1)So sánh tài chính công với tài chính nhà nước. Nội dung tài chính công:trong khuôn khổ một quốc gia,tài chính công thuộc hình thức sở hữu nhà nước,tác động tới các hoạt động thu chi của một quốc gia;khâu tài chính này hoạt động không vì mục đíh lợi nhuận;tài chính công gắn liền với cung cấp hàng hoá công,gắn liêng với nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Tài chính nhà nước được đặc trưng bằng phân phối và phân phối lại của cải xã hội,với chủ thể thực hiện là nhà nước,để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ nhà nước,nhằm thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của nhà nước.Tài chính nhà nước bao gồm:ngân sách nhà nước,ngân hàng trung ương,dự trữ nhà nước,tài chính các cơ quan hành chính,các đơn vị sự nghiệp nhà nước,tài chính doanh nghiệp nhà nước. Như vậy,tài chính công là một bộ phận quan trọng của tài chính nhà nước,gắn liền với chức năng quản lí,điều hành,phục vụ nhà nước.Tài chính công gần như bao hàm hết các bộ phận của tài chính nhà nước,chỉ trừ tài chính doanh nghiệp nhà nước. Sự khác nhau giữa tài chính công và tài chính nhà nước: -Tài chính công bao gồm những hoạt động mang tính phi lợi nhuận còn tài chính nhà nước thì có thông qua các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. -Tài chính công gắn với nhiệm vụ chi tiêu cho những hoạt động vốn có của nhà nước còn tài chính nhà nước bao gồm cả chi tiêu cho việc cung ứng hàng hoá,dich vụ thông thường tại các doanh nghiệp nhà nước. 2)Tại sao quản lí tài chính công phải tôn trọng nguyên tắc minh bạch và tham gia quản lí của công chúng? Tài chính công là các hoạt động gắn với việc thu và chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội (không vì mục tiêu thu lợi nhuận mà vì lợi ích của cộng đồng).Tuy nhiên để duy trì những hoạt động này thì cần có sự tham gia chủ yếu của một nhóm người cụ thể.Chính vì thế,để đảm bảo tính công bằng thì tôn trọng nguyên tắc công khai,minh bạch là yếu tố cần thiết.Công khai,minh bạch có nghĩa là trong quản lý hành chính nhà nước,đòi hỏi người dân phải được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về pháp luật, các thông tin liên quan đến quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước, quyền được tiếp cận thông tin của báo chí, công luận.Do vậy,công khai,minh bạch là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa các hành vi sai trái,làm giảm bớt hiệu quả trong quản lí tài chính công.Bên cạnh đó sự tham gia của người dân vào các hoạt động tài chính công cũng không kém phần quan trọngcông,nó phản ánh khoảng cách giữa người dân và chính quyền. Sự tham gia của người dân với tư cách là người được thụ hưởng và chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động tài chính công tập trung vào các nội dung: tham gia phản biện, tham gia thực thi, tham gia giám sát chính sách. Đây mới là nhân tố quan trọng vì người dân là người trực tiếp thụ hưởng lợi ích của các hoạt động tài chính công. Do đó, tiếng nói và đóng góp của người dân vào các chính sách của Chính phủ có tính thực tiễn cao phản ảnh và làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà khi làm chính sách các nhà chính sách chưa có điều kiện đề cập đến. Sự tham gia thực thi của người dân và cộng đồng càng nhiều thì Chính phủ càng tiết kiệm được các nguồn lực để tập trung đầu tư vào các vấn đề lớn của đất nước. Mặt khác, khi người dân và cộng đồng được tham gia thực thi, họ sẽ cảm thấy mình được đóng góp vào chính sách, được thể hiện tiếng nói và nguyện vọng chính đáng của mình. Do vậy, trách nhiệm sử dụng và bảo vệ thành quả mà họ làm được sẽ được tăng lên, hiệu quả chính sách càng nâng cao. 3)Sự tham gia của công chúng vào quản lí tài chính công được thể hiện ở khía cạnh nào? Sự tham gia của công chúng vào quản lí tài chính công được thể hiện: -Thứ nhất,là khả năng tiếp cận của người dân:khả năng tiếp cận của người dân thể hiện ở hai điểm: Quyền được cung cấp thông tin và mức độ dễ hiểu, dễ áp dụng của thông tin được cung cấp.Về quyền được cung cấp thông tin, các công dân cần phải được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với chính quyền vào những giờ thuận tiện và được cung cấp thông tin một cách dễ hiểu. Trách nhiệm cung cấp thông tin thuộc về chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể này phải bảo đảm được yêu cầu cung cấp đúng, đủ, kịp thời thông tin tới đối tượng được biết và đối tượng cần phải biết. Các thông tin được cung cấp phải là thông tin chính thức và đáp ứng được nhu cầu của đối tượng cần tiếp nhận thông tin.Về mức độ dễ hiểu, dễ áp dụng của thông tin được cung cấp đòi hỏi nỗ lực của Chính phủ trong việc cung cấp và phổ biến thông tin về các hoạt động của mình.Người có trách nhiệm cung cấp thông tin phải biết được thông tin nào là quan trọng và nhất thiết phải cung cấp cho công dân và giải trình về những thông tin quan trọng đó để người dân hiểu. Và để đạt được mức độ dễ tiếp cận đòi hỏi các văn bản pháp luật phải rõ ràng, chính xác và dễ hiểu. -Thứ hai,là sự tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp của người dân vào hoạt động quản lí tài chính công:sự tham gia của người dân vào các công việc của chính quyền nhiều hay ít, thực chất hay mang tính hình thức, phản ánh khoảng cách giữa người dân và chính quyền. Sự tham gia của công dân với tư cách là người được thụ hưởng và chịu tác động trực tiếp từ các chính sách của Chính phủ thể hiện qua các nội dung: tham gia phản biện, tham gia thực thi, tham gia giám sát chính sách. Đây mới là sự tham gia quan trọng nhất. Ví dụ như tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý đối với những chính sách quan trọng,hay cho người dân có cơ hội đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chính sách của nhà nước ,tham gia vào khâu giám sát thực hiện trong khả năng cho phép -Sự tham gia của người dân còn được thể hiện ở quyền giám sát, phản biện xã hội của người dân.Nói cách khác cần tạo một cơ chế phản hồi và lắng nghe tốt. Giám sát và phản biện xã hội không chỉ là việc phát huy quyền dân chủ của người dân mà thực chất còn là sự huy động và tập trung trí tuệ của toàn dân vào giải quyết công việc chung của hệ thống công quyền trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Khả năng giám sát và phản biện xã hội của người dân được đảm bảo là điều kiện quan trọng để người dân được thể hiện quan điểm của mình, đóng góp ý kiến để hoàn thiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Trên thực tế, tham vấn là chiếc cầu nối chính quyền với người dân. Tham vấn tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình vào những vấn đề quốc sách, dân sinh và được chính quyền trực tiếp lắng nghe chắt lọc, tiếp thu. Từ đó, cơ quan nhà nước có đầy đủ căn cứ, lý lẽ và thông tin hơn trước khi quyết định các chính sách và giám sát hoạt động của mình. Tham vấn ý dân cũng là dịp quảng bá chính sách và thu nhận phản hồi, tạo sự đồng thuận. 4)Phân biệt thuế với phí và lệ phí. Thuế,phí và lệ phí đều là những nguồn thu bắt buộc của ngân sách nhà nước.Tuy nhiên giữa các nguồn thu có tính chất khác biệt nhau.Cụ thể là: -tại thời điểm nộp thuế,người nộp thuế không được hưởng bất kì một lợi ích nào và không có quyền đòi hỏi dc hoàn trả lại số thuế đã nộp cho nhà nước.Còn phí và lệ phí thì gắn với việc cung cấp lợi ích dich vụ chuyên dùng nào đó,vì vậy nó mang tính chất hoàn lại trực tiếp. -Theo tính chất điều tiết thì người nộp thuế có thể chính là người chịu thuế(thuế trực thu)cũng có thể không phải là người chịu thuế(thuế gián thu).Còn đối với phí,lệ phí thì người nộp cũng chính là người chịu. 5)Mối quan hệ giữa thu thuế và thu vay nợ trong thu NSNN? Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước .Trong hoạt động thu ngân sách nhà nước,có bao gồm thu thuế,thu phí và lệ phí,thu vay nợ(vay nợ chính phủ và vay nợ trong nước,vay nợ nước ngoài) nhưng nguồn thu chủ yếu là từ thuế.Trong trường hợp ngân sách bị thiếu hụt do nguồn thu từ thuế không đáp ứng đủ hoặc bội chi thì nhà nước mới huy động vốn bằng hình thức thu vay nợ. 6) Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu TT PHÂN BIỆT THUẾ TRỰC THU THUẾ GIÁN THU Loại hình Đánh trực tiếp Đánh gián tiếp Đối tượng Tài sản, thu nhập của người nộp thuế Hàng hóa, dịch vụ Đặc điểm Đối tượng nộp thuế đồng nhất Người nộp thuế không đồng nhất với với người chịu thuế người chịu thuế Nguyên tắc Tính đến khả năng thu nhập của người nộp thuế Không tính đến khả năng thu nhập của người nộp thuế(nộp như nhau) Ví dụ Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế chuyển quyền sử dụng đất…. Thuế GTGT, thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt…. Tính công bằng Thể hiện ở chỗ điều tiết thu nhập Thể hiện ở chỗ đánh đồng Định hướng thị trường Không Có 7)Ý nghĩa của sự phối hợp giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong chi NSNN?Cho vd minh họa? Chi đầu tư phát triển là hoạt động liên quan tới chức năng tổ chức kinh tế của nhà nước,cụ thể đó là các hoạt độngxây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội,chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp doanh nhà nước,chi góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp,chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia,dự án nhà nước.Chi thường xuyên là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội và gắn liền với chức năng quản lí xã hội của nhà nước.Sự phối hợp của hai hoạt động này có sự tác động biện chứng lẫn nhau.Nếu làm tốt các hoạt động chi đầu tư phát triển sẽ tạo nền tảng tốt cho nền kinh tế,từ đó tạo nguồn thu ổn định cho NSNN,giúp đảm bảo nguồn cho các hoạt động chi thường xuyên.Ngược lại hoạt động chi thường xuyên một cách hợp lí sẽ tạo ngườn tích lũy dành cho chi các hoạt động đầu tư phát triển. 8)Ảnh hưởng của tài chính công đến tài chính doanh nghiệp? Ảnh hưởng của tài chính công đối với tài chính doanh nghiệp sẽ được biểu hiện như sau: Tài chính công cung cấp hàng hóa công cho khu vực tư, mặt khác tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, định chế tài chính, thị trường tài chính thông qua các chính sách tài khóa. -Tài chính công có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Với chức năng phân bổ nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ công, tài chính công tác động đến việc phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ như công cụ thuế với các mức thuế suất và ưu đãi khác nhau đối với từng sản phẩm, ngành nghề, lãnh thổ. Tài chính công có vai trò điều chỉnh đầu tư, định hướng cơ cấu nền kinh tế, kích thích hoặc hạn chế kinh doanh đối với từng loại sản phẩm. Phân bổ nguồn tài chính cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các công trình then chốt, các ngành mũi nhọn, hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong trường hợp cần thiết như trợ giá, trợ cấp… Tài chính công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất cơ cấu kinh tế, thúc đẩy cơ cấu kinh tế phát triển.Từ đó tác động đến sự phát triển của tài chính doanh nghiệp. -Tài chính công có vai trò trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô: đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, đảm bảo sử dụng lao động với tỉ lệ cao, hạn chế sự gia tăng giá đột ngột đồng loạt và kéo dài… bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ việc làm, điều chỉnh thuế, điều chỉnh chi tiêu chính phủ, phát hành trái phiếu.Điều này tác động không nhỏ tới các hoạt động của tài chính doanh nghiệp. 9)Thông tin bất cân xứng,hậu quả?Giải pháp khắc phục? Thông tin bất cân xứng là là trạng thái mà ở đó các bên của một giao dịch có sự nhận biết (thông tin) không giống nhau về đối tượng và các vấn đề liên quan của giao dịch đó. Hậu quả:tình trạng thông tin bất cân xứng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: -Sự lựa chọn ngược:khi người mua không xác định được thông tin về sản phẩm sẽ dẫn đến sự lựa chọn sai lầm hoặc trả giá không hợp lí,nếu trả giá thấp hơn giá trị đích thực của sản phẩm sẽ làm người bán mất động lực sản xuất,còn nếu trả giá cao hơn người mua sẽ bị thiệt. -Rủi ro đạo đức hay tâm lí ỷ lại:là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lí như trước khi giao dịch.Nguyên nhân là do sự chênh lệch thông tin giữa các bên,khiến khách hàng không hiểu rõ tính chất của sp.VD:bảo hiểm. Giải pháp:làm giảm tính bất cân xứng của thông tin khi tham gia giao dịch . tài chính nhà nước,chỉ trừ tài chính doanh nghiệp nhà nước. Sự khác nhau giữa tài chính công và tài chính nhà nước: -Tài chính công bao gồm những hoạt động mang tính phi lợi nhuận còn tài chính. phát triển. 8)Ảnh hưởng của tài chính công đến tài chính doanh nghiệp? Ảnh hưởng của tài chính công đối với tài chính doanh nghiệp sẽ được biểu hiện như sau: Tài chính công cung cấp hàng hóa. chế tài chính, thị trường tài chính thông qua các chính sách tài khóa. -Tài chính công có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Với chức năng phân bổ nguồn lực tài chính