Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
576,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Trong bộ môn hoá học có thể nói rằng phương trình hoá học của các phản ứng có một ý nghĩa hết sức to lớn, có thể nói tất cả bài tập hoá học đều phải dựa vào phương trình hoá học của các phản ứng chẳng hạn các dạng bài tập lý thuyết: hoàn thành sơ đồ bằng phản ứng, bài tập nhận biết, tách loại, điều chế v.v và kể cả các bài toán thì việc tính toán các số liệu của các chất cũng phải dựa vào tỉ lệ ở các phương trình hoá học của phản ứng cụ thể. Với học sinh khối 10 lẫn khối 11 và cả khối 12 nói chung thì có một tình trạng tương đối phổ biến là học sinh mắc phải quá nhiều lỗi khi viết các phương trình hoá học cho phản ứng. Phải khẳng định là tất cả các kiến thức liên quan các em đều đã được học nhưng thường nằm rải rác ở từng phần nên rất khó nhớ. Vấn đề đặt ra ở đây là các kiến thức bổ trợ cho học sinh khi viết phương trình hoá học của các phản ứng phải được tập hợp lại một cách đầy đủ, có hệ thống nhưng cũng phải tinh giản tránh rườm rà có như vậy học sinh mới dễ nhớ và dễ vận dụng. Với kinh nghiệm qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp từ 10 đến 12 và tham khảo rất nhiều tài liệu cả chuyên ngành hoá học lẫn phương pháp giảng dạy bộ môn tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình trong việc tổ chức quá trình dạy học với tiêu đề: “Hệ thống lý thuyết phần hoá học vô cơ dưới dạng một số quy luật phản ứng”. 1 HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT HOÁ HỌC VÔ CƠ DƯỚI DẠNG MỘT SỐ QUY LUẬT PHẢN ỨNG 1. KL + Oxi OXKL * Hầu hết kim loại đều phản ứng với oxi, trừ Ag, Au, Pt. Tính chất này có thể vận dụng để tác hỗn hợp bột Ag, Cu ra khỏi nhau (đem đốt cháy trong không khí đến khối lượng không đổi sau đó cho hỗn hợp vào HCl dư ). * Kim loại sắt tác dụng với oxi thì cần lưu ý: - Đốt cháy Fe trong không khí: 3Fe + 2O 2 Fe 3 O 4 - Cho sắt tác dụng với oxi, nhiệt độ (không phải đốt cháy): 4Fe + 3O 2 2Fe 2 O 3 - Cho Fe (không nguyên chất) tác dụng với oxi có mặt hơi nước (hoặc không khí ẩm): 2Fe + 3/2O 2 + 3H 2 O 2Fe(OH) 3 (bản chất là sự ăn mòn điện hoá) - Để bột sắt ngoài không khí một thời gian: hỗn hợp sản phẩm thường có mặt các chất Fe 2 O 3 ; Fe 3 O 4 ; FeO; Fe dư: 3Fe + 2O 2 Fe 3 O 4 4Fe + 3O 2 2Fe 2 O 3 2Fe + O 2 2FeO * Kim loại nhôm tác dụng với oxi cần lưu ý thí nghiệm Nhôm mọc “lông tơ”: - Làm sạch bề mặt lá nhôm: dùng giấy nhám đánh sạch hoặc nhúng vào dung dịch HCl, sau đó lau sạch. 2 - Nhúng miếng kim loại nhôm ở trên vào dung dịch HgCl 2 nhằm mục đích tạo ra hỗn hống Hg - Al: 2Al + 3Hg 2+ 2Al 3+ + 3Hg - Để hỗn hống Al - Hg ngoài không khí cho phản ứng giữa Al với oxi xảy ra: 4Al + 3O 2 2Al 2 O 3 - Giải thích: Nếu để miếng nhôm trong không khí thì cũng xảy ra phản ứng giữa Al với oxi nhưng lớp oxit nhôm sinh ra đặc khít ngăn cách không cho nhôm tiếp xúc với oxi do đó phản ứng ngừng lại. Khi tạo ra hỗn hống Al - Hg thì lớp oxit nhôm sinh ra không có khả năng bao bọc kín lá nhôm do đó phản ứng giữa nhôm với oxi xảy ra liên tục lớp lớp oxit nhôm đùn lên trông rất giống những lông tơ. - Cần lưu ý: Nếu đề cho không phải nhôm nguyên chất mà là vật dụng bằng nhôm thì bên ngoài là một lớp oxit nhôm(Al 2 O 3 ) đặc khít bao bọc, bên trong mới là nhôm. 2. KL + PK (trừ oxi) M * Phi kim thường lấy là lưu huỳnh, các halogen. * Khi cho Fe tác dụng với F 2 , Cl 2 , Br 2 thì sẽ cho muối sắt (III), còn khi cho sắt tác dụng với S, I 2 thì cho ra muối sắt (II). * Một số kim loại chẳng hạn như Ag tác dụng ngay với S mới sinh ở điều kiện thường. 3. KL + Nước Tuỳ thuộc KL * Với kim loại là: IA (Li, Na, K ); Ca, Ba, Sr thì cho ra ba zơ kiềm và giải phóng hiđro: M + nH 2 O M(OH) n + n/2H 2 * Với kim loại là Nhôm thì có xảy ra phản ứng nhưng do Al(OH) 3 kết tủa bám vào Al ngăn cách không cho nhôm tiếp xúc với nước nên phản ứng ngừng lại. * Với Mg thì phản ứng với nước ở nhiệt độ cao phản ứng mãnh liệt: 3 Mg + H 2 O MgO + H 2 * Với kim loại Fe thì phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao: 3Fe + 4H 2 O Fe 3 O 4 + 4H 2 (khoảng 570 0 C) Fe + H 2 O FeO + H 2 (trên 570 o C) 4. KL + AX Tuỳ thuộc AX * Nếu axit là HCl, H 2 SO 4 loãng thì: + Kim loại phải đứng trước H trong dãy điện hoá. + Muối thu được khi cho kim loại Fe tác dụng với axit trên là muối sắt (II). + Khí giải phóng là khí H 2 . KL + HCl, H 2 SO 4 lo·ng M Cl - , SO 4 2- + H 2 Ho¸ trÞ thÊp víi Fe * Nếu axit là HNO 3 , H 2 SO 4 đặc hoặc đặc nóng thì: + Kim loại là bất kì, có thể sau H trong dãy điện hoá. Tuy nhiên nếu là các kim loại như Fe, Al, Cr, Mn thì có tính thụ động trong dung dịch H 2 SO 4 , HNO 3 đặc nguội (lưu ý là chỉ khi đặc nguội thì các kim loại trên mới không tác dụng vì khi đó tạo ra lớp “oxit bền” trên bề mặt kim loại ngăn cách không cho kim loại tiếp xúc với axit). + Muối thu được nếu là sắt (trường hợp xảy ra phản ứng) luôn là muối sắt (III). + Khí thu được ở đây là sản phẩm quá trình khử S trong H 2 SO 4 và N trong HNO 3 nên không thể là H 2 mà là: SO 2 , H 2 S, NO 2 , NO, N 2 O, N 2 , cũng có khi không cho khí mà thay vào đó là: S, NH 4 NO 3 . + Lưu ý: Cu thì chỉ phản ứng với H 2 SO 4 đặc nóng, khi phản ứng với HNO 3 loãng thì luôn cho khí NO. Fe và Al khi phản ứng với HNO 3 loãng có thể cho NO, N 2 O, N 2 . Còn Mg, Zn thì có khi cho ra cả NH 4 NO 3 đối với HNO 3 và S, H 2 S đối với H 2 SO 4 4 KL + HNO 3 , H 2 SO 4 ®Æc M NO 3 - , SO 4 2- + sp OXH - K cña N, S + H 2 O Ho¸ trÞ cao víi Fe 5. KL + dd M Tuỳ thuộc KL * Nếu kim loại là Li, Na, K, Ca, Ba, thì: + Ban đầu kim loại tác dụng với nước. + Bazơ kiềm sinh ra tác dụng với dd muối. * Nếu kim loại sau từ Mg trở về sau thì áp dụng quy tắc α trong dãy điện hoá: OXH yÕu OXH m¹nh KH m¹nh KH yÕu K Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe 2+ Hg Ag Pt Au K + Ca 2+ Na + Mg 2+ Al 3+ Zn 2+ Fe 2+ Ni 2+ Sn 2+ Pb 2+ H + Cu 2+ Fe 3+ Hg + Ag + Pt 2+ Au 3+ OXH KH 6. KL + dd Kiềm Muối + H 2 * Thực ra là kim loại tác dụng với nước tạo ra hiđroxit, sau đó hiđroxit lưỡng tính mới tác dụng với bazơ kiềm. * Với các kim loại như Al, Zn, Be, thì đều có tính chất trên, phương trình TQ: M + nH 2 O M(OH) n + n/ 2 H 2 M(OH) n + (4 - n)NaOH Na 4-n MO 2 + 2H 2 O M + (n - 2)H 2 O + (4 - n)NaOH Na 4-n MO 2 + n/ 2 H 2 7. PK + Oxi OXPK (trừ một số NO, CO còn lại là oxitaxit) * Các phi kim như halogen không trực tiếp tác dụng với oxi. * Lưu huỳnh cho ra SO 2 , N 2 cho ra NO (3000 0 C hoặc có tia lửa điện), C thì có thể cho ra CO hoặc CO 2 , P cho ra P 2 O 5 . 8. OXBZKiềm + H 2 O BZKiềm 5 Tự học sinh viết các phương trình điều chế các chất: NaOH, KOH, Ca(OH) 2 , Ba(OH) 2 9. OXBZ + OXAX M Tự học sinhviết các phương trình điều chế các chất: CaCO 3 , CaSiO 3 , Ca 3 (PO 4 ) 2 , CaSO 3 . 10. OXBZ + AX M + H 2 O * Với oxit không có tính khử (Fe 3 O 4 ; FeO là những oxit có tính khử) thì bất kể là axit HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 , phản ứng diễn ra đúng theo quy luật trên. * Với HCl hay H 2 SO 4 loãng thì chúng không có khả năng làm thay đổi hoá trị của KL trong oxit. Phản ứng diễn ra đúng quy luật trên. * Với Các oxit có tính khử, các axit lại là H 2 SO 4 đặc, HNO 3 khi đó chúng ta cần xem quy luật chất khử tác dụng với chất oxi hoá. 11. OXKL + CO (hoặc H 2 ) nhiệt độ cao KL + CO 2 (hoặc H 2 O) * Thực ra đây là phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại. * Yêu cầu là oxit phải là của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hoá. Phản ứng giữa Fe 2 O 3 với CO có thể diễn ra từ từ ở các nấc nhiệt độ khác nhau. 12. OXKL + Al nhiệt độ cao KL + Al 2 O 3 * Đây là phương pháp nhiệt nhôm, thường dùng để điều chế sắt trong khi hàn đường ray: 3 Fe x O y + 2y Al nhiệt độ cao y Al 2 O 3 + 3x Fe * OXKL có thể trước hay sau nhôm cũng được, nhưng thường chỉ lấy Fe x O y hoặc CuO. 13. OXAX + BZKiềm M + H 2 O 6 * Nếu cho CO 2 (hoặc SO 2 , P 2 O 5 ) tác dụng với Ca(OH) 2 dư thì xem như chỉ xảy ra phản úng tạo ra muối trung hoà: CO 2 + Ca(OH) 2 CaCO 3 + H 2 O * Nếu cho CO 2 (hoặc SO 2 , P 2 O 5 ) tác dụng với Ca(OH) 2 đến dư CO 2 (hoặc SO 2 , P 2 O 5 ) thì xem chỉ xảy ra phản ứng tạo ra muối axit: 2CO 2 + Ca(OH) 2 Ca(HCO 3 ) 2 * Nếu cho CO 2 (hoặc SO 2 , P 2 O 5 ) tác dụng với Ca(OH) 2 nhưng chưa biết chất nào dư thì phải xét cả hai phản ứng: CO 2 + Ca(OH) 2 CaCO 3 + H 2 O 2CO 2 + Ca(OH) 2 Ca(HCO 3 ) 2 (Tức là khi số mol của CaCO 3 sau phản ứng thu được nhỏ hơn số mol Ca(OH) 2 giả thuyết cho thì có hai khả năng: hoặc Ca(OH) 2 dư hoặc Ca(OH) 2 hết và CO 2 đã hoà tan một phần kết tủa). 14. BZ + AX M + H 2 O * Với bazơ không có tính khử (Fe(OH) 2 là bazơ có tính khử) thì bất kể là axit HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 , phản ứng diễn ra đúng theo quy luật trên. * Với HCl hay H 2 SO 4 loãng thì chúng không có khả năng làm thay đổi hoá trị của KL trong bazơ. Phản ứng diễn ra đúng quy luật trên. * Với một số hiđrôxit như Al(OH) 3 , Zn(OH) 2 , Be(OH) 2 do có tính chất lưỡng tính nên có thể đóng vai trò bazơ khi tác dụng với axit mạnh như HCl, H 2 SO 4 ,HNO 3 , ngược lại sẽ đóng vai trò axit (HAlO 2 .H 2 O, H 2 ZnO 2 , H 2 BeO 2 ) nếu tác dụng với bazơ kiềm phản ứng diễn ra đúng như quy luật trên. * Với bazơ như Fe(OH) 2 có tính khử, các axit lại là H 2 SO 4 đặc, HNO 3 khi đó chúng ta cần xem quy luật chất khử tác dụng với chất oxi hoá. 15. dd BZ + dd M M mới + BZ mới 7 * Sản phẩm tạo thành (bazơ mới hoặc axit mới) phải làm xuất hiện chất kết tủa hoặc bay hơi hoặc chất điện li yếu. * Với dd muối của Al 3+ hay dd muối Cu 2+ thì cần chú ý là dd bazơ là dd kiềm hay là dd NH 3 để xét phản ứng tiếp theo. Al 3+ + 3OH - Al(OH) 3 (*) Al 3+ + 4OH - AlO 2 - + 2H 2 O (**) (Khi mà số mol Al(OH) 3 thu được sau phản ứng nhỏ hơn số mol Al 3+ thì cũng có hai khả năng xảy ra: hoặc Al 3+ dư, OH - hết hoặc Al 3+ hết và OH - đã hoà tan một phần Al(OH) 3 ). * Có thể biện luận tương tự khi cho Cu 2+ tác dụng với ddNH 3 : Cu 2+ + 2NH 3 + 2H 2 O Cu(OH) 2 (*) Cu 2+ + 6NH 3 + 2H 2 O [Cu(NH 3 )] 4 2+ + 2OH - (**) * Có những phản ứng giữa muối và bazơ nhưng bản chất là: AX + BZ M + H 2 O Ca(HCO 3 ) 2 + 2NaOH CaCO 3 + Na 2 CO 3 + 2H 2 O Tuy nhiên do độ tan của Mg(OH) 2 nhỏ hơn so với MgCO 3 nên: Mg(HCO 3 ) 2 + 2NaOH Mg(OH) 2 + 2NaHCO 3 16. BZ không tan Nhiệt phân OXBZ + H 2 O * Với Fe(OH) 2 thì cần chú ý là nhiệt phân trong môi trường có mặt oxi hay không, khi có mặt oxi thì cần phải xét phản ứng theo quy luật oxi hoá - khử. * Một số hiđroxit rất kém bền ở điều kiện thường đã tự bị phân huỷ như AgOH, NH 4 OH. 17. AX + dd M M mới + AX mới * Phản ứng diễn ra theo quy luật axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối của nó chẳng hạn HCl, H 2 SO 4 ,HNO 3 > CH 3 COOH > H 2 CO 3 > HClO 8 * Tuy nhiên cần chú ý có khi phải tính đến là phản ứng ưu tiên hướng tạo ra chất có độ tan bé như CuS, BaSO 4 , AgCl, điều này giải thích vì sao FeS tác dụng với HCl nhưng CuS, PbS lại không tác dụng. Độ tan của AgCl nhỏ hơn độ tan Ag 2 SO 4 nên có thể: Ag 2 SO 4 + 2HCl 2AgCl + H 2 SO 4 * Nếu gặp trường hợp axit có tính oxi hoá mạnh như HNO 3 , H 2 SO 4 đặc lại tác dụng với muối có tính khử như FeS, FeS 2 , FeCO 3 , NaI, Na 2 S, thì cần phải xem xét theo quy luật phản ứng oxi hoá khử. 18. dd Muối + dd Muối Muối mới + Muối mới * Có những phản ứng giữa muối và muối nhưng bản chất là: AX + Muối Muối mới + AX mới Ba(HSO 4 ) 2 + 2NaHCO 3 BaSO 4 + Na 2 SO 4 + 2H 2 O + 2CO 2 * Cần ghi nhớ: + Muối HSO 4 - có tính chất giống như H 2 SO 4 . + Muối HCO 3 - , HS - , HSO 3 - có tính chất lưỡng tính, tức là vừa thể hiện tính axit (trong phản ứng với OH - ), vừa thể hiện tính bazơ (trong phản ứng với H + ). 19. MCO 3 2- không tan nhiệt phân OXBZ + CO 2 20. MCO 3 2- + CO 2 + H 2 O nhiệt độ thấp MHCO 3 - * Phản ứng hoà tan kết tủa CaCO 3 thường dùng trong bài tập nhận biết. * Tính chất này có thể vận dụng cho các muối mà gốc axit của đa axit đồng thời là axit yếu như: S 2- , SO 3 2-, PO 4 3- . Ví dụ: Ca 3 (PO 4 ) 2 + 4H 3 PO 4 3Ca(H 2 PO 4 ) 2 21. MHCO 3 - nhiệt phân MCO 3 2- + CO 2 + H 2 O 9 Cần chú ý quy luật 20, 21 xảy ra hai chiều ngược nhau ở điều kiện khác nhau. 22. M NO 3 - nhiệt phân Tuỳ thuộc vào kim loại * Nếu muối nitrat của kim loại mạnh (trước Mg trong dãy điện hoá) thì quy luật như sau: M(NO 3 ) n nhiệt phân M(NO 2 ) n + n/2 O 2 * Nếu muối nitrat của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu) thì quy luật như sau: 2 M(NO 3 ) n nhiệt phân M 2 O n + 2n NO 2 + n/2 O 2 (nếu là muối sắt (II) nitrat thì về sắt(III) oxit) * Nếu muối nitrat của kim loại yếu (sau Cu trong dãy điện hoá) thì quy luật như sau: M(NO 3 ) n nhiệt phân M + n NO 2 + n/2 O 2 23. M NH 4 + nhiệt phân Tuỳ thuộc vào gốc axit * Nếu gốc axit là gốc axit yếu như CO 3 2- , HCO 3 - ,SO 3 2- , SO 3 2- , HSO 3 - hoặc gốc axit không chứa oxi như Cl - , Br - thì bị nhiệt phân cho ra NH 3 và axit tương ứng. * Nếu gốc axit có tính oxi hoá như NO 3 - , NO 2 - , SO 4 2- ,Cr 2 O 7 2- , thì sản phẩm tương đối phức tạp chẳng hạn: NH 4 NO 2 nhiệt phân N 2 + 2H 2 O NH 4 NO 3 >200 0 C N 2 + 1/2O 2 + 2H 2 O NH 4 NO 3 < 200 0 C N 2 O + 2H 2 O (phản ứng nổ) 3(NH 4 ) 2 SO 4 nhiệt phân N 2 + 4NH 3 + 3SO 2 + 6H 2 O (NH 4 ) 3 PO 4 nhiệt phân 3NH 3 + HPO 3 + H 2 O (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 nhiệt phân N 2 + Cr 2 O 3 + 4H 2 O 24. Chất Khử mạnh + Chất OXH mạnh Tuỳ thuộc vào mức độ mạnh yếu. 10 [...]... Cu + 1/2O2 + 2HCl CuCl2 + H2O Cu + 1/2O2 + H2SO4 CuSO4 + H2O (Tự học sinh suy luận các phản ứng trên là tổng hợp của hai phản ứng nào) KẾT LUẬN Sau khi đã hoàn chỉnh phần Hệ thống lý thuyết phần hoá học vô cơ dưới dạng một số quy luật phản ứng tôi đã photo thành nhiều bản phát cho các giáo viên trong tổ và các học sinh (trong đó có học sinh khối 10, khối 11, khối 12) xin ý kiến nhận xét và tôi đã... thực nghiệm được phát các bản photo phần Hệ thống lý thuyết phần hoá học vô cơ dưới dạng một số quy luật phản ứng để ôn tập Sau đó cả hai lớp được làm một bài kiểm tra trong thời gian một tiết, hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách quan phối hợp với tự luận, nội dung bài kiểm tra có đầy đủ các dạng bài tập: nhận biết, tách loại, tinh chế, hoàn thành sơ đồ phản ứng và một bài toán định lượng thực nghiệm... gia góp ý của rất nhiều học sinh và giáo viên và tất cả đều thống nhất đây là một ý tưởng hay và cách trình bày như vậy là phù hợp với chương trình và trình độ học sinh có tác dụng rất tốt trong việc giúp học sinh ôn tập lý thuyết cụ thể là phần vô cơ 17 Để có được sự đánh giá khách quan hơn tôi đã chọn ra 2 lớp 12 một lớp để làm đối chứng và một lớp để thực nghiệm Lớp đối chứng vẫn được tiến hành ôn... điện hoá) , H 2S, HI, HBr, NH3, K2S, KI, FeCl2, FeSO4, FeCO3, FeS, FeS2,Fe(OH)2, FeO, Fe3O4, C, S, P * Để cân bằng nhanh phản ứng oxi hoá khử ta sử dụng cách nhẩm chéo: + Xác định, sau đó chỉ giữ lại các giá trị số oxi hoá thay đổi + Viết các giá trị electron trao đổi ở dưới chân nguyên tố tương ứng, rồi nhân chéo lên: - Ưu tiên viết ở bên có số lượng chỉ số nguyên tử lớn hơn - Trường hợp chỉ số nguyên... có thể nhận xét một cách sơ bộ: + Chất trong đó nguyên tố ứng với bậc oxi hoá thấp nhất thì chỉ có duy -2 -3 -1 -1 nhất tính khử S, N, I, Br, + Chất trong đó nguyên tố ứng với bậc oxi hoá cao nhất thì chỉ có tính oxi hoá +6 +5 +3 S, N, Fe, , + Chất trong đó nguyên tố ứng với số oxi hoá trung gian thì có thể thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử * Các chất sau đây là những chất oxi hoá thường gặp: MnO... 6H2O Al(OH)2+ + H3O+ Fe(OH)3 + 3H2S 26 Những phản ứng tạo phức chất: * Chỉ có một số hiđroxit như Cu(OH) 2, Zn(OH)2, AgOH (đúng hơn là Ag2O) là tan được trong dung dịch NH3 do có các phản ứng tạo phức * Tính chất này có thể được dùng trong bài tập tách Al, Zn ra khỏi hỗn hợp Al3+, Zn2+ hay tách các Cu, Fe ra khỏi hỗn hợp Cu2+, Fe3+ * Một số phương trình phản ứng: Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4]2+ + 2OH- Zn(OH)2... oxi hoá như HNO3 loãng) nhiệt độ 2KClO3 + 3C nhiệt độ 2KClO3 + 3S nhiệt độ 5KClO3 + 6P 2NH3 + 3CuO 2KCl + 3CO2 nhiệt độ 2H2S + SO2 2KCl + 3SO2 5KCl + 3P2O5 N2 + 3Cu + 3H2O 3S + 2H2O 25 Những phản ứng thuỷ phân của muối: * Chỉ những muối có gốc anion là gốc axit yếu hoặc cation xuất phát từ bazơ yếu mới bị thuỷ phân (tác dụng với nước) * Đa số phản ứng thuỷ phân muối đều là phản ứng thuận nghịch trừ một. .. tra 9 10 Đường luỹ tích phân phối học sinh đạt điểm xi trở xuống: 18 LẦN 1 LẦN 2 Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm chính : + Tỷ lệ % học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là thấp hơn so với lớp đối chứng + Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi... hỗn hợp Cu2+, Fe3+ * Một số phương trình phản ứng: Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4]2+ + 2OH- Zn(OH)2 + 4NH3 [Zn(NH3)4]2+ + 2OH- (Trong các phản ứng trên số phân tử NH3 tham gia tạo phức bằng hai lần hoá trị của nguyên tử trung tâm) 27 Những phản ứng là kết quả cộng gộp hai phản ứng lại với nhau: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 Ca3(PO4)2 + 2H3PO4 Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 3CaSO4 + 2H3PO4 3Ca(H2PO4)2 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2 Tương tự:... 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O 11 5 0 +4 +6 Br2 + SO2 + 2H2O -1 H2SO4 + 2HBr 1.2 1 1 (số e trao đổi chưa tối giản) 2 +5 (số e trao đổi) 2.1 +2y/x (12x - 2y)HNO3 loãng +3FexOy (tỉ lệ số e trao đổi đã được tối giản) +3 +2 3xFe(NO3)3+ (3x - 2y)NO + (6x - y)H2O (3x - 2y) 3 * Các phản ứng xảy ra giữa các chất khử với chất oxi hoá cho trên: MnO2 + 4HX 2KMnO4 + 16HX MnX2 + X2 + 2H2O 2KX + 2MnX2 + 5X2 + 8H2O (với . H 2 O (Tự học sinh suy luận các phản ứng trên là tổng hợp của hai phản ứng nào) KẾT LUẬN Sau khi đã hoàn chỉnh phần Hệ thống lý thuyết phần hoá học vô cơ dưới dạng một số quy luật phản ứng tôi. vô cơ dưới dạng một số quy luật phản ứng . 1 HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT HOÁ HỌC VÔ CƠ DƯỚI DẠNG MỘT SỐ QUY LUẬT PHẢN ỨNG 1. KL + Oxi OXKL * Hầu hết kim loại đều phản ứng với oxi, trừ Ag, Au,. được phát các bản photo phần Hệ thống lý thuyết phần hoá học vô cơ dưới dạng một số quy luật phản ứng để ôn tập. Sau đó cả hai lớp được làm một bài kiểm tra trong thời gian một tiết, hình thức kiểm