KỸ THUẬT SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC H2SO4

13 1.4K 0
KỸ THUẬT SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC H2SO4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương II: KỸ THUẬT SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC H 2 SO 4 1. Tính chất hóa lý và những lĩnh vực ứng dụng quan trọng 1.1. Các tính chất hóa lý chính Công thức hóa học SO 3 .H 2 O hoặc H 2 SO 4 . Axit sunfuric khan là chất lỏng không màu, sánh, kết tinh ở 10,37 o C. Khối lượng riêng ở 0 o C là 1,85g/cm 3 . Axit sunfuric có khả năng kết hợp với nước và SO 3 theo tỉ lệ bất kì, khi đó tạo thành một số hợp chất có những tính chất khác nhau. Trong kỹ thuật thì hỗn hợp theo tỷ lệ bất kì của SO 3 với H 2 O đều gọi là axit sunfuric. Nếu tỷ lệ SO 3 /H 2 O < 1 gọi là dung dịch axit sunfuric, tỷ lệ SO 3 /H 2 O > 1 gọi là dung dịch của SO 3 trong axit sunfuric hay oleum hoặc axit sunfuric bốc khói. Axit sunfuric sạch không màu, axit sunfuric kĩ thuật có màu sẫm vì có chứa nhiều tạp chất. Ở áp suất thường đến 296 o C axit sunfuric bắt đầu sôi và bị phân hủy cho tới khi tạo thành hỗn hợp đẳng phí chứa 98,3% H 2 SO 4 và 1,7% H 2 O (ở nồng độ này thành phần hơi của dung dịch giống như thành phần của dung dịch). Hỗn hợp đẳng phí này sôi ở 336,5 o C. Giản đồ sôi hệ SO 3 – H 2 O tại áp suất khí quyển Chất hoạt động mạnh, hoà tan phần lớn các kim loại và oxyt kim loại. Hút nước mạnh tạo các hyđrat. Axit sunfuric đặc rất háo nước, có tính oxy hóa mạnh, đặc biệt là khi đun nóng nhờ khả năng tạo thành các hydrat. Axit sunfuric có thể đẩy tất cả các axit khác từ muối khi tăng nhiệt độ, có khả năng thu nước của các axit khác, của các tinh thể hydrat, của các dẫn xuất hydro cacbon chứa oxy. Khi rơi vào da người axit sunfuric đặc làm bỏng da. 1.2. Ứng dụng • Công nghệ sản xuất phân bón: supephotphat, sunfat amin • Làm sạch bề mặt kim loai trước khi sơn màu, mạ crôm, niken • Được sử dụng để làm sạch các sản phẩm thu được khi chế biến dầu mỏ (làm sạch xăng dầu, parafin, mỡ bôi trơn ). • Sử dụng rộng rãi trong các nghành tổng hợp hưu cơ chế tạo sunfoaxit, các phẩm nhuộm, thuốc chữa bệnh và một số chất dẽo khác. 2. Nguyên liệu sản xuất axit sunfuric 2.1. Lưu huỳnh Nguyên liệu tốt nhất đẻ sản xuất axit sunfuric vì: • Lưu huỳnh thu được khi nấu chảy đá thiên nhiên có chứa lưu huỳnh. • Khi đốt S trong khí ta sẽ thu được hỗn hợp khí có nồng độ SO 2 và O 2 cao hơn khi đốt Pirit. • Lưu huỳnh chứa rất ít tạp chất và khi cháy không có xỉ nên đơn giản được dây chuyền sản xuất rất nhiều (bớt được các thiết bị để làm sạch khí). • Giá thành của S đắt hơn pirit vài lần, tuy nhiên khi sản xuất với quy mô lớn và xa nguồn nguyên liệu thì lưu huỳnh lại là nguyên liệu rẻ tiền. • Dây chuyền sản xuất axit sunfuric đi từ lưu huỳnh đơn giản hơn đi từ các nguồn nguyên liệu khác vì nhiệt độ đốt cháy lưu huỳnh thấp và quá trình tinh chế khí SO 2 đơn giản hơn. 2.2. Quặng pirit 2.2.1. Pirit thường Thành phần: FeS 2 chứa 53,5% S và 46,5% Fe Quặng pirit thường gặp là một khoáng màu vàng xám. Trong quặng thường lẫn nhiều tạp chất như các hợp chất của đồng ( FeCuS 2 , Cu 2 S, CuS), chì, kẽm, niken, bạc, vàng, coban, selen, các sunfat kim loại màu, muối cacbonat, cát, đất sét vì vậy hàm lượng S thường dao động trong khoảng 35-50%, sắt từ 30-40%. 2.2.2. Pirit tuyển nổi Trong quặng pirit có rất nhiều tạp chất (đồng). Nếu hàm lượng đồng lớn hơn 1% thì đem quặng sản xuất đồng có lợi hơn là đốt trực tiếp để sản xuất axit sunfuric. Trước khi đem luyện đồng, thường dùng phương pháp tuyển nổi để làm giàu đồng của quặng này lên khoảng 15-20% Cu (tinh quặng đồng). Phần bã thải của quá trình tuyển nổi chứa khoảng 32-40% S gọi là quặng pirit tuyển nổi, dùng để sản xuất axit sunfuric. Nếu tiếp tục tuyển nổi lần hai sẽ thu được tinh quặng pirit chứa tới 45-50% S. 2.2.3. Pirit lẫn than Than đá ở một số mỏ có lẫn cả quặng pirit, có loại chứa tới 3-5% S làm giảm chất lượng than.  Phải loại bỏ các cục than có lẫn pirit. Phần than cục loại bỏ này chứa tới 33-42% S và 12-18% C gọi là pirit lẫn than Pirit lẫn than tuy có hàm lượng S lớn, nhưng không thể đốt ngay để sản xuất vì hàm lượng cacbon trong đó rất lớn, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra rất lớn, làm nhiệt độ khí tăng cao, có thể làm cho lò đốt mau chống bị phá hủy; tiêu tốn nhiều oxi làm giảm nồng độ SO 2 va O 2 trong khí lò, gây khó khăn cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. 2.3. Thạch cao Các mỏ thạch cao: CaSO 4 .2H 2 O hoặc CaSO 4 . Ngoài ra trong quá trình sản xuất axit photphoric, supe photphat kép cũng thải ra một lượng lớn CaSO 4 . Thường thường từ thạch cao người ta sản xuất liên hợp cả axit sunfuric và xi măng. Đốt thạch cao + đất sét + than than trong lò quay. Khi đó CaSO 4 bị khử, cho SO2 đem đi sản xuất axit sunfuric; phần xỉ còn lại thêm một số phụ gia, đem nghiền để sản xuất xi măng. 2.4. Các hợp chất chứa lưu huỳnh khác Những phế thải của lò cao luyện gang, thép, lò luyện kim màu chứa khí được sử dụng chế tạo Khí hydro sunfua sinh ra trong các lò cốc, khói của các lò đốt than chứa nhiều lưu huỳnh, các hợp chất lưu huỳnh tách ra từ dầu mỏ cùng là nguồn nguyên liệu đáng kể cho sản xuất axit Các dung dịch thải của kĩ nghệ gia công kim loại. 3. Qui trình sản xuất (phương pháp tiếp xúc) Sản xuất axit sunfuric có những giai đoạn chính sau: • Đốt cháy nguyên liệu chứa S thu SO 2 . • Oxy hóa SO 2 thành SO 3 (giai đoạn chậm nhất). • SO 3 hấp thụ nước thành H 2 SO 4 . Phương pháp sản xuất axit sunfuric: Căn cứ vào cách sử dụng chất xúc tác nào mà đưa ra phương pháp sản xuất  Phương pháp nitroz: chất xúc tác là các oxyt nito Phương trình tổng quát: SO 2 + NO 2 + H 2 O = H 2 SO 4 + NO Bằng phương pháp nitroz người ta nhận được axit có lẫn nhiều tạp chất và nồng độ chỉ đạt 75-77% => sử dụng trong công nghiệp sản xuất phân bón.  Phương pháp tiếp xúc: Platin kim loại, oxyt sắt, oxyt vanadi. Theo phương pháp này, quá trình oxy hóa SO 2 thành SO 3 được thực hiện trên những khối xúc tác rắn. Phương pháp này hoàn thiện hơn nên giá thành của axit H 2 SO 4 sản phẩm có nồng độ 92-95% tăng không đáng kể so với phương pháp tháp. Hiện nay hơn 80% H 2 SO 4 của thế giới được sản xuất bằng phương pháp này. 3.1. Chuẩn bị nguyên liệu trước khi đốt Tùy theo loại nguyên liệu, trước khi đốt phải trải qua giai đoạn gia công cơ. Ví dụ: quặng pirit thông thường có kích thước 50-200mm, vì vậy phải đưa qua công đoạn đập, nghiền, sàng để có kích thước nhất định; quặng tuyển nổi phải sấy sơ bộ để giảm ẩm; lưu huỳnh đốt trong lò phun phải nấu chảy, lắng tách cặn 3.2. Sản xuất SO 2 3.2.1. Tính chất, đặc điểm của SO 2 SO 2 là khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc khó chịu. SO 2 tinh khiết ở áp suất thường và nhiệt độ -10 o C tự hóa lỏng. Khi hòa tan trong nước tạo axit sunfuro yếu, không bền: SO 2 + H 2 O H 2 SO 3 SO 2 dùng để điều chế axit H 2 SO 4 và cũng dùng để tẩy trắng rơm, rạ, len, lụa và là chất khử trùng để diệt nắm mốc trong hầm ngầm, kho chứa, thùng lên men. 3.2.2. Cơ sở hóa lý của quá trình đốt nguyên liệu Khi đốt pirit, đầu tiên có phản ứng trung gian phân hủy nhiệt: 2 FeS 2  2 FeS + S 2 -Q Hơi lưu huỳnh tách ra sẽ cháy giống như khi đốt lưu huỳnh nguyên tố: S 2 + 2O 2 = 2SO 2 +Q Sau khi tách lưu huỳnh, nguyên liệu trở nên xốp, tạo điều kiện tốt cho nó tiếp tục cháy. FeS cũng cháy theo phản ứng: 4FeS + 7O 2 = 2Fe 2 O 3 + 4SO 2 hoặc 3FeS + 5O 2 = Fe 3 O 4 + 3SO 2 Trên thực tế, dưới 600 o C oxy hóa xảy ra qua sự tạo thành sunfat sắt (hợp chất trung gian), sau đó mới phân hủy thành oxit. Khi nhiệt độ cao hơn thì thoạt tiên sẽ tạo thành FeO, sau đó Fe 2 O 3 hay Fe 3 O 4 . Quá trình phản ứng cháy của pirit xảy ra theo phương trình tổng quát sau: (T400 o C) 4FeS 2 + 11O 2 = 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 +Q (SO 2 14%) hoặc khi nhiệt độ cao, hàm lượng SO 2 trong khí và hàm lượng các tạp chất không cháy trong quặng lớn (độ dư oxy nhỏ): 3FeS 2 + 8O 2 = Fe 3 O 4 + 6SO 2 +Q Quá trình cháy của quặng không những xảy ra giữa pirit và oxy mà còn xảy ra giữa các pha rắn với nhau: FeS 2 + 16Fe 2 O 3 = 11Fe 3 O 4 + 2SO 2 FeS + 10Fe 2 O 3 = 7Fe 3 O 4 + SO 2 FeS 2 + 5Fe 3 O 4 = 16FeO + 2SO 2 FeS + 3Fe 3 O 4 = 10FeO + SO 2 Trong mọi trường hợp khi oxy hóa sunfua sẽ tạo màng mỏng oxyt sắt => hạn chế tốc độ khuếch tán oxy của không khí vào hạt nhân FeS, tốc độ khuếch tán ngược SO 2 từ chiều sâu của hạt pirit => giảm tốc độ chung của quá trình đốt quặng. Ở nhiệt độ thấp có hình thành màng sắt sunfat che phủ bề mặt hạt quặng. Nồng độ oxy trong không khí càng lớn thì màng sắt sunfat càng dày đặt, do đó nhiệt độ bốc cháy của quặng càng cao. Tốc độ cháy của quặng phụ thuộc vào cấu tạo tinh thể, thành phần hóa học và thành phần khoáng và các tạp chất trong quặng. Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ cháy của pirit tăng. Nhưng có trường hợp tăng nhiệt độ dẫn đến việc kết khối, làm giảm tốc độ cháy của quặng. Nguyên nhân: do quá nhiệt cục bộ trong khối vật liệu cháy hoặc tạo thành hỗn hợp owtecti từ FeS và FeO có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp, nếu trong quặng có lẫn SiO 2 thì nhiệt độ kết khối càng thấp hơn. Hậu quả: giảm tốc độ cháy của quặng, gây khó khăn cho quá trình đốt quặng, gãy đòn cào, răng cào (trong lò đốt quặng nhiều tầng), phá vỡ chế độ sôi, tăng tổn thất lưu huỳnh Có khoảng 5-10% S trong quặng sẽ chuyển thành khí dưới dạng SO 3 vì: khi ở nhiệt độ thấp, một phần muối sunfat trong quặng bị phân hủy cho SO 3 , mặt khác bản thân Fe 2 O 3 trong xỉ đóng vai trò chất xúc tác chuyển hóa SO 2 thành SO 3 (SO 3 chỉ tồn tại trong lò khi nhiệt độ khí ra khỏi lò nhỏ hơn nhiệt độ phân hủy hoàn toàn SO 3 ). Khi đốt pirit lẫn than, cacbon có trong quặng cũng cháy: C + O 2 = CO 2 +Q Các sunfua kim loại khác có trong thành phần của pirit cũng bị oxy hóa: Cu 2 S + 2O 2 = 2CuO + SO 2 2ZnS + 3O 2 = 2ZnO + 2SO 2 Khi phân hủy thạch cao (CaSO 4 .2H 2 O), đầu tiên nó bị khử nước kết tinh thành CaSO 4 khan, đến 1400-1500 o C bị khử theo phản ứng: CaSO 4 = CaO + SO 2 -Q Khi có C, SiO 2 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 nhiệt độ phân hủy CaSO 4 sẽ giảm xuống 2CaSO 4 + C = 2CaO + 2SO 2 + CO 2 -Q Quá trình đốt S, H2S tương đối đơn giản vì sản phẩm của quá trình cháy chỉ là khí lò chứa SO 2 . Lưu huỳnh trước khí cháy đã chảy lỏng (t nc = 113 o C), bay hơi (t s = 444 o C) và cháy trong pha khí. Bản thân quá trình cháy là quá trình đồng thể. S + O 2 = SO 2 +Q (SO 2 12%) 2H 2 S + 3O 2 = 2SO 2 + 2H 2 O +Q Thành phần khí lò phụ thuộc vào dạng nguyên liệu và hàm lượng oxy trong khí đưa vào lò: thông thường khí lò gồm: SO 2 , O 2 , N 2 , hơi nước và một số tạp chất khác như SO 3 , As 2 O 3 , SeO 2 , HF, SiF 4 , bụi Các tạp chất asen, telu, selen sẽ bị oxy hóa thành các oxit As 2 O 3 , TeO 2 , SeO 2 , ReO 2 , Re 2 O 7 một phần theo khí lò, một phần nằm lại trong xỉ. Khí ra khỏi lò nung có nhiều bụi (300g/m 3 , theo tiêu chuẩn < 1000mg/m 3 ) cần làm sạch để sản phẩm axit không bị nhiễm bẩn (bụi làm bẩn thiết bị, tắc đường ống, giảm hoạt độ xúc tác ).  hấp phụ asen oxit bằng sản phẩm H 2 SO 4 . Mục đích: loại bỏ các chất gây ngộ độc xúc tác + loại bỏ các sản phẩm H 2 SO 4 tồn tại ở dạng sương mù. Thành phần xỉ: lưu huỳnh không cháy hết ở dạng các hợp chất với đồng, sắt (chủ yếu là FeS), các dạng muối sunfat canxi, bary , các muối silicat, các sản phẩm của quá trình oxi hóa các tạp chất trong quặng 3.2.3. Lò đốt nguyên liệu Lò cơ khí (lò nhiều tầng) Hình 2.8. Sơ đồ nguyên tắc của lò nhiều tầng Ứng dụng: đốt quặng pirit tuyển nổi, quặng nguyên khai, các quặng sunfua kim loại màu và các khí có chứa S. Nguyên tắc hoạt động: có từ 6 đến 9 tầng, phổ biến là kiểu lò BX3 có 8 tầng: 1 tầng sấy và 7 tầng làm việc. Giữa lò có trục quay, trên trục, ở mỗi tầng gắn 2 đòn cào có răng cào. Khi trục lò quay (1 vòng/phút), răng cào sẽ gạt quặng rơi từ tầng trên xuống dưới, xỉ tháo ra ở tầng cuối cùng (chứa 2%S chưa cháy). Không khí được đưa vào lò từ cửa ở tầng dưới cùng, ngược chiều với quặng. Khí lò đi ra ở tầng trên (8,5-13% SO 2 ). Ở mỗi tầng có cửa để quan sát và thao tác khi cần. Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu làm việc của lò BX3 Điều kiện làm việc: T < 850-900 o C gây kết khối nguyên liệu, lò dễ bị rỉ. Sản phẩm: nhiệt độ khí lò khoảng 8,5-13% SO 2 , xỉ chứa 2%S chưa cháy. Vật liệu: vì nhiệt độ trong lò khá cao nên thường được đúc bằng gang có hai ngăn để thổi không khí vào làm nguội. Ưu điểm: hàm lượng bụi trong khí nhỏ, khoảng 10g/m 3 . Nhược điểm: • Cấu tạo phức tạp, cồng kềnh; • Không tận dụng được nhiệt cháy của quặng; • Năng suất thấp (30-35 tấn/ngày); • Lưu huỳnh cháy không hoàn toàn. Lò đốt bụi Hình 2.10. Sơ đồ nguyên tắc của lò phun (lò đốt bụi) Ứng dụng: đốt quặng pirit tuyển nổi và khô. Nguyên tắc hoạt động: lò có cấu tạo là 1 hình trụ bằng thép, trong lót gách chịu lửa. Phần dưới lò có phễu xỉ, phần trên đặt một giàn các ống thép dẫn nước làm nguội để quặng khỏi dính vào vòm lò (giảm T = 45-50 o C). Hỗn hợp không khí và quặng tuyển nổi khô được thổi vào lò qua vòi phun. Để quặng cháy triệt để, không khí bổ sung được thổi vào phần trên của lò. Điều kiện làm việc: có thể đạt tới 1100 o C  chỉ cần đưa vào lò một lượng dư oxi rất nhỏ. Sản phẩm: nhiệt độ khí lò khoảng 900-950 o C chứa 13% SO 2 , nhiệt độ xỉ 600- 700 o C, hàm lượng S trong xỉ < 2%. Vật liệu: là một hình trụ bằng thép, trong lót gạch chịu lửa. Ưu điểm: • Không bị kết khối như trong lò cơ khí do những hạt pirit nhỏ đang bay và cháy được bao bọc bằng không khí nên cháy mạnh. • Cấu tạo thiết bị đơn giản, cường độ của lò đạt tới 700-1000kg/m 3 .ngày (năng suất khoảng 100 tấn/ngày). • Khí ra khỏi lò có nhiệt độ 1000 o C được sử dụng trong những thiết bị tận dụng nhiệt. Nhược điểm: • Hàm lượng bụi trong khí lò lớn (> 100g/m 3 ); • Nguyên liệu: pirit tuyển nổi và khô, hàm lượng S ít dao động. Thay đổi thành phần  thành phần khí lò thay đổi. Nếu nguyên liệu ẩm  phá vỡ vòi phun và làm hỏng lò. Lò tầng sôi Hình 2.24. Sơ đồ nguyên tắc của lò tầng sôi Ứng dụng: đốt quặng pirit tuyển nổi, quặng nguyên khai, các quặng sunfua khác. Nguyên tắc hoạt động: quá trình đốt pirit trong lò tầng sôi xảy ra trong miền khuếch tán nên khi tăng nhiệt độ không làm tăng tốc độ quá trình hoặc tăng không đáng kể. Cấu tạo lò gồm 1 hình trụ bằng thép, bên trong lót lớp vật liệu chịu lửa. Ở phần dưới của lò đặt 1 bảng để phân phối không khí đều trên toàn tiết diện của lò. Quặng tuyển nổi sau khi đập nghiền đến kích thước quy định, đưa vào buồng nạp nhờ bộ phận tiếp liệu. Không khí qua các lỗ ở ghi ống thổi quặng vào lò. Không khí chính qua các mũ gió trên bảng phân phối khí giữ cho lớp quặng ở trạng thái sôi. Để quặng cháy triệt để, người ta bổ sung không khí vào trên lớp sôi ( 20% tổng lượng không khí). Ống tháo xỉ đặt ở ngang mức lớp sôi. Khí lò trước khi qua công đoạn tiếp theo được đưa qua làm nguội ở nồi hơi tận dụng nhiệt thừa và qua xyclon, lọc điện khô để tách bụi. Điều kiện làm việc: nhiệt độ ổn định trong toàn lớp sôi T = 800 o C (nhờ phương pháp dẫn nhiệt ra ngoài); thời gian quặng lưu lại trong lò từ 6-9 giây. Sản phẩm: thành phấn khí ra chứa 15% SO 2 , hàm lượng S trong xỉ 0,5%. Vật liệu: bằng thép, trong lót gạch chịu lửa. Ưu điểm: • Tránh kết khối do pha rắn bị đảo trộn mãnh liệt, nhiệt độ và nồng độ trong lớp sôi đồng đều • Cường độ của lò đạt tới 1000-1800kg/m 3 .ngày Nhược điểm: • Độ bụi của khí trong lò: 300g/m 3 . • Thời gian lưu lại trong lớp sôi của các hạt rắn và khí không đồng đều. • Tính chất vật lí của các hạt rắn bị thay đổi (bị bào mòn, nứt, kết dính, kết khối ) • Hàm lượng bụi trong khí ra rất lớn, nhất là khi dùng các hạt có kích thước không đồng đều. • Thành lò vùng lớp sôi bị bào mòn rất mạnh; • Tốc độ thổi khí bị giới hạn trong khoảng từ tốc độ bắt đầu sôi đến tốc độ bay hạt ra khỏi lớp sôi; • Khi dùng các hạt vật liệu điện môi sẽ gây nên điện tích tĩnh điện trong lớp sôi  gây nổ. So sánh 3 loại thiết bị lò đốt Các chỉ tiêu Lò cơ khí Lò phun Lò tầng sôi Nguyên liệu Nhiệt độ làm việc Cường độ làm việc,kg/m 3 .ngày Hàm lượng SO2 trong khí lò, % Hàm lượng S trong xỉ, % Độ bụi, g/m 3 Bất kỳ 185 850-900 9 2 10 Tuyển nổi 700-1000 1100 13 1-1,5 >100 Bất kỳ 1000-1800 800 15 0,5 300 3.2.4. Quá trình làm sạch khí lò: Thành phần khí lò: Bụi: tăng trở lực của thiết bị và đường ống, làm giảm hệ số truyền nhiệt, chuyển chất As 2 O 3 : hàm lượng tuy nhỏ nhưng tác hại rất lớn: gây ngộ độc chất xúc tác vĩnh viễn, hiệu suất chuyển hóa SO 2 giảm. TeO 2 , SeO 2 , Re 2 O 7 : (20-30mg/m 3 ) hòa tan vào các axit tưới làm bẩn sản phẩm. [...]... nhiệt độ hoạt tính xấp xỉ nhiệt độ hoạt tính của xúc tác platin 3.3.3 Cơ chế của phản ứng oxy hóa SO2 trên xúc tác 3.4 3.5 3.6 Hấp thụ SO3 bằng nước nhận H2SO4 Sơ đồ nguyên tắc sản xuất axit H2SO4 bằng phương pháp đơn Sơ đồ nguyên tắc sản xuất axit H2SO4 bằng phương pháp kép ... nguội chúng tác dụng với nhau tạo H2SO4 Ở tháp rửa I, hơi axit sẽ ngưng tụ ở dạng mù Phần lớn các SeO 2, As2O3 và các tạp chất khác hòa tan trong các hạt mù đó Vì tổng thể bề mặt của các hạt mù rất lớn nên rất khó tách chúng ra khỏi dòng khí Mù axit gây ăn mòn các chi tiết kim loại và sản phẩm của quá trình ăn mòn sẽ làm giảm hệ số truyền nhiệt, làm bẩn đệm, bẩn axit sản phẩm, nếu rơi vào tháp tiếp xúc... phân tử SO2 SO2 + O2 = SO3 + O -Q Cuối thể kỉ 19, các nhà bác học đã tiến hành oxi hóa SO2 trong hệ đồng thể có chiếu tia tử ngoại nhưng do tiêu tốn quá nhiều năng lượng nên không áp dụng vào điều kiện sản xuất được Tốc độ phản ứng oxy hóa SO2 trong hệ đồng thể rất nhỏ Khi có mặt chất xúc tác rắn (oxy hóa dị thể) năng lượng hoạt hóa giảm  tốc độ phản ứng tăng lên rất nhiều 3.3.2 Các chất xúc tác a Xúc... hợp khí, người ta cho khí đi qua hàng loạt các tháp rửa, lọc điện, sấy khi đó, khí được làm nguội và các tạp chất trong đó – đặc biệt là asen oxit – bị ngưng tụ, đồng thời với quá trình tạo mù axit Khi tách mù axit đồng thời cũng tách phần lớn các tạp chất nằm trong đó Hình 3.8 Sơ đồ làm sạch hỗn hợp khí lò của công ty Lurgi (tr 73) 3.3 Oxy hóa tiếp xúc SO2 thành SO3 3.3.1 Cơ chế hóa lý của quá trình... dễ bị nhiễm độc xúc tác (đặc biệt là asen), giá thành cao b Xúc tác oxit kim loại Sắt oxyt Fe2O3: Ưu điểm: rẻ tiền, dễ kiếm, ít nhạy độc với các tạp chất có trong khí lò Nhược điểm: hoạt độ xúc tác chỉ xuất hiện ở t > 625 oC (xcb < 70%) (dưới nhiệt độ này nó dễ bị chuyển thành sắt sunfat kém hoạt động)  Chỉ dùng trong giai đoạn đầu oxy hóa SO2 (chuyển hóa sơ bộ) xcb =50-60% Crom oxyt Cr2O3: hoạt tính . Chương II: KỸ THUẬT SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC H 2 SO 4 1. Tính chất hóa lý và những lĩnh vực ứng dụng

Ngày đăng: 01/12/2014, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan