tác động của cam kết mở cửa thị trường trong wto và các hiệp định khu vực thương mại tự do (fta) đến hoạt động sản xuất, thương mại của việt nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 231 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
231
Dung lượng
3,59 MB
Nội dung
1 BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TRONG WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA – HOR FOLLOW-UP Nhóm chuyên gia: Trương Đình Tuyển Võ Trí Thành Bùi Trường Giang Phan Văn Chinh Lê Triệu Dũng Nguyễn Anh Dương Phạm Sỹ An Nguyễn Đức Thành Hà Nội, 09/2011 Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo này là của các tác giả, không phải là quan điểm chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc đổi mới những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế xã hội: kinh tế tăng trưởng ở mức cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thương mại, mở rộng đầu tư, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Nói đến những thành tựu gần đây của Việt Nam không thể không nhắc đến phần đóng góp quan trọng của việc cải thiện các chính sách thương mại tập trung vào tự do hóa thương mại trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Ngoài việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam với tư cách là một nước thành viên của khối ASEAN, đã tham gia các hiệp đinh thương mại tự do (FTA) với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, New Zealand và gần đây nhất là Chile. Việt Nam cũng ký kết thỏa thuận song phương với Nhật Bản. Đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA với EU cũng sẽ sớm được triển khai. Báo cáo này là kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ hoạt động của Dự án MUTRAP III của nhóm chuyên gia gồm các cán bộ cao cấp, chuyên gia kinh tế ở các viện nghiên cứu đầu ngành của Việt Nam. Không nhằm phân tích mọi vấn đề liên quan đến chiến lược xuất nhập khẩu, báo cáo tập trung vào các cam kết mở cửa thị trường Việt Nam, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với tăng trưởng, đầu tư và đặc biệt là thương mại trong 10 năm gần đây. Trên cơ sở đó, cùng việc dự báo bối cảnh trong những năm tới, báo cáo đề xuất, đưa ra những kiến nghị chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu Việt Nam cần xem xét và thực thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu giai đoạn 2011-2015, mục tiêu đến 2020. Ban Đặc trách Dự án MUTRAP III xin trân trọng giới thiệu tới các bạn đọc và hy vọng rằng báo cáo này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và toàn thể bạn đọc. 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 10 PHẦN I: CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TRONG WTO VÀ CÁC FTA CỦA VIỆT NAM 12 I.Khái quát về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 12 II. Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các đối tác trong các FTA song phương và khu vực 13 1. CEPT-ATIGA 13 2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) 16 3. Hiệp định ASEAN-Hàn Quốc 21 4. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) 23 5. Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân 24 6. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG) 27 7. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) 29 8. Cam kết gia nhập WTO 31 III. Một số nhận xét 37 PHẦN II: DIỄN BIẾN VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 41 I. Khái quát tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn 2001-2010 41 II. Các chính sách kinh tế vĩ mô và tác động 43 1. Chính sách đầu tư và tác động 43 2. Chính sách tài khóa 68 3. Chính sách tiền tệ (và tỷ giá) và tác động 73 4. Chính sách thương mại 84 III. Tác động đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại 91 1. Tác động đối với tăng trưởng kinh tế 91 2. Tác động đến xuất, nhập khẩu 97 3. Tác động đối với thương mại nội địa 149 PHẦN III: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU, HẠN CHẾ NHẬP SIÊU GIAI ĐOẠN 2011-2015, MỤC TIÊU ĐẾN 2020 155 I. Dự báo bối cảnh, cơ hội, thách thức đối với nền thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 155 II. Tư duy và khung khổ chính sách thương mại mới cho giai đoạn 2011-2015 172 III. Các kiến nghị chính sách/biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu 181 1. Chính sách tỷ giá 181 2. Chính sách đầu tư 183 3. Nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông lâm, thủy sản 194 4. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu 202 5. Công tác tổ chức thị trường và xúc tiến xuất khẩu 202 6. Về quản lý nhập khẩu và giảm nhập siêu tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu 207 IV. Phát triển thị trường nội địa 218 1. Mục tiêu: 218 2. Các định hướng chính sách chủ yếu 218 KẾT LUẬN 222 TÀI LIỆU THAM KHẢO 224 PHỤ LỤC 230 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tóm tắt các mốc hội nhập chính của nền kinh tế Việt Nam 12 Bảng 2: Tổng kết tình hình cắt giảm thuế trong CEPT/AFTA 14 Bảng 3: Thuế suất trung bình của Việt Nam trong CEPT/AFTA 14 Bảng 4: Thuế suất trung bình của ASEAN trong CEPT/AFTA 15 Bảng 5: Lộ trình giảm thuế theo NT của ASEAN-6 và Trung Quốc 17 Bảng 6: Lộ trình giảm thuế theo NT của Việt Nam 17 Bảng 7: So sánh phạm vi cam kết của ACFTA với một số FTA khác 18 Bảng 8: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định ACFTA 19 Bảng 9: Thuế suất trung bình (%) của Trung Quốc trong ACFTA 20 Bảng 10: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định AKFTA 21 Bảng 11: Thuế suất trung bình của Hàn Quốc trong Hiệp định AKFTA 22 Bảng 12: Cam kết thuế nhập khẩu (%) của Việt Nam đối với các mặt hàng nhập khẩu chính 24 Bảng 13: Thuế suất trung bình (%) của Úc trong Hiệp định AANZFTA 25 Bảng 14: Thuế suất trung bình của Niu Di-lân trong Hiệp định AANZFTA 26 Bảng 15: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định AITIG 27 Bảng 16: Thuế suất trung bình (%) của Ấn Độ trong Hiệp định AITIG 28 Bảng 17: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA 29 Bảng 18: Thuế suất trung bình (%) của Nhật Bản trong Hiệp định VJEPA 30 Bảng 19: Thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính 32 Bảng 20: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng chính 33 Bảng 21: Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết WTO (%). 38 Bảng 22: ERP và NRP của các mặt hàng theo các cam kết hội nhập 38 Bảng 23: ERP và NRP của một số ngành hàng 39 Bảng 24: Xếp hạng về mức độ thuận lợi trong kinh doanh, 2005-2010 50 Bảng 25: Đầu tư trong các ngành hàng cụ thể, 2000-2008 55 Bảng 26: Vốn FDI được cấp phép thời kỳ 1988-2009 theo ngành kinh tế 62 Bảng 27: Tác động nội ngành đối với thúc đẩy đầu tư trong nước của FDI trong một số ngành, 2000-2008 65 Bảng 28: Cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước, 2000-2010 69 Bảng 29: Quy mô gói kích thích kinh tế 71 Bảng 30: Thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên thị trường liên ngân hàng 76 Bảng 31: Chỉ số tỷ giá thực của các đồng tiền so với USD (năm 2000=100) 81 Bảng 32: Tốc độ tăng trưởng của từng ngành trong 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 94 Bảng 33: Tốc độ tăng trưởng của đầu tư, tích lũy tài sản và xuất khẩu ròng 95 Bảng 34: Đóng góp của các yếu tố đầu vào vào tăng trưởng GDP, % 96 Bảng 35: Tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, 2001-2010 101 Bảng 36: Tăng trưởng xuất khẩu sang một số nước, vùng, lãnh thổ chủ yếu 102 Bảng 37: Thay đổi cơ cấu xuất khẩu sang một số nước chủ yếu, % 102 Bảng 38: Cường độ thương mại của hàng xuất khẩu nước ta ở một số nước đối tác thương mại chính 104 Bảng 39: Mức độ tương đồng xuất khẩu của nước ta với các đối tác thương mại 105 5 Bảng 40: Mức độ bổ trợ thương mại của hàng xuất khẩu Việt Nam đối với một số đối tác thương mại 106 Bảng 41: Tăng trưởng nhập khẩu theo nước, vùng, và lãnh thổ, % 107 Bảng 42: Tỷ trọng nhập khẩu theo nước, vùng, và lãnh thổ, % 107 Bảng 43: Cường độ thương mại của xuất khẩu từ các đối tác chính vào nước ta 108 Bảng 44: Bổ trợ thương mại của hàng xuất khẩu từ một số đối tác thương mại đối với nước ta 109 Bảng 45: Xuất khẩu của Việt Nam chia theo nhóm ngành, 2000-2009 113 Bảng 46: Các nhóm hàng và mã ngành BEC tương ứng 114 Bảng 47: Xuất khẩu của Việt Nam chia theo các nhóm hàng, 2000-2009 116 Bảng 48: Xuất khẩu sang Trung Quốc chia theo nhóm hàng, 2000-2009 116 Bảng 49: Tổng hợp lợi thế so sánh của các nền kinh tế ASEAN 118 Bảng 50: Xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo nhóm hàng, 2000-2009 119 Bảng 51: Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, 2000-2009 120 Bảng 52: Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, 2004-2009 122 Bảng 53: Một số mặt hàng xuất khẩu chính theo thị trường 125 Bảng 54: Chỉ số RCA của các nhóm hàng hóa 128 Bảng 55: Tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng hóa phân theo RCA 129 Bảng 56: Nhập khẩu hàng hóa chia theo mã ngành BEC 131 Bảng 57: Nhập khẩu chia theo các nhóm hàng, 2000-2009 132 Bảng 58: Nhập khẩu từ Trung Quốc chia theo nhóm hàng, 2000-2009 134 Bảng 59: Nhập khẩu từ ASEAN, 2000-2009 135 Bảng 60: Nhập khẩu từ Hàn Quốc, 2000-2009 136 Bảng 61: Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu lớn 138 Bảng 62: Một số mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng nhanh nhất 143 Bảng 63: Nhập siêu và đóng góp của các nhóm hàng, 2000-2009 144 Bảng 64: Nhập siêu với Trung Quốc và đóng góp của các nhóm hàng, 2000-2009 145 Bảng 65: Nhập siêu với Hàn Quốc và đóng góp của các nhóm hàng, 2000-2009 147 Bảng 66: Nhập siêu với ASEAN và đóng góp của các nhóm hàng, 2000-2009 148 Bảng 67: Chỉ số cán cân thương mại chuẩn hóa của Việt Nam, 2004-2009 148 Bảng 68: Dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại hàng hóa, 2011-2015 (%) 155 Bảng 69: Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, 2011-2020 (%) 156 Bảng 70: Dự báo diễn biến giá một số mặt hàng 158 Bảng 71: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế chính của Việt Nam, 2011-2015 160 Bảng 72: Tác động của các kịch bản FTA tới GDP của các thành viên 164 Bảng 73: Tác động của tự do hoá thương mại giữa các đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN 165 Bảng 74: Tác động của tự do hoá thương mại tới một số ngành sản xuất chủ chốt tại các nước Châu Á trong mô hình 165 Bảng 75: Các tác động kinh tế vĩ mô của ACFTA đối với các thành viên 166 Bảng 76: Tác động của 4 kịch bản FTA đối với nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 167 Bảng 77: Tác động của ACFTA tới GDP thực của ASEAN và Trung Quốc 168 Bảng 78: Thay đổi phúc lợi của các nước và Việt Nam theo 6 kịch bản tự do hoá thương mại 168 6 Bảng 79: Thay đổi tổng giá trị sản lượng một số ngành của Việt Nam theo 6 kịch bản tự do hoá thương mại (đơn vị: triệu USD) 169 Bảng 80: Tính toàn diện của “Thế hệ FTA mới” 173 Bảng 81: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) theo trình độ công nghệ 184 Bảng 82: Những mặt hàng có tốc độ tăng xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 188 Bảng 83: Danh sách các biện pháp bảo hộ của một số quốc gia 210 Bảng 84: Số lượng các nước áp dụng một số loại phí và lệ phí 211 Bảng 85: Cấu trúc của phí và lệ phí hải quan vào hàng hóa nhập khẩu 211 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1: Một số văn bản liên quan đến quản lý đầu tư công 52 Hộp 2: Cam kết dịch vụ khi gia nhập WTO 63 Hộp 3: Tỷ giá và chênh lệch lãi suất bằng tiền đồng - lãi suất bằng USD 78 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Tốc độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong một số FTA tiêu biểu 19 Hình 2: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP giai đoạn 2001-2010 54 Hình 3: Tăng trưởng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế, 2001-2010 (%) 58 Hình 4: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế, % 59 Hình 5: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép thời kỳ 1989-2009 60 Hình 6: FDI vào Việt Nam, 2001-2010 61 Hình 7: Tỷ trọng đầu tư FDI được cấp giấy phép thời kỳ 1988-2009 phân theo 10 đối tác đầu tư chủ yếu 62 Hình 8: Nhập siêu của khu vực FDI (không tính xuất khẩu dầu thô) 67 Hình 9: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD trung bình năm, 2000-2010 78 Hình 10: Tỷ giá VND/USD và biên độ dao động, 2006-2009 80 Hình 11: Tỷ giá thực và tỷ giá VND/USD chính thức, 2000-2009 (2000=100) 81 Hình 12: Tỷ giá REER và thâm hụt thương mại của nước ta, 1990-2010 83 Hình 13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010, % 91 Hình 14: Cơ cấu của nền kinh tế trong 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 92 Hình 15: Tỷ trọng cấu phần của tổng cầu trong GDP, % 94 Hình 16: Đóng góp của yếu tố vốn, năng suất nhân tố tổng hợp và lao động vào tăng trưởng GDP, 2001-2009 96 Hình 17: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2001-2010, triệu USD 97 Hình 18: Nhập siêu so với GDP và xuất khẩu, 2001-2010 99 Hình 19: Nhập siêu trong khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước 100 Hình 20: Tỷ lệ thương mại/GDP, 2000-2010 100 Hình 21: Tỷ trọng xuất siêu của một số nước trung bình giai đoạn 2001-2010, % 110 Hình 22: Tỷ trọng nhập siêu của một số nước trung bình giai đoạn 2001-2010, % 111 Hình 23: Mức độ gia tăng thâm hụt thương mại của giữa Việt Nam với Thái Lan và Xinh-ga- po, triệu USD 112 Hình 24: Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, 2000-2009 118 Hình 26: Sơ đồ hình thang trong phát triển công nghiệp hỗ trợ 185 Hình 27: Giá trị của cà phê thấp 195 Hình 28: Những nước XK Cao su tự nhiên hàng đầu 195 Hình 29: Các nước xuất khẩu trà hàng đầu 196 Hình 30: Gạo giá trị cao và thấp ($/tấn 2010) 196 Hình 31: Giá trị cao và cao hơn nữa 196 Hình 32: Mười biện pháp bảo hộ phổ biến trong thời kỳ 2007-2010 209 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AANZFTA Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-Lân ACFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc ADB Ngân hàng phát triển châu Á AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN AITIG Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ AJCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản AKFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc AOA Hiệp định nông nghiệp ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATIGA Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN BEC Hệ thống phận loại hàng hóa hạng mục kinh tế rộng Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BOP Cán cân thanh toán quốc tế BTA Hiệp định Thương mại song phương BVQI Tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế độc lập của Bureau Veritas CEPT Hiệp định về Chương trình ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung CLM Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma DAF Quỹ Hỗ trợ Phát triển DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EAFTA Hiệp định thương mại tự do Đông Á ECM Mô hình sai số điều chỉnh EHP Chương trình “Thu hoạch sớm” EL Danh mục loại trừ EPA Hiệp định đối tác kinh tế EPC Hợp đồng tổng thầu ERP Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm trong nước GEL Danh mục loại trừ hoàn toàn GTAP Dự án phân tích thương mại toàn cầu HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HSL Danh mục nhạy cảm cao IFC Trung tâm tài chính quốc tế IL Danh mục cắt giảm thuế quan 9 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ITA Hiệp định Công nghệ thông tin LT-TP Lương thực - thực phẩm MFN Đối xử tối huệ quốc NT Danh mục giảm thuế thông thường ODA Hỗ trợ phát triển chính thức R&D Nghiên cứu - triển khai REER Tỷ giá thực hữu hiệu ROO Quy tắc xuất xứ RTA Hiệp định thương mại khu vực SCM Biện pháp chống trợ cấp và đối kháng SITC Phân loại thương mại quốc tế chuẩn SL Danh mục nhạy cảm SPS Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật TBT Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TCTK Tổng cục thống kê TEL Danh mục loại trừ tạm thời TFP Năng suất nhân tố tổng hợp TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TQM Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRQ Hạn ngạch thuế quan Viện NCQLKTTW Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 10 LỜI MỞ ĐẦU Với 25 năm Đổi mới, chính sách “mở cửa” và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một bộ phận tất yếu, có quan hệ hữu cơ với cải cách bên trong của quá trình tăng trưởng, phát triển đất nước. Cùng với quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng xuất khẩu đã và đang trở thành một đầu tàu quan trọng góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời kỳ Đổi mới, đặc biệt là từ năm 2000 cho đến nay. Hoạt động nhập khẩu cũng góp phần bổ sung đầu vào cho quá trình tăng trưởng ấy. Mặc dù vậy, hội nhập kinh tế quốc tế chỉ mới mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để tận dụng được những cơ hội ấy, một trong những biện pháp Việt Nam cần thực hiện hiệu quả là cải thiện khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu, đồng thời chuyển hóa nhập khẩu thành phần năng lực sản xuất tăng thêm đáng kể phục vụ tiêu dùng, sản xuất trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, dù ở cấp độ đơn phương, song phương, khu vực hay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì cơ hội phát triển càng nhiều, song khó khăn thách thức cũng càng lớn. Quá trình hội nhập kinh tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia mạnh mẽ hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA), còn làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, mô hình tăng trưởng chủ yếu thiên về chiều rộng, dựa vào mở rộng đầu tư và tín dụng, trong khi năng suất, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn thấp và có xu hướng giảm dần. Các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thật vững chắc; kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Cơ cấu ngành kinh tế, sản phẩm và cơ cấu vùng kinh tế quy mô nhỏ, phân tán, manh mún và chia cắt, hiện còn kiềm chế việc tập trung, tích tụ, tận dụng kinh tế quy mô để phát triển. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của sản phẩm còn thấp, chưa có dấu hiệu cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, trong khi lại thiếu thể chế đảm bảo chất lượng của việc ra quyết định và thực thi chính sách. Tình hình hiện nay đang đòi hỏi phải có một chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả nhằm thực sự góp phần cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng, hiệu quả như đã đề ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Cụ thể hơn, chiến lược xuất nhập khẩu này phải góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập và định hướng xuất khẩu, kết nối nền kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và toàn cầu, cải thiện vị thế của từng doanh nghiệp, từng ngành và cả nền kinh tế trong chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, chú ý hơn đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước. 1 Không có tham vọng phân tích tất cả các vấn đề liên quan đến Chiến lược xuất nhập khẩu, Báo cáo này trước hết nhìn nhận khái quát quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tập trung vào cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các đối tác trong các hiệp định FTA song phương và khu vực. Tiếp đó, Báo cáo phân tích, đánh giá tác động của hội 1 Tham khảo thêm báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Viện NCQLKTTW 2010). [...]... hơn trong các FTA mà ta đã ký Cho tới nay, về cơ bản cam kết dịch vụ trong các FTA là chưa vượt quá cam kết dịch vụ trong WTO, riêng trong ASEAN, ta có đưa ra cam kết rộng hơn cam kết WTO nhưng nội dung các cam kết này không vượt quá thực tế mở cửa của ta Trong đó lĩnh vực dịch vụ tác động manh nhất đến hoạt động thương mại là dịch vụ phân phối Theo phân loại của WTO, dịch vụ phân phối bao gồm các dịch... nếu so sánh với cam kết thuế quan trong các FTA như ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, v.v thì tác động của cam kết thuế quan trong WTO (nếu có) đối với xuất khẩu, nhập khẩu là hạn chế 35 - Cam kết WTO tác động nhiều hơn ở khía cạnh thể chế (quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quyền phân phối, đầu tư) và lĩnh vực dịch vụ Các cam kết này có tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư và hoạt động thương mại, cụ thể như... trình hội nhập đến thị trường nội địa và hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường này, từ đó đề xuất những gợi ý chính sách nhằm phát triển thị trường nội địa 11 PHẦN I: CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TRONG WTO VÀ CÁC FTA CỦA VIỆT NAM I Khái quát về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Dấu mốc quan trọng mở đầu tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam bắt đầu từ năm 1995 với ba sự... các biện pháp quản lý thương mại hàng hoá như chống bán phá giá và tự vệ, các quy định về cơ cấu thể chế Về cắt giảm thuế quan, Hiệp định đề ra các Lộ trình như sau: - Lộ trình NT: (bao gồm 90% số dòng thuế và 90% kim ngạch thương mại - riêng Việt Nam là 75% kim ngạch thương mại) Hàn Quốc hoàn thành vào 1/1/2010; ASEAN-6 hoàn thành vào 1/1/2012; Việt Nam hoàn thành vào 1/1/2018; Cam- pu-chia, Lào, và. .. nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tiếp đó là hiệp định mậu dịch tự do với các đối tác (ASEAN+) Thứ ba, Việt Nam đã đàm phán gia nhập WTO và trở thành thành viên của tổ chức này tháng 1 năm 2007 Cùng với các FTA khu vực, Việt Nam cũng đã ký hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (EPA) mà thực chất là một FTA song phương Với các hiệp. .. (thể chế) , trong khi tất cả các cam kết trong ASEAN, các hiệp định FTA ASEAN+ và Hiệp định Đối tác kinh tế ASEAN-Nhật Bản hầu như không ảnh hưởng tới các quy định về thể chế Mặc dù cơ hội và thách thức đều lớn nhưng việc tận dụng cơ hội đến đâu, vượt qua thách thức thế nào lại phụ thuộc vào thể chế và chính sách (tức là vào hoạt động quản lý của các cấp chính quyền, chủ yếu là cấp Trung ương và cấp... hiện Hiệp định) là không cao Mức độ cắt giảm thuế sẽ tăng lên trong các năm cuối của Lộ trình cắt giảm 7 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) Là hiệp định mậu dịch tự do song phương đầu tiên mà Việt Nam ký kết, VJEPA là hiệp định toàn diện bao gồm các quy định về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ và các lĩnh vực hợp tác kinh... siêu thị 100% vốn nước ngoài và mở hàng loạt các siêu thị tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam điều khác cơ bản là việc cấp phép cho các nhà ĐTNN không còn phụ thuộc vào ý muốn của ta mà bị ràng buộc bởi cam kết 34 Với việc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các nền kinh tế thành viên WTO, các nhà phân phối trong nước sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh nhất định, đặc biệt trong bối cảnh hầu hết các. .. Hiệp định AJCEP không cao như trong Hiệp định song phương giữa ta và Nhật Bản (VJEPA) Do đó, phân tích cụ thể về cam kết thuế của ta và Nhật Bản sẽ được trình bày tại mục II.7 (Hiệp định VJEPA) 5 Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân Nội dung chính của Hiệp định AANZFTA về cắt giảm thuế quan theo Hiệp định này là: - Về phía Việt Nam: 90% thuế quan xóa bỏ vào 2018-2020 theo Lộ trình NT;... tùng Dây điện và dây cáp điện Hạt điều Chất dẻo và sản phẩm chất dẻo Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép Sắn và các sản phẩm từ sắn Hàng rau quả Hạt tiêu Quặng và khoáng sản khác Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc Giấy và các sản phẩm từ giấy Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh Hóa chất và sản phẩm hóa chất Sản phẩm gốm, sứ Chè Sản phẩm mây, tre, cói và thảm Mã HS . CÁO TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TRONG WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU. kinh tế quốc tế của Việt Nam 12 II. Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các đối tác trong các FTA song phương và khu vực 13 1. CEPT-ATIGA 13 2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung. quốc tế của Việt Nam, tập trung vào cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các đối tác trong các hiệp định FTA song phương và khu vực. Tiếp đó, Báo cáo phân tích, đánh giá tác động của hội