1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 11 BÀI CHA CON NGHĨA NẶNG

7 11,2K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Giáo án Ngữ văn 11 Đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG (trích) (Hồ Biểu Chánh) A- Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Nắm được những nét chính về cuộc đời Hồ Biểu Chánh. - Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt tác phẩm. 3. Giáo dục - Rút ra được bài học ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình cảm cha con. B- Phương tiện – phương pháp dạy học 1. Phương tiện thực hiện - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh… - Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở soạn văn… 2. Phương pháp dạy học - Kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, giảng bình, tái tạo và gợi mở… C- Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức - Sĩ số: - Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi: “ Hãy nêu ý nghĩa hình ảnh bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao”? 3. Bài mới  Lời vào bài: Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, bên cạnh một Tản Đà đặt được viên gạch nối giữa văn học truyền thống với văn học hiện đại đã xuất hiện một Hồ Biểu Chánh – nhà văn Nam Bộ - cây cầu nối giữa giá trị cổ truyền với con người hiện đại.Tiểu thuyết của ông luôn luôn được đan cài trong đó các bài học về đạo lý làm người. Tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” là một tác phẩm tiêu biểu thể Cha con nghĩa nặng Page 1 Giáo án Ngữ văn 11 hiện rõ quan điểm trên của nhà văn. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” trong tiểu thuyết cùng tên của ông.  Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động (HĐ) 1: tìm hiểu khái quát về tác giả Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng”. -Giáo viên(GV): Yêu cầu học sinh đọc nhanh phần “Tiểu dấn” trong sách giáo khoa (sgk). - GV: đặt câu hỏi: “Qua phần tiểu dẫn trong sgk, một em cho cô biết những nét chình về cuộc đời của nhà văn Hồ Biểu Chánh?” - GV: Nhận xét, bổ sung: 64 tác phẩm tiểu thuyết là một khối lượng đồ sộ mà không phải nhà văn nào cũng có được. bên cạnh đó, ông còn để lại cho đời: 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu phê bình. Ngoài ra còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch. - GV: yêu cầu một học sinh đọc phần tóm tắt tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” trong sgk. - Học sinh (HS): đọc nhanh phấn “Tiểu dẫn” và ghi những ý chính ra giấy nháp. -HS: Trả lời câu hỏi. -HS: lắng nghe và ghi chép bài. - HS: Đọc phần tóm tắt tác phẩm trong sgk. - HS: Đọc, kể tóm tắt đoạn trích cho đến I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - Tên khai sinh: Hồ Văn Trung(1885 – 1958). - Quê: Làng Bình Thành – Tỉnh Gò Công( nay là xã Thành Công – Gò Công Tây – Tiền Giang) - Cuộc đời: + Học xong bậc Thành chung, thi đậu ngành ký lục, từng giữ chức Đốc phủ sứ, Nghị viên Hội đồng liên bang Đông Dương… + 1946: thôi hoạt động chính trị và theo đuổi sự nghiệp sáng tác cho đến lúc mất. - Sự nghiệp sáng tác: + Thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết với 64 tác phẩm. 2. Tác phẩm - Ra đời 1929, gồm mười chương. - Đoạn trích tìm hiểu thuộc nửa sau chương IX. - Tóm tắt đoạn trích: Đoạn trích kể chuyện người cha là Trần Văn Sửu vô tình giết vợ, bỏ nhà, bỏ quê trốn tránh nhiều năm. Vì quá nhớ con nên một đêm anh lẻn về thăm con. Được biết cuộc Cha con nghĩa nặng Page 2 Giáo án Ngữ văn 11 - GV: Đọc một đoạn ngắn: “Trần Văn Sửu chắp tay xá cha vợ….co giò mà chạy” Nêu yêu cầu cách đọc, cách kể tóm tắt, chú ý những từ ngữ địa phương Nam Bộ. - GV: nhận xét cách đọc, cách kể, giải thích từ khó,luyện cách phát âm, cách đọc đúng. HĐ 2: Tìm hiểu đoạn trích “Cha con nghĩa nặng”. - GV: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho cô biết bố cục của đoạn trích? - GV nhận xét, bổ sung. - GV cho học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk để từ đó khái quát nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. hết. - HS trả lời câu hỏi. -HS dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi. sống của cả hai con đều ổn định, hạnh phúc, sự có mắt của anh là bất lợi, Sửu đành ra đi. Thằng Tí – con trai anh chạy theo tìm. Hai cha con gặp lại nhau trên cầu Mê Tức. Sau đó, ông cùng con trai trở về Phú Tiên. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Bố cục: Chia làm 3 phần: -P1: từ “ Trần Văn Sửu chắp tay xá cha vợ” cho đến “Ai đó? Phải cha đó không ,cha?”  Tâm trạng tuyệt vọng của Trần Văn Sửu trên cầu Mê Tức. -P2: tiếp theo cho đến: “ chút xíu rồi con trở lại liền”  Cuộc gặp gỡ và trò truyện của hai cha con ngay trên cầu Mê Tức. -P3: còn lại.  Hai cha con trở lên Phú Tiên. 2. Nội dung a. Tình cha với con: Trần Văn Sửu là người cha bất hạnh nặng tình với các con: - Vì nhớ thương và lo lắng cho các con mà không Cha con nghĩa nặng Page 3 Giáo án Ngữ văn 11 ngại hiểm nguy lén về thăm các con. - Chọn cái chết vì không muốn gây khó khăn cho các con, tạo gánh nặng cho các con. - Chấp nhận sống một cuộc sống chui lủi, khổ cực để không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai cảu các con. Trần Văn Sửu còn là một người cha khoan dung, độ lượng: - Tha thứ cho người phụ nữ đã phản bội mình. - Khuyên ngăn con không nên thù oán mẹ.  Trần Văn Sửu là một người cha tốt, yêu thương con cái và hy sinh vì con cái. b. Tình cảm của con với cha: Nhân vật Tý là một thằng bé mới lớn khỏe mạnh, tình cảm mạnh mẽ và là một đứa con ngoan, hiếu thảo: - Ngầm theo dõi câu chuyện của ông ngoại với cha, hiểu và càng thương cha nhiều hơn. - Khi gặp cha thì xúc động, ôm chầm lấy cha, trò chuyện ân cần. - Thương cha mình vất vả, sẵn sang từ bỏ tất cả hạnh phúc cá nhân để đi theo cha, chăm sóc báo đền.  Tý là một người con hiếu Cha con nghĩa nặng Page 4 Giáo án Ngữ văn 11 -GV: “Em có nhận xét gì về tình huống truyện trong đoạn trích”? - GV: nhận xét, bổ sung. - GV: Tình huống truyện trong đoạn trích là một tình huống có kịch tính, tái hiện một tình cảnh éo le ngang trái. Người cha vì thương nhớ con mà trở lại thăm con nhưng lại không dám ở lại để cùng các con sống cuộc sống gia đình vì sợ liên lụy đến con. Ông chọn cách ra đi nhưng đầy ngậm ngùi, buồn tủi. Trong khi đó, cậu con trai không muốn cha phải sống cuộc sống chui lủi, khổ cực, muốn từ bỏ hạnh phúc cá nhân để theo cha báo hiếu. Ai cũng muốn nhận lấy thiệt thòi về mình. Chính điều này đã làm người đọc cảm động. Không những thế, tình huống truyện trong đoạn trích còn thể hiện mâu thuẫn sâu sắc: - Nếu Trần Văn Sửu bỏ đi thì sẽ rất khó để hai cha con gặp lại được nhau. Nhưng nếu ở lại - HS: Suy nghĩ trả lời. - HS: Lắng nghe và ghi chép bài. thảo, hiểu lẽ đời và có hiếu với cha. 3. Nghệ thuật - Tình huống truyện kịch tính, mâu thuẫn, tái hiện một tình cảnh éo le ngang trái. - Lời văn giản dị, mộc mạc, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ. - Lối kể chuyện tự nhiên, giản dị, theo trình tự thời gian như truyện kể dân gian. - Miêu tả nhân vật:ít tả nội tâm; tả trực tiếp, rành mạch giữa người kể và nhân vật; chú ý nhiều đến lời nói và hành động. Cha con nghĩa nặng Page 5 Giáo án Ngữ văn 11 thì ông vô tình làm ảnh hưởng tới hạnh phúc tương lai của con trai mình. - Người con trai muốn được sống cùng cha vì tình yêu thương, kính trọng, lòng hiếu nghĩa nhưng nếu vậy có thể cha sẽ bị bắt và hạnh phúc cá nhân sẽ không còn được trọn vẹn. Đó là mâu thuẫn giữa hạnh phúc cá nhân với tình thương và lòng hiếu thảo.  Thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, mang ý nghĩa giáo dục cao. - GV: “Ngoài tình huống truyện kịch tính, em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?” -GV: Tổng kết lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. -GV: “Em rút ra bài học gì qua việc tìm hiểu đoạn trích”Cha con nghĩa nặng”? -GV: Cái kết của đoạn trích thể hiện quan niệm đạo lý của tác giả, theo quy luật nhân quả. Tư tưởng vì nghĩa, vì tình là tư tưởng được đề cao. -HS: Suy nghĩ trả lời. -HS:Suy nghĩ trả lời. Cha con nghĩa nặng Page 6 Giáo án Ngữ văn 11  Lời kết bài: “Cha con nghĩa nặng” là tiểu thuyết đạo lí – đạo đức bằng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên ở Miền Nam. Đoạn trích đã thể hiện được quan niệm nghệ thuật của tác giả đó là yếu tố đạo lý là yếu tố xuyên suốt và căn bản trong sáng tác của ông. Bên cạnh đó câu chuyện dựng lên một cảnh ngộ thương tâm của con người trong cuộc sống. Dù con người bị đẩy vào hoàn cảnh nghiệt ngã đến đâu, con người có đạo lý vẫn ngẩng cao đầu đầy kiêu hãnh. D- Củng cố - dặn dò - Soạn bài: Luyện tập viết bản tin - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Cha con nghĩa nặng”. E- Rút kinh nghiệm Cha con nghĩa nặng Page 7 . truyện của hai cha con ngay trên cầu Mê Tức. -P3: còn lại.  Hai cha con trở lên Phú Tiên. 2. Nội dung a. Tình cha với con: Trần Văn Sửu là người cha bất hạnh nặng tình với các con: - Vì nhớ. cho các con mà không Cha con nghĩa nặng Page 3 Giáo án Ngữ văn 11 ngại hiểm nguy lén về thăm các con. - Chọn cái chết vì không muốn gây khó khăn cho các con, tạo gánh nặng cho các con. -. với cha, hiểu và càng thương cha nhiều hơn. - Khi gặp cha thì xúc động, ôm chầm lấy cha, trò chuyện ân cần. - Thương cha mình vất vả, sẵn sang từ bỏ tất cả hạnh phúc cá nhân để đi theo cha,

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w