MUC LUC
Nội dung Trang
I.Đặt vấn đề 2
IILGiải quyết vấn đề
1.Khái niệm và đặc điểm cúa đại diện, ý nghĩa pháp lý của đại diện
q.khái niệm 2,3
b.đặc điểm 3,4
c.ý nghĩa pháp lý 4
2.Các hình thức đại diện
a.Hình thức đại diện theo pháp luật 4,5,6
b.Hình thức đại điện theo ủy quyên 6,7,8
3.Phạm vi đại diện
a.Khải niệm 8
b.Ý nghĩa pháp lý của phạm vi đại diện 8,9
c.Pham vi tham quyén đại diện trong các trường họp quan
hệ đại diện 9,10,11
d Trường hợp khơng có thẩm qun đại điện và vượt quá
phạm vi thẩm quyên đại diện 11,12,13
4.Chấm dứt đại diện
a.Chdm dirt đại diện theo pháp luật 13,14,15
b.Chdm dirt dai diện theo try quyên 15,16,17,18
HI.Kết luận 18
Trang 2I Đặt vấn đề:
Trong giao dịch đân sự, không phải trường hợp giao địch nào chủ thể cũng có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà trong nhiều trường hợp nhất định phải thông qua hành vi của người khác là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của mình Cũng chính vì thế, “đại diện” là một chế định truyền thống của Luật dân sự, quy định về khái niệm, đặc điểm và mọi yếu tố liên quan
đến “đại điện” Sau đây em xin được đi vào phân tích để có thể hiểu thêm về chế
định này
H Giải quyết vấn đề:
1 Khái niệm và đặc điểm của đại diện, ý nghĩa pháp lý của đại diện
a Khái niệm
Khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 quy định: đại điện là việc một người (sau đây gọi là người đại điện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại điện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vì đại điện
Như vậy, đại diện là một quan hệ pháp luật gồm có hai bên chủ thể là người
đại diện và người được đại diện Người đại diện là người nhân danh người được địa diện xác lập quan hệ với người thứ ba, vì lợi ích của người đại diện Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lí từ quan hệ do người đại diện
xác lập, thực hiện đúng thâm quyền đại diện, người được đại diện rất đa dạng, có
Trang 3cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi cũng có thể ủy quyền cho người khác là đại diện theo ủy quyền của mình nhưng cá nhân sẽ không được người khác đại diện cho mình trong trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập thực hiện giao dịch đó
b Đặc điểm:
Ngoài các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự thì quan hệ đại diện có những đặc điểm riêng như sau:
- Đại diện làm phát sinh hai méi quan hé cung tồn tại song song là quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện (quan hệ bên trong), quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba (quan hệ bên ngoài)
- Người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là nhân danh người được địa diện chứ không phải nhân danh họ Trước khi giao dịch dân sự được lập ra, người đại điện phải giới thiệu tư cách pháp lí của mình với người thứ ba để người
này hiểu hai vấn đề: thứ nhất ai sẽ là người trao đơi lợi ích hay chịu trách nhiệm về
hậu quả của giao dịch với họ; thứ hai là thâm quyền của ngươi đại diện đến đâu, người được đại diện như đã nói ở trên có rất nhiều trường hợp nên phải xác định rõ thâm quyền, quan hệ của người đại diện với người được đại diện có thể là cha mẹ với con chưa thành niên, người đại diện cho người bị mat nang luc hanh vi, hop đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền là bằng chứng cho quan hệ đại diện theo pháp luật
Trang 4- Người đại diện tuy nhân danh người được đại diện và thâm quyền của họ bị giới hạn trong phạm vi đại diện theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật nhưng họ vẫn có sự chủ động trong khi tiến hành các công việc cần thiết để đạt được mục đích là vì lợi ích của người được đại diện
Œ Ý nghĩa pháp lý của đại diện:
Đại diện có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiều trường hợp giao dịch, không phải chủ thể nào cũng có thể tự mình thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự
của mình một cách linh hoạt và hiệu quả nhất Có thê do nhiều nguyên nhân khách
quan hoặc chủ quan mà cá nhân có thể bị hạn chế năng lực hành vi hoặc không có năng lực hành vi, hình thức đại diện theo pháp luật sẽ là một giải pháp giúp họ vẫn được hưởng mọi lợi ích từ các giao dịch thông thường qua người đại diện, những lợi ích mà họ đáng được nhận Chủ thê trong giao dịch dân sự còn có thê là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, là những chủ thể mà quyền lợi mang tính cộng đồng, việc giao dịch bắt buộc phải thông qua hành vi con người Do đó, chế định
đại điện tạo điều kiện và đem lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể ngoài cá nhân 2 Các hình thức đại diện
Có hai hình thức đại diện trong pháp luật dân sự là đại diện theo pháp luật và
đại điện theo ủy quyền Mỗi hình thức đại điện có những yếu tô và đặc điểm riêng,
cụ thể như sau:
a Hình thức đại diện theo pháp luật:
Điều 140 BLDS 2005 quy định: đại điện theo pháp luật là đại điện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyên quyết định
Trang 5ton tại có sẵn chứ không phụ thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể Chủ thể trong quan hệ đại diện theo pháp luật cần thỏa mãn các điều kiện cụ thé sau:
- Người được đại điện nếu là cá nhân thì phải là người khơng có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, họ là đối tượng được pháp luật bảo vệ bởi bản thân họ
không trực tiếp tham gia vào bất kỳ giao địch nào nên pháp luật phải quy định sẵn những chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho họ trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự Các chủ thể còn lại là một tổ chức nên khi tham gia vào các giao dịch dân sự bắt buộc phải thông qua người đại diện cụ thể
- Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Các căn cứ đề nhận biết các quan hệ đại diện theo pháp luật đang tồn tại là:
Chủ thể trong quan hệ đại diện theo pháp luật gồm có hai nhóm:
« Các chủ thê trong trường hợp đại diện được quy định theo pháp luật chung
là đại diện mặc nhiên, ôn định về người đại điện, về thẩm quyền đại diện:
> Cha, mẹ đại diện cho con vị thành niên
> Người đứng đầu pháp nhân đại điện cho pháp nhân
> Người giám hộ đương nhiên đại diện cho người được giám hộ
(Điều 61, 62 BLDS 2005) Ví dụ: Nguyễn Văn A 15 tuổi, mồ côi
cả cha lẫn mẹ, chỉ còn có anh trai là Nguyễn Văn B 25 tuổi (thỏa mãn điều kiện làm người giám hộ), B sẽ đại diện cho A trong mọi giao dich dan su cua A
> Chủ hộ đối gia đình đối với hộ gia dinh,
« Các chủ thể trong trường hợp đại diện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thắm quyền:
> Người giám hộ đối với người được cử giám hộ (điều 63 BLDS
2005) Ví dụ: Cháu X 10 tuổi có bố mẹ vừa qua đời trong một vụ tai nạn, X lại khơng có anh chị em, bà con thân thích Uy ban nhan
Trang 6dân xã Y nơi gia đình cháu X sinh sống cử Anh Z (thỏa mãn điều
kiện làm người giám hộ) làm người giám hộ cho X
> Người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người được đại diện nếu là cá nhân thì phải là người khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Các căn cứ để nhận biết các quan hệ đại diện theo pháp luật đang tồn tại là:
> Căn cứ vào giấy khai sinh của con chưa thành niên để biết ai là
người đại diện theo pháp luật
> Căn cứ quyết định của Tòa án khi tuyên bố một người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự để biết ai đại điện cho người này
> Căn cứ vào Số hộ khẩu của gia đình đề biết người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình
> Căn cứ vào hợp đồng hợp tác có xác nhận của UBND xã phường
để biết ai là người đại diện cho tổ hợp tác
> Căn cứ vào đăng kí kinh doanh, Điều lệ hay Quyết định thành lập
pháp nhân đẻ biết ai là người đại điện theo pháp luật của pháp nhân
b Hình thức đại diện theo úy quyền:
Khoản 1, Điều 142 BLDS 2005 quy định: “đại điện theo ủy quyên là đại điện được xác lập theo sự ủy quyén giữa người đại diện và người được đại diện ” Khác với đại diện theo pháp luật là do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định, đại điện theo ủy quyền là trường hợp quan hệ đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên: bên đại diện và bên được đại diện, biểu hiện qua một hợp đồng ủy quyền hoặc một giấy ủy quyền, điểm khác nữa là hai bên chủ thể của quan hệ đại diện theo ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
Trang 7trường hợp được quy định tai Khoản 2 Điều 143 BLDS 2005: “Người từ đủ 15 tuôi
đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại điện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp
luật quy định giao dich dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện”
Đại diện theo ủy quyền được chia ra thành đại diện theo ủy quyền của cá nhân và đại diện theo ủy quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Vì những lí do chủ quan hay khách quan cá nhân có thể thơng qua người khác để xác lập các giao dich dân sự Người khác ở đây có thê là pháp nhân (ví dụ cá nhân ủy quyền cho một công ty tư vấn về luật đứng ra ký kết hợp đồng mua xe ô tơ cho họ), hoặc có thể là cá nhân (ví dụ X ủy quyền cho Y đứng ra ký kết hợp đồng thuê nhà ở)
> Dai diện theo ủy quyền của pháp nhân - quy định tại Khoản 1 Điều 143 BLDS 2005: cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
> Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình —- quy định tại Khoản l
Điều 107 BLDS 2005 “ chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên
khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự” > Đại diện theo ủy quyền của tổ hợp tác — quy định tại Khoản I Điều
113 BLDS 2005 “Tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên
thực hiện một sỐ công việc nhất định cho tổ”
Trang 8Uy quyén là phương tiện pháp lí cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, đảm bảo thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chat, tinh thần mà chủ thể quan tâm Ngoại lệ, có một sỐ trường hợp pháp luật không cho phép xác lập giao dịch thông qua người đại diện (bất kể là đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền) như việc lập di chúc
3 Phạm vi đại diện
a Khái niệm: Phạm vi đại diện là giới hạn quyên và nghĩa vụ của người đại điện trong việc nhân danh người được đại điện xác lập và thực hiện giao dịch với người thứ ba
bY nghĩa pháp lý của phạm vì đại diện:
Thứ nhất, về nguyên tắc, theo Khoản 3 Điều 144 BLDS 2005 quy định:
“người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại điện” và qua đó mới làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người được đại diện với người thứ ba Trường hợp người đại diện có lỗi trong khi thực hiện việc đại diện nhưng trong phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm vẫn thuộc về người đại điện Người đại diện có lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập đối với người được đại diện Như vậy, trách nhiệm giữa các bên quan hệ người đại diện — người được đại diện, người đại diện — người thứ ba độc lập hoàn toàn
Thứ hai, người thứ ba phải biết rõ về phạm vi thâm quyền đại điện bởi họ
đang xác lập, thực hiện giao dịch một cách gián tiếp với chủ thê phía bên kia trong quan hệ Ví dụ: X có chiếc xe ô tô đã sử dụng được l năm, X muốn bán xe ôt ô để lấy tiền mua nhà nên X ủy quyền cho Y kí hợp đồng bán xe ô tô, nhưng X không ủy quyền cho Y thực hiện hợp đồng, cụ thể là việc nhận tiền bán xe, chuyền giao xe cho bên mua, chuyền giao các loại giấy tờ liên quan đến chiếc xe Z là người
Trang 9mua xe 6 tô của X, Z cần phải biết rõ phạm vi đại diện của Y để tránh trường hợp Z cứ giao tiền cho Y thì X có quyền khơng giao xe và giấy tờ, Y sẽ phải đi đòi Z
Thứ ba, phạm vi đại diện còn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện Khoản 5 Điều 144 BLDS 2005 quy định: “người đại điện không được xác láp, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại điện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ” Ví dụ: A ủy quyền mua nhà cho C, B ủy quyền bán nhà cho C, C không được phép đại diện A mua nhà của B Quy định này nhằm ngăn ngừa và loại trừ những giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện có thể đem lại hậu quả bat lợi cho người được đại diện Trường hợp pháp luật có quy định
khác có thể kể đến Khoản 3 Điều 69 BLDS 2005 quy định: “các giao dịch dân sự
giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”
e Phạm vỉ thẩm quyền đại diện trong các trường hợp quan hệ đại diện: Tùy thuộc vào quan hệ đại diện là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền, phạm vi thâm quyền đại diện được xác định khác nhau
» Đối với đại diện theo pháp luật: Khoản I Điều 144 BLDS 2005 quy định “người đại diện theo pháp luật có quyển xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại điện ” Như vậy, pháp luật cho phép người đại diện theo
pháp luật có quyền chủ động tối đa trong việc lựa chọn, xác lập và thực hiện các
giao dịch liên quan đến người được đại diện nhưng phải xuất từ lợi ích của người
được đại diện Vậy nên nếu xảy ra khiếu kiện thì chính người đại diện phải tự
chứng minh giao dịch đó là vì lợi ích của người được đại diện Cha mẹ thì gần như luôn luôn xác lập những giao dịch để mang lại lợi ích cho con chưa thành niên
Trang 10nhung nếu có sự chứng minh về sự lạm quyền của cha mẹ gây thiệt hai cho con thì giao dich do cha mẹ đã xác lập cũng bị tuyên bố vô hiệu
Trong trường hợp đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có một số đặc biệt riêng Chính người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng với sự chấp nhận của người đại diện Người đại diện chỉ đóng vai trị giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho xác lập giao dịch Nếu như giao dịch đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chính người đại diện, của những người thân thích trong gia đình của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện cho phép người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện giao dịch
« Đối với đại diện theo ủy quyền: Khoản 2 Điều 144 BLDS quy định “phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền” Như vậy người được ủy quyền chỉ được thực hiện hành vi pháp lí trong khn khổ văn bản ủy quyền quy định, có thể là hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền Thâm quyền của người được ủy quyền có thể chỉ là thực hiện một công việc như là kí kết hợp đồng nhưng cũng có thể là cả kí kết hợp đồng lẫn thực hiện một loạt công việc liên quan như giao nhận tiền, hàng, thanh lí hợp đồng, Ví dụ: cơng ty A là công ty tư vấn luật được ông B ủy quyền thỏa thuận kí kết hợp đồng mua bán nhà cho ông B, công ty A chỉ có quyền kí kết hợp đồng chứ không có các quyền làm các việc khác liên quan như giao nhận tiền, giấy tờ nhà đất
Nếu được sự đồng ý của người được đại điện thì người đại diện có thể ủy
quyền lại cho người khác Nếu trong hợp đồng ủy quyền chỉ ghi cho phép người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác nếu thấy cần thiết thì người được ủy quyền vẫn bị ràng buộc trách nhiệm ở vị trí trung gian Nếu người ủy quyền đồng ý cho người được ủy quyền lại cho một người cụ thê đã được ủy quyền
Trang 11kiểm tra các yếu tố về nhân thân, khả năng tài chính, tồn bộ nội dung của quan hệ uy quyén thi coi nhu mét quan hé chuyén giao quyền và nghĩa vụ được xác lập Theo đó, người được ủy quyền sẽ lại chịu trách nhiệm trực tiếp trước người ủy quyền và quan hệ của người được ủy quyền chấm dứt
d Trường hợp khơng có thấm quyền đại diện và vượt quá phạm vì thấm
quyền đại diện
Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập thực hiện phải phù hợp với ý chí và lợi ích của người được đại diện nên giao dịch dân sự đó sẽ chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện, nhưng có những trường hợp mà việc đại diện vượt quá phạm vi thâm quyền đại diện hoặc khơng có thâm quyền đại diện nhưng vẫn được xem xét:
« Nếu giao dich dân sự do người khơng có thâm quyền đại diện xác lập, thực
hiện thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện Tuy
nhiên, nếu như sau đóBLDS 2005 người được đại diện đồng ý chấp nhận giao dịch
đó thì vẫn mang lại quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện, người đã giao địch với người khơng có thâm quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện
hoặc người đại điện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định Nếu hết thời
hạn ấn định mà khơng trả lời thì giao dịch đó khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện
Vi dụ: ông A là trưởng phịng kinh doanh trong cơng ty cổ phần X, ông A đứng ra kí hợp đơng bán lô hàng trị giá 3 tỷ đồng cho công ty Y, trong khi công ty cổ phân X không quy định ông A là người đại diện của công ty Việc ơng A kí kết hợp đồng bán lô hàng trên không làm phát sinh các quyên và nghĩa vụ cho công ty X Công ty Y sau khi phát hiện ra sự việc đã gửi thông báo cho giám đốc và hội dong quản trị của công ty XÃ biết để xem họ có chấp nhận hợp đồng đã kí kết với
Trang 12ông A hay không Nếu như giám đốc công ty và hội đồng quản trị thống nhất là chấp nhận hợp đồng ơng A đã kí kết thì hợp đồng đó vẫn coi như là của cơng ty X, cịn nếu họ không chấp nhận hợp đồng thì hợp đồng đó hồn tồn khơng có liên quan đến công ty X
Trong trường hợp người được đại diện hay người đại diện của người này không chấp nhậ hợp đồng do người không có thẩm quyền đại diện kí thì mặc dù hợp đồng đó khơng có giá trị đối với người được đại diện nhưng giá trị của hợp
đồng đã ký kết có giá trị thi hành hay không lại tùy thuộc vào quyền quyết định
của người đã giao dịch với người khơng có thẩm quyền đại điện Nếu người đã giao dịch có căn cứ để biết hoặc phải biết về việc khơng có quyền đại diện nhưng vẫn xác lập giao dịch thì giao dịch đó khơng có hiệu lực bởi vì sự cố ý của cả hai bên về việc vi phạm nguyên tắc trung thực khi giao kết hợp đồng Cịn nếu họ
khơng biết hoặc không thể biết về việc khơng có thâm quyền đại diện thì sẽ có hại
sự lựa chọn đặt ra:
> Chấp nhận giao dịch đã xác lập với người khơng có thẩm quyền đại diện và có yêu cầu người khơng có thẩm quyền đại diện thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đối với mình Như vậy, người khơng có thâm quyền vẫn chịu trách nhiệm đối với giao dịch mà mình đã xác lập với người khác
> Có quyền đơn phương chấm đứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao địch đã xác lập và u cầu người khơng có thâm quyền đại diện phải
bồi thường thiệt hại cho mình
Nếu giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần vượt quá phạm vi đại diện Tuy nhiên, nếu người được đại diện sau này đồng
Trang 13ý chấp nhận phần giao dịch vượt quá này hoặc biết mà không phản đối khi giao
dịch đó được xác lập thì giao dịch đó vẫn có giá trị đối với người được đại diện Mặc dù giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện nhưng vẫn có giá trị pháp lý đối với người đã xác lập thực hiện giao dịch trong trường hợp họ
không biết hoặc không thê biết về việc vượt quá phạm vi đại diện này, lúc này họ
cũng có hai lựa chọn:
> Yêu cầu người đại điện phải thực hiện nghĩa vụ về phần giao dịch
vượt quá phạm vi đại diện
> Don phương chấm đứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ giao địch
dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao
dịch và yêu cầu bồ thường thiệt hại
Trường hợp nếu người đã xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt
quá phạm vi thầm quyền mà vẫn xác lập giao dịch thì giao dịch đó sẽ vô hiệu; nếu gây thiệt hại cho người đại diện thì người đại diện vượt quá phạm vi đại diện và người đã xác lập giao dịch phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
4 Chấm dứt đại diện:
Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan hệ đại diện không ton tai mãi mà nó sẽ chấm dứt khi xảy ra những sự kiện pháp lí nhất định Nếu quan hệ đại diện theo ủy quyền đã chấm dứt mà người đại diện vẫn nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện các giao dịch dân sự thì hậu quả pháp lí xảy ra sẽ được giải quyết theo các quy định của pháp luật về thực hiện các công việc của người khác không có ủy quyền Cịn nếu quan hệ đại điện theo pháp luật đã chấm
dứt thì mọi giao dịch do người đại diện trước đây xác lập kể từ thời điểm chấm dứt
Trang 14dai dién đều vô hiệu Như vậy khi chấm dứt đại diện, mọi hậu quả pháp lí phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện đều khơng có giá trị pháp lí đối với người được đại diện Các hình thức đại diện được chấm dứt trong các trường hợp sau:
a Chấm dút đại diện theo pháp luật:
» Chấm dứt đại điện theo pháp luật của cá nhân: Khoản | Điều 147 BLDS 2005 quy định các trường hợp đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt:
*Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi đã khôi phục
Khi người đó chưa thành niên hoặc vì một lí do nào đó bị hạn chế hoặc mất đi
năng lực hành vi thì cần có người đại diện mình trong các giao dịch dân sự Nhưng sau khi họ đã thành niên hoặc năng lực hành vi của họ đã được khơi phục thì họ hồn tồn có đầy đủ năng lực và tư cách trong các giao dịch dân sự
Vi du: A mồ côi cha mẹ từ khi còn bé và được người bác (anh ruột của bố) làm
người đại diện, sau khi A đã thành niên (đủ 18 tuổi trở đi) thì bác của A khơng cịn là người đại diện của A nữa
* Người được đại diện chết: tư cách chủ thể của mọi quan hệ pháp luật
khi một người chết sẽ chấm dứt, quan hệ đại diện cũng là một quan hệ pháp luật
nên khi di nhiên cũng sẽ bị chấm dứt
* Các trường hợp khác đo pháp luật quy định: các trường hợp khác có thé có lí do xuất phát từ phía người đại diện, ví dụ như người đại diện bị mat nang luc hanh vi dan su, phai chap hành hình phạt tù,
« Chấm dứt đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Khoản 1 Điều 148 BLDS quy định: “dai dién theo pháp luật của pháp nhân
chấm dứt khi pháp nhân chấm dứf” Pháp nhân có thể chấm dứt vì nhiều nguyên
Trang 15nhan: Phap nhan bi Toa an ra quyét dinh tuyén bó phá sản, pháp nhân có quyết định giải thể hoặc bị hợp nhất, chia tách,
» Chấm dứt đại diện của tổ hợp tác và hộ gia đình:
Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến quan hệ đại diện của gia đình và tổ hợp
tác chấm dứt: thứ nhất là do hộ gia đình hoặc tơ hợp tác đó chấm dứt sự tồn tại; thứ
hai có thể xuất phát từ chủ hộ hoặc tô trưởng tổ hợp tác Chủ hộ, tổ trưởng tô hợp
tác nếu như vì lí do nào đó dẫn đến khơng có đủ điều kiện làm người đại điện theo
pháp luật (có thể là bị tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự); hoặc
đối với tổ hợp tác khi mà tổ trưởng ra khỏi tơ hợp tác thì theo thỏa thuận của các tổ
viên tổ hợp tác tổ viên khác sẽ được thay thế vào vị trí tổ trưởng đó
Như vậy, hình thức đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt khi chủ thể được đại diện không còn là đối tượng cần được pháp luật bảo vệ nữa như khi cá nhân đã có
đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hoặc khi cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khơng cịn tồn tại Đối với trường hợp người đại điện theo pháp
luật của hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân khơng cịn đủ điều kiện đại diện thì sẽ
có các chủ thể khác thay thế vị trí của họ
Vi dụ: ông Nguyễn Văn X là chủ hộ của hộ gia đình gỗm có ơng X và vợ cùng 3 đứa con Ơng X vì có hành vi vi phạm luật hình sự nên phải chấp hành án phạt tù, ông X đã khơng cịn là người đại điện cho hộ gia đình nữa mà lúc đó bà vợ
của ông sẽ là chủ hộ gia đình thay ông
b Chấm dứt đại diện theo úy quyền:
Đối với cá nhân: Khoản 2 Điều 147 BLDS 2005 quy định: “Đại diện theo ủy
quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Trang 16©_ Thời hạn quỷ quyên đã hết hoặc công việc được ty quyên đã hoàn thành Về thời hạn ủy quyền, nếu như các bên khơng có thỏa thuận cụ thể về thời hạn ủy quyền hoặc pháp luật cũng khơng có quy định thì thời hạn ủy quyền là một năm kế từ ngày xác lập quan hệ ủy quyền Trong thời hạn của quan hệ ủy quyền mà công việc được ủy quyền đã hồn thành thì quan hệ đại diện cũng chấm dứt bởi mục đích của các bên đã đạt được nhưng nếu như thời hạn ủy quyền đã hết mà công việc được ủy quyền cũng chưa hồn thành thì cũng chấm đứt quan hệ ủy quyền Vì thế nên
các chủ thể sẽ phải thật cân nhắc về thời hạn ủy quyền khi thỏa thuận đề tránh bị thiệt hại về quyền lợi
e Nguoi uy quyén huy bo viéc uy quyén hoặc người được 1y quyển từ chối việc y quyén Việc chấm dứt này là do ý chí của một trong hai bên chủ
thể nên nếu việc chấm đứt có gây thiệt hại đến chủ thể phía cịn lại thì
phía bên kia phải có trách nhiệm bồ thường thiệt hại Ví dụ: anh 4 úy quyền cho anh B đứng ra bán căn hộ chung cư của anh A, anh A thỏa thuận sẽ trả cho anh B 1 triệu động tiền thù lao giao tiền luôn cho B khi viết giấy uy quyén nhưng sau đó khi chưa thực hiện hết công việc 1y quyền anh B đã đơn phương chấm dứt, từ bỏ việc ủy quyền nên anh B đã phải trả lại toàn bộ số tiền I triệu dong tiền thù lao
e Nguoi uy quyén hoặc người được 1y quyển chết, bị Tòa án tuyên bố mắt năng lực hành vi dân sự, bị han chế năng lực hành vi dân sự, mat tích hoặc đã chết Như vậy, một trong hai bên trong quan hệ không đáp ứng được các điều kiện của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thì quan hệ đó chấm đứt Quan hệ ủy quyền gắn với nhân thân nên các quyền và nghĩa vụ của họ không dịch chuyên cho những người thừa kế mà sẽ chấm dứt luôn khi người được ủy quyền, người ủy quyền chết
Trang 17Khi chấm dút đại diện theo ủy quyên, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện
Các trường hợp chấm dứt đại điện theo ủy quyền của cá nhân và pháp nhân là tương đối giống nhau, trường hợp chấm dứt theo ủy quyền của pháp nhân quy định tại Khoản 2 Điều 148 BLDS 2005: Đại điện theo ủy quyên của pháp nhân cham dit trong cdc trường hợp sau đây:
©_ Thời hạn ủy quyên đã hết hoặc công việc được ủy quyên đã hoàn thành Thời hạn ủy quyền và công việc được ủy quyền được thỏa thuận và quy định trong giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền Khi một trong hai nội dung trên kết thúc thì hồn tồn có căn cứ để chấm dứt ủy quyền
©_ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyên hoặc người được ủy quyên từ chối việc ủy quyên Việc chấm đứt trong trường hợp này là do ý chí của một trong hai bên chủ thể trong quan hệ ủy quyền nên tương tự như trong trường hợp chấm đứt ủy quyền đối với cá nhân nếu việc chấm dứt đo gây ra thiệt hại cho bên chủ thê còn lại thì bên gây tra nguyên nhân chấm dứt phải đền bù thiệt hại theo quy định của pháp
luật
© Pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyên chết, bị Tòa án tuyên bố mắt năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vì dân sự, mat
tích hoặc là đã chết Pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyền chết
thì xem như một trong hai bên chủ thể của quan hệ bị hủy bỏ nên quan hệ
đại điện rõ ràng phải chấm dứt
Khi chấm dứt đại diện theo ty quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với pháp nhân úy quyền hoặc pháp nhân kế
Trang 18thừa Quy định này nhằm đảm bảo tránh được việc thiệt hại về quyền lợi
của các bên chủ thể trong quan hệ
HI Kết luận:
Qua việc phân tích chế định “đại diện” - là một chế định truyền thống của luật dân sự, có thể thấy rõ được tính thực tiễn và ý nghĩa thiết thực của đại điện trong giao lưu đân sự Trong nhiều trường hợp, đại điện là công cụ pháp lí để cho các chủ thể mà vì lí do nào đó dẫn không thê tham gia vào giao địch đân sự có thé thực hiện được quyền và nghĩa vụ xứng đáng của mình
Trang 19Danh muc tai liéu tham khao
Giáo trình luật dân sự Việt Nam tap | — Nha xuất bản giáo dục
Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 — Nha xuất bản công an nhân dân nắm 2009
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
http://www luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/dan-su-to-tung-dan- su/2009/8496/Ban-ve-quyen-nguoi-dai-dien-cua-duong-su-quy-dinh-tai.aspx http://danluat.thuvienphapluat.vn/Forums/ShowPosts.aspx?ThreadID=1057
&Pagelndex=1