1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

tổng quát về bệnh vẩy nến

22 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 3. CƠ CHẾ MIỄN DỊCH:

    • 5.1 Đông Y:

      • 5.1.1 Nguyên lý:

      • 5.1.2 Ưu thế:

      • 5.1.3 Điều trị vẩy nến bằng phương pháp ngâm thuốc:

    • 5.2 Tây Y:

      • 5.2.1 Điều trị tại chỗ:

      • 5.2.2 Điều trị toàn thân:

      • 5.2.3 Trị liệu bằng ánh sáng (Phototherapy)

      • 5.2.4 Phương pháp sinh học (Biotherapy)

  • 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Nội dung

Miễn dịch học TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Viện Công nghệ sinh học & Môi trường BÀI BÁO CÁO NHÓM 6 ĐỀ TÀI: Bệnh Vảy Nến. GVHD: Nguyễn Thị Anh Thư Lớp: 54 CNSH Danh sách nhóm: 1. Nguyễn Thị Kim Vy 2. Huỳnh Thị Bích Mai 3. Võ Thị Như Mai 4. Lê Đinh Ý Nhi 5. Trần Thị Vĩnh Trang 6. Nguyễn Mạnh Tường Nha trang, tháng 11 năm 2014. 1 Miễn dịch học MỤC LỤC: 3. CƠ CHẾ MIỄN DỊCH: 5 5.1 Đông Y: 10 5.1.1 Nguyên lý: 10 5.1.2 Ưu thế: 10 5.1.3 Điều trị vẩy nến bằng phương pháp ngâm thuốc: 10 5.2 Tây Y: 11 5.2.1 Điều trị tại chỗ: 11 5.2.2 Điều trị toàn thân: 15 5.2.3 Trị liệu bằng ánh sáng (Phototherapy) 16 5.2.4 Phương pháp sinh học (Biotherapy) 17 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 22 BỆNH VẨY NẾN LÀ GÌ? - Bệnh vẩy nến là bệnh viêm da mãn tính do rối loạn biệt hóa của tế bào thượng bì,hình thành một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên làm cho da bong tróc và tạo thành từng vẩy trắng như vẩy nến. - Bệnh tiến triển lành tính,ít khi tử vong nhưng hầu như suốt đời làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút,ảnh hưởng nhiều đến tâm lý,sinh hoạt,thẩm mỹ…. 1. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH VẨY NẾN: 2 Miễn dịch học - Nguyên nhân sinh bệnh vẩy nến đến nay vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn,tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh vẩy nến là bệnh có cơ chế tự miễn và liên quan đến di truyền. - Gen gây nên bệnh vẩy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan tới HLA,DR7,B13,B17,BW57,CW6,…Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động,yếu tố môi trường) như stress,nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc gây kích ứng da gen này được khởi động, dẫn đến hoạt động gián phân và tổng hợp DNA của lớp đáy tăng lên, tăng sinh tế bào thượng bì, nhất là lớp đáy và lớp gai dẫn đến rối loạn quá trình tạo sừng, rút ngắn quá trình chu chuyển tế bào thượng bì, gây bênh vẩy nến. - Trong bệnh vẩy nến, tế bào miễn dịch di chuyển từ lớp hạ bì đến lớp biểu bì, kích thích các tế bào da (tế bào sừng) để sinh sôi nảy nở. Bệnh vẩy nến dường như không phải là một bệnh tự miễn dịch thực sự .Trong một bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lẫn lộn một kháng nguyên bên ngoài với một thành phần cơ thể bình thường, và tấn công cả hai.Tuy nhiên, trong bệnh vẩy nến, viêm không có vẻ được gây ra bởi các kháng nguyên bên ngoài (mặc dù DNA không có ảnh hưởng immunostimulatory). Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số các tế bào miễn dịch có liên quan đến bệnh vẩy nến, và hóa chất truyền tín hiệu mà chúng gửi cho nhau để phối hợp gây viêm. Cuối của quá trình này, các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như tế bào đuôi gai và tế bào T, di chuyển từ lớp hạ bì đến các lớp biểu bì , tiết ra tín hiệu hóa học, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u α, interleukin-1β, và interleukin-6, gây viêm , và interleukin-22, gây ra tế bào sừng để sinh sôi nảy nở. - Các hệ thống miễn dịch bao gồm một hệ thống miễn dịch bẩm sinh , và một hệ thống miễn dịch thích ứng. - Trong hệ thống bẩm sinh, tế bào miễn dịch có thụ thể đã tiến hóa để nhắm mục tiêu các loại protein cụ thể và kháng nguyên khác thường được tìm thấy trên các tác nhân gây bệnh.Trong hệ thống miễn dịch thích ứng, tế bào miễn dịch phản ứng với protein và kháng nguyên khác mà chúng chưa bao giờ tiếp xúc trước đây, được trình bày cho chúng bởi các tế bào khác. Hệ thống bẩm sinh thường đi kháng nguyên trên hệ thống thích nghi. Khi hệ thống miễn dịch làm cho một sai lầm, và xác định một phần lành mạnh của cơ thể như là một kháng nguyên ngoại lai, hệ thống miễn dịch tấn công các protein, giống như trong tự miễn dịch. - Bệnh vẩy nến, DNA là một kích thích viêm. DNA kích thích các thụ thể trên tế bào đuôi gai plasmacytoid, sản xuất interferon-α, một tín hiệu kích thích 3 Miễn dịch học miễn dịch (cytokine). Bệnh vẩy nến, tế bào sừng sản xuất peptide kháng khuẩn. Trong phản ứng với các tế bào đuôi gai và tế bào T, chúng cũng sản xuất các cytokine như interleukin-1, interleukin-6, và yếu tố hoại tử khối u-α, mà các tín hiệu có nhiều tế bào viêm đến và sản xuất viêm hơn nữa. - Tế bào đuôi gai cầu hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích nghi. Chúng đang tăng lên trong tổn thương vẩy nến và gây ra sự tăng sinh của tế bào T và helper type 1 tế bào T. Một số tế bào đuôi gai có thể sản xuất yếu tố hoại tử khối u-α, trong đó kêu gọi các tế bào miễn dịch và kích thích viêm nhiễm hơn. Mục tiêu điều trị liệu pháp miễn dịch, và psoralen và tia cực tím A (PUVA), làm giảm số lượng của các tế bào đuôi gai. - Các tế bào T di chuyển từ lớp hạ bì vào lớp biểu bì. Chúng nó được thu hút vào lớp biểu bì của alpha-1 beta-1 integrin, một phân tử tín hiệu trên các collagen ở lớp biểu bì. Trong bệnh Vẩy nến tế bào T tiết ra interferon-γ và interleukin-17 . Interleukin-17 cũng có liên quan với interleukin- 22 . Interleukin-22 gây ra keratocytes để sinh sôi nảy nở. - Một giả thuyết là bệnh vẩy nến có liên quan đến một khiếm khuyết trong các tế bào T quy định, và quy định trong các cytokine interleukin-10. Gần đây với việc tìm ra nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế sinh bệnh vẩy nến,đặc biệt vai trò quan trọng của hệ miễn dịch với sự tham gia của tế bào lympho T đã tìm ra một hướng mới trong việc điều trị vảy nến,đó là các chất sinh học có tác dụng cắt đứt tương tác tế bào lympho T và các thành phần liên quan khác. Để hiểu rõ hơn,chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế miễn dịch trong bệnh vẩy nến. 4 Miễn dịch học 3. CƠ CHẾ MIỄN DỊCH: Giai đoạn 1: Các kháng nguyên bên ngoài (yếu tố kích hoạt: vi khuẩn,virus, ) được tế bào trình diện kháng nguyên( APC; ở da có tế bào Langerhan,tế bào đuôi gai – Dendritic Cell) xử lý và di chuyển đến các hạch bạch huyết lân cận gây hoạt hóa các tế bào lympho CD45RA + ( T naïve) Giai đoạn 2: ICAM-1 (Inter Cellular Adhesion Molecule 1: phân tử gắn kết cá tế bào nhóm 1,còn có tên khác là CD54) trên bề mặt tế bào APC sẽ tương tác với LFA-1 trên tế bào T. Tiếp đó,kháng nguyên đã gắn với MHC trên APC sẽ gắn vào thụ cảm thê và đồng thụ cảm CD4/CD8 trên tế bào T sinh ra “tín hiệu 1”. Bên cạnh đó,quá trình tương tác còn được tạo bởi sự gắn kết giữa các phần tử CD28 và CD80,CD28 và CD86,CD40L và CD40,LFA3 và CD2 của 2 tế bào tạo ra “ tín hiệu 2”. Qua quá trình trên lympho T sẽ được hoạt hóa. Tương tác giữa tế bào APC và lympho T gây hoạt hóa tế bào T Giai đoạn 3: Lympho T hoạt hóa sẽ tạo ra nhiều cytokine bao gồm IL -12,TNF-α, IFN-ɣ và IL-2. Từ đó lympho T phát triển và biệt hóa thành tế bào T nhớ ( T CD45RO + ). 5 Miễn dịch học Giai đoạn 4: T nhớ sẽ bộc lộ CLA ra bề mặt tế bào để gắn với E- selectin của tế bào nội mô lòng mạch,cùng với sự gắn kết LFA-1 với ICAM-1 giúp cho các tế bào T thoát khỏi lòng mạch và di chuyển đến da. Ngoài ra các cytokine do tế bào sừng tiết ra có vai trò lôi kéo các tế bào T nhớ đi tới chính xác các vị trí viêm. Giai đoạn 5: Tại vùng da viêm,bạch cầu T tiếp xúc với tế bào trình diện kháng nguyên APC sẽ được hoạt hóa lại và tiết ra các cytokine như TNF-α,IFN-ɣ làm kích thích tế bào sừng phát triển,quá sản,rối lọan biệt hóa,gây ra các triệu chứng lâm sàn vẩy nến. TRIỆU CHỨNG,DẤU HIỆU NHẬN BIẾT: 4.1 Các thể vẩy nến: - Tùy theo tính chất, đặc điểm lâm sàng, người ta chia vẩy nến làm 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt. - Trong thể thông thường, dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da, người ta phân làm các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược,… - Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân. 6 Miễn dịch học 4.2 Dấu hiệu nhận biết:  Tổn thương tại da Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết hóa lành tính của tế bào thượng bì tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Hiện tượng điển hình và hay gặp nhất của bệnh là dẫn đến những tổn thương về da. Các mảng bám trên da thường có các vẩy dày, có nhiều lớp chồng lên nhau rất dễ bong và thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, dát đỏ cho người bệnh. Các màng bám này còn sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Sâu dưới lớp vẩy này lại có màu hồng. Nhìn những vảy này giống như những giọt nến. Chính vì vậy bệnh có tên là vẩy nến. Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Với bệnh vẩy nến, các vết thương tổn thường tập trung nhiều ở các vùng hay tì đè, cọ xát như trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Thường khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dày lên so với trước đây. Sau một thời gian phát triển nhất định mà không được điều trị đúng cách thì các vêt tổn thương này có khả năng lan ra khắp cơ thể.  Tổn thương móng 7 Miễn dịch học Ngoài gây ra những tổn thương đặc trưng ở vùng da của người mắc bệnh, vảy nến còn có thể gây ra tổn thương ở móng. Có khoảng 30-40% các trường hợp bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi hơn hoặc có các lỗ nhỏ trên bề mặt móng. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc khiến mất cả móng.  Thương tổn khớp Sau khi lan rộng ra khắp cơ thể, bệnh vẩy nến còn có khả năng gây ra ảnh hưởng tới khớp. Những tổn thương ở vùng khớp được gọi là bệnh viêm khớp vẩy nến. Tỷ lệ khớp bị thương tổn đối với bệnh vẩy nến tùy từng thể. Trường hợp bệnh nhẹ, các thương tổn da khu trú, thì chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện thương tổn ở khớp. Trong khi đó trường hợp bệnh nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Bệnh viêm khớp vẩy nến thường khiến bệnh nhân bị biến dạng các khớp, khó vận động. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn … Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống. 8 Miễn dịch học  Các thể tổn thương khác của bệnh vẩy nến Có rất nhiều cách để phân biệt các loại tổn thương gây ra do bệnh vẩy nến. Dựa vào tính chất, đặc điểm lâm sàng, mà có thể chia vẩy nến làm 2 loại chính là thông thường và loại đặc biệt hoặc dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da mà có thể phân ra các thể như thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, … Một số trường hợp bệnh vẩy nến ở thể nặng và khó điều trị hơn như vẩy nến thể mủ với sự xuất hiện của các mụn mủ khô và nông, vẩy nến thể đỏ da toàn thân. Lưu ý bệnh thường phát triển mạnh vào mùa khô và gây ra cảm giác đau đớn vô cùng ở những vùng da bị nhiễm bệnh, bị va chạm hoặc có các biểu hiện chảy máu ở chỗ da bị nứt. Điều này khiến bệnh có thể bị nhầm lẫn với nứt nẻ da cũng hay gặp ở mùa khô. Do đó để cho chắc chắn, ngay sau khi có những nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa người bệnh tới khám ở các cơ sở y tế tin cậy để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. ĐIỀU TRỊ: Vẩy nến hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ làm giảm, sạch thương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Có nhiều phương pháp điều trị và dựa vào tuổi, phái, dạng lâm sàng, vị trí sang thương cũng như sự lan tỏa của bệnh. Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vẩy nến mức độ nhẹ và trung bình. Vẩy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống. 9 Miễn dịch học Vì vậy khi nhận biết được những dấu hiệu của bệnh vẩy nến chúng ta nên nhanh chóng đến bệnh viện để để được khám và chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là những phương pháp điều trị tương đối hiệu quả cho bệnh vẩy nến: 5.1 Đông Y: 5.1.1 Nguyên lý: Điều trị biến chứng - Kết hợp biện chứng cục bộ và biện chứng toàn thân về điều trị biện chứng cục bộ của bệnh: một mặt cần phân biệt triệu chứng thường gặp, mặt khác cần phân biệt tính chất của bệnh. Triệu chứng thường gặp bao gồm triệu chứng mà người bệnh cảm nhận được và triệu chứng tự thân bệnh phát ra bên ngoài. Triệu chứng người bệnh thường gặp nhất là ngứa và đau, ngoài ra còn các lớp vảy trên da cứ dày lên và bong ra. Điều trị biện chứng toàn thân chủ yếu là kết hợp của nhìn, ngửi, hỏi và phân tích. Tức là thông qua nhìn thần sắc hình thái; nghe âm thanh, ngửi mùi vị; hỏi triệu chứng của bệnh, tiền sử bệnh, quá trình điều trị, nhiệt độ nóng lạnh, mồ hôi, nước tiểu, phân, kinh nguyệt, quá trình tiếp xúc; bắt mạch,… 4 quá trình kết hợp với nhau, tổng hợp phán đoán tính chất bệnh, khí huyết của bệnh nhân thành hay suy và tình hình chức năng của phủ tạng. 5.1.2 Ưu thế: Đông y điều trị bệnh vảy nến sử dụng nguyên tắc kết hợp giữa giữa tìm hiểu và điều trị biện chứng. Đông y cho rằng nguyên nhân phát sinh bệnh là do khí huyết âm dương và chức năng phủ tạng mất cân bằng mà phát ra ngoài, bởi thế nên bệnh khởi phát thì cần điều trị từ bên trong, tuân thủ quy luật tuần hoàn thì âm dương sẽ cân bằng. 5.1.3 Điều trị vẩy nến bằng phương pháp ngâm thuốc: Ngâm thuốc Đông Y là thông qua nguyên lí hấp thụ thuốc Đông Y của da, làm cho thuốc trực tiếp phát huy tác dụng đối với vùng da bị tổn thương, tăng tỷ lệ hấp thụ của thuốc, kết hợp với sự điều tiết tự thân của người bệnh sẽ làm cho virus bị bài trừ khỏi cơ thể, khống chế truyền nhiễm chân khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu, gia tăng sự trao đổi chất, nhanh nhiệt giải độc, dứt ngứa, giảm sưng ngừng đau, cân đối tạng phủ. Ưu thế Ngâm thuốc Đông Y có thể điều trị được bệnh vảy nến, da hấp thụ các thành phần của thuốc và cải thiện các tuần hoàn nhỏ của da, từ đó thuốc kích thích 10 [...]... hơn, người bị bệnh vảy nến ngâm thuốc Đông Y không chỉ loại bỏ được các vảy nhỏ màu trắng bạc mà còn làm cho bệnh tình phục hồi nhanh hơn Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn Cụ thể về các bài thuốc nam điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả... điều trị sự thải ghép và bệnh mảng ghép, và còn là thuốc trị bệnh vẩy nến Có tác dụng: ức chế miễn dịch, giảm hoạt tính của lympho T ở cả thượng và chân bì vùng da vẩy nến, có tác dụng gián tiếp lên giãn mạch và quá sản thượng bì cũng như hoạt tính của tế bào viêm Chỉ định: vẩy nến thể nặng đã điều trị bằng các phương pháp thông thường khoogn có kết quả, vẩy nến mụn mủ, vẩy nến khớp 15 Miễn dịch học... keratine, làm chậm tăng sản biểu bì và bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng Điều biến miễn dịch và chống thâm nhiễm biểu bì trong bệnh vẩy nến, ức chế biểu hiện HLA lớp II (HLADR+) Chỉ định: vẩy nến thông thường diện rộng, vẩy nến khớp, vẩy nến đỏ da toàn thân, vẩy nến mụn mủ Liều dùng: tuần đầu nên dùng 10mg/ ngày, sau đó tăng dần liều dùng 20-25mg/ ngày, khi có viêm môi là có thể đã đạt được liều... dụng cho bệnh nhân vảy nến là: 40 mg tiêm dưới da một lần một tuần hoặc 40 mg tiêm dưới da cho mỗi tuần Một số thuốc mới và các chất sinh học đang được áp dụng điều trị bệnh vảy nến, tuy nhiên vì giá thành cao đi kèm với nhiều tác dụng phụ nên mới được áp dụng ít ở Việt Nam 4 PHÒNG BỆNH: Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính và hiện vẫn chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh này Người bệnh chỉ... vẩy nến khớp, vẩy nến đỏ da toàn thân, vẩy nến diện rộng >50% diện tích cơ thể và chủ yếu nên dùng cho người khỏe mạnh 50 tuổi trở lên, không nên chỉ định dùng cho người trẻ nhất là phụ nữ tuổi sinh đẻ hoặc vẩy nến thường mức độ nhẹ và vừa 5.2.2.2 Cyclosporin Dung dịch uống (100mg/1ml) lọ 100 ml và 50ml Ống tiêm 1mg/50ml và 5mg/250ml để tiêm truyền tĩnh mạch Viên nang mềm 25 - 100mg Chỉ định chữa bệnh. .. điều trị vẩy nến mảng với dạng uống Tazarotene chuyển hóa thành chất hoạt động, acid tazarotenic và có thời gian bán hủy từ 7 – 12 giờ Vì vậy, tazarotene có thể là thuốc thay thế an toàn trong điều trị vẩy nến bằng retinoid hệ thống đối với những phụ nữ ở tuổi sinh đẻ Vẩy nến là một bệnh do phản ứng miễn dịch gây viêm Các thuốc ức chế miễn dịch hiện nay có hiệu quả trong việc kiểm soát vẩy nến đến một... sinh tổng hợp axit nucleic, có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào thường bì trong bệnh vẩy nến, chống viêm giảm hóa ứng động của bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất IL-8 trong bệnh vẩy nến Là loại thuốc ức chế có tác dụng phụ có thể gây hạ bạch cầu, tiểu cầu, tích luỹ ở gan gây thoái hoá hoặc xơ gan, yếu tố thuận lợi cho sẩy thai, quái thai, giảm tinh trùng Với gan, máu nên chủ yếu chỉ dùng chi vẩy nến thể... phê chuẩn để điều trị bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến nhưng không dùng điều trị bệnh vảy nến Tuy vậy hiện nay Infliximab được phê chuẩn để điều trị bệnh vảy nến thể mảng từ trung bình đến nặng ở Liên minh Châu âu, thêm vào đó 19 Miễn dịch học Infliximab được phê chuẩn để điều trị bệnh Crohn, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp... được US FDA phê chuẩn để điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không đáp ứng với các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp đã dùng Nó không được US FDA phê chuẩn để điều trị bệnh vảy nến hoặc viêm khớp vảy nến Ở Liên minh Châu âu Adalimumab được phê chuẩn để điều trị cả 2 bệnh viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp, mặc dù nó không được phê chuẩn để điều trị bệnh vảy nến Adalimumab là một trị liệu ức... tính acid, hòa tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước Được dùng điều trị bệnh vẩy nến, ezecma… dạng dung dịch cồn, bột nhão, mỡ và nguyên chất (goudron pur) Goudron là một thuốc cổ điển điều trị vẩy nến khá tốt, có một số tác giả coi đây là “ vua của các loại thuốc bôi”, bôi vào tổn thương vẩy nến làm tổn thương hết vẩy, tan nhiễm cộm và tổn thương biến mất sau đợt điều trị Nhược điểm: màu đen, . tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, … Một số trường hợp bệnh vẩy nến ở thể nặng và khó điều trị hơn như vẩy nến thể mủ với sự xuất hiện của các mụn mủ khô và nông, vẩy nến thể đỏ da. thâm nhiễm biểu bì trong bệnh vẩy nến, ức chế biểu hiện HLA lớp II (HLADR+). Chỉ định: vẩy nến thông thường diện rộng, vẩy nến khớp, vẩy nến đỏ da toàn thân, vẩy nến mụn mủ. Liều dùng: tuần. mỹ…. 1. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH VẨY NẾN: 2 Miễn dịch học - Nguyên nhân sinh bệnh vẩy nến đến nay vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn,tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh vẩy nến là bệnh có cơ chế tự miễn

Ngày đăng: 23/11/2014, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w