1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030

43 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 256,09 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỒ ÁN: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030 GVHD : Th.S VŨ HẢI YẾN LỚP : 10HMT1 NHÓM : 4 SV : NGUYỄN THỊ KIM DUNG TRẦN THỊ HỒNG NGA DƯƠNG LÊ THỊ BẢO NGUYÊN VÕ QUANG THẾ NGUYỄN TRÍ TUỆ TP HỒ CHÍ MINH, Ngày 20 Tháng 10 Năm 2011 MỤC LỤC Chương I TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BẾN LỨC Trang 1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1 Vị trí địa lý 1 1.1.2 Đặc điểm địa hình 2 1.1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 2 1.1.4 Chế độ thủy văn và dòng chảy mặt 3 1.2 Tình hình dân số và cơ cấu ngành nghề của Huyện Bến Lức 4 Chương 2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN BẾN LỨC – CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 2.1. Hiện trạng chất thải rắn 8 2.2. Các phương pháp xử lý hiện tại 9 Chương 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 3.1. Tổ chức hệ thống thu gom, vận chuyển rác 10 3.2. Giải quyết nguồn rác 11 3.2.1. Giải quyết nguồn rác đường phố 11 3.2.2. Giải quyết rác hộ dân 11 3.2.3. Giải quyết khu thương mai, chợ, bệnh viện, cơ quan, rạp hát 12 3.2.4. Rác thải công nghiệp 14 3.2.5. Giải quyết vấn đề bùn hầm cầu 4 3.3.Đề xuất các phương án cải tạo hạng mục chủ yếu của BCL Lương Hòa 17 3.3.1. Cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác 17 3.3.2. Sử dụng thêm phế phẩm 18 3.3.3. Cải tạo hệ thống thoát và ngăn dòng mặt 18 3.3.4. cải tạo hệ thống hang rào và vành đai cay xanh 18 3.4 Các hạng mục khác tại khu xử lý (khu sx phân compost, lò đốt rác y tế) 19 3.4.1. Nhà và xưởng quản lý 19 3.4.2. Khu sản xuất phân compost 20 Chương 4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN 4.1 Tính toán 24 4.1.1 Dư đoán dân số và ước tính khối lượng rác đến năm 2030 24 4.1.2 Khối lượng riêng rác (năm 2009) 26 4.1.3 Tính toán hệ thống thu gom 27 4.1.4 Tính số xe cần đầu tư 32 4.1.5 Vạch tuyến thu gom rác 33 4.2 Dự toán chi phí 34 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 38 5.2 Kiến nghị 38 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cùng với cả nước, tỉnh Long An đang phải đối mặt với tình trạng phát sinh chất thải rắn ngày một gia tăng. Các chất thải trong địa bàn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó tập trung nhiều nhất là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, huyện Bến Lức là nơi phát sinh chất thải rắn mang tính đặc trưng nhất với sự quy tụ của nhiều khu công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau. Đặc biệt, Huyện Bến Lức gần sát với TP.HCM, chính vì vậy cũng chịu ảnh hưởng một phần của cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp của thành phố. Bến lức chính là cầu nối giữa thành phố HCM với các tỉnh Miền tây Nam Bộ, nên các cửa hàng, quán xá mọc lên để phục vụ du khách khắp cả nước,…đã làm cho Huyện Bến Lức đang đứng trước nguy cơ quá tải về lượng chất thải rắn phát sinh. Để có được biện pháp giải quyết triệt để lượng chất thải rắn phát sinh hằng ngày cũng như dự báo tương đối chính xác lượng rác thải phát sinh trong những năm tới để đầu tư xử ký. Trong khuôn khổ đồ án môn học, nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ triển khai thu thập điều tra thống kê và đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn trên Huyện Bến Lức, dự báo lượng phát sinh đến năm 2030 để làm cơ sở tiến hành vạch tuyến thu gom, vận chuyển cũng như đề xuất các công nghệ xử lý thích hợp để quản lý tốt chất thải rắn trên đại bàn Huyện Bến Lức nhằm giảm thiệu tác hại do chất thải rắn gay ra, cho con người và cảnh quan, đưa Huyện Bến Lức dần dần trở thành địa diểm tham quan trở nên đô thị loại cao và có chất lượng. Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 1 Chương I TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BẾN LỨC Toàn huyện Bến Lức được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó thị trấn Bến Lức là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của huyện. Các đơn vị còn lại là: xã Thạnh Lợi, xã Thạnh Hoà, xã Lương Bình, xã Lương Hoà, xã Tân Hoà, xã Bình Đức, xã An Thạnh, xã Tân Bửu, xã Thanh Phú, xã Thạnh Đức, xã Nhựt Chánh, thị trấn Bến Lức, xã Long Hiệp, xã Mỹ Yên, xã Phước Lợi. 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Bến Lức nằm ở phía Đông Tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ, cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và ngược lại. Huyện Bến Lức có tọa độ địa lý từ 10 0 35’48’’ đến 10 0 47’48’’ độ vĩ Bắc và từ 106 0 19’43’’ đến 106 0 33’55’’độ kinh Đông, với diện tích 289.54 km 2 . − Phía Bắc giáp Huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ. − Phía Đông giáp Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. − Phía Nam giáp Huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, Huyện Tân Trụ. − Phía Tây giáp Huyện Thủ Thừa. Quốc lộ 1A là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với ĐBSCL đi qua Huyện Bến Lức, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa Miền Tây lên TP.HCM và ngược lại. Tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mỹ Tho, tuyến đường quốc lộ (đường Hồ Chí Minh) xây dựng đi qua địa bàn Huyện Bến Lức càng góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện. Các tuyến tỉnh lộ 830, 832, 835 nối với hệ thống quốc lộ; Các tuyến huyện lộ, hương lộ nối với các tỉnh lộ và quốc lộ đã tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh. Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ thống giao thông thuỷ cũng rất phát triển. Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp, tương lai sẽ là cảng biển lớn tiếp nhận hàng hoá để đi tới các nước và các tỉnh. Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 2 Sông Bến Lức nối giữa Sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn, Kênh Thủ Đoàn nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ hoàn chỉnh có tác dụng vận chuyển hàng hoá từ Bến Lức đi các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận và tiếp nhận hàng hoá từ các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận về Bến Lức. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Bến Lức có địa hình bằng phẳng, nếu xét theo tiểu địa hình thì địa hình huyện Bến Lức cao ở các xã phía nam và thấp ở các xã phía bắc, địa hình thấp dần từ nam sang bắc và được chia làm hai vùng địa hình khác nhau. Các xã phía nam sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía nam huyện) gồm Thị Trấn Bến Lức và các Xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bửu, Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức có độ cao trung bình từ 0.75 - 1.5 m so với mực nước biển; Trong đó diện tích có độ cao trên 0.5 - 1.0 m chiếm tới 87.5% diện tích toàn vùng, đây là vùng sản xuất lúa chủ yếu của huyện Bến Lức. Đất đai khu vực phía nam của huyện bằng phẳng và tương đối cao thuận tiện trong xây dựng đô thị, các khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Các xã phía bắc sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía bắc huyện) gồm các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hoà, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hoà, Tân Hoà có độ cao trung bình 0.4 - 0.76 m ; trong đó có độ cao từ 0.4 - 0.5 m chiếm khoảng 49%; độ cao từ 0.5 - 0.76 m chiếm 49% và độ cao thấp hơn 0.4 m chiếm khoảng 2% so với mực nước biển. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu - khí tượng Huyện Bến Lức chịu tác động của hai vùng khí hậu có các yếu tố đặc trưng khác nhau: miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ - Nhiệt độ bình quân năm 27.7 o C - Nhiệt độ bình quân cao nhất 38 o C - Nhiệt độ bình quân thấp nhất tuyệt đối 14 o C Độ ẩm - Độ ẩm bình quân năm 80.5% Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 3 - Độ ẩm bình quân tháng cao nhất 91.2% (tháng 10) - Độ ẩm bình quân tháng thấp nhất 76.1% (tháng 1) Nắng - Tổng số giờ nắng trong năm 2,700 giờ, trung bình mỗi ngày có 7.4 giờ nắng. - Tháng có số giờ nắng cao nhất: tháng 3 với 305 giờ nắng. - Tháng có số giờ nắng thấp nhất: tháng 9 với 176 giờ nắng. Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm theo các hướng Tây, Tây Nam, Nam. Hướng gió thay đổi theo mùa: - Từ tháng 1 đến tháng 4 hướng gió Đông và Đông Nam - Từ tháng 5 đến tháng 10 hướng gió Tây và Tây Nam - Từ tháng 11 đến tháng 12 là gió Bắc Tốc độ gió bình quân là 2.8 m/s. Tốc độ gió bình quân tháng lớn nhất: tháng 8: 3.4 m/s. Tốc độ gió bình quân nhỏ nhất: tháng 11, 12: 2.3 m/s. Hằng năm Bến Lức có khoảng 140 ngày mưa giông, tập trung từ tháng 4-11, mỗi tháng có từ 12 - 22 ngày giông. Giông thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn. Mưa: Lượng mưa bình quân năm là 1,886.2 mm, lượng mưa giảm dần về phía tây (Tân An 1,532 mm) và phía Nam (Gò Công 1,209 mm). Số ngày mưa cả năm là 199 ngày và chia theo mùa. Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm (khoảng 150 – 200 mm). Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85 – 90% lượng mưa cả năm (khoảng 1,450 – 1,600 mm). Tháng 4 và tháng 11 là 2 tháng chuyển tiếp. Tháng 7 và tháng 8 tuy là các tháng trong mùa mưa, nhưng có xuất hiện thời gian không mưa, kéo dài từ 7 đến 15 ngày, có khi dài hơn, gây hạn cho cây trồng, nhân dân gọi là hạn Bà Chằng. Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 4 Các tháng 8, 9, 10 là có mưa lớn chiếm tới 49% tổng lượng mưa cả năm lại trùng vào mùa lũ nên vấn đề tiêu thoát nước rất quan trọng để đảm bảo sản xuất. Bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm 1,054 mm. Những tháng trong mùa khô cũng là những tháng có lượng bốc hơi cao nhất, chiếm tới 57.12% lượng bốc hơi cả năm. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất vào tháng 3: 127 mm/tháng. Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất vào tháng 10: 65 mm/tháng. 1.1.4. Chế độ thủy văn và dòng chảy mặt Mực nước và thủy triều: Chế độ mực nước khu vực chủ yếu chịu ảnh hưởng thuỷ triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều. Chế độ mực nước toàn năm trên sông Vàm Cỏ Đông có cao hơn chút ít do nhận nước của các công trình thuỷ lợi thượng nguồn, khả năng truyền triều, mặn nhanh khoảng 0.09 g/l.km. Do bình quân đỉnh triều biến đổi từ 0.66 - 0.95 m nên khả năng tưới tự chảy bị hạn chế, chỉ có các vùng ven sông; trong mùa mưa chân triều thấp nên việc tiêu nước dễ dàng. Đến tháng 9, tháng 10 có nước lũ về, đỉnh triều cao nên cần có đê để bảo vệ. Đê cao từ +1.9 đến +2.2 m. Lưu lượng: Sau khi có hồ Dầu Tiếng lưu lượng nước mùa kiệt của sông Vàm Cỏ Đông được bổ sung 1.8 lần cải thiện được chất lượng nước và chế độ mặn cho khu vực huyện Đức Hoà, Đức Huệ và Bến Lức. Tình hình lũ: Huyện Bến Lức ít bị ảnh hưởng của lũ, những năm lũ lớn, bão và triều cường gây ra ngập lụt ở các xã có độ cao thấp ven sông. Để giải quyết vấn đề này, huyện đã xây dựng hệ thống đê bao và cống dưới đê hoàn chỉnh. Vấn đề tưới tiêu − Về tưới: nguồn nước tưới cung cấp cho huyện Bến Lức lấy từ sông Vàm Cỏ Đông được bổ sung từ nước xả hồ Dầu Tiếng. Việc chuyển nước ngọt từ sông Vàm Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 5 Cỏ Đông vào kênh rạch nhờ hệ thống cống điều tiết, cống qua đê và nước được dự trữ tại đó để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. − Về tiêu: Ngập úng trong khu vực do mưa lụt và triều cường do đó cần phải xây dựng hệ thống đê bao, cống tiêu qua đê và lợi dụng chênh lệch triều để tiêu theo hướng tự chảy qua các cống điều tiết dưới đê là chính. 1.2 Tình hình dân số và cơ cấu các ngành nghề của huyện Bến Lức. Huyện Bến Lức có diện tích 289,3 Km2, dân số (năm 2009) 148.621 người, mật độ dân số là 514 người/km2. v Sản xuất nông nghiệp + Trồng trọt: - Đối với cây lúa: Năm 2010, toàn huyện có diện tích gieo trồng là 10,862 ha/10,870 ha đạt 99.93% kế hoạch, giảm 1,522 ha so với năm 2009. Nhìn chung, tình hình sản xuất cây lúa tương đối thuận lợi, tuy diện tích sản xuất giảm do chuyển sang đất công nghiệp và dân cư đô thị nhưng năng suất và chất lượng lúa ngày càng được nâng lên. - Đối với cây mía: Niên vụ 2009-2010, diện tích mía trong toàn huyện là 8,674 ha, năng suất bình quân 670 tạ/ha. Niên vụ mía 2010-2011, toàn huyện có khoảng 8,220 ha/kế hoạch 9000 ha đạt 91,33 %. - Các loại cây trồng khác: Ngoài các cây trồng chính nêu trên, trên địa bàn huyện hiện có 2,540 ha chanh, tăng 590 ha so với năm 2009. + Chăn nuôi: Đàn heo thống kê đến thời điểm 01/4/2010 là 27,530 con, giảm 22% so với năm 2009 và tiếp tục có xu hướng giảm do ảnh hưởng dịch heo tai xanh. Riêng đàn gia cầm có xu hướng tăng, thống kê thời điểm 01/4/2010 là 378,326 con, tăng 9% so với năm 2009 và có khả năng tăng lên 440,000 còn vào thời điểm 01/10/2010. v Sản xuất công nghiệp + Tình hình sản xuất công nghiệp: Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 6 Giá trị sản lượng công nghiệp thực hiện 9 tháng (theo giá cố định năm 1994) là 7,998 tỷ đồng, đạt 80.38%KH, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2009. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2010 có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng sau suy giảm. Tuy nhiên, tốc độ tăng còn ở mức khiêm tốn so với các năm trước đây; tỷ trọng giá trị xản xuất chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 70%). + Tiến độ triển khai các dụ án khu, cụm công nghiệp: Toàn huyện hiện có 8 Khu công nghiệp và 6 Cụm công nghiệp với diện tích 1,936 ha, đã triển khai bồi thường được 1,035 ha, đạt 53.46% chỉ tiêu, đã san lắp mặt bằng và đầu tư hạ tầng là 523 ha, đạt 27.01% chỉ tiêu, trong đó: - Khu công nghiệp: đã triển khai bồi thường được 5/8 Khu công nghiệp với diện tích bồi thường đạt 821 ha/1,221 ha, đạt 67.8% chỉ tiêu, đã san lắp mặt bằng và xây dựng hạ tầng là 426 ha, đạt 35.18% chỉ tiêu. - Cụm công nghiệp: đã triển khai bồi thường được 3/6 Cụm công nghiệp với diện tích bồi thường đạt 214 ha/725 ha, đạt 29.52% chỉ tiêu, đã san lắp mặt bằng và xây dựng hạ tầng là 97 ha, đạt 13.38% chỉ tiêu. Trên địa bàn huyện có 5/14 Khu, cụm công nghiệp đã tiếp nhận nhà đầu tư gồm KCN Thuận Đạo, KCN Nhựt Chánh 1, KCN Phú An Thạnh, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc II và Cụm công nghiệp Thịnh Phát với diện tích đất đã tiếp nhận dự án là 226 ha, đạt 20.76% tỷ lệ lấp đầy diện tích đất có khả năng tiếp nhận dự án (1,088.5 ha). v Thương mại - dịch vụ TM-DV trên địa bàn tiếp tục phát triển và có mức tăng khá ổn định so với cùng kỳ năm 2009. Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh và hoạt động ngày càng phong phú hơn. Đã khai trương Chợ Gò Đen mới do Công ty CP Địa ốc 6 đầu tư, chợ tạm của Khu dân cư thị trấn Bến Lức do Công ty CP ĐT&XD Thái Bình Dương đầu tư. Xây dựng kế hoạch phát triển chợ giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Dịch vụ vận tải hành khách xe buýt công cộng được duy trì ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân. v Lĩnh vực văn hóa - xã hội a. Giáo dục – Đào tạo: [...]... phương GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 7 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 Chương 2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN BẾN LỨC – CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 2.1 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Hiện tại Công ty Công trình Đô thị huyện Bến Lức chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn của khu vực huyện Bến Lức với tổng khối lượng thu gom, vận chuyển.. .Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 Từ đầu năm đến nay, huyện luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho năm học mới Hiện nay, toàn huyện có 52/52 trường học được trang bị máy vi tính và nối mạng internet phục vụ cho công tác quản lý, thông tin báo cáo Đến nay, toàn huyện có 15/15 xã, thị trấn đạt... Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 23 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN 4.1 TÍNH TOÁN Các thông số tính toán: - Dân số năm 2009: No = 148.621 người - Khối lượng rác năm 2009: 70 tấn/ngày - Dùng thùng 660L để thu gom rác - Thời hạn sử dụng: 3 năm - Sức chứa của 1 thùng: 0,66 m3... số năm làm gốc k: tốc độ gia tăng dân số (%) t: hiệu số năm tính toán và năm là gốc v Ước tính khối lượng rác GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 24 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 Tốc độ phát sinh CTR Huyện Bến Lức: r= luongracnam2009 70 = × 1000 = 0,47 (kg/người.ngày) dânsônam2009 148621 Khối lượng rác phát sinh trong 1 ngày của Huyện Bến Lức: ... 15 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 STT Thông số ĐVT 07 Coliform MPN/100ml 460.000 Giá trị TCVN 7733 - 2007, Cột B 5.000(*) Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 10/2008 - TCVN 7733 – 2007: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Cột B); - (*) QCVN 24:2009/BTNMT: Nước thải công nghiệp-Tiêu chuẩn thải. .. × 100 = = 4,49% mvoco 14581 4.1.3 Tính toán hệ thống thu gom a Tính hệ thống thu gom đối với rác hữu cơ v Số hộ thu gom của 1 chuyến - Tổng khối lượng rác chứa được trong thùng 660L: Sức chứa của thùng × KLR của rác = 0,66 × 290 = 191,4 (kg/chuyến) GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 27 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 - Khối lượng rác phát sinh của... chứa đồng thời 80 – 125 loại vi sinh vật gồm cả hiếu khí và yếm khí Hiện nay Liên hiệp khoa học Công nghệ sản xuất hoá học của Việt Nam cũng đã sản xuất được chế phẩm có tính năng tương tự GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 18 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 3.3.3 Cải tạo hệ thống thoát và ngăn dòng mặt − Bãi rác Lương Hòa hiện chưa có hệ thống. .. theo cho đến khi hết tuyến quy định, vừa quét rác vừa xúc cát lòng đường Trung bình từ 10 – 12 m mặt đường, mỗi công nhân đảm trách khoảng 12 km GVHD: Th.S Vũ Hải Yến SVTH: Nhóm 4 11 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 chiều dài quy định Cự ly từ địa bàn quét đến điểm trung chuyển bình quân 2 km 3.2.2 Giải quy t rác hộ dân Đối với hộ dân do chưa đồng... Yến SVTH: Nhóm 4 16 Đồ án Thiết kế hệ thống quản lý CTR đô thị cho Huyện Bến Lức và quy hoạch đến năm 2030 Sơ đồ công nghệ xử lý: Nước rỉ từ bãi rác Bể tự hoại Bể thu gom Bể chứa Al2(SO4)3, polyme Bể phản ứng Sân phơi bùn Chôn lấp cùng rác thải Bể lắng Hồ sinh học kết hợp làm thoáng Xả ra kênh số 1 Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác Lương Hòa Thuyết minh: Theo kết quả điều tra thực tế, lượng nước... tính thời nghỉ ngơi là: 8 × 0,15 = 1,2 h/ngày - Số người/hộ: 5 người - Năm làm gốc: 2009 - Năm cần tính toán: 2030 4.1.1 Dự đoán dân số và ước tính khối lượng rác đến năm 2030 v Dự đoán dân số - Tốc độ gia tăng dân số Huyện Bến Lức: 1,08% /năm (Nguồn: Công ty CP Cấp Nước Và Dịch Vụ Đô Thị Bến Lức) - Phương trình thể hiện dân số trong tương lai: N = No × (1 + k) t Trong đó: N: dân số năm cần tính toán

Ngày đăng: 28/11/2014, 14:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Một số thông số ô nhiễm chính của bãi rác Lương Hòa - ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
Bảng 3.1 Một số thông số ô nhiễm chính của bãi rác Lương Hòa (Trang 19)
Bảng  3.2:  Hiệu  suất  xử  lý  tối  thiểu  hệ  thống  xử  lý  nước  rỉ  rác  bãi  rác  Lương  Hòa - ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
ng 3.2: Hiệu suất xử lý tối thiểu hệ thống xử lý nước rỉ rác bãi rác Lương Hòa (Trang 20)
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác Lương Hòa - ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác Lương Hòa (Trang 21)
Hình 3.2: Nguyên lý công nghệ Seraphin - ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
Hình 3.2 Nguyên lý công nghệ Seraphin (Trang 25)
Bảng  3.3  :  Chức  năng  của  mỗi  công  đoạn  trong  dây  chuyền  công  nghệ  Seraphin - ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
ng 3.3 : Chức năng của mỗi công đoạn trong dây chuyền công nghệ Seraphin (Trang 26)
Bảng 4.1: Ta có dân số và khối lượng rác Huyện Bến Lức đến năm 2030 - ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
Bảng 4.1 Ta có dân số và khối lượng rác Huyện Bến Lức đến năm 2030 (Trang 29)
Bảng  4.3 :  Tổng  số  thùng  cần đầu  tư  đối  với  rác  hữu  cơ  qua  các  năm  (2009  - -2030) - ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN BẾN LỨC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030
ng 4.3 : Tổng số thùng cần đầu tư đối với rác hữu cơ qua các năm (2009 - -2030) (Trang 33)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w