơi học tập trong bài giảng điện tử một cách chi tiết, hiệu quả, không lạm dụng trình chiếu và hình thức. Bước đầu, chúng tôi bồi dưỡng, đào tạo một số giáo viên có khả năng tiếp cận nhanh, có điều kiện tốt để ứng dụng CNTT, rồi phân về một tổ khối một nhân tố đã được bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về CNTT với nhiệm vụ nhân tố đó phải phụ đạo, hướng dẫn thêm cho giáo viên của tổ khối mình phụ trách theo chỉ tiêu nhà trường đã đề ra cho từng tháng, học kỳ và năm học theo một hiệu ứng “ Lan truyền” giúp đỡ trong đồng nghiệp. Hướng dẫn các Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 5 Sáng kiến kinh nghiệm kiến thức về sao chép, lưu trữ văn bản từ nguốn Internet cho bộ phận văn thư. Động viên các cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự trang bị về kiến thức CNTT, xem đây là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người trong công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, trong kế hoạch phấn đấu theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học. Đồng thời, chúng tôi luôn hướng dẫn cách sử dụng cho các giáo viên về các phần mềm thông dụng sẵn có, miễn phí như phần mềm Powerpoint, phần mềm Violet, phần mềm tra cứu văn bản pháp luật, các quy trình để soạn một bài trình chiếu, cách chuyển đổi các loại font chữ, cách sử dụng các phương tiện như máy chiếu, máy chụp ảnh. Hướng dẫn giáo viên khai thác tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho bài giảng từ thư viện Violet, từ mạng giáo dục (edu.net.vn). Và để thực hiện tốt giải pháp thứ hai, chúng tôi đã đồng bộ tiến hành giải pháp thứ ba như sau: c. Giải pháp 3: Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị về CNTT của nhà trường: Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, sự hỗ trợ của các đơn vị đỡ đầu cho xã Ba Cụm Bắc, nhà trường đã trang bị thêm ba bộ máy vi tính. Trang bị đầy đủ bộ thiết bị trình chiếu phục vụ cho giảng dạy các bài giảng điện tử như máy chiếu, màn chiếu, Laptop, presenter with laser pointer ( Chuột không dây ). Nhà trường luôn bố trí, sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa các trang thiết bị về CNTT hiện có. Xây dựng mạng liên lạc từ Internet để việc ứng dụng CNTT của giáo viên được thuận lợi, nhà trường đã đăng ký Email công vụ cho 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên qua mạng khanhhoa.edu.vn của Sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hòa, kết nối Internet cho tất cả các máy vi tính trong nhà trường qua mạng LAN để giáo viên có thể truy cập Internet trong những giờ rãnh rỗi nhằm tìm kiếm tư liệu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Trang bị thêm Modum 3G để phục vụ cho việc ứng dụng CNTT tại các điểm lẻ. Vận động giáo viên kết nối Internet tại nhà với gói cước dành cho ngành giáo dục đã được giảm giá 50%. Ngay tại phòng dành cho bảo vệ, nhà trường trang bị thêm một máy tính công cộng, ( nhà trường xin hỗ trợ máy cũ nhưng vẫn còn chất lượng của một số doanh nghiệp) để bất cứ giáo viên, công nhân viên nào có thời gian cũng có thể làm quen với tất cả các chức năng của máy tính. Xây dựng trang Website của trường Tiểu học Ba Cụm Bắc qua phiên bản của thư viện Violet.vn với địa chỉ : http://violet.vn/th-bacumbac-khanhhoa để cán bộ, giáo viên có thể vào tham khảo, học tập, đưa bài giảng, giáo án lên và học hỏi các phương pháp soạn giảng của đồng nghiệp trong thư viện Violet. Để có bản quyền sử dụng phần mềm của Violet, chúng tôi đã đăng ký thành viên cho tất cả các cán bộ, giáo viên. Vì vậy, không những họ có thể vào trang Website của trường Tiểu học Ba Cụm Bắc mà còn có thể vào bất kỳ Website nào thuộc thư viện Violet của các trường học trên toàn quốc để tham khảo thông tin, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu các diễn đàn như bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn… để giáo viên có thể tham gia, học hỏi…Ngay tại Website của trường, chúng tôi đã xây dựng mục “ Công nghệ thông tin” để hỗ trợ kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên với những bài viết, những giáo trình đơn giản, dễ hiểu. Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 6 Sáng kiến kinh nghiệm Cung cấp các hình nền, hình động phục vụ cho các môn dạy như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên & Xã hội, Khoa học vv Bên cạnh đó, để giảm bớt khó khăn cho giáo viên khi làm việc với máy vi tính, chúng tôi đã chuyển toàn bộ Menu trong các máy tính của nhà trường và máy tính cá nhân ( Khi GV có nhu cầu ) sang pont chữ Tiếng Việt. Đồng thời, nhà trường cũng đã tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử qua Email công vụ của ngành. Các văn bản, báo cáo của các tổ khối, của các bộ phận, đoàn thể, nhà trường đều quy định chỉ nhận qua hộp thư điện tử của nhà trường. Các thông báo, báo cáo, kế hoạch, công văn của ngành, nhà trường đều đưa vào Website để bắt buộc các giáo viên phải truy cập vào Internet hằng ngày để theo dõi. Cùng với các giải pháp trên, chúng tôi còn khơi dậy sự yêu thích, say mê về CNTT của cán bộ, giáo viên bằng cách thay đổi hình thức tổ chức đại hội, hội nghị, tập huấn, tổng kết, chuyên đề , tổ chức tọa đàm, vui chơi vào các ngày lể lớn trong năm bằng hình thức trình chiều thay cho hình thức tổ chức truyền thống. Tận dụng mọi lúc, mọi nơi để đưa CNTT đến với cán bộ, giáo viên của nhà trường. Năm học 2010 – 2011, nhà trường chỉ thực hiện ở mức độ vận động, khuyến khích, giao chỉ tiêu số lượng bài giảng điện tử và các tiết dạy có ứng dụng CNTT về cho từng khối là 3 tiết/ khối/ năm học. Nhưng đến năm học 2011 – 2012, khi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trên liên tục trong hai năm, chúng tôi giao kế hoạch cho từng cá nhân 2 tiết bài giảng điện tử/ học kỳ. Tổ chức thi “ Thiết kế Bài giảng điện tử” với số lượng bắt buộc là 100% giáo viên phải tham gia. Bên cạnh đó, chúng tôi còn áp dụng biện pháp khen thưởng đột xuất và định kỳ cho các cá nhân có thành tích trong việc ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy, góp phần đưa chất lượng tiết học sinh động và tốt hơn. 2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau gần hai năm triển khai, thực hiện việc ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy tại trường Tiểu học Ba Cụm Bắc, kết quả lớn nhất mà nhà trường đã đạt được là sự chuyển đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên về CNTT trong trường học. Từ sự quy định của nhà trường, các giáo viên chuyển dần sang thế chủ động, thích thú trong việc tự tìm tòi, học hỏi các kỹ năng soạn giảng các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Số cán bộ, giáo viên biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, biết sử dụng các phần mềm tiện ích để thiết kế bài giảng điện tử ở mức độ đơn giản là 90%. Biết khai thác tư liệu từ Internet, biết liên kết các phần mềm khác trong một bài giảng điện tử là 65%. 100% giáo viên có chứng chỉ A Tin học. Tổ bảo vệ của nhà trường cũng được tập huấn để sử dụng, bảo trì bộ Projector, nhằm phục vụ cơ sở vật chất cho giáo viên khi giảng dạy. (do nhà trường chưa có phòng máy riêng). Các giáo viên đã tự trang bị thêm máy tính tại gia đình và kết nối Internet tăng thêm 20 máy so với năm học 2009 – 2010. Số bài giảng điện tử của cán Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 7 Sáng kiến kinh nghiệm bộ, giáo viên nhà trường đã thực hiện và đưa lên Website là 85 tiết trong tổng số 239 bài giảng trên Web của trường (Tính đền thời điểm tháng 3/2012). Bảng kết quả sau hai năm thực hiện các giải pháp: TT Nội dung thực hiện Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Ghi chú 1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên Chưa đầy đủ Đầy đủ và trở thành động lực 2 Trình độ CNTT 15% biết sử dụng máy tính đơn giản 100% GV có Chứng chỉ A Tin học. 90% GV biết thiết kế BGĐT 3 Máy vi tính 02 35 ( Kể cả máy tính cá nhân của GV tại gia đình) 4 Máy chiếu 0 01 5 Mạng Internet 01 máy được kết nối 04 máy 6 Website 0 01 7 Số tiết dạy Bài giảng điện tử 0 85 tiết ( 2 năm học) 8 Sử dụng trình chiếu điện tử trong các hội nghị, chuyên đề, tập huấn tại trường 0 Thường xuyên sử dụng trong tất cả các Hội nghị, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa khác 9 Phần mềm 3 6 3. KẾT LUẬN: Thành công trong việc đưa CNTT vào giảng dạy và quản lý trong nhà trường phụ thuộc vào tầm nhìn của người lãnh đạo. Đưa CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là môt công việc cần thiết, cấp bách, quan trọng và đúng đắn. Cần tới tầm nhìn xa của cán bộ quản lí nhà trường, cần tới một định hướng triển khai đúng đắn và cần sự ủng hộ của tập thể cán bộ, giáo viên trong toàn trường. Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào trường tiểu học Ba Cụm Bắc là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học. Qua hai năm triển khai, thực hiện một cách tích cực và đồng bộ, với những kết quả trên, đã cho thấy sự thành công đáng ghi nhận của tập thể nhà trường. Là cán bộ, giáo viên,chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. Ngành giáo dục của chúng ta cũng đặc biệt quan tâm và đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 8 Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong ngành. Đó là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông. Vì vậy, ứng dụng thành công hay không, có mang lại lợi ích như mong muốn hay không chỉ còn là sự quyết tâm và phương pháp tổ chức của từng đơn vị trường. Nhưng để tận dụng những tiện ích của CNTT vào giảng dạy và quản lý, chúng tôi cũng đã luôn nhắc nhở các cán bộ, giáo viên: Tuy CNTT mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, các bài học dạy về biểu tượng thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy bằng bài giảng điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng”, “ thực hành” trong các tiết luyện tập, luyện tập chung thì đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh tốt hơn. - Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Vì thế, qua quá trình thực hiện, chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Bài học kinh nghiệm: - Đối với hiệu trưởng: Hiệu trưởng phải là người chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch về việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, kế hoạch phải thật cụ thể và khả thi. Hiệu trưởng phải xây dựng lộ trình rõ ràng và có mục tiêu kế hoạch cụ thể cho từng cá nhân, từng khối lớp, từng học kỳ, năm học. Đưa việc ứng dụng CNTT vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường và từng bộ phận, đoàn thể. Có khen thưởng xứng đáng đối với các cán bộ, giáo viên có nhiều tiến bộ, tích cực trong việc ứng dụng CNTT. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để hỗ trợ cán bộ, giáo viên trong việc ứng dụng CNTT. Khai thác triệt để, có hiệu quả nhưng phải có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì bằng các phần mềm diệt virut… để bảo vệ hệ thống máy tính trong trường. Hiệu trưởng phải luôn đi đầu, gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT trong công tác. Biết phát huy nội lực, phát huy các tiềm năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong trường, dám nghỉ, dám làm. Đồng thời, luôn động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên tự học, tự nghiên cứu thêm về kiến thức và kỹ năng CNTT. Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 9 Sáng kiến kinh nghiệm Thường xuyên tổ chức tổ chức rút kinh nghiệm trước tập thể giáo viên thật chi tiết sau các tiết dạy thực hiện Bài giảng điện tử về kiến thức truyền đạt, hình thức tổ chức, phương pháp sử dụng, hình ảnh minh họa, màu sắc, pont chữ, hiệu ứng, khung nền sao cho phù hợp với bài giảng và đối tượng học sinh dân tộc thiểu số có thể tiếp thu một cách dễ dàng. Qua phần rút kinh nghiệm đó, các giáo viên khác trong nhà trường đã có thêm kinh nghiệm soạn giảng và ứng dụng CNTT trong tiết dạy để góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kết quả giáo dục của nhà trường. - Đối với giáo viên: Giáo viên cần tự học hỏi, mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các kỹ thuật dạy học đã được tập huấn, các phương pháp dạy học tích cực khác; - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần có sự chuẩn bị trước về tư liệu, hình ảnh, phương pháp, hình thức tổ chức trong tiết dạy. Chọn pont chữ và hiệu ứng đơn giản, màu sắc, khung nền thích hợp. - Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, súc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần sát bài học, mục tiêu. Không sử dụng nhiều hình hay nhiều chữ quá trong một slide. những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước, có thể dùng khung hay màu nền. Phần củng cố bài cần sử dụng các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm. Những tiết học cần rèn kỹ năng cho học sinh nhiều, giáo viên phải biết phối hợp bảng đen và nhiều phương pháp khác mới có hiệu quả. Bài giảng điện tử chỉ nên sử dụng đối với các phân môn có nhiều hình ảnh như: Tự nhiên – xã hội, khối lớp 2 - 3; Địa lý & Lịch sử, lớp 4 - 5. Hiện nay, việc sử dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy mang lại nhiều lợi ích, tiện lợi. Nhưng vẫn còn nhiều giáo viên lạm dụng mạng Internet, download giáo án, bài giảng trên thư viện Violet về chỉnh sửa, điều đó đã gây ra tính ỷ lại, dẫn đến nhiều tiết học thiết kế không phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền và chuẩn kiến thức kỹ năng. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi, đúng hơn là những công việc của chúng tôi đã làm, đã trãi nghiệm trong hai năm qua và sẽ tiếp tục làm tốt hơn trong những năm học tới. Mong rằng các thầy cô giáo sẽ cùng tham khảo, cùng góp ý đẩ việc đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục Khánh Sơn ngày một vững chắc hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện nhà. Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 10 [...]...Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 11 Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 12 Sáng kiến kinh nghiệm CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 13 Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 14 Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 15 Sáng kiến... Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 15 Sáng kiến kinh nghiệm Góc Công nghệ thông tin trong Website của trường TH Ba Cụm Bắc Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 16 Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 17 Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 18 Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Ba Cụm Bắc Trần Thị Nghĩa 19 . cứu và th c hiện từng giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học Ba Cụm Bắc qua hai năm học vừa rồi như sau: 2.3: Các giải pháp đã th c hiện tại trường Tiểu học Ba Cụm Bắc: a kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình th c dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ th ng tin. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng. Ba Cụm Bắc Trần Th Nghĩa 1 Sáng kiến kinh nghiệm TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TH NG TIN TRONG GIẢNG DẠY VÀ QUẢN LÝ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BA

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w