4.2.1 Chi phí công tác thu gom
Chi phí công tác quét, thu gom rác đường phố
Tổng diện tích đường phố: 1.448.000 m2
Theo quyết định số : 13/2007/QĐ – BXD ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng – Bảng số 2
Bảng 4.5 : Định mức công đối với Huyện Bến Lức
Mã hiệu Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng MT1.02.00 Công tác quét, thu gom rác
đường phố bằng thủ công Nhân công: cấp bậc 4,5/7 Công 2,50 Tổng diện tích cần quét trong 1 năm 1.448.000m2* 365 ngày = 528.520.000m2 Tổng số công trong 1 năm = (tổng diện tích*định mức)/10.000 = (528.520.000*2,50)/10.000 = 132.130 công
Đối với công nhân bậc 4,5/7 , hệ số lương là 2,95
Lương tối thiểu hiện nay trên địa bàn Huyện Bến Lức đối với doanh nghiệp là 1.780.000 đồng/tháng.
Lương 1 tháng đối với công nhân bậc 4,5/7 là 2,95*1.780.000=5.251.000 đồng Vậy 1 ngày công khoảng 5.251.000 đồng/30 ngày=175.000 đồng
Tổng chi phí quét, thu gom 175.000* 132.130 = 23.122.750.000 đồng
Chi phí công tác thu gom rác hộ dân
Chi phí đầu tư thiết bị thu gom
Một thùng 660l có thể thu gom được 2 chuyến/ngày
Đối với rác thực phẩm cần đầu tư 106/2 = 56 thùng Các loại rác còn lại 96/2 = 48 thùng
Chi phí nhân công thu gom Tính bình quân đường rộng 15m.
Tổng chiều dài thu gom rác khoảng: 1.448.000/15 = 96.533m Tổng chiều dài thu gom trong 1 năm:
96.533*365 = 35.234.545m = 35.234,545km Theo bảng 5 – QĐ 13/QĐ-BXD ta có:
Định mức công cho thu gom 1 km đối với Huyện Bến Lức (đô thị loại IV) là: 0,8*1,95 = 1,56 công
Tổng số công trong 1 năm: 1,56 * 35.234,545 = 54.965,89 công
Đơn giá 1 ngày công là 175.000 đồng Tổng chi phí nhân công thu gom rác hộ dân 54.965,89 * 175.000 = 9.619.030.750 đồng Vậy tổng chi phí thu gom: 32.741.780.750 đồng
Chi phí công tác vận chuyển
Đối với rác thực phẩm lượng phát sinh khoảng 55.419 tấn/ngày
Vì quảng đường vận chuyển rác thực phẩm ngắn (trung bình 3km). Nên có thể thu gom rác trực tiếp từ điểm hẹn lên xe ép 7 tấn và vận chuyển đến BCL xã Lương Hòa.
Theo QĐ 13/QĐ-BXD ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ xây Dựng – Bảng số 8
xe 7 tấn MT2.01.00 Công tác thu gom rác sinh
hoạt từ các xe thô sơ, xe đẩy tay tại các điểm tập kết rác về nơi đổ rác bằng xe ép rác với cự ly trung bình 10km Nhân công: cấp bậc 4/7
Máy thi công: xe ép rác
Công
Ca
0,137
0,070
Đối với nhân công vận chuyển
Với 55.419 tấn rác suy ra số công trong một ngày khoảng 55.419 * 0,137 = 7,59 công
Tổng chi phí nhân công thu gom rác hộ dân một ngày 175.000 * 7,59 = 1.328.250 đồng
Đối với phương tiện vận chuyển
Với 55.419 tấn rác suy ra số công trong một ngày khoảng 55.419 * 0,070 = 3,88 công
Tổng số ca trong 1 năm 3,88 * 365 = 1.416 ca
Chi phí ca máy được tính theo công thức của thông tư: 07/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007
Công thức tổng quát xác định giá ca máy (CCM) CCM = CKH + CSC + CNL + CTL + CCPK (đồng/ca) Trong đó:
CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca) CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca)
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca)
CTL: chi phí tiền lương, thợđiều khiển máy (đồng/ca) CCPK: chi phí khác (đồng/ca)
Một xe 7 tấn có thể làm việc 3 chuyến/ngày. Vậy năm 2009 cần phải đầu tư 3 xe.
Nguyên giá của 1 xe 7 tấn trên thị trường khoảng 1,2 tỉ = 1.200.000.000 đồng Chi phí đầu tư xe 7 tấn = 3*1.200.000.000 = 3.600.000.000 đồng
Một xe khấu hao 5 năm. Vậy khấu hao 1 năm khoảng 3.600.000.000/5 = 720.000.000 đồng
Vậy khấu hao 1 ca khoảng: 720.000.000/1.416 = 508.475 đồng Chi phí nhiên liệu:
Định mức 1 lít dầu/10km
Một ca chạy được 3 chuyến. Với trung bình một chuyến đi và về khoảng 6km. Một ca xe chạy 18km Vậy một ca chạy tốn 1,8 lit dầu/xe. Đơn giá 1 lít dầu 20.400 đồng CNLC = 1,8*20.400 = 36.720 đồng CNLP = 0.05 * 36.720 = 1.836 đồng CNL = CNLC + CNLP = 38.556 đồng CNL cho xe 7 tấn trong 1 ca = 38.556 * 3 = 115.668 đồng Chi phí sửa chữa CSC = (nguyên giá* định mức sửa chữa năm)/số ca năm Chi phí sửa chữa cho 1 xe khoảng 45.500 đồng
Cho 3 xe trong 1 ca là 136.500 đồng Công thức CCPK :
CCPK = (nguyên giá x Định mức chi phí khác năm)/Số ca năm
Định mức chi phí khác năm chọn 5%
CCPK = (3.600.000.000 * 5%)/1.416 = 127.119 đồng Tổng chi phí vận chuyển ca:
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Dân số tăng nhanh (gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học) đã làm cho lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn. Điều này đã tạo áp lực cho việc thu gom và xử lý rác.
Việc xả rác ra các đường phố và một số nơi còn diễn ra khá phổ biến và khó kiểm soát. Ý thức người dân còn thấp trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng.
Thu phí rác hộ dân còn nhiều bất cập
- Nhiều hộ bỏ rác nhưng trả chi phí cho có 1 hộ
- Nhiều hộở gần BCL, bô rác hay điểm hẹn thì đổ trực tiếp tại nơi này nên không trả chi phí cho việc thải rác.
Trong khi vận chuyển rác đến điểm hẹn xảy ra hiện tượng rơi vải rác nhưng do công nhân không thu dọn mà vẫn tiếp tục vận chuyển, điều này góp phần làm mất cảnh quan đô thị.
Trong quá trình vận chuyển rác bằng các thùng hoặc các xe cơ giới tải trọng lớn thì có mùi hôi vẫn chưa hoàn toàn được khống chế gây ảnh hưởng đến người đi đường và sức khỏe của công nhân khi phải tiếp xúc lâu dài.
Phương tiện thu gom còn thô sơ.
5.2 KIẾN NGHỊ
Khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn nhằm: - Giảm lượng rác thải chôn lấp cũng như diện tích đất chôn lấp
- Tạo điều kiện để tái sử dụng chất hữu cơ làm phân compost, vật liệu san nền, thức
ăn gia súc,...
- Lợi ích về kinh tếđối với loại chất thải có thể tái sử dụng. - Thúc đẩy quá trình xã hội hóa (với sự tham gia của toàn xã hội) Tiền thu được từ tái chế sẽđược sử dụng vào các mục đích: - Trợ giá cho người dân trả chi phí thu gom
- Hỗ trợ lương cho công nhân