Dạy học tích hợp kiến thức liên môn GDCD 8 bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình Giải Ba

9 23.6K 496
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn GDCD 8 bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình  Giải Ba

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi (Kèm theo công văn số 660 /PGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên) - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Quảng Ninh - Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Tiên Yên - Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên - Địa chỉ: Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên – Phố Tam Thịnh – thị trấn Tiên Yên – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: Email: c2thitran.ty.quangninh@moet.edu.vn - Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên): 1. Họ và tên: Ngô Thị Huệ Ngày sinh 28/03/1988 Môn : Giáo dục công dân Điện thoại:01684913255; Email: ngonhat15@gmail.com Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên (Kèm theo công văn số 660 /PGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên) 1. Tên hồ sơ dạy học Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Âm nhạc, ngữ văn, công nghệ, vật lý, hóa học vào môn giáo dục công dân lớp 8 trong bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 2. Mục tiêu dạy học a. Kiến thức bộ môn - Biết được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. b. Kiến thức liên môn: Âm nhạc, Công nghệ, Văn học, Vật lý, Hóa học - Biết hát theo giai điệu bài hát. (Âm nhạc) - Biết được quy trình cắm hoa. Biết lựa chọn đúng dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí. Biết quy trình nấu những món ăn đơn giản cho gia đình, sửa cầu chì điện, thêu khăn tay, trồng cây. (Công nghệ, Vật lý) - Biết các câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. (Văn học) - Biết vận dụng kiến thức Hóa học đã học để giải quyết tình huống giúp đỡ mẹ: làm sạch muối. 3. Đối tượng dạy học của bài học 112 học sinh 3 lớp khối 8 trường THCS Thị Trấn 4. Ý nghĩa của bài học Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Sưu tầm bài báo, tranh ảnh theo chủ đề, phim ảnh, trò chơi, các mẩu truyện , tấm gương về việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Máy chiếu, máy tính - Soạn bài bằng PowerPoint 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? (6 điểm) 2. Em hãy hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau? (4 điểm) - Lao động là điều kiện, là phương tiện cho con người và xã hội phát triển. (Đ) - Học sinh không cần tích cực lao động vì đang phải học tập. (S) - Chỉ cần làm xong nhiệm vụ được giao, không cần tích cực, sáng tạo. (S) - Học tập là loại hình lao động đặc biệt. (Đ) 3. Bài mới Giới thiệu bài mới:(Kiến thức Âm nhạc) Mục tiêu: HS biết hát đúng theo nhịp điệu bài hát, cảm nhận được giai điệu, ý nghĩa lới bài hát. Tiến hành: Cho học sinh nghe bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”. Cho học sinh nghe đoạn đầu, sau đó cho học sinh cùng hát theo để cùng hòa vào âm điệu của bài hát, sau đó trả lời câu hỏi: GV: Em có cảm xúc như thế nào, thấy được hình ảnh gì khi nghe bài hát trên? HS: Hình ảnh một gia đình hạnh phúc, một cảm giác rất ấm áp……. GV: “Chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại mọi tai ương của số mệnh”, câu nói nổi tiếng này của nhà thơ, nhà viết kịch Euripide đến ngày nay vẫn được nhiều người chia sẻ. Để xây dựng gia đình văn hóa mà các em đã học ở lớp 7, một gia đình hạnh phúc, mỗi người phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung này qua bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề. GV: yêu cầu HS đọc bài ca dao. HS: Đọc bài. ? Em hiểu thế nào về bài ca dao I. Đặt vấn đề 1. Đọc 2. Tìm hiểu trên? H: Bài ca dao ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở, răn dạy con cái phải kính trọng, có hiếu làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. ? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào? H: Tình cảm gia đình đối với em rất quan trọng vì nó là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục em trở thành người có ích cho xã hội. Là nơi đem lại niềm vui và chắp cánh ước mơ bay xa cho em. GV yêu cầu học sinh đọc hai mẩu chuyện phần đặt vấn đề. H đọc. ? Em đồng tình và không đồng tình với cách cư xử của nhân vật nào trong hai mẩu chuyện trên? Vì sao?. H: - Đồng tình với cách cư xử của bạn Tuấn vì hành vi đó của Tuấn thể hiện sự kính trọng với ông bà, có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình. - Không đồng tình với hành vi của con cụ Lam vì đó là hành vi thiếu tôn trọng cha mẹ không thực hiện đúng bổn phận với cha mẹ. G: Là con cháu phải kính trọng thương yêu, chăm sóc ông bà cha mẹ. Gv chiếu phim: chuyện cái bát gỗ GV: Em có nhận xét gì về hành vi của hai người con trong câu chuyện trên? Nếu là em, em sẽ đối xử với người cha như thế nào? HS: Đó là hành vi không đúng, không biết yêu thương và kính trọng cha mình. Em sẽ chăm sóc thật tốt, làm tròn bổn phận của mình. ? Em suy nghĩ gì về bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và vai trò của con cháu trong gia đình? H: Con cháu có vai trò rất quan trọng trong gia đình, là con cháu cần phải biết thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ. ? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc trong gia đình không? H: Là thành viên trong gia đình, trẻ em có quyền được tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc trong gia đình phù hợp với khả năng và sức lực của mình. ? Em có thể tham gia như thế nào? H: Trình bày ý kiến cá nhân. GV: Nhận xét, chốt ý: Như chúng ta đã biết, việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, hòa thuận, đó không phải là trách nhiệm của một hoặc hai người, mà là sự vun đắp của cả gia đình. Là sự mẫu mực của ông bà, cha mẹ, là sự hiếu thảo, ngoan hiền của con cháu. Con cháu biết chia sẻ những việc vừa sức cũng là thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình. Chúng ta có thể cắm một bình hoa tươi, nấu một bữa ăn tặng mẹ ngày 8/3. Hay sửa một bóng điện giúp cha, thêu một cái khăn tặng bà, trồng một cây xanh nhỏ tặng ông. Những việc đó ta có thể làm được khi em vận dụng kiến thức môn công nghệ. Những việc làm tuy nhỏ nhặt ấy chắc chắn sẽ mang lại niềm vui cho mọi người bởi lẽ nó xuất phát từ sự quan tâm và tình yêu thương. Quy trình cắm hoa: ? Em hãy kể tên những dụng cụ cắm hoa thường sử dụng tại gia đình mình? H: Bình hoa, hoa, cành, lá ? Để hoa tươi cắm được tươi lâu chúng ta cần phải làm như thế nào? H: trả lời dựa vào kiến thức đã học môn công nghệ - Cắt hoa vào buổi sáng, hoặc mua hoa còn tươi. - Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ 0,5 cm. - Cho hoa vào xô nước, ngập đến nửa thân cành hoa. - Để xô nước trong bóng mát. GV: Nhờ những kiến thức và kỹ năng đơn giản ấy, em có thể cắm được một bình hoa thật đẹp để tặng mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương của mình. GV đưa tình huống: vận dụng kiến thức liên môn Vật lý, Công nghệ, Hóa học Mục tiêu: Giúp HS - Biết vận dụng kiến thức Vật lí, Công nghệ để sửa cầu chì. - Biết vận dụng kiến thức Hóa học để làm sạch muối, màu kho cá bằng đường Tiến hành: Tình huống: “ Hai mẹ con cùng nấu cơm cho bữa tối, thì điện cúpvì đứt cầu chì. Màu kho cá không còn nữa, mẹ lỡ tay làm đổ lọ muối làm bẩn hết muối. Trong tình huống trên, em sẽ làm gì để giúp đỡ mẹ? H: + Vận dụng kiến thức Vật lý: cầu chì đứt vì hiệu điện thế thay đổi đột ngột làm cho cường độ dòng điện tăng quá mức, làm dây chì nóng chảy, mạch điện hở. Cần thay cầu chì mới. + Vận dụng kiến thức Công nghệ để sửa chữa điện thông thường trong nhà. Cần tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn khi sữa chữa điện (Ngắt mạch điện). + Vận dụng kiến thức Hóa học để làm sạch muối: Hòa tan muối với nước, sau đó lọc sạch, rồi đun sôi dung dịch nước muối ấy, sau khi nước bốc hơi sẽ còn lại muối. GV: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật Việt Nam có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Vậy mỗi thành viên trong gia đình sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học: HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Mục tiêu: giúp cho HS thấy được những quyền và nghĩa vụ của ông bà cha mẹ đối với con cháu. - Cách tiến hành: GV cho học sinh diễn tiểu phẩm về việc cha mẹ đánh đập, phân biệt đối xử và không cho em đi học để rút ra nội dung bài học. “Linh là con gái ông Hai, đang học lớp 4, nhưng dạo này ông Hai cấm không cho Linh đi học nữa mà phải ở nhà đi bán vé số để lấy tiền mua rượu cho ông. Ngày nào không bán được thì Linh bị đánh đập dã man. Hàng xóm can ngăn, bảo ông vi phạm pháp luật thì ông cho rằng Linh là con gái không cần học hành, đó là con ông thì ông có quyền đánh. Nêu câu hỏi, chia nhóm, chiếu câu hỏi: - Câu 1: Em có nhận xét gì về hành II. Nội dung bài học 1/Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cháu. a.Quyền và nghĩa vụ của cha me - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con. - Không được phân biệt, đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buốc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. vi của ông Hai? Ông đã vi phạm những gì? - Câu 2: Nếu em là hàng xóm của Linh, em sẽ làm gì? Đáp án: + Câu 1: Ông Hai vi phạm về quyền trẻ em được quy định trong công ước Liên hợp quốc. Vi phạm luật hôn nhân và gia đình: bạo hành trong gia đình, phân biệt đối xử. + Câu 2: Nếu em là hàng xóm của Linh em sẽ khuyên ngăn ông Hai, báo cho người lớn biết nếu thấy ông ra tay đánh Linh. Giúp đỡ, để Linh có thể tiếp tục đi học. HS thảo luận, trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) GV: Cho HS xem hình ảnh về bạo lực gia đình trên máy chiếu. ? Qua tiểu phẩm trên và qua những hình ảnh các em vừa xem, theo em cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì? H: trả lời. GV: nhận xét, rút ra nội dung bài học. GV: ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cháu? HS: Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành biên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. GV: nhận xét GV chiếu hình ảnh và rút ra nội dung bài học bằng sơ đồ trên máy chiếu. Gv chiếu bài tập yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi: ? Trong các bức tranh sau, bức tranh nào thể hiện quyền và nghĩa b. Quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với con cháu. - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu? H: đọc và làm bài tập. GV chiếu điều 2 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 Điều 2: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. (Trích) HĐ 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học và áp dụng vào tình huống cụ thể, thực tiễn. - Cách tiến hành GV: ra bài tập, hướng dẫn HS làm bài. Bài 4: SGK trang 33 Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Chi biết chuyện đó và can ngăn không cho Chi đi với lí do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng, giận dỗi và cho rằng bố mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Chi. Theo em, ai đúng, ai sai trong trường hợp này? Vì sao? Nếu em là Chi, em sẽ ứng xử như thế nào? Trả lời: Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lí, trông nom con. Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ. cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ. Nếu là em, em không đi chơi xa mà không có thầy cô giáo, nhà trường quản lí và nên giải thích lí do cho nhóm bạn hiểu III. Bài tập Bài 4: SGK trang 33 Trả lời: Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lí, trông nom con. Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ. cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ. Nếu là em, em không đi chơi xa mà không có thầy cô giáo, nhà trường quản lí và nên giải thích lí do cho nhóm bạn hiểu 4. Củng cố: GV chiếu sơ đồ củng cố kiến thức đã học. Tổ chức trò chơi: NHANH NÀO ĐỒNG ĐỘI! (Liên môn kiến thức môn Ngữ văn) Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình cảm gia đình, từ đó thêm Yêu thương và gắn bó với gia đình mình. Tiến hành: GV treo hai bảng phụ đã ghi nội dung câu hỏi lên bảng. Hai đội sẽ lần lượt cử đại diện lên hoàn thành phần thi của mình, đó là nối những câu ca dao, tục ngữ hoàn chỉnh. Đội nào hoàn thành trong thời gian ít hơn và đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng. Hãy điền vào chỗ trống sau đây để được câu trả lời đúng: Ruột đau ngời ngời một mẹ ngõ sau Lều tranh cơm bún ngất trời khôn ngoan 1. Công cha như núi Nghĩa mẹ như nước biển đông. 2. Mẹ già ở túp Miệng nhai , lưỡi lừa cá xương. 3. Chiều chiều ra đứng Trông về quê mẹ chín chiều 4. đối đáp người ngoài Gà cùng chớ hoài đá nhau. 5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: - Về nhà học bài cũ, làm bài tập 1,2, trang 33, chuẩn bị kĩ cho tiết học hôm sau là phần tiếp theo của bài 12 với những nội dung sau: 1.Quyền và nghĩa vụ của con, cháu? 2.Những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam? 3. Vẽ BĐTD về những nội dung đã học. *** Rút kinh nghiệm . Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi (Kèm theo công văn số 660 /PGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên) - Sở giáo dục và đào. c2thitran.ty.quangninh@moet.edu.vn - Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên) : 1. Họ và tên: Ngô Thị Huệ Ngày sinh 28/03/1988 Môn : Giáo dục công dân Điện thoại:01684913255; Email: ngonhat15@gmail.com Phiếu. trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật Việt Nam có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Vậy mỗi thành viên trong gia đình sẽ có những

Ngày đăng: 30/11/2014, 20:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan