LỜI MỞ ĐẦU Gánh nặng nợ nần luôn là mối lo ngại đè nặng lên vai các nước đang phát triển và chậm phát triển. Hiện nay, các nước nghèo nhất thế giới đang rất khó khăn về tài chính. Những quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ bị đói, do giá lương thực tiếp tục leo thang, cộng với những khoản nợ khổng lồ do thiên tai hoặc khủng hoảng tài chính mà chính các ngân hàng phương Tây gây ra. Đặc biệt đó là những nước trong diện được xoá nợ phần lớn nằm ở châu Phi. Trên thế giới, các Ngân hàng Quốc tế, Quỹ tiền tệ Quốc tế và Quỹ phát triển châu Phi đã từng xoá 100% số nợ của 18 nước nghèo nhất thế giới trị giá tới 40 tỷ USD. Và từ đó mỗi năm các nước này sẽ tiết kiệm được 1,5 tỷ USD tiền trả lãi để đầu tư vào các dự án y tế và giáo dục. Hiện nay, các nhóm cứu trợ hoan nghênh kế hoạch trên, cho rằng đây là một bước đi đúng hướng. Nhiều người còn kêu gọi mở rộng xoá nợ tới nhiều nước đang phát triển khác. Do đó, vấn đề nợ của các nước nghèo và xóa nợ cho các nước này luôn là đề tài nóng trong chương trình nghị sự tại một loạt các cuộc họp ở các quốc gia phát triển.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TÁC DỤNG XÓA NỢ CHO CÁC NƯỚC NGHÈO Giảng viên: Nguyễn Thị Kim Chi Học viên: Vũ Thị Vân Anh Bùi Cẩm Vân Hoàng Thị Hồng Quyên Hà nội, tháng 01 năm 2013 LỜI MỞ ĐẦU Gánh nặng nợ nần luôn là mối lo ngại đè nặng lên vai các nước đang phát triển và chậm phát triển. Hiện nay, các nước nghèo nhất thế giới đang rất khó khăn về tài chính. Những quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ bị đói, do giá lương thực tiếp tục leo thang, cộng với những khoản nợ khổng lồ do thiên tai hoặc khủng hoảng tài chính mà chính các ngân hàng phương Tây gây ra. Đặc biệt đó là những nước trong diện được xoá nợ phần lớn nằm ở châu Phi. Trên thế giới, các Ngân hàng Quốc tế, Quỹ tiền tệ Quốc tế và Quỹ phát triển châu Phi đã từng xoá 100% số nợ của 18 nước nghèo nhất thế giới trị giá tới 40 tỷ USD. Và từ đó mỗi năm các nước này sẽ tiết kiệm được 1,5 tỷ USD tiền trả lãi để đầu tư vào các dự án y tế và giáo dục. Hiện nay, các nhóm cứu trợ hoan nghênh kế hoạch trên, cho rằng đây là một bước đi đúng hướng. Nhiều người còn kêu gọi mở rộng xoá nợ tới nhiều nước đang phát triển khác. Do đó, vấn đề nợ của các nước nghèo và xóa nợ cho các nước này luôn là đề tài nóng trong chương trình nghị sự tại một loạt các cuộc họp ở các quốc gia phát triển. 1. Định nghĩa Xóa nợ Xóa nợ là việc chủ nợ tự nguyện miễn thu hồi một phần hay toàn bộ khoản nợ Theo IMF, hình thức xóa nợ không được coi là một hình thức tái cơ cấu nợ vì nó là hành động màng tính chất đơn phương hơn là song phương. 2. Các điều khoản áp dụng đối với con nợ Các điều khoản được áp dụng từ trước tới nay gồm có: a. Điều kiện cổ điển: Là điều khoản tiêu chuẩn được áp dụng cho nước con nợ, theo đó các khoản tín dụng (bất kể là vay ODA hay không phải là ODA) được cơ cấu lại với lãi suất thị trường phù hợp và có lịch trả nợ được lập lại trên cơ sở đàm phán từng trường hợp cụ thể b. Điều kiện Houston: Là điều khoản được áp dụng cho các nước có thu nhập trung bình thấp có mức nợ cao, theo đó các khoản vay ODA được hoán nợ với lãi suất ưu đãi với thời hạn trả nợ là 20 năm trong đó có tối đa là 10 năm ân hạn, các khoản vay không phải ODA được hoãn từ 15 năm trở lên với 2-3 năm ân hạn, và với lãi suất thị trường phù hợp. Ngoài ra, xử lý theo điều kiện này còn được bổ sung việc chuyển đổi nợ trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận song phương giữa nước chủ nợ và nước con nợ và không có hạn chế khi chuyển đổi các khoản vay ODA. c. Điều kiện Naples: Là điều khoản được áp dụng cho các nước nghèo mắc nợ cao, theo đó các khoản vay ODA được hoãn nợ với lãi suất ưu đãi ít nhất là bằng mức lãi suất ưu đãi đã vay ban đầu với thời hạn trả nợ là 40 năm trong đó có tối đa 16 năm ân hạn và gốc được hoàn trả tăng dần theo lịch. Các khoản vay không phải ODA được xóa ít nhất là 50% và có thể lên đến 67% d. Điều kiện Cologne: Là điều khoản áp dụng cho các nước nghèo mắc nợ nặng nề (HIPC – Heavily Indebted Poor Countries), theo đó các khoản vay ODA được hoãn nợ với lãi suất ưu đãi cũng đượ xử lý như ở điều kiện Naples, tuy nhiên, đối với những khoản vay không phải là ODA được xóa nợ tới 90% hoặc hơn nữa. Nói tóm lại, mỗi một điều kiện có các điều khoản về tái cơ cấu nợ khác nhau, nó tùy thuộc vào các tiêu chí của nước chủ nợ đối với các nước con nợ, và các điều khoản này đã có tác động rất nhiều đến sự phát triển tăng trưởng của các nước con nợ, cụ thể là các nước kém phát triển. 3. Tác dụng của việc xóa nợ. Gánh nặng nợ nần đè nặng sẽ làm cho các nước con nợ phải sử dụng một phần lớn thu nhập để trả nợ và phải cắt giảm các khoản chi cho các chương trình quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ điển hình là vào năm 2005, số tiền mà Kenya phải trả nợ đã ngang bằng khoản tiền đầu tư vào đường xá, nước sạch, y tế và nông nghiệp. Còn Indonesia thì phải dùng đến gần 25% ngân sách để trả nợ, tương đương khoảng 4 lần chi tiêu cho y tế và giáo dục. Vì vậy việc xóa nợ cho các nước con nợ sẽ mang lại những ảnh hưởng mang tính tích cực cho các nước này: - Thứ nhất, việc xóa nợ sẽ tạo ra một nguồn sinh khí mới cho các nước không có khả năng trả nợ, đồng thời giúp những nước này có thể tiếp cận được nguồn vốn mới nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. - Thứ hai, việc xóa nợ có thể giúp cho các nước con nợ tránh phải thực hiện các chương trình điều chỉnh cơ cấu khắc nghiệt nhằm đổi lại những khoản vay nợ mới để trả nợ cũ. Các nước con nợ buộc phải thực hiện hàng loạt các điều chỉnh như là tư nhân hóa các DNNN, giảm biên chế trong cơ quan NN, đóng cửa các cơ sở công nghiệp, phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu,… Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm tiêu dùng, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và có thể gây ra những bất ổn về mặt xã hội. - Thứ ba, nước được xóa nợ sẽ không phải tiết kiệm chi dùng quá mức trong nước để xuất khẩu lấy tiền trả nợ. Điều này được hiểu như là, một nước trước khi được xóa nợ sẽ phải tập trung sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu để thu về ngoại tệ dành cho việc trả nợ. Hàng hóa sản xuất ra lại được ưu tiên dành phần lớn cho xuất khẩu có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng trong nước, dẫn đến mất cân đối tiền- hàng, đẩy giá cả lên cao và tạo ra nguy cơ lạm phát. - Thứ tư, xóa nợ sẽ tránh cho các nước con nợ tiếp tục rơi vào vòng nợ luẩn quẩn: Nợ - tăng vay nợ mới để trả nợ cũ - tăng nợ… - Thứ năm, một nước vẫn còn trong tình trạng nợ nần sẽ rất khó có thể tiếp cận với các nguồn vay ưu đãi để phát triển hay các khoản tài trợ cũng như bị hạn chế các quyền lợi trong các tổ chức tài chính kinh tế. Do vậy việc xóa nợ sẽ giúp các nước này lấy lại được vị thế trong các tổ chức quốc tế, nối lại được các khoản viện trợ không hoàn lại, giúp các nước này có điều kiện tái gia nhập thị trường vốn. - Thứ sáu, gánh nặng về những khoản nợ chưa trả được sẽ dẫn đến sự chi phối, chèn ép chính trị của các nước chủ nợ. Vì vậy việc xóa nợ sẽ giúp các nước con nợ tránh được những nhượng bộ về mặt chính trị cũng như sự can thiệp quá sâu vào nội bộ quốc gia từ nước chủ nợ . - Thứ bảy, xóa nợ giúp các nước có nguồn vốn để phát triển, tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo điều kiện cho nền kinh tế có đủ sức để cạnh tranh và tồn tại được. 4. Tại sao viện trợ chưa được ưu tiên cho những nước có cơ chế quản lý vốn vay tốt? Xóa nợ có những ưu điểm, tuy nhiên hành động này chỉ thực hiện khi các nước không có khả năng trả nợ - một vấn đề không ai mong muốn. vì vậy, để tránh trường hợp này xảy ra, các nước cần có một cơ chế quản lý vốn vay tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, không phải cứ nước nào có một cơ chế quản lý vốn vay tốt thì được ưu tiên trong nhận viện trợ của các nước giàu. Điều này là do các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Về mục đích kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. KẾT LUẬN Tóm lại, gánh nặng nợ nần làm cho nước con nợ mất đi một nguồn lực tài chính cho việc trả nợ, điều này đồng nghĩa với việc người dân của nước đó sẽ không có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt hơn như điều kiện giáo dục được cải thiện, nguồn nước sạch, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe…Bản thân nước đó cũng mất đi cơ hội được tiếp cận với các khoản viện trợ hoặc các nguồn vốn ưu đãi phát triển, gặp khó khăn trên thị trường vốn quốc tế, vị thế chính trị bị giảm sút…Vì thế việc xóa nợ đã mang lại những tác dụng có tính tích cực cho các quốc gia con nợ, đặc biệt là đối với các nước nghèo, có điều kiện tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, cải thiện các dịch vụ xã hội phục vụ người dân, tiếp cận với các nguồn tài chính, nguồn vốn của các tổ chức kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, công cuộc xóa nợ cũng được triển khai tích cực, trong đó nổi bật nhất là việc IMF và WB đã đồng ý xóa khoản nợ 40 tỷ USD cho 18 nước nghèo nhất mà họ đã vay trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, việc xóa nợ chỉ là biện pháp cuối cùng đối với nước không thể trả nợ, nhưng những nước có cơ chế quản lý vốn vay tốt để có thể trả được nợ trong thực tế cũng không phải là ưu tiên đối với các nước giàu nhằm tránh tình trạng rơi vào việc mất khả năng trả nợ, mà tùy vào mục đích kinh tế chính trị của nước giàu, các nước này sẽ ưu tiên viện trợ cho các quốc gia khác nhau. . tiêu cho y tế và giáo dục. Vì vậy việc xóa nợ cho các nước con nợ sẽ mang lại những ảnh hưởng mang tính tích cực cho các nước này: - Thứ nhất, việc xóa nợ sẽ tạo ra một nguồn sinh khí mới cho. xóa nợ sẽ phải tập trung sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu để thu về ngoại tệ dành cho việc trả nợ. Hàng hóa sản xuất ra lại được ưu tiên dành phần lớn cho xuất khẩu có thể sẽ dẫn đến tình trạng. hoạch trên, cho rằng đây là một bước đi đúng hướng. Nhiều người còn kêu gọi mở rộng xoá nợ tới nhiều nước đang phát triển khác. Do đó, vấn đề nợ của các nước nghèo và xóa nợ cho các nước