1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

câu hỏi ôn thi đường lối cm của đcsvn có đáp án chuẩn

53 3,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 141,52 KB

Nội dung

Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V 1924 , Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trà

Trang 1

Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn

Câu 1: Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

Câu 2: Tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa nữa phong kiến?

Câu 3: Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 4: Nội dung cơ bản của Luận cương Chính trị tháng 10/1930?

Câu 5: Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thong qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN 3/2/1930? Câu 6: Những bổ sung phát triển của luận cương chính trị tháng 10/1930 so với cương lĩnh chính trị đầu

tiên?

Câu 7: Kết quả chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về bảo vệ thành quả cách mạng Tháng 8 , xây

dựng và giữ vững chính quyền cách mạng giai đoạn 1945-1946?

Câu 8: Sách lược lợi dung mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự hòa hoàn có nguyên tắc để giữ vững

chính quyền giai đoạn 1945-1946?

Câu 9: Trình bày chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng được thể

hiện trong 3 nghị quyết BCH trung ương tháng 11/1939-11/1940- 5/1941: Mối quan hệ chống đế quốc và chống phong kiến?

Câu 10: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945?

Câu 11: Kết quả thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945?

Câu 12: Ý nghĩa thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945?

Câu 13: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược?

Câu 14: Điểm bổ sung phát triển hoàn thiện căn bản đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của

Đại hội Đảng II(1951)? Nội dung về lực lượng và phươn pháp cách mạng?

Câu 15: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc khắng chiến chống Pháp xâm lược?

Câu 16: Nguyện nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

Câu 17: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

Câu 18: Quyết tâm chống mỹ cứu nước được thể hiện trong 2 nghị quyết trung ương 11(3/1965) và

12/1965?

Câu 19:Đường lối chủ trương đối ngoại của Đảng trong những năm 1976-1985?

Câu 20: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân cơ bản trong công tác đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới thời

kỳ 1975-1985?

Câu 21: Đường lối công nghiệp hóa của đảng trong giai đoạn 1976-1985?

Câu 22: Đặc điểm, hình thức hoạt động và ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập

Trang 2

trung quan liêu, bao cấp đối với nền kinh tế trước đổi mới?

Câu 23: Đại hội đảng VI xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất

nước ?

Câu 24: Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng 6 (1956) xác định?

Câu 25: Phân tích chủ trương đổi mới của ĐH Đảng 6 về kinh tế ?

Câu 26: Chủ trương chính sách của ĐH Đảng 7 về phát triển từng thành phần kinh tế?

Câu 27: Mục tiêu của ĐH Đảng 7 về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta?

Câu 28: Mục tiêu xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩ ở nước

VN?

Câu 29: Quan điểm của đảng về xây dựng và hoàn tiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

nước ta?

Câu 30: Mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước?

Câu 31: Mục tiêu CNH-HĐH đến năm 2000 trong thời kỳ đổi mới đất nước?

Câu 32: Kết quả, ý nghĩa về công tác đối ngoại của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước?

Câu 33: Chủ trương của ĐH Đảng 7 về xây dựng nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng

Câu 36: Chủ trương chính sách của ĐH Đảng 11 về phát triền các thành phần kinh tế?

Câu 37: Chủ trương của Đảng về xây dựng phát triền văn hóa trong thời kỳ đổi mới đất nước?

Câu 38: Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới đất nước ?

Câu 39: Quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển KTXH? Câu 40: Quan điển của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước?

Câu 41: Quan điểm của Đảng về thực hiện CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới đất nước?

Câu 42: Phân tích quan điểm CHN-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường?

Câu 43: Phân tích quan điểm CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức?

Câu 44: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân của quá trình thực hiện chủ trương CHN-HĐH đất nước của

Đảng trong thời kỳ đổi mới?

Câu 45: Kết quả, nguyên nhân của việc thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị

trong thời kỳ đổi mới?

Trang 3

Câu 46: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân, hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương xây dựng, phát

triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới?

Câu 47: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân của quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về giải quyết các

vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới?

Câu 48: Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng trong thời

kỳ hiện nay?

Câu 49:

Trình bày các nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại, của Đảng, nhà nước trong thời kỳ đổi mới?

Câu 50: Phương châm đối ngoại của Đảng, nhà nước trong thời kỳ đổi mới đất nước?

Câu 51: Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới?

1 Câu 1: Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt

Nam?

* Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc:

- Ngày 5 - 6 - 1911, từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Trêvin và bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hòa mình vào cuộc sống lao động Pháp để tìm đường cứu nước Từ 1911 đến

1917, Người đã đến nhà nước châu Âu, châu Phi và châu Mĩ Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp theo đuổi lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng và Bác ái

- Ngày 18 - 6 - 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi

là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam

- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộcđịa của Lê-Nin Từ đây người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc

* Nguyễn Ái Quốc truyền bá CN Mác-Lênin chuẩn bị thành lập đảng:

- Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân

- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân ( 10 - 1923 ) và được bầu vào Ban chấp hành Hội Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 1924 ), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước

đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa

- Ngày 11 - 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu ( Trung Quốc ) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây và chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã, mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn hạn để đào tạo họ thành cán bộ cách mạng đưa

về nước hoạt động

Trang 4

- Nhờ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào cách mạng ở trong nước ngày càng phát triển sôi nổi, khuynh hướng các mạng vô sản dần dần chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Đến năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng cơ sở ở khắp

ba kì.Những hoạt động của Người từ 1911 đến 1929 có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và đạo đức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam

* Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 đảng:

- Sau một thời gian dài hoạt động có hiệu quả, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch sử Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục Để đáp ứng nhu cầu đó, từ giữađến cuối năm 1929, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng nước ta Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các tổ chức này đã đả kích lẫn nhau, làm giảm uy tín của các tổ chức cộng sản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cách mạng đang lên

- Từ 3 - 2 đến 7 - 2 - 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng ( Trung Quốc ) Người chủ trì hội nghị và đã phân tích những hoạt động bè phái, chia rẽ của ba tổ chức cộng sản và tác hại của nó Do yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam và uy tín đức

độ của Người nên đã đã thống nhất được các tổ chức cộng sản Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

* Thành lập ĐCSVN:

- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch ra đường lối, phương hướng cơ bản cho cách mạng Việt Nam ( đây chính là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam )

=>Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-LêNin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Đồng thời, Người đã thành công trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 2: Tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa nữa phong kiến?

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân

đã ra đời Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng

 Địa chủ phong kiến:

Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

 Giai cấp nông dân

- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

Trang 5

- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.

- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến taysai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình

độ văn hoá thấp

 Giai cấp công nhân

- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

- Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp

- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới

* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam

- Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến)

- Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp

- Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh

- Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc

- Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga

- Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và nănglực để lãnh đạo cách mạng

- Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn

ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng

 Giai cấp tiểu tư sản

- Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp

- Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng

Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết

và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng

Câu 3: Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Trang 6

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách mạngViệt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam Cương lĩnh rađời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các

tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội

- Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc về con đường cứu nước: “Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vư¬ơng, phong trào yêu n¬ớc ba mư¬ơi năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái… như¬ng không thành công vì thiếu một đư¬ờng lối đúng” “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu b¬ước ngoặt của cách mạng Việt Nam”

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Điều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng chứng tỏ giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành và có đủ những yếu

tố cơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đánh dấu bước phát triển vế chất của cách mạng Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc Việt Nam từ

1930 là con đường cách mạng vô sản Đó là sự lựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Đó cũng là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mác- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

và công cuộc phát triển của đất nước

- Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cư¬ơng lĩnh đư¬ợc thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng, từ năm 1930 cách mạng Việt Nam có đư¬ợc đư¬ờng lối chính trị toàn diện đề ra mục tiêu và ph¬ương phápđấu tranh thích hợp, giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đồng thời có đư¬ợc tổ chức Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức phong trào cách mạng Sự ra đời của Đảng đã tạo những tiền

đề và điều kiện để đ¬ưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên con đường giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước được, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

- Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Từđây giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới

- Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch

sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh"

Câu 4: Nội dung cơ bản của Luận cương Chính trị tháng 10/1930?

“Luận cương chính trị tháng 10– 1930” Hoàn cảnh ra đời Từ 14- 30/10/1930 hội nghị BCH TW họp lần thứ nhất tại Hương Cảng, do Trần Phú chủ trì Nội dung của hội nghị gồm: Thảo luận Luận cương chính

Trang 7

trị, quyết định đổi tên Đảng từ Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, trong hội nghị các đại biểu cũng nhất trí bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư •Năm 1930: Tháng 4-1930 Trần Phú sau thời gian học tập ở Liên Xô đượcquốc tế cộng sản cử về nước Đến tháng 7-1930 đợc bổ sung vào BCH TWĐảng

* Nội dung cơ bản của Luận cương:

- Về mâu thuẫn xã hội: "Một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và chủ nghĩa đế quốc"

- Về tính chất và mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tưbản mà đi thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa"

- Về nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thuộc địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền" -Về lực lượng của cách mạng :

+Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng

+Tư Sản thương nghiệp thì đứng về đế quốc chống Cộng sản Tư sản công nghiệp thì đứng về quốc gia cải lương, khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ đứng về đế quốc

+Trong giai cấp tiểu tư sản: bộ phận thủ công nghiệp thì do dự, thành phần thương gia thì không tán thành cách mạng, trí thức thì có xu hướng quốc gia chỉ hăng hái trong thời kì đầu, chỉ các phần tử lao khổ mới theo cách mạng mà thôi

- Về phương pháp cách mạng: Đảng phải lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến lên võ trang bạo động để giành chính quyền

- Về mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: cách mạng Đông Dương là một

bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng Muốn vậy:

+ Đảng phải có đường lối đúng đắn, gắn bó với giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng

+Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho chính quyền lợi của giai cấp công nhân, đấu tranh cho mục tiêu chủ nghĩa cộng sản

+Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản các dân tộc thuộc địa, nhất là với vô sản Pháp

=>Như vậy, hội nghị Trung ương 10/1930 đã có một số quyết định rất quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam Hội nghị cũng đã bầu ban chấp hành trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư

Câu 5: Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thong qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN 3/2/1930?

Sự kiện ĐCS VN ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động cách mạng Việt Nam -

sự phát triển về chất từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến ĐCS VN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc

Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt

Trang 8

do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.

- Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

- Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:

+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn

toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông

+ Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh;

tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8h

Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công

nông hóa

Về lực lượng cách mạng:

+) Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất

+) Lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp

+) Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản VN mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, íthơn mới làm cho họ đứng trung lập

+) Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng như Đảng Lập hiến thì phải đánh đổ

Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo Việt Nam Đảng là đội tiên phong của

giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp

Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới:cách mạng Việt Nam là một

bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp

Đánh giá:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh:

 Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới

 Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử

 Nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do

 Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này

Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Câu 6: Những bổ sung phát triển của luận cương chính trị tháng 10/1930 so với cương lĩnh chính trị đầu tiên?

So với cương lĩnh 3/1930 luận cương có những bổ xung sau:

- Trên cơ sở khẳng định tính chất xã hội Đông Dương là XH nửa phong kiến, luận cương đã chỉ rõ phương hướng là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau đó bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa

- Luận cương còn chỉ ra điều kiện bỏ qua:

+phải có sự giúp đỡ cho ĐCSVN của vô sản thế giới

Trang 9

+cách mạng VN đã có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Phương pháp cách mạng: luận cương khẳng định lại tư tưởng bạo lực quần chúng bằng hình thức khởinghĩa vũ trang để giành chính quyền luận cương chỉ ra những điều kiện để khởi nghĩa thành công:+xây dựng lực lượng quần chúng ngày càng vững mạnh

+tuân thủ quy luật đấu tranh cách mạng

+ nổ ra khi có tình thế và thời cơ cách mạng

- Luận cương khẳng định lại vai trò của đảng nhưng để Đảng có thể lãnh đạo được thì Đảng phải có những tiêu chí xây dựng đảng:

+Đảng có đường lối chính trị đúng đắn

+ có kỷ luật tập trung

+gắn bó với nhân dân

+trải qua đấu tranh để trưởng thành

+ có lý luận Mac- Lênin dẫn đường

Câu 7: Kết quả chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảngvề bảo vệ thành quả cách mạng Tháng 8 , xây dựng và giữ vững chính quyền cách mạnggiai đoạn 1945-1946?

- Kết quả: cuộc đấu tranh thực hiện chủ trươngkháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945 - 1946 đãdiễn ra rất gay go, quyếtliệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và đãgiành được những kết quả hết sức quan trọng

- Về chính trị - xã hội: đã xây dựng được nền móngcho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dânvới đầy đủ các yếu tố cầnthiết Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầucử Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành Bộ máychính quyền

từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các côngcụ chuyên chính như Vệ quốc đoàn,Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường.Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liênhiệp quốc dân Việt Nam,Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và

mở rộng.Các đảng phái chính trị như Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam đượcthành lập

- Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong tràotăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnhgiảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia Các lĩnh vực sản xuất được phục hồi.Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổnđịnh và có cải thiện Tháng 11/1946, giấy bạc “Cụ Hồ” được phát hành Đã mở lạicác trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới Cuộc vận động toàn dân xây dựngnền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu.Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi Cuối 1946 cả nướcđã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết

- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thựcdân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộngphạm vi chiếm đóng ra các tỉnhNam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phátđộng phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh raTrung bộ

Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng,Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai củachúng để giữ vững chính quyền, tập trung lựclượng chống Pháp ở miền Nam

* Ý nghĩa:

- Những thành quả đấu tranh nói trên đã bảo vệ đượcnền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nềnmóng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam

Trang 10

Dân chủ Cộng hòa;chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn

quốcsau đó

* Bài học kinh nghiệm

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vàodân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng Triệt để lợi dụng mâu thuẫntrong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng cónguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiếttrong hoàn cảnh cụ thể Tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củngcố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khảnăng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước

Câu 8: Sách lược lợi dung mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự hòa hoàn có nguyên tắc để giữ vững chính quyền giai đoạn 1945-1946?

+ Ở miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 Đà Nẵng trở ra): Gần 20 vạn quân Tưởng lũ lượt vào miền Bắc Sau lưng chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng, đưa bọn tay sai lập chính quyền bù nhìn và thực hiện chính sách cứơp bóc nhân dân Việt Nam

+ Ở Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào): Trên một vạn quân Anh cũng mượn tiếng là vào tước vũ khí của Nhật, nhưng kỳ thực là chúng mở đường cho thực dân Pháp cướp lại nước ta Ngày 23/9/1945 dưới sự yểm trở của 2 sư đoàn thiết giáp Anh, Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ 2

Trên đất nước ta lúc này còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ lệnh giải giáp nhưng một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng với quân Anh, dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùngchiếm đóng ở miền Nam Chưa bao giờ, cùng một lúc cách mạng Việt Nam phải đối phó với nhiều kẻ thùnhư thời điểm này Chúng có thể mâu thuẫn với nhau về lợi ích kinh tế nhưng đều thống nhất với nhau trong âm mưu chống cộng sản, thủ tiêu chính quyền cách mạng, xoá bỏ thành quả mà cuộc CMT8 vừa giành được

b Chủ trương của Đảng ta

- Tình hình khó khăn trên đặt ra trước mắt Đảng và nhân dân ta những nhiệm vụ nặng nề và cấp bách Chúng ta vừa phải xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở các cấp, vừa phải khôi phục kinh tế, giải quyết nạn đói, nạn thất học, vừa phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ chính quyền cách mạng và khẳng định vị thế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

- Ngày 25/11/1945 Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" vạch ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới

+ Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", nhưng không phải là giành độc lập mà làgiữ vững độc lập

+ Về xác định kẻ thù: Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Ban chấp hành trung ương nêu rõ: Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng Vì vậy phải lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất mặt trận Việt - Minh - Lào chống Pháp xâm lược; kiên quyết giành độc lập tự do - hạnh phúc dân tộc vv

+ Về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là:

Trang 11

+ Những biện pháp cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ trên: Xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân; động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài; kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.

- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam Khi Pháp- Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh (28/2/1946 ) , thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp vứi Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước hiệp định sơ bộ 6/3/1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, tạm ước 14/9/1946 đã tạo điều kiện cho quân dân có thêm thời gian để chuẩn

bị cho cuộc chiến đấu mới

Tóm lại: Những chủ trương trên đây của Ban chấp hành trung ương Đảng được nêu trong bản chỉ thị

"Kháng chiến kiến quốc" ra ngày 25/11/1945 đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong tình thế mới vô cùng phức tạp và khó khăn của nước Việt Namdân chủ cộng hoà vừa mới khai sinh

Kháng chiến và kiến quốc là tư tưởng chiến lược của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ và xây dựngchế độ mới

Câu 9: Trình bày chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng được thể

hiện trong 3 nghị quyết BCH trung ương tháng 11/1939-11/1940- 5/1941: Mối quan hệ chống đế quốc và chống phong kiến?

Do sớm dự báo được chiến tranh thế giới thứ hai sẽ nổ ra, nên Đảng ta không bị bất ngờ về cuộc chiến tranh này Trong thời kỳ 1936-1939 Đảng đã có một số chủ trương, hoạt động thích hợp khi chiến tranh bùng nổ

Một tháng sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, ngày 29-9-1939 Trung ương Đảng gửi thông cáo cho các cấp bộ Đảng, vạch rõ cách mạng Đông Dương sẽ tiến đến mục tiêu giải phóng dân téc, chỉ thị cho toàn Đảng kịp thời rút vào bí mật và chuyển hướng hoạt động

Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939)

Nhận định chế độ cai trị ở Đông Dương đã trở thành chế độ phát xít quân phiệt tàn bạo, mâu thuẫn chủ yếu gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân téc Đông Dương; dự báo Nhật sẽ vào Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật

- Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt: Là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng Đông Dương hoàn toàn độc lập; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của

đế quốc và địa chủ phản động, chống tố cáo, chống lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết côngnông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ cộng hoà dân chủ Hội nghị quyết định thành lập mặt trận thống nhất dân téc phản đế Đông Dương bao gồm lực lượng chính là công dân, nông dân, đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn , đồng minh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểu địa chủ

- Về phương pháp cách mạng: Hội nghị nêu ra mét số chuyển hướng về tổ chức, xây dựng các đoàn thể quần chúng bí mật, hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng vào đế quốc và tay sai, "dự bị những điều

Trang 12

kiện bước tới bạo động làm cách mệnh giải phóng dân téc" Hội nghị cũng quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, thực hiện sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.

1 Câu 10: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945?

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độclập, tự do và chủ nghĩa xã hội Nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình Đảng ta trở thành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á

NN khách quan

- Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân dân

ta là phátxít Nhật đã bị Liên Xô và Đồng minh đánh bại, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy nên đã giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu

NN chủ quan:

- Cách mạng tháng 8 là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua 3 cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào 1936-1939 và cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945 Quần chúng cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở thành lực lượng hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt

- Cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua cao trào 36 - 39 và cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 Quần chúng cách mạng đã được tổ chức lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh và trở thành lựclượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt

- Cách mạng tháng Tám thành công là do Đảng ta chuẩn bị được lực lượng vĩ đại toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Đảng là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng Tám, vì Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dặn kinh nghiệm đấu tranh, nắm đúng thời cơ và chỉ đạo, kiên quyết khôn khéo tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo kẻ thù

- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định, chủ yếu của cách mạng tháng Tám

Câu 11: Kết quả thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945?

- Thắng lợi này đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân pháp trong gần 1 thế kỉ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐNÁ Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dâncủa nước độc lập tự do làm chủ vận mệnh của mình

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mac-lenin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh

và đường lối cách mạng đúng đắn và đầy sáng tạo của đảng ta đã gắn độc lập dân tộc với CNXH, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ và ngoạn mục không phải là sự ngẫu nhiên mà là

Trang 13

kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của 1 đảng Macxit đó là đảng cộng sản Việt Nam.

- Cách mạng tháng Tám đánh dấu 1 bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam Đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý trí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ dân tộc hòa quyện với những tư tưởng của C.Mac, Ăng ghen, Lê nin, Hồ Chí Minh, với xu hướng của thời đại vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH

Câu 12: Ý nghĩa thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945?

* Đối với dân tộc:

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ trên đấtnước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ

- Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân tộc ta, đánh dấu sự đổi đời của một dân tộc Cách mạng Tháng Tám đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dân chủ, đưa Đảng ta từ một Đảng không hợp pháp trở thành một Đảng nắm chính quyền, đưa dân tộc ta lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới

- Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng nước ta- kỷ nguyên của độc lập

tự do và chủ nghĩa xã hội

- Cách mạng tháng Tám là minh chứng hùng hồn cho vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam với đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Đây là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình

do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin ở một nước thuộc địa

- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, "Chẳng những giai cấp lao động mà nhân dân Việt Nam ta cóthể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này làlần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi

đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"

* Đối với quốc tế:

- Cách mạng Tháng Tám đã nâng cao vị thế quốc tế của dân tộc Việt Nam Lần đầu tiên một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân

-Cách mạng Tháng Tám đã phá tan một mắt xích quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu cho sự sụp

đổ của chủ nghĩa thực dân cũ Mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộctrên thế giới

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng độc lập

tự do của Hồ Chí Minh và đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng Nó chứng tỏ rằng:

ở thời đại chúng ta, một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo hoàn toàn

có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa Cuộc cách mạng đó quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở "chính quốc", nhưng không lệ thuộc vào cách mạng ở "chính quốc" Trái lại, nó có thể giành được thắng lợi trước khi giai cấp công nhân "chính quốc" lên nắm chính quyền

Trang 14

Câu phụ: Bài học kinh nghiệm.

Cách mạng Tháng Tám thành công để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc Những kinh nghiệm chính là:

Một là: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

Con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc và Cương lĩnh của Đảng đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau Trải qua ba cao trào cách mạng, Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định: tuy hai nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất công, chia ruộng đất của bọn phản động cho nông dân nghèo, tiến tới cải cách ruộng đất Phân tích mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đảng chủ trương chĩa mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc phátxít Nhật - Pháp và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải quyết yêu cầu chủ yếu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến

Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh hùng của hơn 20 triệu người Việt Nam Nhưng cuộc nổi dậy của toàn dân chỉ có thể thực hiện được khi có đạo quân chủ lực là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Đạo quân chủ lực này được xây dựng, củng cố qua ba cao trào cách mạng và lớn mạnh vượt bậc trong tổng khởi nghĩa Dựa trên đạo quân chủlực làm nền tảng Đảng xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi

Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù

Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phátxít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và của Nhật, cô lập cao độ kẻ thù chính là bọn đế quốc phátxít và bọn tay sai phản động; tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng Như vậy, Cách mạng Tháng Tám giành được thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu

Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.

Trong Cách mạng Tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng

ở cả nông thôn và thành thị, trong đó vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn Cách mạng Tháng Tám là kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị,hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ ở vài địa phương lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân

Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ

Đảng ta coi khởi nghĩa là một nghệ thuật, vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở nước ta Trong rất nhiều văn kiện của Đảng từ năm 1939 đến nửa đầu năm 1945, Đảng đã vạch ra những điều kiện làm

Trang 15

thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ Đó là lúc bọn cầm quyền phátxít

ở Đông Dương hoang mang đến cực độ sau khi Nhật đầu hàng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được nữa (khi hơn hai triệu người đã bị chết đói ) Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương, lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

Sáu là: Xây dựng một Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Đảng ta ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và sách lược đó Điều đó đòi hỏi Đảng phải biết vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng

Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối chiến lược và sách lược, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng cách mạng, không ngừng đấu tranh khắc phục những khuynh hướng lệch lạc Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên về ý chí bất khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng vững mạnh và trong sạch Đảng biết phát huy triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh

Với những yếu tố như trên và được tôi luyện qua 15 năm đấu tranh mặc dù chỉ có 5.000 đảng viên, Đảng

đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công

Câu 13: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược?

Thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là do các nhân tố

cơ bản sau đây:

- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhândân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc

- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc

- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấudũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới

- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp

Với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng ngày càng to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước

Trang 16

Câu 14: Điểm bổ sung phát triển hoàn thiện căn bản đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đại hội Đảng II(1951)? Nội dung về lực lượng và phươn pháp cách mạng?

- Tính chất xã hội: xã hội Việt Nam hiện nay gồm có 3 tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa

và nửa phong kiến ba tính chất đó đang đấu tranh với nhau Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến trong dân tộc viêt nam chống thực dân pháp và bọn can thiệp

- Mâu thuẫn trong xã hội: được xác định là mâu thuẫn XHVN với đế quốc, tay sai và mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến

- Đối tượng cách mạng: đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược(đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mĩ) Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến mà cụ thể là phong kiến phản động

- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH Song nhiệm vụ trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc

- Lực lượng cách mạng: là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tiểu

tư sản dân tộc; ngoài ra là các thân sĩ(địa chủ) yêu nước và tiến bộ Những giai cấp và phần tử đó hợp thành nhân dân Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động tri thức

- Phương pháp cách mạng: tiến hành cuộc cách mạng để giải quyết những nhiệm vụ cơ bản trên do nhân dân lao động làm động lực, công nông và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnhđạo, cách mạng Việt Nam hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Cách mạng đó không phải cách mạng dân chủ tư sản lối cũ cũng không phải là cuộc cách mạng XHCN mà là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN

- Triển vọng của cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân VN nhất định sẽ đưa VN tiến tới CNXH

- Con đường đi lên CNXH: đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ 2 nhiệm vụ chủ yếu là xóa

bỏ

- Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của đảng:

“người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân”, “Đảng lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam” Mục đích của đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến tới chế độ XHCN ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam

Câu 15: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc khắng chiến chống Pháp xâm lược?

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi đã khẳng định sức mạnh và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta Sức mạnh của ý chí tự lực tự cường của một dân tộc có truyền thống văn hiến đã đánh thắng một trong những cường quốc của thế giới hiện đại Chủ nghĩa yêu nước và

Trang 17

truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã được phát huy trong thời đại mới, thời đại CM giải phóng dân tộc gắn liền vời chủ nghĩa xã hội

Thắng lợi này là hiện thực hóa đầy sáng tạo đường lối CM của Đảng, cũng như thiên tài của chủ tịch HCM Trước những sóng gió của lịch sử chủ tịch HCM cùng với Đảng ta đã chèo lái con thuyền cm vượt qua khó khăn đi tới thắng lợi từ thực tế sinh động đó, đường lối kháng chiến được phát triển bổ sung phùhợp với yêu cầu của từng giai đoạn trong suốt cuộc kháng chiến

Thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ đã nói lên sức sống mãnh liệt và một tiềm năng to lớn của một chế độ xã hội mơi, một thể chế chính trị tiến bộ trong lịch sử tiến bộ của dân tộc Việt Nam.Thànhquả của CMT8 được bảo vệ và phát triển.Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trẻ tuổi đã đứng vững trước những thử thách của lịch sử

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo căn cứ cho

sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.Đây là tiền đề to lớn nhất cho sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kì mới, thời kì cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng trên 2 miền đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù được coi là senđầm của thế giới hiện đại

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp góp phần làm thay đổi

so sánh lực lượng giữa 2 hệ thống, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới Việt Nam- Điện Biên Phủ-Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng CM,mang lại niềm tin mạnh mẽ cho các dân tộc nhỏ bé đang đấu tranh cho độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội trong thế giới ngày nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến dịch Điện biên Phủ lịch sử và hiệp định Gionever là thời đại Hồ CHí Minh Chiến thắng này đặt cơ sở vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và những thắng lợi của CM Việt nam sau này

Câu 16: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

1 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng đảng mácxít-lêninnít Do vậy, đã đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền phong chiến đấu của một đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nhhĩa Mác-Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường, nhiệm vụ cách mạng đặt ra

Đảng ta đã đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, hiểu rõ những thuận lợi cơ bản cùng những khó khăn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại để định rõ bước đi, đánh bại kẻ thù rất mạnh và vô cùng xảo quyệt Trong cuộc đọ sức với đế quốc Mỹ, Đảng ta là Bộ tham mưu của giai cấp, của dân tộc, lãnh đạo toàn dân và toàn quân tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh trên mọi trận tuyến

Đảng ta coi trọng nguyên tắc “Tập trung dân chủ” và vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên tắc đó trong điều kiện chiến tranh Trong quá trình cuộc kháng chiến đầy biến động, toàn Đảng từ Trung ương đến chi

bộ, dù ở miền Nam hay miền Bắc, là một khối thống nhất vững chắc, toàn Đảng một ý chí, một quyết tâmđánh Mỹ và thắng Mỹ BCHTW Đảng, Bộ Chính trị đã đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, đúng thời cơ, tạo nên những chuyển biến căn bản, đưa cuộc kháng chiến giành thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lợi hoàn toàn

Trang 18

2 Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì quyền sống của con người

Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cả nước, của hàng chụctriệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng mọi chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất xây dựng CNXH, thực sự là hậu phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam Đồng thời trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN Các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, mưu trí sáng tạo, dũng cảm chiến đấu, góp phần cùng toàn dân đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược

3 Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ Trong Đảng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến cơ sở Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lòng tin của toàn dân với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị, về nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng bào

Điểm nổi bật về sự đoàn kết thống nhất là tình đoàn kết Bắc - Nam Mỹ - nguỵ tìm trăm phương ngàn kế chia rẽ Bắc - Nam hòng cô lập cách mạng miền Nam, nhưng Bắc - Nam luôn là một nhà, là anh em ruột thịt Cả miền Bắc ngày đêm hướng về miền Nam, dốc hết sức người, sức của cho cách mạng miền Nam

Cả miền Nam hướng về miền Bắc và Thủ đô Hà Nội với niềm tin lớn lao, chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần Sự đoàn kết thống nhất giữa nhân dân với quân đội được tăng cường Nhân dân sẵn sàng giúp đỡ bộ đội Bộ đội chiến đấu quên mình vì dân tạo nên sự gắn bó máu thịt với nhân dân

Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh

to lớn, góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược

4 Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó

là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược Trong đó, các nước XHCN và phong trào cộng sản quốc tế là nòng cốt, đặc biệt sự giúp đỡ to lớn có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc, tạo ra một tập hợp lực lượng mạnh mẽ bao vây cô lập và tiến công đế quốc Mỹ từ mọi phía

5 Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia

Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻthù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc; thể hiện sự hiệp đồng chiến đấu của quân đội ta với quân đội Lào, Campuchia, cho nên đã tạo ra thế chiến lược tiến công chung cho cả 3 nước, đánh bại từng kế hoạch, từng biện pháp chiến lược lớn của địch trên toàn Đông Dương, giải

Trang 19

phóng ba nước trong cùng một thời gian tương đối gần nhau (Campuchia: 17/4/1975; Việt Nam:

30/4/1975; Lào: 2/12/1975), mở đường cho từng nước bước vào giai đoạn lịch sử mới

Câu 17: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

* Đối với dân tộc ta :

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đánh dấu bước ngoặt rất cơ bản, quyết định của con đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kế tục thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm

1945, phát huy thắng lợi của của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, là trận đánh quyết định nhất của cuộc chiến đấu 30 năm (1945-1975 ) gian khổ, ác liệt, thiết lập nền độc lập dân tộc hoàn toàn trên cả nước Từ đây, từ đây cả dân tộc ta tiến vào kỉ nguyên mới độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng và văn minh

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỉ XX và mai sau

B- Đối với thế giới :

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì những mục tiêu cách mạng của thời đại là độc lập, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã đập tan cuộc phản công lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai của chủ nghĩa đế quốc và ba trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn của nó chĩa vào phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự phá sản không thể thoát khỏi của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ, góp phần động viên, cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, tin tưởng, lạc quan, thực hiện thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người trong thời đại vũ khí hạt nhân và trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, sức mạnh kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh đó đã làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh không thể tưởng tượng nổi của đế quốc Mĩ, khẳng định sức mạnh của Mĩ chỉ là có hạn và đã chứng minh hùng hồn rằng, đế quốc Mĩ có thể bị thất bại, chứ không phải là bất khả chiến thắng, thậm chí đã thua trong cuộc đọ sức với một nước nhỏ, kinh

tế nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã động viên, cổ vũ hàng trăm triệu con người tiến mạnh vào công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã nêu bật một chân lí : Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song đoàn kết chắt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác-Lênin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thếlực, dù đó là nước đế quốc đầu sỏ

Câu 18: Quyết tâm chống mỹ cứu nước được thể hiện trong 2 nghị quyết trung ương 11(3/1965)

và 12/1965?

Trang 20

Hội nghị Trung Ương lần thứ 11(3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề rađường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trên cả nước.

- Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược:

+ TƯ cho rằng cuộc chiến tranh cục bộ mà Mĩ đang tiến hành ở miền Nam là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

+ Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược

+ TƯ quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mĩ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc

- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược:

+ Nêu cao khẩu hiệu “quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ trong bất kì tình huống nào, để bảo vệ miền bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”

Phương châm chỉ đạo chiến lược:

Tiếp tục chiến tranh nhân dân để chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam cũng như chiến tranh pháhoại ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính, cố gắng đến mức cao, tập trung lực lượng để mở cuộc chiến tranh qui mô lớn

- Tử tưởng chủ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam

Giữ vững và phát triển tiến công, kiên quyết tiến công và lien tục tiến công

- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc

+ Chuyển hướng xây dựng kinh tế, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh; tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mĩ

+ Miền Bắc làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam

-Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến tranh ở 2 miền

+ Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền bắc là hậu phương lớn

+ Bảo vệ miền bắc là nhiệm vụ cả nước, vì miền Bắc XHCN là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mĩ Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại ở miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền nam càng đánh càng mạnh

* Ý nghĩa đường lối

- Thể hiện quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý trí, nguyện vọng của toàn đảng toàn quân toàn dân ta

- Thể hiện tư tưởng nắm vững giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH tiếp tục tiến hành đồng thời

và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế

- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện lâu dài, dựa vào sức mình la chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mĩ xâm lược

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay

- Tăng cường xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, bảo vệ đảng chống lại những biểu hiện, những thế lực phản động chống phá Đảng và cách mạng Việt Nam

Câu 19:Đường lối chủ trương đối ngoại của Đảng trong những năm 1976-1985?

Trang 21

Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước XHCN; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt VN-Lào-Campuchia; sẵn sang đoàn kết với các nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa VN với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi.

- Đoàn kết và hợp tác với LX là nguyên tắc, là chiến lược và luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của VN

- Bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa VN-Lào-Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của 3 dân tộc

- Kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước ĐÔng Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại nhằm xây dựng ĐNÁ thành khu cực hòa bình và ổn định

- Chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với TQ trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình

- Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế , văn hóa, khoa học

kĩ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị

Đảng xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta

Câu 20: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân cơ bản trong công tác đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới thời kỳ 1975-1985?

+ Ngày 31-11-1978, Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô

+ Thực hiện chủ trương mở rông quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, từ năm 1975 đến năm

1977, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoâi giao với 23 nước;

+ ngày 15-9-1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF);

+ ngày 21-9-1976 tiếp nhận ghế thành viên chính thức ngân hàng thế giới (WB) );

+ ngày 23-9-1976 gia nhập ngân hàng châu Á (ADB) );

+ ngày 20-9-1977 tiếp nhận ghế thành viên Liên hợp quốc;

+ tham gia tích cực các hoạt động phong trào không liên kết… kể từ năm 1977, một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam

+ Với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á, cuối năm 1976, Philppin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (tuy nhên, từ năm 1979, lấy cớ sự kiện Campuchia, các nước ASEAn tham gia liên minh thực hiện bao vây cô lập Việt Nam)

Những kết quả Đối ngoại trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam Sự tăng cường hợptác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế kể cả với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp phần vào việc khôi phục đất nước sau chiến tranh;

- Việc trở thành thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á và trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, tham gia tích cực vào các hoạt động của phong trào không liên kết, đã tranh thủ được sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế

- Về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức ASEAN đã tạo thuân lợi cho việctriển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực

Trang 22

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên:

- là do trong quan hệ đối ngoại giai đoạn này, chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua kinh tế

- Do đó đã không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc khôiphục và phát triển kinh tế sau chiến tranh; không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình hình

- Những hạn chế của đối ngoại Việt Nam giai đoạn này suy cho cùng đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản được Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ ra “là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản; nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”

Câu 21: Đường lối công nghiệp hóa của đảng trong giai đoạn 1976-1985?

- Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976), trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình trong nước và quốc tế, đề

ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”

- Bắt đàu từ đại hội TW 6 khóa 6(1979) đã có những điều chỉnh như sau:khuyến khích sản xuất lâm-ngư-nghiệp,hàng tiêu dùng,hàng xuất khẩu.Chuyển trọng tâm vốn từ công nghiệp nặng sang sản xuất hàng tiêu dùng,xuất khẩu…và các lĩnh vực được ưu tiên.Chú trọng sản xuất kinh doanh,coi trọng sựhài hòa giữa 3 lợi ích:nhà nước,tập thể và người lao động.Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế tập chunng quan liêu sang hoạch toán kinh doanh XHCN

nông Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982):

+ Đảng đã xác định CNH phải thực hiện theo từng chặng đường, trước mắt là 81- 85 và kéo dài đến

1990

Rút ra kết luận: từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường Nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt của thời kỳ quá độ là lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu,

ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp

và công nghiệp nhẹ

+ Đánh giá về đường lối: Đường lối CNH trong giai đoạn 76- 85 là đường lối toàn diện, đầy đủ về các mặt kinh tế, chính trị , xa hội… Đảng đã vạch ra những chủ trương, đường lối, mục tiêu và nhiệm vụ phải thực hiện trong giai đoạn trên Và Đảng cũng thừa nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời gian nhất định ở MIền Nam (Quốc Doanh, Tập thể, cá nhân, tư bản, tư doanh, hợp doanh) và Đảng đã đưa rabiện pháp để sửa chữa và khác phục những sai lầm

Câu 22: Đặc điểm, hình thức hoạt động và ưu điểm, hạn chế của việcthực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đối với nền kinh tếtrước đổi mới?

Trang 23

•Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳtrước đổi mới:

ð Nhìn chung trong thời kì 1960-1985,chúng ta đãnhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng:

- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khépkín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng

- Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về laođộng, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủlực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước; việcphân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạchhóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các qui luật của thị trường

- Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, ham làm nhanh,làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội

- Kết quả

i So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần.Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều

cơ sở đầu tiên cho cácngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chấtđược xây dựng

ii Đã có hàng chục trường cao đẳng, đại học,trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuậtxấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệphóa

- Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng -tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát

triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếptheo

- Nguyên nhân nhữnghạn chế

i Về khách quan: Tiến hành công nghiệp hóa từđiểm xuất phát thấp (nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn) và trong điều kiện chiếntranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức củacho công nghiệp hóa

ii Về chủ quan: Những sai lầm nghiêm trọng xuấtphát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa

Câu 22: Đặc điểm, hình thức hoạt động và ưu điểm, hạn chế của việcthực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đối với nền kinh tếtrước đổi mới?

•Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳtrước đổi mới:

ð Nhìn chung trong thời kì 1960-1985,chúng ta đãnhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng:

- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khépkín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng

- Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về laođộng, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủlực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước; việcphân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạchhóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các qui luật của thị trường

- Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, ham làm nhanh,làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội

- Kết quả

i So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần.Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều

cơ sở đầu tiên cho cácngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chấtđược xây dựng

ii Đã có hàng chục trường cao đẳng, đại học,trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ

Trang 24

cán bộ khoa học - kỹ thuậtxấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệphóa.

- Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng -tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát

triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếptheo

- Nguyên nhân nhữnghạn chế

i Về khách quan: Tiến hành công nghiệp hóa từđiểm xuất phát thấp (nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn) và trong điều kiện chiếntranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức củacho công nghiệp hóa

ii Về chủ quan: Những sai lầm nghiêm trọng xuấtphát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa

Câu 23: Đại hội đảng VI xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm củasự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ?

Đại hội VI đã nêu một số quan điểm về xác lập cơcấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới:

- Thứ nhất, phải nhận thức đầy đủ, toàn diện vềchặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên CNXH,

“thời kỳ quá độ ở nước ta,do tiến thẳng lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triểnTBCN, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn độ dài của thời kỳ đó phụ thuộcvào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ”4 Đối với nước ta, nhiệm vụ xây dựngnhững tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho thời kỳ quá độ đòi hỏi phải có thờigian dài hơn, vì xuất phát điểm kinh tế - xã hội của nước ta rất thấp, lại bị tổnthất nặng nề sau mấy chục năm chiến tranh và vẫn tiếp tục phải đối phó với nhữngâm mưuxâm lược, phá hoại của kẻ thù Việc khẳng định thời kỳ quá độ ở nước talà lâu dài và rất khó khăn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn trong xác định bốtrí cơ cấu kinh tế của chặng đường đầu tiên trong thời

kỳ quá độ

Thứ hai, phải bố trí lại cơ cấu kinh tế, trước hếtlà cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp với đặc thù tựnhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quáđộ: phải phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp và công nghiệpnhẹ tới một mức nhất định mới có đủ điều kiện phát triển công nghiệp nặng Mứcnhất định ở đây là giải quyết về cơ bản các nhu cầu của đời sống xã hội và tạora được nguồn tích lũy cần thiết để xây dựng công nghiệp nặng

- Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầubình thường của nhân dân thành thị và nông thôn

về những sản phẩm công nghiệpthiết yếu;

- Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực, đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vậttư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”5

- Đối với công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,Đại hội cũng chỉ rõ: “đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những loại hànghóa thông thường, bảo đảm yêu cầu chế biến nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh việclàm hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác, đồng thời mở rộng mặthàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng”7

- Với công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng,quan điểm của Đại hội VI rất rõ ràng: “phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế,quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế sản phẩm nàomà công nghiệp nặng nhất thiết phải tạo ra trong nước để phát triển nông nghiệpvà công nghiệp nhẹ thì cố gắng làm với quy mô và kỹ thuật thích hợp không bốtrí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả đểphục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”8

Trang 25

- Về cơ cấu đầu tư, Đại hội chỉ rõ phướng đầu tưcho những năm tới tập trung chủ yếu cho nông nghiệp

và công nghiệp nhẹ, còncông nghiệp nặng chỉ đầu tư cho những công trình nhanh chóng mang lại hiệu quả

Thứ ba, Đại hội VI xác định, hiện nay nước tacòn tồn tại các thành phần kinh tế: kinh tế XHCN gồm quốc doanh và tập thể;kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, người buôn bánvà kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước;kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ởTây Nguyên và các vùng núi cao khác

Như vậy, trong đường lối đổi mới kinh tế được Đảngđề xướng tại Đại hội VI, vấn đề đổi mới bố trí cơ cấukinh tế (cơ cấu ngànhkinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế) được đặt trong tổng thể đường lối đổi mớitoàn diện và đồng bộ về kinh tế - xã hội, với những hình thức, biện pháp, bướcđi tuần tự phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội đất nước trong chặng đường đầuthời kỳ quá độ Đây là cơ sở thực tiễn, lý luận quantrọng cho Đại hội VII đềra chủ trương hoàn thiện cơ cấu kinh tế và Đại hội VIII, IX đề ra chủ trương đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH

Đến nay, chúng ta đã có cơ cấu kinh tế tương đốihợp lý và đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, với

sự tham gia của mọi thành phầnkinh tế trong xã hội; giá trị sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàthương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP; công nghiệp đã tăngtừ 21,6% (1988) lên 41% (2005); dịch vụ từ 33,1% lên 38,5%; nông nghiệp đã giảmtừ 46,3% xuống còn 20,5%; cácvùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm đã hìnhthành, phát triển trên cả nước Những thành tựu mà đất nước đạt được trong nhữngnăm đầu và cả chặng đường gần 20 năm đổi mới, phát triển có nguyên nhâncủa sựtìm tòi, xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp, trong đó Đại hội VI đóng vai trò mởđầu, đột phá

Câu 24: Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng 6(1956) xác định?

Đổi mới về kinh tế:

Đại hội xác định khoa học-kĩ thuật là động lựcto lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội,có vị trí then chốt trong sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội:

- Từ bỏ cơ cấu kinh tế công-nông-nghiệp ,hướng tới3 chương trình kinh tế lớn:lương thực,thực phẩm và hàng tiêu dùng

- Xóa bỏ nền kinh tế bao cấp,từ bỏ cải tạo xã hộichủ nghĩa nhằm công hữu hóa cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

- Đổi mới về cơ cấu quản lí kinh tế,cơ chế kế hoạchhóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Từ bỏ kế hoạch hóatập chung chuyển sang tạo lập cơ chế quản lí kinh tế giữa hàng hóa và tiền tệ

Đổi mới về chínhtrị:

- Đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng,đổi mới quảnlí và điều hành của hà nước phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới

- Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướngmở,kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài

Câu 25: Phân tích chủ trương đổi mới của ĐH Đảng 6 về kinh tế?

- Đại hội đã có sự chuyển hướng rõ rệt:chuyển trọngtâm tù phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện chương trình kinh tế lớnlương thực ,thực phẩm ,sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu với tư tưởngbao trùm là không xây dựng công nghiệp nặng vượt quá khả năng kinh tế với nộidung:

- CNH cần được tiến hành từng bước phù hợp vớitình hình xuất khẩu ề tư liệu sản xuất,con người,cơ

sở vật chất kĩ thuật…

- Trong chặng đường đầu tiên chưa thể đẩy mạnhCNH tạo tiền đề cho CNH ở chặng đường tiếp theo và

Trang 26

coi đây là căn bản cho nhữngchặng đường tiếp theo.

- Xuất phát tư thực tiễn,coi trọng tính khả thicủa CNH ,ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp

lí trên cơ sở pháttriển công nghiệp nhẹ và nông nghệp ,coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu ,đầutư cho các lĩnh vực thực sự cấp thiết,tác động tới các lĩnh vực khác.Công nghiệpnặng nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế,quốc phòng

- Cơ cấu kinh tế không phải là cơ cấu của công-nông nghiệp mà là của nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ.Vừa xây dựng kinh tếtrung ương vừa phát triển kinh tế địa phương,kết hợp thành một thể thống nhất,kếthợp kinh tế với quốc phòng

- Thực hiện 3 chương trình kinh tế:lương thực,thựcphâm;hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Lương thực,thực phẩm phát triển theo hướngđẩy mạnh thâm canh,tăng vụ,mở rộng diện tích cây lúa ở nhiều nơi;đẩy mạnh chănnuôi ,tăng gia sản xuất…

- Bước đầu chuyển sang thực hiện nền kinh tế mở,khuyếnkhích đầu tư,đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu.Phát triển quan hệ kinh tế vớicác nước khác trên cơ sở giũ vững độc lập chủ quyền,các bên cùng

có lợi.Xây dựngvà củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa quan trọng nhất là củng cố và pháttriển kinh tế XHCN ,trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thực sự giữ vai tròchủ đạo,chi phối các thành phân kinh tế khác

Câu 26: Chủ trương chính sách của ĐH Đảng 7 về phát triển từngthành phần kinh tế?

Về cơ cấu thành phần kinh tế, quan điểm của Đảngta rất dứt khoát: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thànhphần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không

gò ép tậpthể hóa tư liệu sản xuất, và “ trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự dokinh doanh được pháp luật đảm bảo, từ ba loại hình sở hữu cơ bản( toàn dân, tậpthể, tư nhân) ” “ Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật Mọi đơnvị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủkinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”

Như vậy đối với các thành phần kinh tế, quan điểmcủa Đại hội VII là sự khẳng định, kế thừa của Đại hộiVI và có bổ sung, phát triểnmột số điểm mới quan trọng:

Một là, chính thức thừa nhận sở hữu tư nhân cùngtồn tại với sở hữu nhà nước và tập thể trong đời sống kinh tế- xã hội nước tavà được Nhà nước bảo hộ những thu nhập hợp pháp

Hai là, vấn đề cải tạo XHCN đối với các thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh và tập thể sẽ được cụ thể hóa bằng các chế định pháplý nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nướctrong thời kỳ quá độ đi lên CNXH

Những điểm mới trên đã tạo sự bình đẳng thực sựtrước pháp luật giữa các thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu, là động lựcthúc đẩy sức sản xuất trong xã hội phát triển mạnh mẽ

Tuy nhiên, với kinh tế quốc doanh, Đại hội VIIcũng nhấn mạnh phải được củng cố, phát triển, sắp xếp lại,đổi mới công nghệ vàtổ chức quản lý để nắm vững những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằmphát huy vai trò chủ đạo và chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước,giữ vững định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ

Tóm lại, chủ trương của Đại hội VII về cơ cấuthành phần kinh tế đã tạo ra điểm nhấn quyết định trong tiến trình đổi mới,tháo bỏ mọi “ rào cản” cho sức sản xuất phát triển trên tất cả các ngành, lĩnhvực và vùng kinh tế, huy động được mọi nguồn lực trong xã hội vào xây dựng,phát triển kinh tế đất nước.2.Về cơ cấu ngành kinh tế, Đạihội VII chỉ rõ: “ Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biếnvà xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hìnhkinh tế- xã hội;

Ngày đăng: 19/11/2014, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w