1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx

46 1,8K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINHKHOA TÍN DỤNG

BÀI TIỂU LUẬNTÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦANÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011

Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thúy Ái

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Tình hình nợ công của thế giới, giải pháp cho nợ công của việt nam, tổng kết bài Word, làm slide, thuyết trình  Nguyễn Đức Huy0301 2509 0250 Nợ công và khủng hoảng nợ

công, làm slide, thuyết trình  Đỗ Thùy Linh0301 2509 0410 Tình hình nợ công của Việt

Nam, làm slide thuyết trình

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC L I M ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ĐẦUU PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 7

1.1 Nợ công: 7

1.1.1 Định nghĩa: 7

1.1.2 Phân loại nợ công: 7

1.1.3 Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công: 7

1.2 Khủng hoảng nợ công: 8

1.2.1 Thế nào là khủng hoảng nợ công? 8

1.2.2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công: 8

1.3 Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ 8

1.4 Vỡ nợ dưới con mắt của kinh tế học: tại sao Hy Lạp và Ireland không tuyên bố vỡ nợ? 9

PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG & TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở 2 NƯỚC ĐIỂN HÌNH LÀ HY LẠP VÀ

2.2.1.3 Thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài 13

2.2.2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công: 14

2.2.3 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ: 16

2.2.3.1 Xếp hạng tín dụng: 17

2.2.3.2 Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng: 17

2.2.3.3 Cắt giảm chi tiêu: 17

2.2.3.4 Đầu tư trực tiếp FDI: 18

2.2.3.5 Tốc độ tăng trưởng GDP giảm: 19

2.2.3.6 Thất nghiệp gia tăng: 19

2.3 Khủng hoảng nợ công Ireland và tác động đến tình hình TCTT: 19

2.3.1 Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland: 19

2.3.1.1 Tỷ lệ nợ công trên GDP: 19

2.3.1.2 Tình trạng thâm hụt ngân sách: (theo dõi hình 2.13) 20

2.3.1.3 Thâm hụt cán cân vãng lai 20

2.3.1.4 Cơ cấu nợ nước ngoài và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công. 20

2.3.2 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ: 22

Trang 5

2.3.2.1 Xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc: 22

2.3.2.2 Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng: 22

2.3.2.3 Đầu tư trực tiếp FDI giảm nhanh đáng kể : 22

2.3.2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP giảm: 22

2.3.2.5 Cắt giảm chi tiêu: 23

2.3.2.6 Lạm phát và thất nghiệp: 23

2.4 EU và IMF đã làm gì đề cứu Hy lạp và Ireland? 24

PHẦN 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 26

VÀ GIẢI PHÁP 26

3.1 Thực trạng nợ công ở Việt Nam: 26

3.1.1 Nợ công tăng liên tục trong những năm qua, tiềm ẩn nhiều rủi ro: 26

3.1.2 Việt nam sử dụng nợ công chưa thật sự hiệu quả : 27

3.1.3 Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng dẫn đến tính bền vững của nợ công bị giảm sút: 29

3.1.4 Nợ công của Việt Nam xếp top cuối về tính minh bạch: 29

3.2 Các giải pháp để Việt Nam không rơi vào khủng hoảng nợ công: 30

3.2.1 Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế: 30

3.2.1.1 Tăng năng suất lao động: 30

3.2.1.2 Tăng cường chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và môi trường đầu tư: 30

3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến việc vay và sử dụng nợ công hiệu quả: 31

3.2.2.1 Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm hạn chế việc vay nợ: 31

3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn vay: 31

3.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ công: 32

3.2.3.1 Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và xây dựng khung pháp lý: 32

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển Bên cạnh khủng hoảng tài chính, ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn một loại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợ công” Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất là một số nước trong khu vực EU như Hy Lạp và Ireland Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới

Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát cao Do đó, với kiến thức hạn hẹp của Nhóm 7, chúng em trình bày một số hiểu biết khái quát về những vấn đề sau:

Phần 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công.

Phần 2: Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến tình hình tài chính tiền tệ ở 2

nước điển hình là Hy Lạp và Ireland.

Phần 3: Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp.

Trong suốt quá trình làm việc mặc dù nhóm đã cố gắng Tuy nhiên, có những hạn chế khách quan mà nhóm khó có tránh nên đôi khi cũng có chỗ sai xót Mong cô và các bạn nghiên cứu, đồng thời góp ý để bài tiểu luận thêm phần hoàn thiện

Trang 7

PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG1.1 Nợ công:

1.1.1 Định nghĩa:

Theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 thì nợ công bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương Như vậy, Các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công.

1.1.2 Phân loại nợ công:

Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài.

Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương;

doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh

Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay

ODA); vay ưu đãi; vay thương mại.

Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;

Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.

Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân.

Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công

trái và các công cụ nợ khác.

1.1.3 Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công:

Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia baogồm:Nợ công so với GDP(chủ yếu);Nợ nước ngoài của quốc gia so với

GDP;Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu

Ngưỡng an toàn của nợ công:

 Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER): khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó

 Theo qui định của Khối sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên là 60% GDP, thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3% GDP

 Tuy nhiên để xét một cách toàn diện thì cần đặt trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn cũng như những tiêu chí như: cơ cấu

Trang 8

nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công.

1.2 Khủng hoảng nợ công:

1.2.1 Thế nào là khủng hoảng nợ công?

Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng Nợ không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm

1.2.2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công:

- Việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước…, đặc biệt, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục - Chính phủ không minh bạch các số liệu về tình trạng ngân sách của quốc

gia,sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, tệ nạn tham nhũng phát triển(Hy Lạp)

- Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi( cắt giảm thuế, trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt chẽ….)

- Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán (điển hình Argentina)

- Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng tạo thành bong bóng Mặt khác còn lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ ( Ireland)

- Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.

1.3 Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ: (ở đây xem xét đại diện là nợ chính phủ)

Khủng hoảng nợ công tác động đến nền kinh tế thông qua các chỉ số sau: - Cán cân ngân sách thâm hụt

- Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng - Lạm phát tăng.

- Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP giảm - Thất nghiệp tăng

Trang 9

 Khủng hoảng nợ công, cán cân ngân sách thâm hụt, Chính phủ cần huy động để trả nợ buộc phải vay của công chúng bằng cách phát hành trái phiếu, vay mượn ở ngân hàng trung ương hoặc cầu viện cứu trợ từ các nước khác, từ các tổ chức quốc tế như IMF hoặc tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách bên cạnh đó phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi tiêu Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, lãi suất trái phiếu tăng vì chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua  Khi cán cân ngân sách thâm hụt, ngân hàng trung ương sẽ tài trợ thâm hụt bằng

cách phát hành thêm tiền làm tăng khối cung tiền gây ra áp lực lạm phát.

 Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp, kìm hãm kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút  chỉ số nợ/GDP tăng) Việc giảm chi tiêu, giảm đầu tư sẽ dẫn đến tình trạng việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng

 Mặt khác, cán cân ngân sách thâm hụt đã gây ra sự mất lòng tin của người dân và của nhà đầu tư mới đối với các nền kinh tế quốc gia khiến đồng tiền quốc gia sụt giá Điều đó có thể dẫn tới một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu làm giá chứng khoán bị sụt giảm.

1.4 Vỡ nợ dưới con mắt của kinh tế học: tại sao Hy Lạp và Ireland khôngtuyên bố vỡ nợ?

Khi khủng hoảng nợ xảy ra với qui mô lớn thì mục đích của ngân hàng chủ nợ và các nước phát triển là tránh không để bất cứ một quốc gia nào tuyên bố vỡ nợ, đồng thời thường thì các nước con nợ không bao giờ muốn tuyên bố vỡ nợ vì chi phí thanh toán nợ thường thấp hơn các phí tổn phải chịu khi tuyên bố vỡ nợ.

Trang 10

Thứ nhất: mất khả năng vay nợ trong tương lai: khi 1 quốc gia tuyên bố võ nợ thì

đồng nghĩa với việc từ bỏ khả năng vay nợ nước ngoài trong tương lai: từ các

nước , IMF ,World Bank, =>tốc độ tăng truỏng kinh tế bị kìm hãm.

Thứ hai:giảm lợi ích từ thương mại quốc tế: các nước chủ nợ sẽ áp dụng những

biện pháp bảo hộ thương mại để trừng phạt, xuất khẩu bị tịch thu khi chạm đến biên

giới quốc tế, khó khăn trong nhập khẩu.=>khối lượng ngoại thương giảm.

Thứ ba:tịch thu những tài sản hải ngoại: các chủ nợ sẽ thuyết phục chính phủ phong

tỏa hay tịch thu những tài sản của nước con nợ còn nằm trên lãnh thổ của nước chủ nợ.

Giả sử ta goi những lợi ích ròng từ việc vỡ nợ là NRT còn những phí tổn liênquan tới việc vỡ nợ là C Nước con nợ sẽ chưa tuyên bố vỡ nợ khi nào “Lợi íchròng” còn nhỏ hơn “phí tổn vỡ nợ’, nghĩa là:

NRT < C

Phương trình trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chủ nợ để thực thi các biện pháp khác nhau nhằm khích lệ các con nợ không đi đến tuyên bố vỡ nợ.

Trang 11

PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG & TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾNTÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở 2 NƯỚC ĐIỂN HÌNH LÀ HY

LẠP VÀ IRELAND 2.1 Tình hình nợ công của thế giới thời gian vừa qua.

Ngày 12 tháng 8 năm 1982, chính phủ Mexico ra tuyên bố rằng nước này đã mất khả năng hoàn trả $80 tỷ cho các ngân hàng quốc tế và chính phủ nước ngoài Đây được coi là tín hiệu đầu tiên về một cuộc khủng hoảng nợ quốc tế.

Từ trước tới nay vấn đề nợ công chủ yếu tập trung ở các nước kém phát triển, chủ yếu tập trung ở khu vực Mỹ La Tinh và Châu phi Trong đó 4 nước luôn ở trong tình trạng có nguy cơ vỡ nợ cao nhất là:Mexico, Argentina, Brazil, Venezuela Bước sang đầu thế kỉ XXI tiếng chuông cảnh báo đầu tiên cũng xuất phát từ một nhân vật không mấy xa lạ trong vấn đề này là việc Argentina tuyên bố vỡ nợ vào năm 2001, ngay sau khi quỹ tiền tệ IMF ngừng cấp tín dụng cho nước này để thanh toán các khoản nợ.

Nhưng từ năm 2008 tới nay vấn đề nợ công lại xuất phát từ những nước phát

triển, những nền kinh tế hàng đầu thế giới mà không mấy ai ngờ tới (Hình 2.1)

Kinh tế thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng dữ dội nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1933 và đang chật vật hồi phục Thế nhưng, sự hồi phục hiện nay của kinh tế thế giới rất mong manh, bấp bênh và không loại trừ khả năng có thể bị suy thoái trở lại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng nợ công tràn lan ở nhiều nước là một nguyên nhân quan trọng

Trong các nước đang bị các núi nợ đè lên thi nước Mỹ chính là con nợ lớn

thuộc loại hàng đầu thế giới với tổng số nợ lên tới 13.590 tỷ USD, chiếm khoảng 93.2% GDP năm 2010 Mới đây ngày 02/08/2011 quốc hội Mỹ đã thông qua trần nợ công lên thêm 2.400 tỷ USD so với mức cũ là 14.300 tỷ USD.Chính vì những khoản nợ khổng lồ đó mà Standard & Poor’s (S&P) (tổ chức xếp hạng tín dụng thế giới) đã hạ bậc tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+.

Còn nếu tính theo Tỉ lệ Public debt/ GDP thì chúng ta sẽ giật mình khi nhìnvào con số của nhật bản là 220,3% và mức thâm hụt ngân sách 7.04% (năm 2010).

Trận động đất và sóng thần hồi đầu tháng 3-2011 sẽ góp phần làm tình trạng nợ công của nhật bản thêm trầm trong hơn nữa, theo một thống kê mới nhất của IMF thì hiện tại nợ công của Nhật Bản đã lên tới khoảng 229% GDP.

Nhưng vấn đề nợ công lớn nhất trong đợt khủng hoảng này lại nằm ở “lụcđịa già” nơi tập trung những nền kinh tế lâu đời, phát triển ổn định nhất trên thê

Trang 12

giới Xem xét mạng lưới nợ công chính phủ thì 5 nước Hy Lạp – Ireland - TâyBan Nha – Bồ Đào Nha – Italia đang ở trên bờ vực của sự phá sản tình hình tồi tệ

nhất cho tới hiện nay nằm ở hai nước đó là Hy lạp và Ireland chúng ta sẽ xem xét ở

phần sau Theo tờ The New York Times đánh giá: "nguy cơ thực sự nằm ở TâyBan Nha và Italia"

Ngày 03/8, các thị trường tài chính Italia và Tây Ban Nha đã đứng trước một

"cơn sốt mới" khi lãi suất vay mượn của chính phủ tăng cao tới mức kỷ lục kể từ khi lưu hành đồng euro:

- Tại Tây Ban Nha, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên tới 6,45%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được lưu hành đầu năm 1999 - Cùng ngày, tại Italia, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng lên tới 6,18% ,

cao hơn mức được ghi nhận vào ngày 21/7, khi Liên minh châu Âu (EU) thông báo về kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng nợ, trong đó có gói cứu trợ tài chính thứ hai cho Hy Lạp.

Cuộc khủng khoảng nợ công còn xảy ra ở những nước có nền kinh tế đang

phát triển cực thịnh mà chúng ta không ngờ tới con số báo cáo tỷ lệ Public debt/

GDP năm 2010 của Ấn Độ chỉ là 69,2% nhưng theo các chuyên gia thì thực tế con

số này có thể lên tới hơn 80% Sự minh bạch về các con số nhạy cảm như vậy còn

đáng lo Ngại hơn ở Trung Quốc, nước đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và nhiều

nước có nền Kinh tế phát triển Theo con số chính thức mà Bắc Kinh công bố thì số nợ của chính phủ Trung Quốc chỉ là 1,04 nghìn tỉ USD, Mức nợ này chỉ tương đương với khoảng 17% GDP Tuy nhiên, Theo Wall Street Journal, tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới 75-77% GDP.

Trên đây là những nước trong thời gian qua được thế giới nhắc nhiều tới các khoản nợ công của nhật bản vậy thì nguyên nhân của các khoản nợ công đó từ đâu ra? Nó tác động gì đến tình hình các quốc gia? các hướng giải quyết mà thế giới đã, đang và nên áp dụng là gì? Và nó rút ra nhưng bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi đó nhóm chúng tôi xin phân tích cuộc khủng hoảng nợ công của hai nước điển hình nhất trong thời gian vừa qua đó là Hy lạp Và Ireland Từ đó liên hệ tới tình hình của Việt Nam.

Trang 13

2.2 Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT:

2.2.1 Thực trạng khủng hoảng nợ công Hy Lạp:

Điểm mạnh: Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15% GDP Các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh.

2.2.1.1 Tỷ lệ nợ công trên GDP:

Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào giữa năm 2001 cho đến năm 2010, Hy Lạp luôn vượt chỉ tiêu nợ công theo quy định của hiệp hội các nước thuộc khu vực EURO là 60%/ GDP, có lúc tỷ lệ nợ công của quốc gia này lên đến 142,8% GDP vào năm 2010, nợ chính phủ lên đến 328,6 tỷ EUR (năm 2010) vượt xa chỉ tiêu mà khu vực EURO cho phép, hiện nay số nợ của Hy lạp

ước tính đã lên tới hơn 350 tỷ EUR, chiếm khoảng 130,2%GDP (Hình 2.2)

2.2.1.2 Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp:

Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là nợ vay nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn, có thể lên đến 80% Ước tính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu chính phủ phát hành Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu Các nước Ý, Ireland cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công

cao, nhưng không bị đánh giá nghiêm trọng bằng Hy Lạp (Hình 2.3) Sở dĩ như vậy

vì các nước này có nền kinh tế tương đối lớn, ngân sách lớn, khả năng kiểm soát nợ trong nước cao hơn, các chỉ số về cơ cấu nợ cũng như các biến số về phát triển kinh tế vĩ Mô tốt hơn hy lạp.

Tính theo thời gian Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn phải thanh toán 8,5 tỉ euro (tương đương 11,3 tỉ đô la Mỹ) trái phiếu chính phủ vào ngày 19-5-2010 Chưa đến một năm, một đợt trả nợ kế tiếp diễn ra vào tháng 3/2011, với số tiền 8.6 tỷ Euro.

Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong

năm 2010 là 16% tổng nợ (Hình 2.4)

2.2.1.3 Thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài.

Hy lạp thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài, ngay từ khi đã gia nhập vào khu vực đồng tiền chung Euro, nhưng tình trạng thâm hụt vẫn không được cái thiện mà có xu hướng ngày càng tăng, đến tháng tám năm 2011,Hy Lạp báo cáo

thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương với 145 triệu EUR (Hình 2.5)

Trang 14

Sự thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp bắt nguồn từ sự thâm hụt thương mại của nước này, cũng như tình trạng cán cân vãng lai, cán cân thương mại của Hy Lạp luôn trong tình trạng thâm hụt, đến tháng tám năm nay, Hy Lạp báo cáo thâm

hụt thương mại tương đương với 2.169 triệu EUR (Hình 2.6)

2.2.1.4 Tình trạng thâm hụt ngân sách:

Trong những năm qua, tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2008-2009 Năm 2009, mức thâm hụt ngân sách là 15.4% GDP vượt ngưỡng an toàn là 5% GDP và vượt mức cho phép của khu vực đồng tiền chung là 3%/GDP Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ Hy Lạp đã vay nợ dưới nhiều hình thức.

Với tình trạng thâm hụt ngân sách như vậy, đến năm 2010, sau khi thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, thì tình trạng thâm hụt của Hy Lạp đã giảm xuống ở mức 10,5%GDP, tuy nhiên đây cũng còn là một con số khá cao so với chỉ

tiêu mà khu vực đồng tiên chung này đề ra (Hình 2.7)

=> Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới củađảng xã hội Hi Lạp, ông George A Papandreou, thông báo rằng người tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc phải thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền nhiệm dự báo trước đó.

2.2.2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công:

Khủng hoảng nợ của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém của nước này với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn và vượt kiểm soát Kết quả là thâm hụt ngân sách nước này vượt trên 10% GDP và tổng nợ chính phủ trên GDP 142,8% (năm 2010)

Tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế 2007 – 2008

Cuộc khủng hoảng đã nguồn thu từ thuế của chính phủ hy lạp sụt giảm nghiêm trọng trong khi đó vẫn phải chi tiêu để kích thích nền kinh tế phục hồi trong suy thoái, chính điều này càng làm bong bóng nợ công thêm phình to ra.

Tham nhũng, hối lộ có… “hệ thống”

Nhiều năm qua, các quan chức, chính trị gia ở Hy Lạp liên tục phải từ chức vì liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ Nhưng, cho đến nay, rất ít người bị xét xử và kết án vì tội danh tham nhũng Chính điều này đã khiến người ta nghĩ đến một điều luật “bất thành văn”, đó là việc, các quan chức tham nhũng, nhận hối lộ rất “mạnh tay”, nhưng đến khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì lại rất nhanh và “mạnh mồm” tuyên bố từ chức, và sẽ không bị đưa ra xét xử nữa

Trang 15

Nghiên cứu của Daniel Kaufmann thuộc Viện Brookings ở Mỹ cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa tham nhũng và thâm hụt ngân sách Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp được ước tính vào khoảng 8% GDP Nói cách khác, khoảng hơn 50% số thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp là do tham nhũng mà ra.(VN economy)

Chi tiêu công “siêu thoáng”

Theo một nguồn tin từ Bộ Tài chính Hy Lạp, trong năm 2009, Bộ này đã tuyển dụng tổng cộng khoảng 27.000 công chức mới, nhưng số công chức chỉ đến công sở “ngồi chơi xơi nước” chiếm tới 1/3 Tính đến năm 2009, lượng công chức ở Hy Lạp chiếm tới 1/4 số người làm công ăn lương ở nước này Lương đã cao, thưởng vào cuối năm cũng cao, công chức còn được lĩnh tới 16 tháng lương Nhiều công chức Hy Lạp được nghỉ hưu trước năm 60 tuổi với mức lương hưu bằng 3/4 mức lương khi còn đi làm.

Vay tiền để nâng lương nhân viên chính phủ và tổ chức Thế vận hội.

Thế vận hội Athens 2004 là một cơ hội không thể nào tốt hơn để Hy Lạp gia tăng các dự án đồ sộ của mình và tiếp tục đi vay nợ thoải mái vì mục tiêu Thế vận hội.

Việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ.

Thật vậy, theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường hợp mức thâm hụt đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhưng mang tính tạm thời, không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP, có xem xét các trường hợp đang điều chỉnh.

Theo quy định này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tháng 5-1998 Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫn chưa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.

Tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực

Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn Tuy nhiên, hội nhập

Trang 16

cũng có mặt trái của nó Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.

Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.

Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được chuyển vào ngân sách chung của EU Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm.

Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.

Không minh bạch trong các con số báo cáo:

Vào thời điểm Hy Lạp gia nhập Eurozone, đã có những bằng chứng cho thấy quốc gia này đưa ra những số liệu không trung thực, ECB cũng tỏ ra quan ngại về tình hình nợ của Hy Lạp đã vượt xa trần quy định của Eurozone, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối Vì lý do chính trị, họ đã cho Hy Lạp tham gia đồng Euro

Đến năm 2004, bằng chứng về việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã được Eurostat thu thập đủ, nhưng các quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏi Eurozone không phải là lựa chọn của họ và cho Hy Lạp thời gian để sửa chữa Đến năm 2007, ECB tuyên bố Hy Lạp đã có những biện pháp khắc phục phù hợp, và thâm hụt của quốc gia này sẽ chỉ còn 2,6% GDP vào năm 2006 và 2,4% vào năm 2007 Ủy ban cũng đưa ra kết luận rằng “Cơ quan Thống kê của Hy Lạp đã cải thiện quy trình làm việc của mình” và chất lượng số liệu thống kê của họ đã tốt hơn Tuy nhiên, đến năm 2009, thì một lần nữa câu hỏi về sự gian lận số liệu của quốc gia này lại được lật lại Chính điều này đã làm cho các nhà đầu tư và các Ngân hàng thương mại quốc tế mất niềm tin, từ đó rút vốn làm cho nguy cơ vỡ nợ của Hy lạp thêm trầm trọng.

2.2.3 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ:

Trang 17

2.2.3.1 Xếp hạng tín dụng:

Ngày 15/6/2010, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s đã hạ 4 bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp xuống mức không đầu tư và cảnh báo, việc Hy Lạp giảm thâm hụt ngân sách sẽ tạo ra nhiều hậu quả xấu về kinh tế.

Theo hãng tin Bloomberg, xếp hạng tín dụng của Hy Lạp bị hạ xuống mức Ba1 từ mức A3 Trong tuyên bố xếp hạng tín dụng, Moody’s đã nhiều lần nhắc đến những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế bởi những biện pháp thắt chặt ngân sách liên quan đến gói giải cứu 110 tỷ EUR (136 tỷ USD).

Dù được EU và IFM hứa hẹn “bơm” tiền nhưng hình ảnh của Hy Lạp vẫn chưa được cải thiện trong mắt các tổ chức xếp hạng độc lập, vào 14/7/2011, hãng xếp hạng Fitch đã hạ 3 bậc đối với mức tín dụng của Hy Lạp từ B+ xuống CCC, thấp nhất trong thang xếp hạng của Fitch Lý giải cho việc này, Fitch cho rằng các chương trình tài trợ mà các tổ chức tài chính quốc tế dành cho Hy Lạp chỉ đơn thuần là tài chính chứ không đưa ra những giải pháp đầy đủ và đáng rin cậy.

Cũng theo Fitch , vai trò của khu vực tư nhân trong các chương trình cải cách tại Hy Lạp cũng chưa thực sự rõ ràng, trong khi triển vọng kinh tế vĩ mô không lấy làm chắc chắn Chính vì vậy, mức xếp hạng CCC (cận kề phá sản) mới được đưa ra.

Vào ngày 28/07/2011 Standard $ Poor’s (S&P) nhận định rằng hy lập sẽ phá sản một phần sau khi các quan chức châu âu thúc đẩy kế hoạch tái cơ cấu nợ trong gói cứu trợ 2 Chính vì vậy S&P đã hạ tiếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ CCC xuống CC chỉ trên mức vỡ nợ 2 bậc với đánh giá triển vọng tiêu cực.

S&P cho biết, việc cơ cấu lại nợ của Chính phủ Hy Lạp có thế nói là một trao đổi gây ra hậu quả tiêu cực vì nó có nguy cơ gây thiệt hại cho chủ nợ.

2.2.3.2 Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng:

Từ năm 1998 đến năm 2011 Trái phiếu Chính phủ Hy Lạp có lãi trung bình 5,21%, đạt mức cao lịch sử 11,39 % trong tháng 12 năm 2010 và một mức thấp kỷ lục 3,23% trong tháng 9 năm 2005 Lãi suất trái phiếu của Hy Lạp thời gian gần đây tăng cao vì khủng hoảng nợ công, cán cân ngân sách thâm hụt, do đó chính phủ cần huy động vốn để trả nợ buộc phải phát hành trái phíếu Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua, theo báo cáo mới nhất thì

lãi suất trái phiếu của Hy Lạp đã lên đến 11,39% (Hình 2.8)

2.2.3.3 Cắt giảm chi tiêu:

Đứng trước nguyy cơ vỡ nợ trong cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng hiên

Trang 18

các loại thuế nhằm cái thiện tình hình, mặc dù các chính sách mà theo các chuyên gia thì các chính sách này cực kì đau đơn, và sẽ khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều, chính vì vậy, khi chính phủ Hy Lạp đưa ra các chính sách trên đã gặp không ít những là sóng phản đối từ dân chúng.

 Tăng các loại thuế: Trong năm 2011, Hy Lạp sẽ thu 2,32 tỷ Euro thuế và lần lượt là 3,38 tỷ , 1.52 triệu và 699 triệu trong 3 năm tiếp theo Trong đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ tăng từ 19% lến 23%.

 Đánh thuế vào hàng xa xỉ: Những mặt hàng xa xỉ sẽ bị đánh thuê là du thuyền, hồ bơi và ô tô Sẽ có một loại thuế đặc biệt đánh vào các công ty làm ăn với lợi nhuận lớn, bất động sản giá trị lớn.

 Đánh thuế vào một số mặt hàng nội địa: Thuế đánh vào các mặt hàng nội địa như nhiên liệu, thuốc lá, thức uống có cồn sẽ tăng một phần ba.

 Giảm chi tiêu công: các chi tiêu trong khu vực công sẽ bị cắt 15%.

 Giảm chi tiêu quân sự: trong năm 2012 chi tiêu cho quân sự của Hy Lạp sẽ bị cắt giảm 200 triệu Euro và từ năm 2013 đến 2015, sẽ cắt giảm mỗi năm 333 triệu Euro.

 Giảm chi tiêu giáo dục: chi tiêu cho giáo dục cũng bị cắt giảm bằng cách đóng cửa hoặc sát nhập 1976 trường học.

 Giảm chi tiêu cho an sinh xã hội: trong năm 2011, 1,09 tỷ Euro sẽ được cắt từ quỹ an sinh xã hội của Hy Lạp Tiếp đến, từ năm 2012 đến 2015 số cắt giảm lần lượt là 1,28tỷ; 1,03 tỷ; 1,01 tỷ và 700 triệu Bên cạnh đó, độ tuổi về hưu sẽ tăng từ 61 lên 65.

 Tư hữu hóa chính phủ: chính phủ Hy Lạp sẽ tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh trong đó có OPAP, Hellenic Postbank, Hellenic Telecom Bên cạnh đó cũng sẽ bán cổ phần tại Athens Water, công ty dầu khí Hellenic Petroleum, công ty điện PPC và lender ATEbank và một số hải cảng, sân bay, đường cao tốc, quyền sở hữu đất và khai khoáng.

 Sa thải công chức: trong năm 2011, cư 10 công chức sẽ có một người bị sa thải Còn trong những năm tới, tỷ lên sa thải sẽ là cứ 5 người thì sẽ sa thải 1 người.

 Giảm chi tiêu y tế: trong năm 2011, chi tiêu cho y tế sẽ bị cắt giảm 310 triệu Euro và từ 2012 đến 2015 sẽ giảm 1,81 triệu euro.

2.2.3.4 Đầu tư trực tiếp FDI:

Chính phủ Hy Lạp đang thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm đảm bảo cam kết giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Hy Lạp để nhận được sự

Trang 19

trợ giúp từ EU và IMF Vì thực hiện chính sách giảm chi tiêu, tăng thuế nên dẫn đến tình hình đầu tư FDI vào Hy Lạp giảm mạnh.

Như mô tả trong đồ thị I, trong thời gian 2006-2008 FDI vào Hy Lạp đã liên tục duy trì mức độ cao hơn so với giai đoạn năm 2003 - 2005, mặc dù biến động.

(Hình 2.9) Có nhiều yếu tố, chẳng hạn như cải thiện cơ sở hạ tầng, đã đóng một vai

trò quan trọng trong sự gia tăng đáng kể khối lượng FDI.

Trong năm 2009 tổng luồng vốn vào Hy Lạp đạt 4,5 tỷ Euro, và luồng vốn ròng vượt quá 2,4 tỷ Euro So với năm 2008, dòng chảy FDI vào Hy Lạp sụt giảm 21% do hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công.

2.2.3.5 Tốc độ tăng trưởng GDP giảm:

Hy Lạp đã quản lý để đạt được một nền kinh tế phát triển nhanh chóng sau khi thực hiện chính sách ổn định kinh tế trong những năm gần đây, ít nhất, trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 Từ năm 1998 đến năm 2008, GDP tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào tháng 12 năm 2008 với 355.88 tỉ $.

Cuối năm 2009, khi khủng hoảng nợ công xảy ra làm cho các nhà đầu tư lo ngại về khả năng trả nợ của Hy Lạp và họ ồ ạt rút vốn ra khỏi thị trường Hy Lạp nên GDP giảm xuống còn 330 tỷ.

Từ năm 2007 đến năm 2010, bình quân GDP hàng năm của Hy Lạp giảm dần

và kỷ lục ở mức thấp -6,6 % trong tháng 12 năm 2010.(Hình 2.10)

2.2.3.6 Thất nghiệp gia tăng:

Khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm gần đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến tình trạng việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng Đồng thời với chính sách “thắt lưng buộc bụng”, đã khiến cho tình trạng thất nghiệp ở nước này càng thêm nghiêm trọng Từ năm 1983 đến năm 2010, Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp trung bình 9,43%, tỷ lệ này đang gia tăng dần trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp lần cuối

báo cáo ở mức 18,4% trong tháng Tám năm 2011 (Hình 2.11)

2.3 Khủng hoảng nợ công Ireland và tác động đến tình hình TCTT:2.3.1 Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland:

 Thế mạnh kinh tế: dược phẩm, hàng công nghệ cao và dịch vụ Ireland được hưởng lợi từ một lực lượng lao động có trình độ cao và khả năng kết nối dễ dàng với các nền kinh tế khác trong EU.

Trang 20

Nợ Chính phủ của Ireland lần cuối báo cáo năm 2010 ở mức 96,2% GDP Và theo số liệu gần đây nhất, tháng 11/2011, tỉ lệ này vào khoảng 99,4%GDP Từ năm 1980 đến năm 2010, nợ Chính phủ trung bình trên GDP của Ireland là 68,95%, từng đạt mức cao lịch sử 109,20% trong tháng 12 năm 1987 và ghi lại một mức thấp

khoảng 24,80% trong tháng 12 năm 2006 (hình 2.12).

2.3.1.2 Tình trạng thâm hụt ngân sách: (theo dõi hình 2.13)

Trước quý 1 năm 2008, ngân sách của chính phủ Ireland luôn ở trạng thái thặng dư Tuy nhiên từ thời điểm đó tới nay, tình trạng ngân sách của nước này ngày càng xấu đi, theo báo cáo năm 2010 mức thâm hụt ngân sách đã lên đến con số 31,3% GDP Ireland là nước có thâm hụt ngân sách cao nhấy khu vực Eurozone.

Suốt 3 năm qua, giá nhà giảm 50-60% khiến cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đến mức báo động Hệ thống ngân hàng, theo đó bị đặt trước nguy cơ đổ vỡ khiến Chính phủ phải ra tay can thiệp, cho dù cái giá phải trả là nợ công tăng cao.Năm 2009, chính phủ quốc hữu hóa Anglo Irish Bank Trong đề xuất về gói hỗ trợ từ EU và IMF, Chính phủ Ireland còn tiếp tục dùng một phần trong khoản tiền đó để quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn của nước này là Bank of Ireland và Allied Irish Bank, tiếp tục bơm tiền để tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng để tăng tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức này.

2.3.1.3 Thâm hụt cán cân vãng lai

Ireland báo cáo thặng dư thương mại tương đương với 4.113 triệu EUR vào tháng Chín năm 2011 Xuất khẩu vẫn là động cơ chính cho sự tăng trưởng của Ireland Ireland đã đạt được thặng dư thương mại tương đối cao nhất so với GDP của EU Trong thời kì khủng hoảng nợ công hoành hành, tình hình xuất khẩu của Ireland giảm mạnh, tuy nhiên cán cân thương mại vẫn ở trạng thái thặng dư Trong năm 2010 và 2011 tình hình đã có phần cải thiện do những nỗ lực từ phía chính phủ

nước này (hình 2.14)

Tuy vậy, cán cân vãng lai của Ireland vẫn thâm hụt dài hạn Cán cân vãng lai thâm hụt nặng nhất vào quý I/2008, ở mức 4000 triệu EUR Đến quý I/2011 mức thâm hụt đã giảm xuống tương đương với 1031 triệu EUR Những chuyển biến xấu trong cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều đã gây nên tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bất chấp cán cân thương mại thặng dư.

(hình 2.15)

2.3.1.4 Cơ cấu nợ nước ngoài và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công

(hình 2.16) Từ năm 2003 đến nay, nợ nước ngoài của Ireland tăng nhanh

liên tục Trong năm 2009, 2010 tỉ trọng nợ của các tổ chức tài chính tiền tệ có phần giảm xuống và bù lại tỉ trọng nợ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và nợ trong các lĩnh

Trang 21

vực khác tăng lên Trong cơ cấu nợ của Ireland, nợ của các tổ chức tài chính tiền tệ luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, những khoản nợ này cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2003-2008 do hệ thống ngân hàng của nước này quá dễ giải trong việc phát hành các khoản cho vay ( nhất là trong lĩnh vực bất động sản.) Khi thị trường BĐS sụp đổ, các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, tương tự như trường hợp của Mỹ, Chính phủ Ireland buộc phải cứu hệ thống ngân hàng theo cách riêng của mình, đó là tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA (National Asset Management Agency) vào năm 2009 để nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland Các ngân hàng của Ireland sẽ “bán” lại các khoản nợ xấu này cho chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ Như vậy, Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này thành tài sản công (nhưng đang liên tục mất giá) và lấy tiền của ngân sách để bù đắp cho các tổn thất của nó

Trước sau gì thì cách thức dùng tiền chính phủ để duy trì các tài sản ngày càng xuống giá trong nền kinh tế và bơm vốn để vực dậy khu vực ngân hàng của Ireland cũng sẽ buộc nước này phải liên tục đi vay mượn và chấp nhận thâm hụt ngân sách cho đến khi họ không còn khả năng chi trả nữa và phải đến cầu viện nước ngoài Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công của Ireland

Việc để hệ thống ngân hàng sụp đổ sẽ khiến cho nền Kinh tế Ireland hoàn toàn bị ngưng trệ, kéo theo sau đó là hàng loạt các hệ lụy về xã hội ngoài ra sau đó nó có thể là quan bài đô mi nô đầu tiên cho sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng và các chính phủ trong khu vực EU Cuối cùng là sự sụp đổ của Khu vực Erozone, một điều mà chẳng ai mong muốn xảy ra Vì vậy chính phủ IRELAND đã phải chấp nhận tình trạng nợ công tăng cao bơm tiền để cứu các Ngân hàng, sau đó hy vọng các nước EU và IMF sẽ cứu trợ.

Khác với khủng hoảng nợ của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém của nước này với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn và vượt kiểm soát Kết quả là thâm hụt ngân sách nước này vượt trên 13% GDP và tổng nợ chính phủ trên GDP gần 130% Quản lý nợ công của Ireland tương đối khá hơn với mức nợ chính phủ trên GDP chỉ trên dưới 90% GDP Mức thâm hụt ngân sách của Ireland gần đây tăng mạnh không kém Hy Lạp là do chính phủ nước này phải bỏ tiền ra cứu trợ ngành ngân hàng, bao gồm quốc hữu hóa ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước Như vậy chính phủ Ireland đã biến nợ xấu từ khu vực tư nhân thành gánh nặng nợ nần của chính phủ và cuối cùng chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình.

Trang 22

2.3.2 Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ:

Một trong những tác động rõ nét nhất của khủng hoảng nợ công lên tình hình tài chính tiền tệ Ireland chính là việc xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc Mở đầu là ngày 12/2/2009, Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Ireland từ Aaa xuống Aa3 do chính phủ nước này có động thái đứng ra bảo lãnh cho Anglo Irish bank Kể từ đó đến nay, xếp hạn tín nhiệm cũng như bậc định giá sức mạnh tài chính ngân hàng( BFRS) và các chỉ tiêu xếp hạng khác của Ireland đều bị Moody’s và các tổ chức xếp hạng khác hạ bậc

2.3.2.2 Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng:

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng 129 điểm cơ bản trong 12 tháng qua Từ năm 1991 đến năm 2011, lãi suất trung bình đạt 5,76%/năm, trong giai đoạn kinh tế Ireland tăng trưởng ổn định lãi suất trái phiếu ở mức thấp, nhất là trong tháng 9 năm 2005 chỉ ở mức 3,06% , nhưng từ khi xảy ra khủng hoảng nợ công, lãi suất trái phiếu liên tục tăng và đạt mức cao lịch sử 14,04% vào tháng 7 năm nay do Moody’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu dài hạn của Ireland xuống mức bỏ đi (Ba1) Lãi suất trái phiếu phải tăng để bù đắp rủi ro về khả

năng trả nợ của Ireland.(hình 2.17)

2.3.2.3 Đầu tư trực tiếp FDI giảm nhanh đáng kể :

Có thể thấy rõ rằng dòng vốn FDI chảy vào Ireland đã đảo chiều ngoạn mục Năm 2004, FDI vẫn ở mức rất cao ( gần 20 tỷ USD), sang năm 2005 các nhà đầu tư đã rút vốn đồng loạt ra khỏi nước này, khiến dòng vốn FDI ở mức gần -30 tỷ USD và tiếp tục giảm sâu hơn trong năm 2006 Lúc này các nhà đầu tư đã nhận ra quả bong bóng đang ngày càng phình to ra và mất lòng tin với thị trường Ireland FDI

giảm đã tác động rất xấu lên tình hình kinh tế vốn đang đầy ắp nợ của Ireland (hình2.18)

2.3.2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP giảm:

Trong thập niên 1990, Ireland đã có một sự tăng trưởng thần kì, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng từ 3,5% lên mức 6%, ở thời điểm trước khủng

Trang 23

hoảng nợ công, thu nhập bình quân đầu người của nước này khoảng 40 nghìn EUR Trên thực tế, Ireland đã phát triển thần kì từ điểm xuất phát thấp, nhưng có thời điểm tăng trưởng GDP còn đạt mức 10% Đây là một sự tăng trưởng không bền

vững (hình 2.19)

Tuy nhiên, vận đỏ của Ireland đã chuyển màu đen Theo thời gian, mọi chi phí ở Ireland, từ tiền lương tới vật liệu đầu vào cùng tăng Cùng với đó, nền kinh tế này chuyển từ chỗ phát triển bùng nổ nhờ đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sang phát triển bong bóng nhờ các giao dịch mua bán nhà đất và các dự án xây dựng.

2.3.2.5 Cắt giảm chi tiêu:

Quốc hội Ireland tối 7/12/2010 đã thông qua chính sách thắt lưng buộc bụng năm 2011 trong lúc chuẩn bị nhận viện trợ tài chính 85 tỉ euro từ EU và IMF

Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, nước này sẽ tăng thuế với tất cả người lao động và cắt giảm phúc lợi xã hội, nhằm tiết kiệm khoảng 6 tỷ euro vào năm 2011

Ngân sách năm 2011 là ngân sách hạn hẹp nhất trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng 4 năm tới của Ireland nhằm tiết kiệm 15 tỉ bảng Anh, gần 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này, nhằm đưa thâm hụt ngân sách về giới hạn trần 3% GDP của EU vào năm 2014

2.3.2.6 Lạm phát và thất nghiệp:

Lạm phát

Tính theo chỉ số hài hòa giá tiêu dùng (HICP) của EU, trước năm 2007 tỉ lệ lạm phát của Ireland là 2,7%, trong khi tỉ lệ trung bình của EU là1,8% Tỉ lệ lạm phát đạt mức cao kỉ lục vào khoảng 5,1% năm 2007 và mức thấp kỉ lục vào khoảng -6,56% trong tháng 10/2009 Bong bóng BĐS làm giá nhà đất tăng, kèm theo đó là sự tăng giá của các chi phí sản xuất khác làm HICP tăng, kết quả là đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao Và điều ngược lại xảy ra khi bong bóng vỡ Tỷ lệ lạm phát ở Ireland ở

mức 2,8% trong tháng Mười năm 2001 (hình 2.20)Thất nghiệp:

Theo thống kê năm 2010, Ireland là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao đứng thứ 3 trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD và 50% trong tổng số 440.000 người nhận trợ cấp thất nghiệp là trợ cấp dài hạn

Trong thập niên 90, Ireland là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới Năm 2001, tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,9% Khủng hoảng nợ công xảy ra cùng với chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở Ireland tăng liên tục kể từ năm 2009 và đến nay vẫn chưa có xu hướng giảm Theo báo cáo tháng 9/2011, tỉ lệ thất nghiệp là 14,3% Thất nghiệp

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sự sụp đổ của hai nền kinh tế được coi là những hình mẫu tăng trưởng của châu Âu là những bài học nhãn tiền đối với tất cả các nước, bất kể là giàu hay nghèo - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
s ụp đổ của hai nền kinh tế được coi là những hình mẫu tăng trưởng của châu Âu là những bài học nhãn tiền đối với tất cả các nước, bất kể là giàu hay nghèo (Trang 32)
Hình 2.2: Tỷ trọng nợ công trên - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.2 Tỷ trọng nợ công trên (Trang 33)
Hình 2.4. Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kì hạn - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.4. Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kì hạn (Trang 34)
Hình 2.5: Tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp. - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.5 Tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp (Trang 34)
Hình 2.8. Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp. - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.8. Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp (Trang 35)
Hình 2.9. Đầu tư FDI của Hy Lạp - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.9. Đầu tư FDI của Hy Lạp (Trang 35)
Hình 2.11. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.11. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp (Trang 36)
Hình 2.10. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hy Lạp - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.10. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hy Lạp (Trang 36)
Hình 2.13. Cán cân ngân sách Ireland giai đoạn 1998 – 2010. Hình 2.14. Cán cân thương mại Ireland giai đoạn 2009-2011 Hình 2.15 - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.13. Cán cân ngân sách Ireland giai đoạn 1998 – 2010. Hình 2.14. Cán cân thương mại Ireland giai đoạn 2009-2011 Hình 2.15 (Trang 37)
Hình 2.17. Lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm của Ireland. - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.17. Lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10 năm của Ireland (Trang 39)
Hình 2.18. Nguồn vốn FDI của Ireland giai đoạn 1974-2009 - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.18. Nguồn vốn FDI của Ireland giai đoạn 1974-2009 (Trang 39)
Hình 2.19. Tốc độ tăng trưởng GDP của Ireland giai đoạn 2007 – 2011. Hình 2.20. Tỉ lệ lạm phát của Ireland giai đoạn 2008 – 2011Nguồn: The  - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 2.19. Tốc độ tăng trưởng GDP của Ireland giai đoạn 2007 – 2011. Hình 2.20. Tỉ lệ lạm phát của Ireland giai đoạn 2008 – 2011Nguồn: The (Trang 40)
Bảng 3.2: có cấu nợ công Việt Nam 2010 - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Bảng 3.2 có cấu nợ công Việt Nam 2010 (Trang 42)
Hình 3.2: Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Hình 3.3: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số nước Châu Á. - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 3.2 Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Hình 3.3: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số nước Châu Á (Trang 43)
Hình 3.5: Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO - KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011 (2).docx
Hình 3.5 Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w