1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

syllabus kinh tế học vi mô 2

4 2,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 67 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - BỘ MÔN KINH TẾ HỌC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: KINH TẾ VI MÔ 2 2. Giảng viên : TS. HAY SINH – tel: 0908179290 - email: haysinh1212@yahoo.com 3. Bậc đào tạo: Đại học Khóa : 36 4. Thời lượng: 45 tiết. 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): học viên phải học trước môn kinh tế học vi mô 1 và kinh tế học vĩ mô 1. 6. Mô tả môn học: Môn học này xem xét sự phân bổ hiệu quả những nguồn lực khan hiếm, vốn là kết quả của những quyết định phi tập trung hóa trong nền kinh tế thị trường. Môn học phân tích làm thế nào các hộ gia đình quyết định lượng lao động cung ứng và lượng sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) tiêu dùng, và làm thế nào các doanh nghiệp quyết định về bản chất, số lượng sản phẩm tạo ra, và qui trình sản xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo. Môn học cho thấy có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong điều kiện cân bằng tổng thể có cạnh tranh và chỉ ra những ví dụ về thất bại thị trường vốn là cơ sở cho những biện pháp điều chỉnh của chính phủ. Có 8 phần trong môn học. Phần 1 giới thiệu những khái niệm của kinh tế vi mô, mô hình cung cầu cơ bản, và vai trò của cơ chế giá; thảo luận những khái niệm thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, đây là những khái niệm được sử dụng rộng rãi như chỉ báo trong kinh tế học phúc lợi, để đánh giá các chính sách thay thế cho nhau. Phần 2 điểm lại lý thuyết hành vi người tiêu dùng và ứng dụng của nó, sau đó thiết lập đường cầu cho các thị trường khác nhau. Phần 3 bàn về hành vi doanh nghiệp, lý thuyết sản xuất, lý thuyết chi phí và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, và cuối cùng là thiết lập đường cung cho các doanh nghiệp và thị trường cạnh tranh. Phần 4, điểm lại các kết quả của thị trường cạnh tranh xét theo góc độ hiệu quả và công bằng. Phần 5 nói về cạnh tranh không hoàn hảo trong điều kiện độc quyền, độc quyền nhóm và cạnh tranh độc quyền. Phần 6 phân tích thị trường các yếu tố sản xuất, xem xét việc xác định giá đầu vào bằng cách thiết lập đường cung và cầu yếu tố đầu vào. Phần 7 nghiên cứu cân bằng tổng thể từ tất cả thị trường và các tính chất của nó. Phần cuối cùng xem xét thất bại thị trường chẳng hạn thông tin bất cân xứng, ngoại tác và sự thiếu đầu tư vào hàng hóa công, cùng với những biện pháp của chính phủ nhằm điều chỉnh những thất bại này. Trong chương trình KTVM giai đọan 2, sẽ học các phần liên quan từ phần 4 đến phần 8. Môn học sẽ có nhiều buổi ôn tập và bài tập về nhà. 7. Mục tiêu: Môn học sẽ cung cấp cho học viên những khái niệm và công cụ cơ bản trong phân tích kinh tế vi mô, từ đó có thể ứng dụng để phân tích và đánh giá các chính sách công hay các vấn đề kinh tế khác. Khi hoàn tất môn học, học viên sẽ nắm vững (1) Các chính sách can thiệp giá hiệu quả của chính phủ để điều hành nền kinh tế; (2) nguyên tắc ra quyết định tối ưu trong điều kiện có rủi ro; (3) chiến lược định giá của các doanh nghiệp trong các thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm; (4) nghiên cứu cân bằng tổng thể từ các thị trường sản xuất và trao đổi hàng hóa (5) thất bại của thị trường thông qua thông tin bất cân xứng, ngoaị tác và hàng hóa công cùng với những biện pháp của chính phủ nhằm điều chỉnh những thất bại này. 8. Phương pháp giảng dạy : Kinh tế học là môn học mang tính phân tích. Học viên không thể thông thạo bằng cách thuộc lòng hay nhồi nhét vào phút cuối. Cần phải nắm được các khái niệm và phát triển khả năng ứng dụng chúng để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Khả năng này đòi hỏi sự thực hành, đọc sách giáo khoa, bài giảng, nghiên cứu tài liệu và làm bài tập. Môn học được xây dựng theo dạng cấu trúc các khái niệm mới được xây dựng trên các khái niệm cũ, nội dung các chương sau sử dụng kiến thức nền tảng của các chương trước. Do vậy, điều quan trọng là phải theo dõi và cập nhật ĐÈ CƯƠNG MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - BỘ MÔN KINH TẾ HỌC thường xuyên. Nhiệm vụ của học viên là tham dự lớp đầy đủ, đọc kỹ tài liệu yêu cầu trước khi đến lớp, tích cực tham gia thảo luận và hoàn tất bài tập theo lịch. 9. Phương pháp đánh giá: - Phương pháp đánh giá quá trình (chuyên cần, bài tập, làm việc nhóm, thảo luận, kiểm tra giữa kỳ…): (30%-50%) Điểm tổng hợp đánh giá môn học 1. Điểm quá trình 40% tổng số điểm 2. Điểm thi cuối kỳ . 60% tổng số điểm 10.1 Giáo trình chính: + Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. Trang web của sách giáo khoa là: http://myphlip.pearsoncmg.com/cw/mpbookhome.cfm?vbookid=152. + Tài liệu của giảng viên Bài đọc tùy chọn - Nguyên lý Kinh tế học (tập 1) của N.Gregory Mankiw, bảng Tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 2003. - Lý thuyết Kinh tế vi mô, ấn bản thứ năm, của Walter Nicholson bằng tiếng Anh và ở trình độ khá cao cấp. - Lý thuyết Giá cả và Sự Vận dụng của Jack Hirshliefer và Amihai Glazer bằng tiếng Việt - "Microeconomics and Behavior", Robert H. Frank, The McGraw-Hill Companies, 1997. - Intermediate Microeconomics – A modern approach, taùc giaû Hal R. Varian - Advanced Microeconomic Theory, tác giả: Geoffrey A. Jehle & Philip J. Reny - Managerial Economics. Economic tools for Today’s decision Makers. Fifth Edition, tác giả Paul G. Keat & Philip K.Y.Young _ Nhà xuất bản: Pearson Prentice Hall, Pearson Education International. - www.fetb.edu.vn Học viên cũng phải đọc báo, tạp chí và các bài viết về những vấn đề kinh tế và cố gắng ứng dụng những gì đã học trong lớp vào các vấn đề chính sách đang đặt ra. 11. Nội dung môn học: CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH 1.1 Thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất 1.2 Phân tích chính sách kiểm soát giá 1.3 Phân tích chính sách thuế và trợ cấp 1.4 Phân tích chính sách ngoại thương Bài đọc thêm: Chương 9 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO. 2.1 Mô tả rủi ro 2.2 Sở thích về mức độ rủi ro 2.3 Giảm nhẹ rủi ro 2.4 Cầu về cá tài sản có rủi ro ĐÈ CƯƠNG MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - BỘ MÔN KINH TẾ HỌC Bài đọc thêm: Chương 5 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 3. ĐỊNH GIÁ TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG 3.1 Chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng 3.2 Giá cả phân biệt (giá cả phân biệt cấp 1,2,3) 3.3 Phân biệt giá cả theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm 3.4 Giá cả 2 phần 3.5 Giá gộp (giá trọn gói) Bài đọc thêm: Chương 10, 11 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM A. Cạnh tranh độc quyền 4.1 Những yếu tố tạo ra cạnh tranh độc quyền 4.2 Lựa chọn của hãng trong ngắn hạn 4.3 Cân bằng trong dài hạn 4.4 Cạnh tranh độc quyền và Hiệu quả kinh tế 4.5 Quảng cáo B. Độc quyền nhóm 4.1 Tính chất của độc quyền nhóm 4.2 Vấn đề cân bằng 4.3 Mô hình Cournot 4.4 Mô hình stackelberg 4.5 Mô hình Bertand Bài đọc thêm: Chương 12 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 5. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 5.1 Giới thiệu các mô hình cạnh tranh 5.2 Trò chơi hợp tác và không hợp tác 5.3 Chiến lược ưu thế 5.4 Cân bằng Nash 5.5 Các trò chơi lặp lại và hợp tác 5.6 Các trò chơi tuần tự và lợi thế của người đi trước 5.7 Ngăn chặn gia nhập ngành Bài đọc thêm: Chương 13 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 6. THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT 6.1 Thị trường yếu tố sản xuất cạnh tranh 6.2 Thị trường yếu tố sản xuất với sức mạnh độc quyền mua 6.3 Thị trường yếu tố sản xuất với sức mạnh độc quyền bán Bài đọc thêm: Chương 14 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 7. CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐÈ CƯƠNG MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - BỘ MÔN KINH TẾ HỌC 7.1 Phân tích cân bằng tổng quát 7.2 Hiệu quả trong trao đổi 7.3 Hiệu quả trong sản xuất 7.4 Hiệu quả trong thị trường đầu ra 7.5 Tổng quát về hiệu quả của các thị trường 7.6 Những thất bại của thị trường – Lý do cần có sự can thiệp của chính phủ Bài đọc thêm: Chương 16 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 8. THỊ TRƯỜNG VỚI THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 8.1 Sự không chắc chắn về chất lượng và thị trường “đồ cũ” 8.2 Thị trường bảo hiểm và tâm lý ỷ lại 8.3 Phát tín hiệu cho thị trường 8.4 Trở ngại về tâm lý 8.5 Vấn đề người ủy nhiệm, người tác nghiệp 8.6 Thông tin không cân xứng trên thị trường lao động: lý thuyết hiệu quả tiền lương Bài đọc thêm: Chương 17 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. CHƯƠNG 9. NGOẠI TÁC VÀ HÀNG HÓA CÔNG 9.1 Những ngoại tác 9.2 Các biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm đạt hiệu quả 9.3 Định lý Coase và các điều kiện áp dụng 9.4 Những tài nguyên sở hữu chung 9.5 Hàng hóa công Bài đọc thêm: Chương 18 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld. Tái bản lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999. ĐÈ CƯƠNG MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ 4 . tiết. 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): học vi n phải học trước môn kinh tế học vi mô 1 và kinh tế học vĩ mô 1. 6. Mô tả môn học: Môn học này xem xét sự phân bổ hiệu quả. ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - BỘ MÔN KINH TẾ HỌC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: KINH TẾ VI MÔ 2 2. Giảng vi n : TS. HAY SINH – tel: 090817 929 0 - email: haysinh 121 2@yahoo.com 3. Bậc đào tạo: Đại học. về cá tài sản có rủi ro ĐÈ CƯƠNG MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - BỘ MÔN KINH TẾ HỌC Bài đọc thêm: Chương 5 / Giáo trình Kinh tế học vi mô cuả Robert S.Pindyck và Daniel

Ngày đăng: 02/12/2014, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w