bài tập kinh tế lượng

10 1K 8
bài tập kinh tế lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 1 BÀI TẬP KINH TẾ LƯỢNG 45 TIẾT Bài 1.1: Dữ liệu sau mô tả lượng hàng bán được của một loại hàng (Y – tấn) và giá của loại hàng đó (X – ngàn đồng/kg) ở 8 thị trường khác nhau. Y 20 18 17 18 16 15 17 20 X 23 25 24 27 27 24 26 22 a. Giả sử lượng hàng bán được và giá bán có quan hệ tuyến tính như sau: Y i = β 1 + β 2 X i + ε i . Sử dụng phương pháp OLS (bình phương bé nhất) để tìm hàm hồi quy tuyến tính mẫu của Y theo X? Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi quy của biến X i ? b. Tính hệ số xác định R 2 ? Cho biết ý nghĩa của R 2 ? c. Tính hệ số tương quan r? Cho biết ý nghĩa của r? d. Cho biết khi giá tăng 1 ngàn đồng/kg thì lượng hàng bán được thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 95%. e. Kiểm định giả thiết H 0 : β 1 = 50 với mức ý nghĩa 10%? f. Xét xem giá có ảnh hưởng đến lượng hàng bán được không với mức ý nghĩa 10%? g. Dự báo khoảng về giá trị trung bình và giá trị cá biệt của lượng hàng bán được khi giá bán là 20 ngàn đồng/kg, độ tin cậy 98%? h. Viết hàm hồi quy mới với Y*(yến)? Bài 1.2: Sử dụng số liệu trên thực hiện mô hình HQ Y i = β 1 + β 2 X i + ε i , ta thu được bảng kết quả sau: 𝑌 ̂ = (1) + (2)X i R 2 = 0.2685 se = (3) (4) n = (5) t = (6) (7) F (1,4) = (8) p = 0.0115 0.1883 p = 0.1882 a. Hãy điền các thông tin còn thiếu vào bảng kết quả HQ trên (vị trí (1) đến (8))? b. Có người cho rằng hàm hồi quy tổng thể không có tung độ gốc. Bạn có chấp nhận ý kiến của người đó không với mức ý nghĩa 6%.? c. Có ý kiến cho rằng khi giá giảm 1 ngàn đồng/kg thì lượng hàng bán được trung bình tăng lên 1 tấn. Với mức ý nghĩa 2%, bạn có chấp nhận ý kiến này không? d. Với mức ý nghĩa 7%, hãy xét xem hàm hồi quy có phù hợp với tổng thể không? e. Tính hệ số co giãn tại điểm trung bình và cho biết ý nghĩa? Bài 2.1: Từ dữ liệu về chi phí sản xuất (Y – triệu đồng) và lượng sản phẩm (X – ngàn cái) được sản xuất tại một nhà máy: Y 25 11 34 23 32 X 5 2 8 4 6 Thực hiện hồi quy với số liệu trên thu được bảng kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: (1) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C (2) 3.531289 1.557505 0.2172 X 3.900000 0.655744 (3) 0.0095 R-squared 0.921818 Mean dependent var S.E. of regression 2.932576 F-statistic Durbin-Watson stat 1.087209 Prob(F-statistic) 0.009505 Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 2 a. Hãy điền các thông tin còn thiếu vào bảng kết quả trên (vị trí (1) đến (3))? b. Viết hàm hồi quy tuyến tính mẫu tương ứng với kết quả trên. Nêu ý nghĩa kinh tế của 12 ˆˆ ;  ? c. Cho biết lượng sản phẩm giải thích được bao nhiêu % sự biến thiên của chi phí? d. Hãy cho biết khi không sản xuất thì chi phí trung bình thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 98%? e. Có ý kiến cho rằng khi lượng sản phẩm sản xuất tăng lên 1 ngàn cái thì chi phí sản xuất trung bình tăng 6 triệu đồng. Bạn có chấp nhận ý kiến đó không với mức ý nghĩa 5%? f. Có ý kiến cho rằng lượng sản phẩm sản xuất không có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trung bình, với mức ý nghĩa 1% bạn có đồng ý với ý kiến đó không? g. Hãy dự báo khoảng cho chi phí sản xuất khi lượng sản phẩm là 30 ngàn cái với độ tin cậy 98%? h. Tính hệ số co giãn tại điểm ( ,XY ) và cho biết ý nghĩa? i. Viết hàm hồi quy mới với Y*(ngàn đồng), X*(cái)? j. Với mức ý nghĩa 5%, mô hình trên có hiện tượng tự tương quan không? k. Dùng bảng kết quả dưới đây để kiểm định xem mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi không với mức ý nghĩa 5%? White Heteroskedasticity Test: F-statistic 0.342846 Probability 0.744687 Obs*R-squared 1.276565 Probability 0.528199 l. Dựa vào bảng kết quả dưới đây, với mức ý nghĩa 5%, hãy cho biết mô hình trên có hiện tượng bỏ sót biến thích hợp không? Ramsey RESET Test: F-statistic 1.667200 Probability 0.480325 Log likelihood ratio 7.332916 Probability 0.025567 Bài 2.2: Sử dụng số liệu trên thực hiện hồi quy, thu được kết quả sau: 𝐿𝑛𝑌 ̂ = (?) + (?)LnX i R 2 = 0.964114 se = 0.148999 0.094134 n = 5 t = 12.55757 8.977676 F (1,4) = 80.59867 p = 0.01601 a. Viết mô hình hồi quy tương ứng với kết quả trên? b. Tính hệ số co giãn của chi phí sản xuất theo lượng sản phẩm? c. Cho biết khi lượng sản phẩm tăng lên 1% thì chi phí trung bình thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 95%? d. Hãy tìm ước lượng khoảng cho tung độ gốc của mô hình trên với độ tin cậy 95%? e. Có ý kiến cho rằng mô hình trên không có tung độ gốc, bạn có đồng ý không với mức ý nghĩa 5%? f. Cho biết biến độc lập giải thích được bao nhiêu % sự biến thiên của biến phụ thuộc? g. Với mức ý nghĩa 10%, cho biết mô hình có hiện tượng tự tương quan không? Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.075570 Probability 0.809187 Obs*R-squared 0.182047 Probability 0.669620 Bài 3.1: Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 3 Có dữ liệu về lượng mưa (X – dm) và lượng nông sản thu hoạch (Y – tấn/năm) của các hộ gia đình trong 1 địa phương như sau: X 18 20 22 24 25 23 26 24 Y 15 15 17 18 19 18 20 19 Sử dụng số liệu trên thực hiện hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2.343434 1.648167 1.421843 0.2049 X 0.671717 0.072018 9.327115 0.0001 R-squared 0.935480 Mean dependent var 17.62500 Adjusted R-squared 0.924727 F-statistic 86.99508 S.E. of regression 0.506689 Prob(F-statistic) 0.000086 Durbin-Watson stat 1.751316 a. Viết mô hình hồi quy mẫu. Phát biểu ý nghĩa kinh tế của 12 ˆˆ ;  ? b. Cho biết lượng mưa giải thích được bao nhiêu % sự biến thiên của lượng nông sản thu hoạch? c. Cho biết lượng nông sản trung bình thay đổi trong khoảng nào khi lượng mưa tăng 1 dm, với độ tin cậy 98%? d. Có người cho rằng khi trời hạn thì lượng nông sản trung bình thu hoạch là 5 tấn/năm, với mức ý nghĩa 1%, bạn có đồng ý với ý kiến đó không? e. Cho biết lượng nông sản trung bình thay đổi trong khoảng nào khi lượng mưa là 28 dm,với độ tin cậy 90%? f. Tính hệ số co giãn của Y theo X tại điểm ( ,XY ) và cho biết ý nghĩa? g. Viết hàm hồi quy mới với X*(cm) và Y*(tạ/năm)? h. Với mức ý nghĩa 5%, mô hình trên có hiện tượng tự tương quan không? i. Với mức ý nghĩa 35%, bảng kết quả dưới đây cho ta kết luận gì về mô hình trên? Ramsey RESET Test: F-statistic 1.534799 Probability 0.320133 Log likelihood ratio 4.556075 Probability 0.102485 j. Bảng kết quả dưới đây dùng để kiểm định vi phạm giả thiết hồi quy nào? Với mức ý nghĩa 35%, mô hình có bị vi phạm không? White Heteroskedasticity Test: F-statistic 1.541590 Probability 0.300933 Obs*R-squared 3.051453 Probability 0.217463 Bài 3.2: Sử dụng số liệu ở trên để hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -27.54851 -5.109276 0.0022 LOG(X) 14.48698 8.383734 0.0002 R-squared 0.921350 Mean dependent var 17.62500 Adjusted R-squared 0.908241 S.D. dependent var 1.846812 S.E. of regression 0.559431 F-statistic 70.28699 Sum squared resid 1.877778 Prob(F-statistic) 0.000157 Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 4 a. Hãy viết hàm hồi quy tuyến tính mẫu tương ứng với bảng kết quả trên? b. Cho biết tại mức sản lượng 17,625 tấn, khi lượng mưa tăng 1% thì sản lượng thu hoạch thay đổi bao nhiêu%? c. Có người cho rằng khi lượng mưa hằng năm tăng 1% thì lượng nông sản trung bình thu hoạch được tăng 6 tấn/năm. Bạn có chấp nhận ý kiến này không với mức ý nghĩa 1%. d. Tìm ước lượng khoảng cho tung độ gốc của mô hình với độ tin cậy 99%? e. Hãy cho biết bạn có chấp nhận giả thiết cho rằng lượng mưa không có ảnh hưởng đến lượng nông sản thu hoạch với mức ý nghĩa 2%? f. Nếu phải chọn 1 trong 2 mô hình trên để dự báo về lượng nông sản thu hoạch thì bạn sẽ chọn mô hình nào? g. Có ý kiến cho rằng với mức ý nghĩa 5%, mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc hai. Bạn có đồng ý hay không? Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.000301 Probability 0.986838 Obs*R-squared 0.000481 Probability 0.982504 Bài 4.1: Bảng sau chứa dữ liệu về chi tiêu cho thức ăn hàng năm (Y_triệu đồng), thu nhập hàng năm (X 3 _triệu đồng) và quy mô gia đình (X 2 _người) của các hộ gia đình: X 3 220 60 80 140 180 160 140 160 X 2 6 2 1 3 5 4 2 3 Y 50 16 25 36 48 46 30 42 Sử dụng số liệu trên thực hiện hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 16.16667 5.345606 3.024291 0.0233 X2 6.294872 1.482604 4.245821 0.0054 R-squared 0.750281 Mean dependent var 36.62500 Adjusted R-squared 0.708661 F-statistic 18.02699 S.E. of regression 6.547003 Prob(F-statistic) 0.005405 a. Viết hàm hồi quy mẫu tương ứng? Phát biểu ý nghĩa kinh tế của 2 ˆ  ? b. Cho biết độ phù hợp của mô hình với mẫu dữ liệu là cao hay thấp? c. Tìm khoảng tin cậy cho tung độ gốc với độ tin cậy 90%? d. Cho biết khi quy mô gia đình tăng 1 người thì chi tiêu trung bình thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 95%? e. Cho biết quy mô gia đình có tác động đến chi tiêu không với mức ý nghĩa 5%? f. Hãy dự báo khoảng về chi tiêu của hộ gia đình có 4 người với độ tin cậy 98%? g. Có ý kiến cho rằng với dựa vào bảng kết quả dưới đây với mức ý nghĩa 5%, mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 2. Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.168567 Probability 0.698390 Obs*R-squared 0.260911 Probability 0.609495 Test Equation: Dependent Variable: RESID Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.295991 6.567814 0.197325 0.8513 Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 5 X2 -0.337643 1.796668 -0.187928 0.8583 RESID(-1) 0.228704 0.557042 0.410569 0.6984 Bài 4.2: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. X2 (1) 2.174330 0.416759 0.6941 X3 0.196411 (2) 2.801062 0.0379 C 5.691436 5.228046 (3) 0.3260 R-squared 0.902802 Mean dependent var 36.62500 S.E. of regression 4.474402 F-statistic 23.22080 Sum squared resid 100.1014 Prob(F-statistic) 0.002945 a. Điền thông tin còn thiếu vào bảng kết quả trên (vị trí từ (1) đến (3) ) b. Viết hàm hồi quy mẫu tương ứng với bảng kết quả trên. Cho biết ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi quy của biến X2, X3? c. Cho biết khi quy mô tăng 1 người thì chi tiêu trung bình thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 95%? d. Có người cho rằng khi thu nhập tăng 1 triệu đồng thì chi tiêu trung bình không thay đổi. Bạn có đồng ý với ý kiến này không với mức ý nghĩa 2%? e. Kiểm định sự phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 6%? f. Tính hệ số co giãn của chi tiêu theo thu nhập tại ( 3 ,XY ) cho biết 3 142.5X  ? g. Với mức ý nghĩa 5%, để dự báo cho chi tiêu thức ăn thì nên dùng mô hình 4.1 hay 4.2? h. Viết hàm hồi quy mới với Y(ngàn đồng), X2(chục người), X3(triệu đồng)? i. Mô hình trên có hiện tượng đa cộng tuyến không? j. Bảng kết quả dưới đây dùng để kiểm định giả thuyết gì? Với mức ý nghĩa 5%, bạn có chấp nhận giả thuyết này không? Wald Test: Equation: EQ02 Test Statistic Value df Probability F-statistic 0.134217 (1, 5) 0.7291 Chi-square 0.134217 1 0.7141 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err. -2*C(2) + C(3) -1.615932 4.410822 Restrictions are linear in coefficients. Bài 4.3: Sử dụng số liệu trên thực hiện HQ thu được kết quả sau: Dependent Variable: LOG(Y) Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. X2 0.007983 0.048252 0.165451 0.8751 LOG(X3) 0.850210 0.186139 4.567620 0.0060 C -0.640271 0.790256 -0.810207 0.4546 R-squared 0.926174 Mean dependent var 3.540714 Adjusted R-squared 0.896643 S.D. dependent var 0.393461 S.E. of regression 0.126494 F-statistic 31.36334 Sum squared resid 0.080004 Prob(F-statistic) 0.001481 a. Hãy viết hàm hồi quy tuyến tính mẫu tương ứng với bảng kết quả trên? Phát biểu ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi quy của các biến độc lập? Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 6 b. Theo một nghiên cứu trước đây, khi thu nhập tăng 1% thì chi tiêu trung bình tăng lên 1.5%. Cho biết nghiên cứu này còn chính xác không với mức ý nghĩa 2%? c. Hãy cho biết chi tiêu trung bình thay đổi trong khoảng nào khi quy mô hộ gia đình tăng lên 1 người, với cùng mức thu nhập và độ tin cậy 95%? d. Có giả thiết cho rằng chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập và quy mô gia đình, với mức ý nghĩa 2%, bạn có chấp nhận giả thiết đó không? Bài 5.1 Bảng sau chứa số liệu về doanh thu (Y_triệu đồng), chi phí quảng cáo (X2_triệu đồng) và tiền lương nhân viên tiếp thị (X3_triệu đồng) của các công ty tư nhân: X2 17 23 18 22 14 24 23 15 X3 11 14 9 16 9 17 15 11 Y 126 148 105 162 101 175 160 127 Sử dụng số liệu trên thực hiện hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 19.05000 26.30263 0.724262 0.4962 X2 6.100000 1.325107 4.603401 0.0037 R-squared 0.779341 Mean dependent var 138.0000 Adjusted R-squared 0.742565 F-statistic 21.19130 S.E. of regression 13.89784 Prob(F-statistic) 0.003679 a. Viết mô hình hồi quy tuyến tính mẫu? Phát biểu ý nghĩa của hệ số hồi quy của biến X2? b. Chi phí quảng cáo giải thích được bao nhiêu phần trăm doanh thu? c. Khi chi phí quảng cáo tăng lên 1 triệu đồng thì doanh thu thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 95%? d. Có người cho rằng nếu không quảng cáo thì công ty không bán được hàng. Với mức ý nghĩa 5%, bạn có đồng ý với ý kiến đó không? e. Dự báo khoảng cho doanh thu trung bình khi chi phí là 25 triệu đồng với độ tin cậy 95%? f. Viết hàm hồi quy mới với X2*(ngàn đồng); Y*(ngàn đồng)? Bài 5.2 Sử dụng số liệu trên thực hiện hồi quy thu kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 28.47838 7.257840 3.923809 0.0111 X2 -0.106022 0.800100 -0.132511 0.8997 X3 8.752082 1.006580 8.694868 0.0003 R-squared 0.986312 Mean dependent var 138.0000 Adjusted R-squared 0.980836 S.D. dependent var 27.39134 S.E. of regression 3.791871 Akaike info criterion 5.783592 Sum squared resid 71.89142 Schwarz criterion 5.813383 Log likelihood -20.13437 F-statistic 180.1365 Durbin-Watson stat 0.845480 Prob(F-statistic) 0.000022 a. Viết mô hình hồi quy tuyến tính mẫu? Phát biểu ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy? b. Chi phí quảng cáo và tiền lương nhân viên tiếp thị giải thích được bao nhiêu phần trăm doanh thu? Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 7 c. Khi tiền lương tăng lên 1 triệu đồng thì doanh thu thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 95%? d. Cho biến tiền lương và chi phí tiếp thị có tác động đến doanh thu không với mức ý nghĩa 5%? e. Viết hàm hồi quy mới với X3*(ngàn đồng); Y*(ngàn đồng)? f. Cho biết bảng kết quả dưới đây dùng để kiểm định giả thuyết gì? Nêu ý nghĩa của giả thuyết đó? Với mức ý nghĩa 5%, bạn có chấp nhận không? Wald Test: Equation: EQ02 Test Statistic Value df Probability F-statistic 7.421274 (1, 5) 0.0416 Chi-square 7.421274 1 0.0064 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err. -3*C(2) + C(3) 9.070147 3.329470 Restrictions are linear in coefficients. g. Dựa vào bảng kết quả dưới đây với mức ý nghĩa 5%, nhận xét xem mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến không?: Dependent Variable: X2 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 5.190647 3.037081 1.709091 0.1383 X3 1.122302 0.232082 4.835805 0.0029 h. Dựa vào bảng kết quả dưới đây, với mức ý nghĩa 20%, có thể kết luận gì về mô hình trên: Ramsey RESET Test: F-statistic 2.961823 Probability 0.194925 Log likelihood ratio 8.720739 Probability 0.012774 Bài 6.1: Cho bảng số liệu quan sát của như sau :  X – thâm niên giảng dạy (năm)  Y – thu nhập của giảng viên đại học (triệu đồng/năm)  Z – giới tính( Z=1 là gv nam; Z=0 là gv nữ) Y 23 24 21 25 27 23 25 28 X 3 4 2 5 7 6 8 9 Z 1 0 0 1 1 0 1 0 Sử dụng số liệu trên thực hiện mô hình hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 20.17857 1.191131 16.94069 0.0000 X 0.785714 0.199915 3.930243 0.0077 Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 8 R-squared 0.720238 Mean dependent var 24.50000 Adjusted R-squared 0.673611 S.D. dependent var 2.267787 S.E. of regression 1.295597 Akaike info criterion 3.568138 Sum squared resid 10.07143 Schwarz criterion 3.587998 Log likelihood -12.27255 F-statistic 15.44681 Durbin-Watson stat 2.024316 Prob(F-statistic) 0.007711 a. Viết hàm hồi quy mẫu? Phát biểu ý nghĩa kinh tế của 12 ˆˆ ;  ? b. Cho biết thâm niên giảng dạy giải thích được bao nhiêu % sự thay đổi của thu nhập? c. Dự báo khoảng về thu nhập trung bình của giảng viên mới ra trường với độ tin cậy 98%? d. Có ý kiến cho rằng khi thâm niên giảm 1 năm thì thu nhập trung bình giảm 1.6 triệu đồng/năm. Với mức ý nghĩa 1%, bạn có đồng ý hay không? e. Hãy đánh giá xem thâm niên giảng dạy thực sự có ảnh hưởng đến thu nhập hay không với mức ý nghĩa 1%? f. Cho biết thu nhập của giảng viên có thâm niên 10 năm nằm trong khoảng nào với độ tin cậy 98% g. Với mức ý nghĩa 30%, hãy kết luận về các vi phạm giả thiết mà mô hình có thể mắc phải dựa vào các bảng kết quả dưới đây: White Heteroskedasticity Test: F-statistic 1.548435 Probability 0.299662 Obs*R-squared 3.059819 Probability 0.216555 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 2.324599 Probability 0.213879 Obs*R-squared 4.300235 Probability 0.116470 Test Equation: Dependent Variable: RESID Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.045480 1.209886 0.864114 0.4363 X -0.178387 0.209918 -0.849796 0.4433 RESID(-1) -0.189924 0.417633 -0.454762 0.6729 RESID(-2) -0.920126 0.428263 -2.148510 0.0981 Ramsey RESET Test: F-statistic 0.560815 Probability 0.609963 Log likelihood ratio 1.977426 Probability 0.372055 Bài 6.2: Sử dụng số liệu trên thực hiện HQ mô hình Y i = β 1 + β 2 X i + β 3 Z i + ε i , thu được bảng kết quả sau: Dependent Variable: (1) Included observations: (2) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. X 0.771084 0.211993 (3) 0.0149 (4) 0.614458 (5) 0.632499 0.5549 Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 9 C (6) 1.305740 15.28008 0.0000 R-squared 0.740964 Mean dependent var 24.50000 Adjusted R-squared (7) S.D. dependent var 2.267787 S.E. of regression (8) F-statistic (9) Sum squared resid 9.325301 Prob(F-statistic) 0.000014 a. Hãy điền các thông tin còn thiếu vào bảng kết quả trên (vị trí (1) đến (9))? Phát biểu ý nghĩa kinh tế của các hệ số hồi quy 1 2 3 ˆ ˆ ˆ ; ;    ? b. Có ý kiến cho rằng với cùng thâm niên giảng dạy thì thu nhập trung bình của giảng viên nam nhiều hơn nữ là 3.5 triệu đồng/năm. Với mức ý nghĩa 5%, bạn có đồng ý hay không? c. Cho biết khi thâm niên tăng 1 năm thì thu nhập trung bình thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 98%? d. Thu nhập của giảng viên có phụ thuộc vào thâm niên và giới tính không với mức ý nghĩa 5%? e. Dự báo thu nhập trung bình của một giáo viên nữ có thâm niên 10 năm? Bài 7.1 Cho bảng số liệu sau :  X – giá bán (ngàn đồng/kg)  Y – lượng hàng bán được (tấn/tháng)  Z – khu vực bán( Z=1 là ở thành phố; Z=0 là ở nông thôn) X 2 3 3 4 4 3 7 7 Z 1 1 0 1 0 0 1 0 Y 20 19 18 18 17 17 16 14 Sử dụng số liệu trên thực hiện mô hình hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 20.91960 0.861766 24.27526 0.0000 X -0.859296 0.192097 -4.473232 0.0042 R-squared 0.769318 Mean dependent var 17.37500 Adjusted R-squared 0.730871 S.D. dependent var 1.846812 S.E. of regression 0.958083 Akaike info criterion 2.964553 Sum squared resid 5.507538 Schwarz criterion 2.984414 Log likelihood -9.858213 F-statistic 20.00981 Durbin-Watson stat 2.439648 Prob(F-statistic) 0.004223 a. Viết mô hình hồi quy mẫu? Phát biểu ý nghĩa của hệ số hồi quy của biến X? b. Giá bán giải thích được bao nhiêu phần trăm lượng biến thiên của lượng hàng? c. Cho biết tại điểm trung bình, khi giá tăng 1% thì lượng hàng bán thay đổi thế nào? d. Có ý kiến cho rằng mô hình tổng thể không có tung độ gốc, với mức ý nghĩa 5%, bạn có đồng ý không? e. Có người cho rằng khi giá giảm 1 ngàn đồng/kg thì lượng hàng bán trung bình tăng 0.3 tấn/tháng. Với mức ý nghĩa 5%, bạn có đồng ý với ý kiến này không? f. Cho biết khi giá tăng 1 triệu đồng thì lượng hàng bán trung bình thay đổi trong khoảng nào với độ tin cậy 98% g. Dự báo về lượng hàng bán trung bình khi giá bán là 8 ngàn đồng/kg? Bài 7.2 Sử dụng số liệu trên thực hiện mô hình hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 10 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 20.91627 0.422052 49.55850 0.0000 X -1.018995 0.100624 -10.12671 0.0002 X*Z 0.331042 0.073996 4.473806 0.0066 R-squared 0.953891 Mean dependent var 17.37500 Adjusted R-squared 0.935448 S.D. dependent var 1.846812 S.E. of regression 0.469223 F-statistic 51.71948 Durbin-Watson stat 1.826106 Prob(F-statistic) 0.000457 a. Viết mô hình hồi quy mẫu? b. Các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc? c. Có ý kiến cho rằng khi giá tăng 1 ngàn đồng/kg thì lượng hàng bán trung bình ở thành phố giảm ít hơn nông thôn là 0.5 tấn/tháng. Với mức ý nghĩa 5%, bạn có đồng ý không? d. Mô hình trên có hiện tượng tự tương quan không với mức ý nghĩa 5%? e. Có nên thêm biến X*Z vào mô hình không với mức ý nghĩa 10%? f. Dự báo lượng hàng bán trung bình ở thành phố với mức giá 10 ngàn đồng/kg? Bài 7.3 Sử dụng số liệu trên thực hiện mô hình hồi quy thu được kết quả sau: Dependent Variable: Y Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 20.02020 0.388495 51.53270 0.0000 X -0.828283 0.078891 -10.49902 0.0001 Z 1.542929 0.278225 5.545615 0.0026 R-squared 0.967740 Mean dependent var 17.37500 Adjusted R-squared 0.954836 S.D. dependent var 1.846812 S.E. of regression 0.392480 Akaike info criterion 1.247333 Sum squared resid 0.770202 Schwarz criterion 1.277124 Log likelihood -1.989332 F-statistic 74.99590 Durbin-Watson stat 3.399015 Prob(F-statistic) 0.000187 a. Viết mô hình hồi quy mẫu? Phát biểu ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi quy của biến Z? b. Có ý kiến cho rằng việc bán hàng ở thành phố và nông thôn là như nhau với cùng mức một mức giá. Với mức ý nghĩa 5%, bạn có đồng ý không? c. Sử dụng bảng kết quả dưới đây, với mức ý nghĩa 5%, bạn kết luận gì về mô hình trên? White Heteroskedasticity Test: F-statistic 1.509109 Probability 0.340953 Obs*R-squared 4.247359 Probability 0.235963 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 7.342994 Probability 0.053549 Obs*R-squared 5.178875 Probability 0.022863 . Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 1 BÀI TẬP KINH TẾ LƯỢNG 45 TIẾT Bài 1.1: Dữ liệu sau mô tả lượng hàng bán được của một loại hàng. Obs*R-squared 0.182047 Probability 0.669620 Bài 3.1: Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 3 Có dữ liệu về lượng mưa (X – dm) và lượng nông sản thu hoạch (Y – tấn/năm) của. tuyến tính mẫu tương ứng với bảng kết quả trên? Phát biểu ý nghĩa kinh tế của hệ số hồi quy của các biến độc lập? Bài tập Kinh Tế Lượng – 45 tiết GV: Phó Trúc Phương Trang 6 b. Theo một nghiên

Ngày đăng: 25/11/2014, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan