1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án môn tự nhiên xã hội lớp 1

36 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 223 KB

Nội dung

Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra: -Gvkiểm tra sách ,vở bài tập 3.Bài mới: Giới thiệu bài : Ghi đề Hoạt động 1:Quan sát tranh * Mục tiêu : Gọi đúng tên các bộ ph

Trang 1

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA

A Mục tiêu :

-Kiến thức : Kể tên các bộ phận chính của cơ thể

-Kĩ năng :Biết một số cử động của đầu và cổ,mình,chân và tay

-Thái độ :Rèn luyện thói quen ham thích họat động để cơ thể phát triển tốt

B Đồ dùng dạy-học :

-GV: Các hình trong bài 1 SGK phóng to

-HS : SGK

C Hoạt động dạy học:

1.Khởi động: Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra:

-Gvkiểm tra sách ,vở bài tập

3.Bài mới:

Giới thiệu bài : Ghi đề

Hoạt động 1:Quan sát tranh

* Mục tiêu : Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ

thể

*Cách tiến hành:

Bước 1:HS hoạt động theo cặp

-GV hướng dẫn học sinh:Hãy chỉ và nói tên các bộ phận

bên ngoài của cơ thể?

-GV theo dõi và giúp đỡ HS trả lời

Bước 2:Hoạt động cả lớp

-Gvtreo tranh và gọi HS xung phong lên bảng

-Động viên các em thi đua nói

Hoạt động 2:Quan sát tranh

* Mục tiêu : Nhận biết được các hoạt động và các bộ

phận bên ngoài của cơ thể gồm ba phần chính:đầu,

mình,tay và chân

* Cách tiến hành :

Bước 1:Làm việc theo nhóm nhỏ

Bước 2:Hoạt động cả lớp

-GV nêu:Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động của

đầu,mình,tay và chân như các bạn trong hình

-HS làm việc theo hướng dẫn của GV

-Đại diện nhóm lên bảng vừa chỉ vừa nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể

-Từng cặp quan sát và thảo luận

-Đại diện nhóm lên biểu diễn lại các hoạt động của các bạn trong

Trang 2

-GV hỏi:Cơ thể ta gồm có mấy phần?

* Kết luận:

-Cơ thể chúng ta có 3 phần:đầu,mình,tay và chân

-Chúng ta nên tích cực vận động.Hoạt động sẽ giúp ta

khoẻ mạnh và nhanh nhẹn

Hoạt động 3:Tập thể dục

* Mục tiêu :Gây hứng thú rèn luyện thân thể

*Cách tiến hành :

Bước1:

-GV hướng dẫn học bài hát: Cúi mãi mỏi lưng

Viết mãi mỏi tay

Thể dục thế này

Là hết mệt mỏi

Bước 2: GV vừa làm mẫu vừa hát.

Bước 3:GoÏi một HS lên thực hiện để cả lớp làm theo

-Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát

* Kết luận: Nhắc HS muốn cơ thể khoẻ mạnh cần tập

thể dục hàng ngày

Hoạt động cuối:.Củng cố,dặn dò:

-Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?

-Về nhà hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể

-HS nêu

RÚT KINH NGHIỆM:

Trang 3

BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN A

. Mục tiêu:

-Kiến thức :Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao,cân nặng và sự hiểu biết

-Kĩ năng :So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp

-Thái độ :Ý thức được sức lớn của mọi người làkhông hoàn toàn như nhau,có người cao hơn,có người thấp hơn,có người béo hơn,… đó là bình thường

B.Đồ dùng dạy-học :

-GV : Các hình trong bài 2 SGK phóng to

-HS :Vở bài tậpTN -XH bài 2

C Hoạt động dạy học:

1 Khởi động: Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: Tiết trước học bài gì? ( Cơ thể chúng ta)

-Hãy nêu các bộ phận của cơ thể? ( 2 HS nêu)

-Nhận xét bằng đánh giá ( A, A+)

-Nhận xét kiểm ta bài cũ

3 Bài mới:

Giới thiệu bài:

-Phổ biến trò chơi : “ Vật tay”

-Chia nhón và tổ chức chơi

-GV kết luận bài để giới thiệu: Các em cùng độ tuổi

nhưng có em khoẻ hơn,có em yếu hơn,có em cao hơn, có

em thấp hơn…hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học

hôm nay các em sẽ rõ

Hoạt động 1:Làm việc với sgk

* Mục tiêu : HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều

cao,cân nặng và sự hiểu biết

* Cách tiến hành:

Bước 1:HS hoạt động theo cặp

-GV hướng dẫn:Các cặp hãy quan sát các hình ở trang 6

SGK và nói với nhau những gì các em quan sát được

-GV có thể gợi ý một số câu hỏi đểû học sinh trả lời

-GV theo dõi và giúp đỡ HS trả lời

Bước 2:Hoạt động cả lớp

-Gv treo tranh và gọi HS lên trình bày những gì các em

đã quan sát được

-Chơi trò chơi vật tay theo nhóm

-HS làm việc theo từng cặp:q/s và trao đổi với nhau nội dung từng hình

-HS đứng lên nói về những gì các em đã quan sát

-Các nhóm khác bổ sung-HS theo dõi

Trang 4

*Kết luận:

-Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên từng ngày,hàng

tháng về cân nặng, chiều cao,về các hoạt động vận

động (biết lẫy,biết bò,biết ngồi,biết đi …) và sự hiểu

biết (biết lạ,biết quen,biết nói …)

-Các em mỗi năm sẽ cao hơn, nặng hơn, học được

nhiều thứ hơn,trí tuệ phát triển hơn …

Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ

* Mục tiêu :

-So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp

-Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn

như nhau,có người lớn nhanh hơn,có người lớn chậm hơn

*Cách tiến hành :

Bước 1:

-Gv chia nhóm

-Cho HS đứng áp lưng vào nhau.Cặp kia quan sát xem

bạn nào cao hơn

-Tương tự đo tay ai dài hơn,vòng đầu,vòng ngực ai to

hơn

-Quan sát xem ai béo,ai gầy

Bước 2:

-GV nêu: -Dựa vào kết quả thực hành,các em có thấy

chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng sự lớn lên có giống

nhau không?

* Kết luận:

-Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc không

giống nhau

-Các em cần chú ý ăn uống điều độ; giữ gìn sức khoẻ,

không ốm đau sẽ chóng lớn hơn

Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm

* Mục tiêu : HS vẽ được các bạn trong nhóm

* Cách tiến hành :

-Cho Hs vẽ 4 bạn trong nhóm

Hoạt động cuối :Củng cố,dặn dò:

-Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?

-Về nhà hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể

dục

-Nhận xét tiết học

-Mỗi nhóm 4HS chia làm 2 cặp tự quan sát

-HS phát biểu theo suy nghĩ của cá nhân

-HS vẽ

RÚT KINH NGHIỆM:

Trang 5

BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH

A Mục tiêu :

-Kiến thức: Nhận xét và mô tả một số vật xung quanh

-Kĩ năng :Hiểu được mắt,mũi,tai,lưỡi,tay(da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh

-Thái độ : Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể

B Đồ dùng dạy-học:

-Các hình trong bài 3 SGK

- Một số đồ vật như:xà phòng thơm,nước hoa,quả bóng,quả mít,cốc nước nóng,nước lạnh …

C Hoạt động dạy học:

1 Khởi động : Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: Tiết trước học bài gì? (Chúng ta đang lớn)

-Sự lớn lên của chúng ta có giống nhau không?

-Em phải làm gì để chóng lớn?

-Nhận xét kiểm tra bài cũ

3 Bài mới:

Giới thệu bài :

-Cho học sinh chơi : Nhận biết các vật xung quanh

Dùng khăn sạch che mắt một bạn,lần lượt đặt vào tay

bạn đó một số đồ vật,để bạn đó đoán xem là cái gì.Ai

đoán đúng thì thắng cuộc

-GV giới kết luận bài để giới thiệu: Qua trò chơi chúng

ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật

còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận

biết các sự vật và hiện tượng xung quanh Bài học hôm

nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó

Hoạt động 1:Quan sát hình trong SGK hoặc vật thật

* Mục tiêu :Mô tả được một số vật xung quanh

* Cách tiến hành :

Bước 1:Chia nhóm 2 HS

-GV hướng dẫn: Các cặp hãy quan sát và nói về hình

dáng,màu sắc,sự nóng,lạnh,sần sùi,trơn nhẵn …của các

vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình (hoặc

Trang 6

( ví dụ :hình dáng,màu sắc,đặc điểmnhư

nóng,lạnh,nhẵn,sần sùi …)

-Nếu HS mô tả đầy đủ,GV không cần phải nhắc lại

Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ

* Mục tiêu : Biết vai trò của các giác quan trong việc

nhận biết thế giới xung quanh

* Cách tiến hành :

Bước 1:

-Gv hướng dẫn Hs cách đặt câu hỏi để thảo luận trong

nhóm:

+Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?

+ Nhờ đâu bạn biết được một vật là cứng,mềm;sần

sùi,mịn màng,trơn,nhẵn;nóng,lạnh …?

+ Nhờ đâu bạn nhận rađó là tiếng chim hót, hay tiếng

chó sủa?

Bước 2:

-GV cho HS xung phong trả lời

-Tiếp theo,GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo

luận:

+Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?

+Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi,lưỡi,da của chúng ta mất hết

cảm giác?

* Kết luận:

-Nhờ có mắt ( thị giác ), mũi (khứu giác), tai (thính

giác), lưỡi (vị giác), da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết

được mọi vật xung quanh,nếu một trong những giác

quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ

về các vật xung quanh.Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ

và giữ gìn an toàn các giác quan của cơ thể

3 Hoạt động cuối:Củng cố,dặn dò:

-GV hỏi lại nội dung bài vừa học

Nhận xét tiết học

các em đã quan sát-Các em khác bổ sung

-HS thay phiên nhau tập đặt câu hỏi và trả lời

-HS trả lời-HS trả lời

-HS theo dõi và nhắc lại

-HS trả lời

RÚT KINH NGHIỆM:

Trang 7

BÀI 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI

A Mục tiêu:

-Kiến thức :Biết các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai

-Kĩ năng :Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ mắt và tai sạch sẽ

-Thái độ :Có ý thức thực hiện tốt

B.Đồ dùng dạy-học :

-GV: Các hình trong bài 4 SGK

-HS :Vở bài tập TN &XH bài 4.Một số tranh,ảnh về các hoạt động liên quan đến mắt và tai

D Hoạt động dạy học:

1.Khởi động: Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ :Tiết trước em học bài gì? ( Nhận biết các vật xung quanh)

-Nhờ những giác quan nào mà ta nhận biết được các các vật xung quanh?

- Nhận xét bài cũ

3.Bài mới:

Giới thiệu bài : HS hát tập thể - ghi đề

Hoạt động 1: Làm việc với SGK

* Mục tiêu : HS nhận ra việc gì nên làm và không nên

làm để bảo vệ mắt

* Cách tiến hành:

Bước 1:

-GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK

tập đặt và tập trả lời câu hỏi cho từng hình ví dụ:

-HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái và hỏi:

+Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt,bạn trong hình vẽ

đã lấy tay che mắt,việc làm đó là đúng hay sai? chúng

ta có nên học tập bạn đó không?

-GV khuyến khích HS tự đặt câu hỏi và câu trả lời

Bước 2:

-GV gọi HS chỉ định các em có câu hỏi hay lên trình

bày trước lớp

* Kết luận: Chúng ta không nên để ánh sáng chiếu

vào mắt

Hoạt động 2 : Làm việc với SGK

* Mục tiêu : HS nhận ra việc gì nên làm và không nên

làm để bảo vệ tai

* Cách tiến hành :

-Cả lớp hát bài:Rửa mặt như mèo

-HS hỏi và trả lời theo hướng dẫn của GV

-HS theo dõi

Trang 8

Bước 1:

-Gv hướng dẫn HS quan sát hình/11SGK và tập đặt câu hỏi

cho từng hình.Ví dụ:

-HS chỉ vào hình đàu tiên bên trái trang sách và hỏi:

+Hai bạn đang làm gì?

+Theo bạn việc làm đó là đúng hay sai?

Bước 2:

-GV cho HS xung phong trả lời

-Tiếp theo,GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo

luận:

+Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?

+Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi,lưỡi,da của chúng ta mất hết

cảm giác?

* Kết luận:

-Nhờ có mắt ( thị giác ),mũi (khứu giác),tai (thính

giác),lưỡi (vị giác),da (xúc giác) mà chúng ta nhận

biết được mọi vật xung quanh,nếu một trong những

giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được

đầy đủ về các vật xung quanh.Vì vậy chúng tacanf

phải bảo vệ và giữ gìn an toàn các giác quan của cơ

thể.

Hoạt động cuối : Củng cố,dặn dò:

-GV hỏi lại nội dung bài vừa học

-Nhận xét tiết học

-HS thay phiên nhau tập đặt câu hỏi và trả lời

-HS trả lời-HS trả lời

-HS theo dõi

-HS trả lời

RÚT KINH NHIỆM:

Trang 9

BÀI 5: GIỮ VỆ SINH THÂN THỂ

A Mục tiêu:

-Kiến thức :Biết: Các việc nên làm và không nên làm để cơ thể luôn sạch sẽ ,khoẻ mạnh -Kĩ năng :Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ

-Thái độ :Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ cơ thể luôn sạch sẽ

B.Đồ dùng dạy-học:

-GV: Các hình trong bài 4 SGK

-HS: Vở bài tập TN&XH bài 4.Một số tranh,ảnh về các hoạt động giữ vệ sinh thân thể

A Hoạt động dạy học:

1 Khởi động: Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ : Tiết học trước các con học bài gì? ( Bảo vệ mắt và tai)

- Muốn bảo vệ mắt con phải làm gì?

- Muốn bảo vệ tai con làm như thế nào?

- Nhận xét bài cũ

3.Bài mới:

Giới thiệu bài : HS hát tập thể - Ghi đề

Hoạt động 1: Làm việc với SGK

* Mục tiêu : HS nhận ra việc gì nên làm và không nên

làm để giữ vệ sinh thân thể

* Cách tiến hành:

Bước 1:

GV cho cả lớp khám tay - GV theo dõi

Tuyên dương những bạn tay sạch

- GV cho HS thảo luận nhóm 4( Nội dung thảo luận HS

nhớ lại những việc mình đã làm đễ cho cơ thể sạch sẽ)

GV theo dõi HS thực hiện

Bước 2:

Đại diện một số em lên trình bày

- GV theo dõi sửa sai

GV kết luận : Muốn cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch

sẽ các con cần phải thường xuyên tắm rửa , thay

quần áo,cắt móng tay ,móng chân…

Hoạt động2 : Làm việc với SGK

* Mục tiêu : HS nhận ra việc gì nên làm và không nên

làm để giữ da , cơ thể luôn sạch sẽ

* Cách tiến hành :

Bước 1:

-Gv hướng dẫn HS quan sát hình/11SGK và tập đặt câu hỏi

- Cả lớp hát bài:Khám tay

-HS thay phiên nhau tập đặt câu

Trang 10

cho từng hình.ví dụ:

-HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái trang sách và hỏi:

+ Hai bạn đang làm gì?

+Theo bạn việc làm đó là đúng hay sai?

Bước 2:

-GV cho HS xung phong trả lời

* Kết luận:

Muốn cho cơ thể luôn sạch sẽ , khoẻ mạnh các con

nên: tắm rửa thường xuyên, mặc đủ ấm , không tắm

những nơi nước bẩn.

Hoạt động 3: Thảo luận chung :

Mục tiêu: Biết trình bày các việc làm hợp vệ sinh như

tắm ,rửa tay , … biết làm vào lúc nào

Cách tiến hành:

Bước 1

GV nêu: Hãy nêu các việc làm cần thiết khi tắm?

- GV theo dõi HS nêu

GV kết luận:

-Trước khi tắm các con cần chuẩn bị nước , xà bông,

khăn tắm , áo quần ,

- Tắm xong lau khô người Chú ý khi tắm cần tắm nơi

kín gió.

Bước 2 -Khi nào ta nên rửa tay?

- Khi nào ta nên rửa chân?

Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp

Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học

Cách tiến hành :

-GV hỏi lại nội dung bài vừa học

- Vừa rồi các con học bài gì?

Dặn dò: Cả lớp thực hiện tốt nội dung bài học

Nhận xét tiết học

hỏi và trả lời

- Đại diện một số em lên trả lời

- Hình 1: Bạn đang còn tắm

- Hình2: 2 bạn dã đầy đủ đồ ấm

đi học

- Hình 3: 1 bạn chải tóc

- Hình 4: 1 bạn đi học chân không mang dép

- Hình 5: 1 bạn đang tắm cùng với trâu ở hồ:

-HS trả lời -HS theo dõi

HS nêu

HS trả lời

RÚT KINH NGHIỆM:

Trang 11

Bài 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức : HS hiểu cách giữ vệ sinh răng miệng đề phòng sâu răng và có hàm răng trắng

đẹp

2 Kỹ năng :Chăm sóc răng đúng cách

3 Thái độ :Tự giác súc miệng hàng ngày

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mô hình hàm răng; Tranh các bài tập trong SGK phóng to

- HS: SGK

III HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1 Khởi động: Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì? (Giữ vệ sinh thân thể)

Khi nào con rửa tay? (Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)

Khi nào con rửa chân

- Muốn cho cơ thể sạch sẽ con làm gì? (Tắm, gội, rửa chân tay…)

- GV nhận xét bài cũ

3 Bài mới:

Giới thiệu bài mới

Họat động1 : Trò chơi: Ai nhanh – Ai khéo

Mục tiêu: Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo.

Cách tiến hành

- GV nêu luật chơi kết hợp hướng dẫn HS chơi

Theo dõi HS chơi

- Kết thúc trò chơi, GV công bố đội thắng nêu rõ lý

do (chú ý vai trò của răng) Vậy để hàm răng trắng

chắc như thế nào chúng ta cùng học bài: “Chăm sóc

răng miệng”

Hoạt động 2: Quan sát răng

Mục tiêu : HS biết thế nào là răng khoẻ, trắng, đều.

Cách tiến hành: Từng người quan sát hàm răng của

nhau

- GV theo dõi:

- Bước 2: Hoạt động chung

+ Đại diện nhóm nào cho cô biết: Răng bạn nào

trắng và đều

+ GV gọi 3 em lên phỏng vấn: Con có bí quyết gì mà

răng trắng như vậy?

- Mỗi đội cử 4 em, mỗi em ngậm 1 que bằng giấy, em đầu hàng có 1 vòng tròn bằng tre GV cho HS chuyển vòng tròn đó cho bạn thứ 2…

HS tiến hành chơi

- HS làm việc theo cặp

- HS quay mặt vào nhau, lần lượt

- Xem răng bạn như thế nào?

- HS tiến hành quan sát

- Đại diện nêu 3 em răng trắng nhất

Trang 12

+ Trong lớp bạn nào răng sún?

+ Vì sao răng con lại sún?

+ Răng của bạn đang trong thời kỳ thay răng chứ

không phải răng bị sâu

+ GV kết luận: Hàm răng trẻ em có 20 chiếc gọi là

răng sửa Đến 6-7 tuổi răng sửa được thay răng mới

gọi là răng vĩnh viễn Nếu răng vĩnh viễn này bị sâu

không bao giờ mọc lại, vì vậy các con phải biết chăm

sóc và bảo vệ răng

+ Giới thiệu bộ răng: Bàn chải người lớn, trẻ em,

nước muối, nước súc miệng để chăm sóc răng

Hoạt động 3: Làm việc với SGK

Mục tiêu: HS biết nên và không nên làm gì để bảo vệ

răng.

Cách tiến hành: Hướng dẫn HS quan sát các hình

14-15 SGK những việc làm nào đúng? Những việc làm

nào sai?

- GV cho lớp thảo luận chung

- GV treo tranh lớn

- GV chốt lại nội dung từng tranh

- Vậy qua nội dung 4 bức tranh này ta nên và không

nên làm cái gì?

- GV kết luận : Nên đánh răng, súc miệng, đến bác

sĩ khám đúng định kỳ.

Hoạt động 4:

Củng cố bài học: Vừa rồi các con học bài gì?

- Mỗi ngày các con đánh răng ít nhất mấy lần?

- Muốn cho răng chắc khoẻ con phải ăn uống như thế

- Vì con thay răng

- Thực hiện quan sát cá nhân: 2’

- Đại diện 1 số HS lên trình bày theo nội dung từng tranh

-HS đọc không nên ăn các đồ cứng

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 13

BÀI 7: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG-RỬA MẶT

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức: HS hiểu và rửa mặt đúng cách

2 Kỹ năng : Chăm sóc răng đúng cách

3 Thái độ : Aùp dụng vào làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:Mô hình răng

- HS: Bàn chải, ca đựng nước.

III HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1 Khởi động : Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì? (Chăm sóc và bảo vệ răng)

-Hằng ngày các con đánh răng vào lúc nào? Mấy lần?

(Con đánh răng 2 lần: buổi sáng và sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ)

-Để đánh răng trắng và khoẻ các con phải làm gì?

(Con đánh răng và súc miệng, không ăn bánh kẹo vào buổi tối, không ăn đồ cứng)

- GV nhận xét ghi điểm A và A+

3 Bài mới:

Giới thiệu bài mới: “Thực hành đánh răng”

Hoạt động 1: Thực hành đánh răng

Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Ai có thể chỉ vào mô hình hàm răng

và nói cho cô biết:

+ Mặt trong của răng, mặt ngoài của răng

+ Mặt nhai của răng

+ Hằng ngày em quen chai răng như thế nào?

- GV làm mẫu cho HS thấy:

+ Chuẩn bị cốc và nước sạch

+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải

+ Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên

+ Chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai

+ Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần

+ Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng nơi quy định

Bước 2: GV đến và giúp HS

Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt

Mục tiêu: HS biết rửa mặt đúng cách.

Cách tiến hành: Ai có thể cho cô biết, con rửa mặt

- HS quan sát

- HS 4 em lên chỉ

- GV cho 5 em lên chải thử

- Lớp theo dõi nhận xét

- HS lần lươtï thực hành

Trang 14

như thế nào?

GV hướng dẫn:

- Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch

- Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước Dùng hai

bàn tay sạch hứng vòi nước sạch để rửa

- Dùng khăn mặt sạch để lau

- Vò khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ

- Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà bông và phơi

- GV quan sát

Hoạt động3:Củng cố bài học

Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học.

Cách tiến hành

- Vừa rồi các con học bài gì?

- Con đánh răng như thế nào?

- Con rửa mặt như thế nào?

Nhận xét tiết học:

- HS nêu và thực hành

- Lớp theo dõi và nhận xét

- HS thực hành

HS trả lời

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 15

Bài 8: ĂN UỐNG HÀNG NGÀY

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức : HS hiểu: Kể tên những thức ăn cần trong ngày để mau lớn và khoẻ

2 Kỹ năng : Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt.

3 Thái độ : Có ý thức tự giác trong việc ăn uống.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:Tranh minh hoạ

- HS: SGK

III HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1 Khởi động: Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì? (Thực hành đánh răng)

- Mỗi ngày con đánh răng mấy lần? (Ít nhất 2 lần)

- Khi đánh răng con đánh như thế nào? (Mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai)

- GV nhận xét ghi điểm A và A+

3 Bài mới:

Giới thiệu bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chơi trò “Con thỏ uống

nước ăn cỏ vào hang”

Mục tiêu: Gây hứng thú cho HS.

Cách tiến hành:

- GV vừa hướng dẫn vừa nói:

+ Khi nói: Con thỏ để 2 tay lên trán và vẫy vẫy

tượng trưng cho tai thỏ

+ Khi nói: Aên cỏ, 2 tay để xuống chụm 5 ngón tay

của bàn tay phải để vào lòng bàn tay trái

+ Khi nói uống nước, đưa 5 ngón tay phải đang

chụm vào nhau lên gần miệng

+ Khi nói vào hang 2 tay chụm các ngón vào 2 lỗ tai

- GV cho lớp thực hiện

- GV hô bất kỳ kí hiệu nào nhưng HS phải làm đúng

Hoạt động 2: - Hoạt động chung.

Mục tiêu: Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ

uống các con thường ăn uống hàng ngày.

Cách tiến hành:

- GV hỏi hằng ngày các con thường ăn những thức

ăn gì?

- GV ghi tên các thức ăn mà HS nêu lên bảng

- GV cho HS quan sát các hình ở SGK

- HS có thể cùng làm theo cô

- HS thực hiện 3, 4 lần

HS nêu

- HS quan sát các hình ở SGK

- Đánh dấu những thức ăn mà

Trang 16

Kết luận: Ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng thì có lợi

cho sức khoẻ , mau lớn.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát tranh SGK

Mục tiêu: HS giải thích tại sao phải ăn uống hàng

ngày

Bước 1: Quan sát và hỏi các câu hỏi

- Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?

- Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?

- Hình nào cho biết các bạn có sức khoẻ tốt?

- Tại sao chúng ta cần ăn uống hàng ngày?

GV cho lớp thảo luận chung

- 1 số em đứng lên trả lời

- GV tuyên dương những bạn trả lời đúng

Kết luận: Hằng ngày chúng ta cần ăn uống đầy đủ

chất và điều độ để mau lớn.

Hoạt động 4:Củng cố bài học:

Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học

Cách tiến hành.

- Hãy nêu tên bài học hôm nay?

- Tại sao ta cần ăn uống hàng ngày?

- Mỗi ngày các con ăn mấy bữa?

- Về nhà các con cần thực hiện ăn uống đầy đủ chất

và đúng điều độ

Nhận xét bài học.

các HS đã ăn và thích ăn

- SGK

- HS thảo luận nhóm 2, 1 bạn hỏi

1 bạn trả lời

- Lớp theo dõi

HS trả lời

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 17

BÀI 9: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: HS biết kể những hoạt động mà em thích.

2 Kỹ năng : Nói sự cần thiết phải nghỉ ngơi-giải trí Biết đi đứng và ngồi học đúng tư thế

3 Thái độ : Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV:Tranh minh hoạ cho bài học

- HS: SGK

III HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1 Khởi động : Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các con học bài gì? (Ăn uống hàng ngày)

- Hằng ngày các con ăn những thức ăn gì? (HS nêu)

- Nhận xét bài cũ

3 Bài mới:

Giới thiệu bài mới:

Hoạt động 1: Trò chơi “Hướng dẫn giao thông”

Mục tiêu: HS nắm được một số lâït giao thông đơn

giản

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn cách chơi và làm mẫu

- Khi quản hô “đèn xanh” người chơi sẽ phải đưa 2 tay

ra phía trước và quay nhanh lần lượt tay trên-tay dưới

theo chiều từ trong ra ngoài

- Khi quản trò hô đèn đỏ người chơi phải dừng tay

- Ai làm sai sẽ bị thua

Hoạt động 2: Trò chơi

Mục tiêu: HS biết được các hoạt động hoặc trò chơi có

lợi cho sức khoẻ.

Cách tiến hành:

Bước 1:Cho HS thảo luận nhóm đôi kể những trò chơi

các em thường hay chơi mà có lợi cho sức khoẻ

Bước 2: Mỗi 1 số em xung phong lên kể những trò chơi

- Thảo luận nhóm đôi

- Nói với bạn tên các trò chơi mà các con hay chơi hằng ngày

- HS nêu lên

- HS nêu

Trang 18

- Chơi những trò chơi có lợi cho sức khoẻ là: đá

bóng, nhảy dây, đá cầu.

Hoạt động3:Làm việc với SGK

Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức

khoẻ.

Cách tiến hành:

Bước 1: Cho HS lấy SGK ra

- GV theo dõi HS trả lời

- GV kết luận: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động

quá sức, cơ thể bị mệt mỏi lúc đó phải nghỉ ngơi cho

lại sức.

Hoạt động 4: Làm việc với SGK

Mục tiêu : Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt

động hằng ngày

Cách tiến hành

Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát SGK

GV kết luận: Ngồi học và đi đứng đúng tư thế để

tránh cong và vẹo cột sống.

Hoạt động cuối: Củng cố bài học:

- Vừa rồi các con học bài gì?

- Nêu lại những hoạt động vui chơi có ích

-Dặn dò: Về nhà và lúc đi đứng hàng ngày phải đúng

tư thế

- Chơi các trò chơi có ích

- Làm việc với SGK

- HS quan sát trang 20 và 21 chỉ và nói tên toàn hình

- Hình 1 các bạn đang chơi: nhảy dây, đá cầu, nhảy lò cò, bơi

- Trang 21: tắm biển, học bài

- Giới thiệu dáng đi của 1 số bạn

- Quan sát nhóm đôi

- Quan sát các tư thế đi đứng, ngồi

- Bạn áo vàng ngồi đúng

- Bạn đi đầu sai tư thế

- HS nêu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Ngày đăng: 18/11/2014, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w