Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều.. Vị trí đoạn trích: Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Th
Trang 1CÁC BÀI THƠ LỚP 9 HKI CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du (1765 – 1820)
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác
phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều Khi giới thiệu
những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả
tài sắc Thuý Vân và Thuý Kiều
CẢNH NGÀY XUÂN (Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du (1765 – 1820)
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng vò rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Vị trí đoạn trích: Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý
Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du (1765 – 1820)
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Trang 2Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia
biến và lưu lạc) Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu
xanh, Kiều uất ức định tự vẫn Tú Bà vờ hứa hẹn đợi
Kiều bình phụ sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi
đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện
âm mưu mới
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGHUYỆT NGA (Trích
Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tời lẫy lừng vào đây
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vậy bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong
Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy?”
Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ
Trong xe chật hẹp khôn phô,
Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng.”
Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai
Tiểu thơ con gái nhà ai,
Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?
Chẳng hay tên họ là chi?
Khuê môn phận gái việc gì đến đây?
Trước sau chưa hãn dạ nầy,
Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra?”
Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con nầy tí tất tên là Kim Liên
Quê nhà ở quận Tây Xuyên, Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê
Sai quân đem bức thơ về, Rước tôi qua đó định bề nghi gia
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
Chẳng qua là sự bất bình, Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi
Làm nguy chẳng gặp giải nguy, Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi
Trước xe quân tử tạm ngồi, Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
Chút tôi liễu yếu đào thơ, Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần
Hà Khê qua đó cũng gần, Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng
Gặp đây đương lúc giữa đàng, Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không
Gẫm câu báo đức thù công, Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm
ở phần đầu câu truyện
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (Trích Truyện Lục Vân
Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
Đêm khuya lặng lẽ như tờ, Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay
Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời, Cho người thức dậy lấy lời phui pha
Trong thuyền ai nấy kêu la, Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng
Trang 3Vân Tiên mình luỵ giữa dòng,
Giao long dìu đỡ vào trong bãi rày
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
Vân Tiên vừa ấm chơn tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian
Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây
Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ”
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng
Một mình thong thả làm ăn,
Khoẻ quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”
Vị trí đoạn trích: Đoạn này nằm ở phần thứ hai của
truyện Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ đất khách
quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về Vốn đã có
lòng đố kị, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh
Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng Hắn lừa tiểu
đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống
thuyền, hứa sẽ dẫn về quê nhà Đợi đến đêm khuya
vắng vẻ, hắn mới thực hiện hành động tội ác của mình
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu (1926 – 2007)
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giêng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
1948 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật (1941 – 2007)
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi,
Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Trang 4Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
1969 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Huy Cận (1919 – 2005)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Hồng Gai, 4 – 10 – 1958 BẾP LỬA
Bằng Việt (1941)
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Trang 5Năm giặc đốt làng chày tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
1963 ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy (1948)
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
VĂN BẢN KHÔNG CẦN HỌC MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du (1765 – 1820)
Gần miền có một mụ nào, Đưa người viến khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”, Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao, Nhà băng đưa mối trước vào lầu trang.
Ghế nên ngồi tót sỗ sàng, Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay, Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sắc cân tài, Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa, Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”
Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
Trang 6Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở đầu phần thứ hai
(Gia biến và lưu lạc) Sau khi gia đình Kiều bị vu oan,
Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia
đình khỏi tai hoạ Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh
đến mua Kiều
THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN (Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du (1765 – 1820)
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run.
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăng cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.
[…]
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca,
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra đời nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên”.
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai
(Gia biến và lưu lạc) Sau khi chịu bao đau khổ, tủi
nhục, đoạ đày, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán Đây là trích đoạn tả cảnh Thuý Kiều báo ân báo oán
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Nguyễn Khoa Điềm (1943)
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vùng chày lún sân…
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng – Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi…
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông Mẹ địu em đi để giành trận cuối Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn – Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do…
25 – 3 – 1971