tính toán thiết kế mạch kích mosfetigbt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH KÍCH MOSFET/IGBT
TP HCM tháng 6 năm 2008
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
Phần I: Tính giá trị tụ bootstrap 4
I.1 Sơ đồ nguyên lý mạch sử dụng tụ bootstrap 4
I.2 Tính giá trị tụ bootstrap 4
I.3 Một số lưu ý 5
Phần II: Quá trình kích đóng IGBT 6
II.1 Giới thiệu quá trình kích đóng 6
II.2 Phân tích quá trình kích đóng 7
Phần III: Quá trình kích ngắt IGBT 9
Phần IV: Tính giá trị điện trở kích 10
IV.1 Điện trở tới hạn 10
IV.2 Điện trở kích đóng 11
IV.3 Điện trở kích ngắt 12
Phần V: Thiết kế mạch kích IGBT dùng IC Driver IR2114 13
V.1 Sơ đồ khối 13
V.2 Sơ đồ nguyên lý 14
V.3 Mạch in 15
V.4 Kết quả thử nghiệm và đánh giá 17
Tài liệu tham khảo 20
Trang 3Lời nói đầu
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học trong chế tạo linh kiện MOSFET và IGBT công suất đã khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành bán dẫn công suất Và được ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng liên quan đến đóng ngắt và khuyếch đại công suất
Một trong những yếu tố giúp MOSFET và IGBT được sử dụng nhiều là nhờ khả năng kích đóng và kích ngắt ở tần số cao khá dễ so với các linh kiện khác như BJT, TRIAC, GTO…
Trên thị trường, có rất nhiều linh kiện hoặc module hoàn chỉnh dùng để kích MOSFET và IGBT Trong đó có dòng Driver SKHI, được biết đến như một chuẩn công nghiệp và được sử dụng rộng rãi IC SKHI sử dụng kỹ thuật bootstrap, là một phương pháp cấp nguồn cho mạch kích khá đơn giản và rất kinh tế
Nhắm đến mục tiêu làm chủ phương pháp kích IGBT và áp dụng thực hiện mạch thay thế IC SKHI, tài liệu này sẽ đề cập đến các vấn đề sau:
Giới thiệu mạch cấp nguồn kiểu bootstrap và cách tính toán giá trị tụ bootstrap Giới thiệu và phân tích quá trình đóng ngắt của MOSFET và IGBT
Cách tính điện trở kích đóng và điện trở kích ngắt
Trang 4I TÍNH GIÁ TRỊ TỤ BOOTSTRAP
1 Sơ đồ nguyên lý mạch sử dụng tụ
bootstrap
Hình 1: Mạch bootstrap
Như chúng ta đã biết, việc cấp nguồn cho
mạch kích khóa tầng dưới như bình
thường vì điểm 0V của nguồn trùng với
cực S của khóa (MOSFET)
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hơn khi cấp
nguồn mạch kích khóa tần trên, bởi vì
điện áp cực S của MOSFET tầng trên
không cố định mà thay đổi liên tục từ giá
trị -VDC đến +VDC
Giải quyết vấn đề này có 2 cách Một là
tạo nguồn riêng (cách ly) cho mạch kích
tầng trên; hai là sử dụng kỹ thuật
bootstrap Phần sau đây giới thiệu và xác
định linh kiện trong phương pháp
bootstrap
Mạch kích tầng cao được cấp nguồn VBS
bởi tụ bootstrapb - CBS Theo sơ đồ trên,
có 5 phần tử ảnh hưởng đến hoạt động của
tụ CBS Trong mỗi phần tử đó, ta chú ý
đến các thông số chính sau:
1 Điện trở Rboot: thường lấy giá trị
bằng không
2 Diode Dboot: điện áp thuận VF , dòng
rò Ilk-d và năng lượng hồi phục Qrr
3 Tụ bootstrap CBS: giá trị CBS cần
tính và dòng rò qua tụ Ilk-c
4 Mạch kích trong IC: dòng tĩnh Iqbs
và năng lượng cần nạp để chuyển từ mức áp thấp lên mức áp cao Qls
5 Khóa tầng cao: gồm năng lượng nạp cổng Qg và dòng rò qua G-S: Ilk-GS
6 Khóa tầng thấp: sụt áp VCE-on
2 Tính giá trị tụ bootstrap
Năng lượng tối thiểu của tụ CBS để cung cấp cho mạch
Q BSmin = (Q rr + I lk-d t Hon ) + (I lk-c t Hon ) + (Q ls + I qbs t Hon )+(Q g + I lk-gs t Hon )
Trong đó: tHon là thời gian tối đa khóa trên đóng
sw sw Hon
f T
Tuy nhiên, ta có thể tính gần đúng bằng cách bỏ qua các đại lượng ít ảnh hưởng đến kết quả tính Và gấp đôi Qg
để đảm bảo năng lượng cho bất kỳ khóa nào Khi đó, công thức tính được rút gọn là:
Q BSmin = (Q ls + I qbs t Hon ) + 2Q g
Khi tụ cấp năng lượng cho các phần tử nói trên, thì điện áp trên tụ sẽ sụt dần
ta gọi Vmin là điện áp trên tụ (VBS) tối thiểu để mạch hoạt động khi đó, độ thay đổi điện áp trên tụ trong lúc khóa tầng cao đóng là:
ΔV BS = V CC – V F – V min – V CE-on
Như vậy, để đảm bảo tụ hoạt động ổn định, giá trị nạp cho tụ phải được gấp đôi giá trị trên Điện dung tối thiểu của
tụ bootstrap được tính:
Trang 5on CE F
CC
g Hon qbs ls BS
BS
BS BS
V V V V
Q t
I Q C
V
Q C
min min
min min
] 2
[ 2 2
Theo khuyến cáo của các hãng, giá trị
tụ bootstrap nên lấy gấp 15 lần giá trị
tối thiểu trên
min
15 BS
BS C
3 Một số điểm lưu ý:
1 Tụ bootstrap phải có điện trở nội
(ESR) thấp để hạn chế dòng rò,
ta nên dùng tụ Tanlalum hoặc
mắc song song nhiều tụ gốm
Nếu sử dụng tụ Electrotithic thì
phải tính đến dòng rò
2 Diode phải là loại fast recovery,
có thời gian hồi phục nhỏ hơn
100ns Điện áp ngược của diode
phải lớn hơn nguồn cung cấp cho
khóa Dòng qua diode được tính:
I F =Q BSmin *f sw
Ví dụ: Ta tính giá trị tụ bootstrap cho
IC Driver IR2114 kích IGBT
12N60A
Qls = 5nC (5nC khi điện áp khóa
600V, 20nC khi áp khóa 1200V)
Iqbs = 800 µA (datasheet IR2114)
tHon = 1/fsw = 1/10KHz = 10-4s
(mạch kích tần số 10KHz)
Qg= 96nC (datasheet 12N60A)
VCC=15V
VF=1.7V (datasheet UF4007)
Vmin=10.3V (datasheet IR2114)
VCE-on =2.7V (datasheet 12N60A)
Thế vào công thức trên, ta được:
F C
C
F F
C C
BS BS
BS BS
µ 7 , 27 15
µ 85 , 1 10 85 , 1
7 , 2 3 , 10 7 , 1 15
] 10 96 2 10 10 800 10
5 [ 2
min
6 min
9 4
6 9
min
Trang 6II HOẠT ĐỘNG KÍCH ĐÓNG IGBT
1 Giới thiệu quá trình kích đóng
IGBT được xem là sự ghép nối giữa
MOSFET và BJT, do đó nó có được ưu
điểm là kích đóng hoặc kích ngắt bằng
điện áp, và sụt áp khi dẫn điện thấp
Vì vậy hoạt động kích đóng và kích ngắt
của IGBT hoàn toàn như của MOSFET
Và ở đây sử dụng đại diện là MOSFET
Việc phân tích cho IGBT hoàn toàn tương
tự, ta chỉ việc lần lược đổi tên cực D & S
của MOSFET thàng cực C & E của IGBT
Hình 2: Mô hình IGBT
Hình sau giúp ta dễ hình dung sự ảnh
hưởng của các tụ ký sinh trong quá trình
kích
Hình 3: Các tụ ký sinh trong MOSFET
Quá trình kích MOSFET được chia làm 3 phần chính
Hình 4: Dạng điện áp VGS khi kích đóng Phần 1: Nạp tụ CGS
Phần 2: Nạp tụ CGD do hiệu ứng Miller Phần 3: Nạp tới giá trị đỉnh của áp kích
Ta sẽ phân tích quá trình từ khi có điện áp kích đến khi MOSFET đóng hoàn toàn một cách chi tiết qua 4 thời kỳ, đó là một
đồ thị điện áp VGS theo thời gian
Hình 5: 4 giai đoạn của kích đóng
Trang 7Điểm cuối của 4 thời kỳ tương ứng là
1 VT (t=t1): điện áp ngưỡng
(threshold)
2 VPL (t=t2): điện áp đầu độ dốc do
hiệu ứng Miller
3 VPR (t=t3): điện áp cuối độ dốc
4 VDR (t=t4): điện áp đỉnh của nguồn
kích
Song song với sự thay đổi của điện áp VGS
ở trên, giá trị dòng điện nạp IGS, điện áp
máng nguồn VDS và dòng điện IDS cũng có
sự thay đổi tương ứng, được trình bày
trong hình sau:
Hình 6: Sự liên quan giữa các thông số
trong quá trình kích đóng
2 Phân tích quá trình kích đóng
1 Từ zero đến V TH
V GS tăng từ 0 đến V TH
i GS giảm từ giá trị max
i D =0
v DS không đổi
Điện áp Vgs trong tầm 0 đến VTH Tại thời điểm t=0, cực G được cấp nguồn
và điện áp vgs bắt đầu tăng, lúc này hầu hết dòng qua cực G đều nạp cho
tụ CGS Thật ra, cũng có một lượng nhỏ dòng nạp qua tụ CGD vì tụ này có giá trị nhất định, nhưng do tụ CGS>>CGD nên có thể xem đây là thời kỳ nạp cho tụ CGS
Giai đoạn này còn được gọi là ON_delay, bởi vì cả dòng điện và điện
áp qua máng nguồn vẫn chưa thay đổi lúc này MOSFET vẫn đang ở trạng thái ngắt (OFF)
2 Từ V T đến V PL
V GS tăng từ V T tới v PL
i gs giảm
i D tăng nhanh
v DS bắt đầu giảm
Giai đoạn 2 này là giai đoạn đầu của MOSFET khi chuyển từ trạng thái ngắt sang đóng
Điện áp ngưỡng VT được định nghĩa là điện áp VGS lúc dòng iD bắt đầu chảy
từ cực máng D đến cực nguồn S Lúc này VDS bắt đầu giảm nên VGD tăng (VGD=VGS-VDS)
Ta có:
dt
v C d dy
dq
i ( . )
Kết quả là dòng nạp đã chảy qua tụ
CGD nhiều hơn so với giai đoạn 1,
Trang 8trong khi dòng nạp tụ CGS vẫn không
đổi
Theo hình ta thấy, dòng điện qua cực
G vẫn tuyến tính với điện áp vGS trong
2 giai đoạn đầu
3 Từ V PL đến V PR
v GS tăng từ V PL đến V PR
i D đạt giá trị max
v DS giảm nhanh đến V DS(ON)
Đây là giai đoạn sau của việc kích
đóng và MOSFET gần như dẫn hoàn
toàn
Trong giai đoạn này, áp vDS giảm
nhanh khiến VGD tăng nhanh Dẫn đến
dòng nạp ít qua CGS mà chủ yếu là qua
CGD theo biểu thức i=d(C.v)/dt Điều
này giải thích tại sao áp VGS tăng rất
chậm, hoặc thậm chí là một đường
nằm ngang nếu tích số (C.v) tăng đủ
nhanh
Dòng máng nguồn tăng đến giá trị tối
đa và dừng lại ở đó Giá trị max này
phụ thuộc vào thông số tải
Đến cuối giai đoạn, điện áp vDS đạt giá
trị ID*RDS(ON) và ngừng giảm, làm CGD
ngừng tăng
4 Từ V PR đến V DR
V GS tăng từ v PR đến v DR
i D là hằng số ở giá trị max
v DS là hằng số ở giá trị min
Giai đoạn hoàn thiện một chu kỳ kích
đóng MOSFET và không có gì thay
đổi lớn Độ lớn VGS tăng tới giá trị
cuối cùng là áp kích VDR của IC
Driver
Trong khi dòng nạp chia cho cả 2 tụ
CGS và CGD thì iD không đổi, vgs giảm
nhẹ do điện trở RDS(ON) giảm nhẹ
Như vậy, việc kích đóng của MOSFET trong chuyển mạch cứng thì ảnh hưởng của hiệu ứng Miller rất lớn Và do đó, việc kích MOSFET không đơn thuần là kích bằng áp nữa, mà dòng kích cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ kích đóng của khóa
Trang 9III HOẠT ĐỘNG KÍCH NGẮT IGBT
Hoạt động kích ngắt diễn ra ngược lại với quá trình kích đóng nên ở đây không phân tích nữa, chỉ lưu ý là quá trình này cũng bao gồm 4 giai đoạn bắt đầu với:
V GS bằng áp kích (V DR )
I G bằng 0
V DS bằng V DS(ON)= I D *R DS(ON)
I D phụ thuộc tải
4 giai đoạn được trình bày trong hình sau:
Hình 7: Sự liên quan giữa các thông số trong quá trình kích ngắt
Tóm lại, có thể chia quá trình kích đóng
và kích ngắt IGBT thành 4 giai đoạn mà
độ dài của mỗi gian đoạn này phụ thuộc vào các giá trị tụ điện liên quan
Trang 10IV TÍNH GIÁ TRỊ ĐIỆN TRỞ KÍCH
1 Điện trở tới hạn
Phần trước ta đã tìm hiểu sơ qua việc đưa
năng lượng vào MOSFET như thế nào để
MOSFET đóng ngắt
Việc cấp năng lượng hay chính xác hơn là
cấp dòng điện cho MOSFET có giới hạn,
và giới hạn này được quyết định bởi điện
trở kích Rg (Gon và Goff)
Hình 8: quá trình kích đóng
Hình 9: quá trình kích ngắt
Trên hình 8 và hình 9 có tụ điện Ceff, là
giá trị tụ điện quy đổi của tất cả các tụ liên
quan đến quá trình kích đóng và kích ngắt
Ta có thể sử dụng sơ đồ thay thế sau để phân tích :
Hình 10: sơ đồ thay thế mạch kích
Ở sơ đồ ta thấy có thêm phần tử điện cảm
LS, bởi vì từ mạch kích đến các khóa ta phải có đường dây dẫn, và điện cảm sinh
ra bởi đường dây này (Theo EMC thì ta
có thể ước lượng cho đường đi trong mạch
in là khoảng 2nH/1cm) Theo lý thuyết mạch, để điện áp trên tụ
CISS không bị dao động thì giá trị điện trở
RG phải lớn hơn hoặc bằng điện trở tới hạn
ISS
S TH
C
L
R 2 Trong đó, RG là điện trở tổng, bao gồm điện trở ngõ ra RDR của Driver và điện trở kích mình cần tính Rg
RG = RDR + Rg
CISS là tụ điện ngõ vào, được tính:
CISS = CGS + CGD
Do đó, để kích đóng và kích ngắt được ổn định, ta cần có:
TH
G R
Tuy nhiên, thực tế điện cảm đường dây LS
thường nhỏ, dẫn đến RTH cũng nhỏ (khoảng vài Ohm), nên khi chọn điện trở kích RG còn phải quan tâm đến dòng điện cho phép của mạch Driver Phần sau sẽ giới thiệu cách tính điện trở kích có xét đến khả năng chịu dòng của IC Driver
Trang 112 Điện trở kích đóng
Như đã thấy ở phần trên, dòng điện qua
cực G và điện áp VGS không có phương
trình nên không thể tính điện trở kích một
cách chính xác Thực tế có nhiều cách tính
theo nhiều hướng Ở đây xin trình bày một
phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả
được hãng IR Rectifier giới thiệu như sau:
Gọi IAV là dòng kích trung bình, tsw là thời
gian chuyển mạch từ lúc bắt đầu đưa áp
kích đến khi MOSFET đã đóng, tức từ
thời điểm t=0 đến t=t3 trong phần phân
tích dạng áp kích (Hình 5) đã nói ở trên
Ta có:
Qg = I AV *t sw
Ta dùng Qg chứ không phải (Qgs+Qgd)
như trên hình 4 và hình 5 vì thực tế các
linh kiện cùng tên thường chênh lệch nhau
chút ít Và năng lượng cần nạp để đảm
bảo đầy đủ cho việc kích được khuyến cáo
là Qg
Với:
G
P CC
AV
R
V V
VP là điện áp ngưỡng do hiệu ứng Miller,
bằng giá trị trung bình của vgs trong
khoảng (t=t2÷t3) Đó là một thông số
quan trọng của MOSFET và được cung
cấp trong datasheet dưới dạng đồ thị như
sau:
Hình 11: VGS theo năng lượng nạp
Lưu ý là tsw lớn hay nhỏ phụ thuộc vào dòng kích, tsw càng nhỏ thì thời gian chuyển mạch càng nhanh và tổn hao trên linh kiện càng giảm bởi vậy tsw thường được chọn theo tiêu chí thiết kế và phù hợp tần số sóng mang
Một giá trị tsw được đánh giá là rất tốt khi
sử dụng IC driver để kích khóa:
tsw = (3÷4) (td(on) + tr) Với td(on) và tr là những thông số của MOSFET được cho trong datasheet
Từ các biểu thức trên, ta có:
sw G
P CC
R
V V
Suy ra:
g
sw P CC G
Q
t V V
Nhắc lại:
R G = R g + R DR
DR OUT
CC DR
I
V R
,
IOUT,DR là dòng điện tối đa mà IC Driver
có thể kích được, được cho trong datasheet của IC Driver
Vậy, giá trị điện trở kích được xác định:
R g = R G – R DR
Trang 123 Điện trở kích ngắt
Thông thường IC Driver được cung cấp
chân kích đóng và kích ngắt riêng biệt
Khi đó điện trở kích đóng vẫn được tính
như trên, còn điện trở kích ngắt nên được
chọn với giá trị nhỏ hơn bởi 2 nguyên
nhân:
Thứ nhất: Để việc kích ngắt xảy ra nhanh
hơn, giúp giảm DeadTime Để đơn giản,
ta có thể sử dụng giá trị điện trở kích ngắt
bằng với giá trị điện trở tới hạn
Thứ hai: khi khóa dưới ngắt, khóa trên
đóng, thì điện áp ngõ ra (tại điểm gắn với
tải) sẽ chuyển từ mức thấp lên mức cao
của nguồn công suất trong thời gian ngắn
Tức là dV/dt có giá trị lớn
Hình 12 Dòng điện khi khóa dưới ngắt và
khóa trên đóng
Khi đó sẽ có dòng điện chảy qua CRESoff,
Rgoff và RDR
Do:
dt
dV C
i RESoff
Nếu dòng điện này đủ lớn và sụt áp trên
cực G cao hơn điện áp ngưỡng đóng (VT)
của khóa, thì khóa có thể tự đóng mặc dù
đã được điều khiển kích ngắt Trường hợp
này nguy hiểm cho linh kiện và cho nguồn
công suất vì nó giống như hiện tượng
đồng dẫn
Như vậy: Việc giảm điện trở kích đóng sẽ
giải làm giảm sụt áp trên cực G của khóa
dưới
Ta có:
dt
dV C
R R
V ge ( goff DR) RESoff
Ta cần tính sao cho Vge < VT của khóa Vậy:
DR RESoff
T
dt
dV C
V
Nói chung, thực hiện một mạch kích thì việc chọn giá trị điện trở kích phù hợp là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu suất của mạch và tránh được nhiều hư hỏng khác