1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế tại tòa công lý quốc tế

20 683 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Theo quan niệm của Pháp viện thường trực quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc: tranh chấp là sự bất đồng về một quy phạm pháp luậ

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA TPHCM DAI HOC KINH TE - LUAT

KHOA LUAT CHUYEN NGANH: LUAT TAI CHINH — NGAN HANG — CHUNG KHOAN

WKS

Bài tiểu luận môn: Luật quốc tê

Đề tài:

TRANH CHAP QUOC TE VA GIAI QUYET TRANH CHAP QUOC TE TAI TOA AN

CONG LY QUOC TE

GVHD: ThS Nguyén Thi Thu Trang

Danh sach nhom:

1 Tran Thi Mai Loan K085041688

2 Nguyén Huyén Trang K085041742

3 Pham Lương Mỹ Linh K085041687

4 Nguyễn Ngọc Kim Ngân K085041696

7.Nguyễn Huy Hoàng K085041676

TP.HCM, thang 12 nam 2010

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu

L Tranh chấp quốc tế

1 Khái niệm

2 Chủ thê của tranh chấp quốc tế

3 Phân loại -

4 Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế

IH Tòa án công lý quốc té - ICJ

1 Cơ sở pháp lý

2 Lịch sử hình thành

3 Co cau tô chức

4 Nguyén tac hoat động

5 Tham quyén "

Danh mục tài liệu tham khảo - ¿5 2c + 322233 *2EE* 2E ve ecxx

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, khi xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển, tiến bộ vượt bậc của các quốc gia trén thé gidi thi van dé hợp tác giữa các quốc gia đã trở nên khá quen thuộc và cần thiết Tuy nhiên, bất cứ sự hợp tác, thỏa thuận nào cũng đều tiềm ân những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng

và xảy ra tranh chấp Đó có thể là mâu thuẫn về lợi ích, về chính trị, về độc lập chủ quyền Những tranh chấp này đã, đang và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trong bối cảnh hiện nay, với các tranh chấp điển hình như: tranh chấp về môi trường giữa Arghentina và Uruguay, “Hàng rào an ninh” giữa Israel và Palestine, tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến ngôi đền Preah Vihear Mỗi quốc gia đều cần có sự tôn trọng độc lập chủ quyền và có địa vị pháp lý ngang nhau trong mối quan hệ hợp tác quốc tế, thế nên, khi có tranh chấp phát sinh, vấn đề đặt ra là ai sẽ đứng ra giải quyết, giải quyết như thế nào đề tìm ra tiếng nói chung để được các bên công nhận tuân theo Dựa trên xu thế phát triển và đòi hỏi này, Tòa án công lý quốc tế đã ra đời nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh

Vậy, hiểu như thế nào về tranh chấp quốc tẾ, những tranh chấp nào được Tòa án công lý quốc tế giải quyết, và Tòa án công lý quốc tế là gì, hoạt động ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này qua đề tài: “Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế tại Tòa án công lý quốc tế”

Trang 4

1 Tranh chấp quốc tế

1 Khái niêm

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về tranh chấp quốc tế trong các văn bản pháp lý

Theo quan niệm của Pháp viện thường trực quốc tế - cơ quan giải quyết tranh chấp của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc): tranh chấp là sự bất đồng về một quy phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định (trường hợp này là giữa các quốc gia) khi một trong các bên đưa ra yêu sách, đòi hỏi đối với bên kia nhưng bên đó không chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một phan

Căn cứ vào thực tế, có thể hiểu theo cách chung nhất, tranh chấp quốc tế

là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thê trái ngược nhau

Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thê luật quốc tế với nhau

2 Chủ thể của tranh chấp quốc tế

Các chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của luật quốc tế bao gồm

các quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức quốc tế liên chính phủ (tổ chức Asean, EU, WTO ), và các chủ thể đặc biệt khác (Vatican,

công quốc Monaco ) Trong đó, các quốc gia là chủ thể cơ bản của tranh chấp

quốc tế

Xung đột giữa các chủ thể khác chủ thể của luật quốc tế không thể là

tranh chấp quốc tế Do đó, cần tránh nhằm lẫn tranh chấp quốc tế với tranh chấp khác Ví dụ, tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam xuất khâu cá

basa và hiệp hội chống bán phá giá của Mỹ không phải là tranh chấp quốc tế

3 Phân loại

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều tranh chấp quốc tế mà tính chất các tranh chấp này ngày một đa dạng nhưng nhìn chung ta có các cách phân loại tranh chấp quốc tế như sau, và mỗi cách phân loại đều có các tiêu chí nhất định

Trang 5

4 Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia

-Tranh chap song phuong: tranh chấp giữa hai bên

-Tranh chấp đa phương: tranh chấp giữa nhiều bên bao gồm tranh chấp có tính khu vực và tranh chấp có tính toàn cầu

Ví dụ: Sau hội thảo “Biển Đông hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, các học giả phương Tây nhất trí rằng tranh chấp ở biển Đông bao gồm tranh chấp song phương và đa phương

b Căn cứ vào tính chất của vụ việc

-Tranh chấp có tính chính trị: thường là tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thé, về lợi ích giữa các bên liên quan đến các đòi hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành, gắn liền với quyền và nghĩa vụ

của các bên Tranh chấp thuộc loại này thường rất nguy hiểm, do tính chất

phức tạp và có thể tiềm an khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe dọa hòa bình, ôn định của khu vực cũng như của thế gidi

Vi dụ: Căng thắng giữa Nicaragua và Costa Rica bùng nồ xung quanh hòn đảo Calero trên sông San Juan mà Nicaragua đang xúc tiến việc đào một con kênh và đốn hạ cây trên vùng lãnh thổ tranh chấp Nicaragua bác bỏ việc binh lính của họ xâm nhập lãnh thổ Costa Rica trong khi nước này khắng định lãnh thổ của họ bị xâm phạm

-Tranh chấp có tính pháp lý: là những tranh chấp giữa các bên liên quan đến sự bất đồng trong việc giải thích hoặc áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích điều ước quốc tế, về các sự kiện vi

phạm nghĩa vụ quốc tế Đây là những tranh chấp tương đối phô biến trong quan

hệ quốc tế

€ Căn cứ vào đối tượng tranh chấp

-Tranh chap vé kinh tế

-Tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hoặc

tổ chức quốc tế

Nhìn chung các cách phân loại kê trên chỉ có tính chất tương đối, vì trên thực tế có tranh chấp xay ra, muốn phân biệt chúng thuộc loại tranh chấp nào đều không dễ dàng Không ít vụ việc tranh chấp vừa mang tính pháp lý lại vừa

Trang 6

mang tính chính trị Do vậy các giải pháp cho mỗi vụ tranh chấp cụ thể cũng cần phải tính tới những yếu tố này

Ví dụ như tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia nếu xét về tiêu chí chủ thể đây là tranh chấp song phương, nhưng xét về mặt tính chất thì đây lại là tranh chấp có tính chính trị

4 Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế

Các tranh chấp ngày một gia tăng vì vậy vấn đề đặt ra là các phương cách giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên đồng thời cũng phù hợp với từng loại tranh chấp

Dù lựa chọn phương cách nào thì nền tảng đặt ra trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế đó là giải quyết trên cơ sở nguyên tắc hòa bình Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình là hệ quả trực tiếp được rút ra từ nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế Nguyên tắc dùng phương pháp hòa bình đề giải quyết tranh chấp lần đầu tiên được nêu trong Hiệp ước Braind-Kellog năm 1928 Sau đó được ghi nhận trong

khoản 3 điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc: “Hội viên Liên Hợp Quốc giải

quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng các biện pháp hòa bình làm thế nào

để khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như công lý” Ghi nhận này được nhấn mạnh trong Tuyên ngôn 1970 của Liên Hợp Quốc và được cụ thé trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương khác Theo nguyên

tắc này, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình có các biện pháp

sau:

4+ Phương pháp đàm phán trực tiếp

Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp Trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp, đàm phán được áp dụng rất phô biến và được biết đến từ rất sớm trong lịch sử quan hệ quốc tế và luôn chiếm vị trí hàng đầu trong số đanh mục các biện pháp mà các chủ thê luật quốc tế áp dụng

Đàm phán trực tiếp là sự trao đổi có tính chất đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh

Trang 7

chấp diễn ra giữa các bên liên quan, trong khuôn khổ một hội nghị hoặc các cuộc gặp song phương

Ví dụ: Tranh chấp biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc,

cuộc đàm phán sáu bên tại Cộng hòa nhân dân Triều Tiên

Trên thực tế đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết

tranh chấp giữa các bên chủ thể luật quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan

điểm, đường lối, ký kết các điều ước quốc tế Đàm phán có thê được tiến hành

bởi đại diện chính thức của các bên hữu quan ở các cấp độ khác nhau, chắng hạn như ở cấp cao nhất — nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ hoặc không chính thức

Ưu điểm: một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bên thứ ba (thậm chí cả cộng đồng quốc tế) cũng khó gây áp lực và can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp, do đó các bên tự do thể hiện ý chí của mình, dẫn đến nếu đàm phán thành công thì việc áp dụng rất khá thi Ngoài ra

còn các ưu điểm như: các bên chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết, đám

bảo được bí mật và không chịu sự tác động của bên thứ ba, uy tín, vị thế trên trường quốc tế được đảm bảo

Nhược điểm: tỷ lệ thành công không cao xuất phát từ tự do thể hiện ý

chí khi quyền lợi các bên không đạt đến sự thỏa thuận chung

+ Nhóm biện pháp thông qua bên thứ ba

- Biện pháp trung gian: được quy định trong công ước Lahaye 1899 và

1907 như là một trong các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc

tế Bên thứ ba là chủ thể có uy tín trên trường quốc tế, khuyến khích các bên

tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán Bên trung gian không tham gia vào đàm phán và không đưa ra các điều kiện giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp thông qua trung gian thực chất là các bên chấp nhận sự tham gia của bên thứ ba Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia; một hoặc một số cá nhân có uy tín và cũng có thé 1a thông qua cơ quan của tô chức quốc té

Với nguyên tắc, cơ quan trung gian phải tôn trọng ý chí tự quyết của các bên tranh chấp Các đề nghị khuyến cáo của cơ quan trung gian liên quan đến

Trang 8

vụ tranh chấp chỉ có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp mà không thê có giá trị pháp lý ràng buộc

Ưu điểm: Các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp do sự tác động của bên thứ ba, tỷ lệ thành công trong giải quyết tranh chấp cao hơn trong đàm phán trực tiếp, có tính khả thi cao mà vẫn giữ được bí mật Ngoài ra còn chủ động

được thời gian, địa điểm và không tốn kém chỉ phí nhiều

Nhược điểm: Các bên tranh chấp chịu sự tác động của bên thứ ba và uy

tín trên trường quốc tế sụt giảm

Ví dụ: Mỹ và Trung quốc kêu gọi Hàn quốc và Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp xung quanh đảo Yeon Peong

- Biện pháp hòa giải: Bên thứ ba có uy tín trên trường quốc tế khuyến khích các bên ngồi vào bàn đàm phán và bên thứ ba tham gia trực tiếp vào bàn đàm phán bằng cách đưa ra dự thảo giải quyết tranh chấp để các bên tham khảo

Với tư các tham gia tích cực vào đàm phán giữa các bên tranh chấp, bên hòa giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng lớn hơn, thê hiện ở việc tham

gia đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí có thể điều khiển cả cuộc

đàm phán, đưa ra kiến nghị hoặc đưa ra đề nghị thay đôi yêu sách của các bên tranh chấp nhằm làm cho các bên xích lại gần nhau hơn, dung hòa các yêu sách của các bên nhưng kiến nghị của họ không có tính chất bắt buộc đối với các bên Bên thứ ba có thể là một hoặc một số quốc gia, cá nhân hoặc tô chức quốc

tế, không tham gia vào vụ tranh chấp

Hòa giải được coi là kết thúc trong các trường hợp sau:

- Vụ tranh chấp đã kết thúc

- _ Các bên tranh chấp chấp nhận các kết luận, khuyến nghị của bên hòa giải

-_ Các bên hoặc một bên tranh chấp bác bỏ các kết luận hoặc khuyến nghị đó

Ưu điểm: có tính hiệu quả cao, các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp và

nỗ lực thực hiện thỏa thuận.

Trang 9

Nhược điểm: không đảm bảo bí mật, chịu sự tác động rất lớn của bên thứ ba, uy tín bị sụt giảm và các bên không chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết

- Biện pháp thông qua Ủy ban kiểm tra và hòa giải: Văn kiện chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế năm 1928 có ghi nhận việc thành lập

Ủy ban hòa giải thường trực hoặc Ủy ban hòa giải đặc biệt Trong thời hạn sáu

tháng, sau khi có đề nghị của một bên tranh chấp, sẽ thành lập Ủy ban hòa giải thường trực hoặc Ủy ban hòa giải đặc biệt gồm 5 thành viên, mỗi bên tranh chấp chỉ định một thành viên (có thể là công dân của nước mình), 3 thành viên còn lại được lựa chọn dựa trên sự thỏa thuận chung của các bên Ủy ban này bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực mà các bên tranh chấp Nhiệm vụ của ủy ban là sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn, không mang tính chính trị như hòa giải

Ưu điểm: có ưu điểm lớn là được hỗ trợ về mặt chuyên môn, tính hiệu

quá cao, các bên nỗ lực thực hiện

Nhược điểm: không đảm bảo bí mật, chịu sự tác động lớn từ bên thứ ba,

uy tín sụt giảm và các bên không chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết,

chỉ phí tốn kém

- Biện pháp thông qua tô chức quốc tế: tô chức quốc tế chỉ tham gia giải quyết tranh chấp giữa các bên trong tổ chức đó, và trình tự giải quyết theo quy định riêng của tổ chức

Ưu điềm: trình tự giải quyết rõ ràng, chỉ tiết, các bên nỗ lực thực hiện, tỷ

lệ thành công khá cao, có tính khả thi

Nhược điểm: trình tự giải quyết rườm rà, phức tạp, các bên không chủ động được về thời gian, địa điểm giải quyết, không đảm bảo tính bí mật do có

sự tham gia của bên thứ ba, uy tín sụt giảm

+ Phương pháp thông qua cơ quan tài phán quốc tế

Một trong những lựa chọn thông dụng của các bên nhằm giải quyết tranh chấp quốc tế là thông qua cơ quan tài phán quốc tế Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp do các quốc gia lựa chọn Nhìn chung, các cơ

Trang 10

quan tai phán quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hai dang 1a Téa án quốc tế và Trọng tài quốc tế

- Trong tài quốc tế

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, trong tài quốc tế là phương thức được sử dụng từ rất sớm dé giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế Trọng tài quốc tế đã được sử dụng tương đối rộng rãi để giải quyết các tranh chấp trong nhiều lĩnh vực Đặc biệt các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều ước quốc tế thì trọng tài quốc tế được đánh giá là biện pháp hữu hiệu, công bằng và hợp lý nhất trong trường hợp các biện pháp ngoại giao được áp dụng không thành công

Tòa trọng tài không có thâm quyền đường nhiên, cơ sở xác định thâm quyền của tòa trọng tài là sự nhất trí của các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh chấp Ta giải quyết tại trọng tài Sự nhất trí này phải được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch trong điều ước quốc tế về trọng tài

Về phân loại, dựa vào cơ chế hoạt động, trọng tài quốc tế được phân thành trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc (Ad hoc)

Trọng tài thường trực có trụ sở và làm việc thường xuyên, liên tục, có quy chế hoạt động thủ tục rõ ràng, có các nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ các bên trong quá trình tố tụng, có kinh nghiệm thực tiễn, dựa trên những kinh nghiệm này mà tòa có thẻ giúp các bên chỉ định được các trọng tài viên có trình

độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thích hợp tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chap

Trọng tài vụ việc được thành lập khi các bên tranh chấp lựa chọn thành lập hội đồng trọng tài gồm các trọng tài có uy tín và kinh nghiệm Sauk hi giải quyết xong tranh chấp, hội đồng trọng tài tự giải tán Số trọng tài trong một tổ luôn luôn là số lẻ Điểm mạnh của tòa là khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu của các bên, tiết kiệm được án phí do không phải chịu chi phí điều hành Phán quyết của trọng tài quốc tế có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, có giá trị chung thấm, các bên không có quyền khiếu nại mà chỉ có quyền

đề nghị trọng tài xem xét lại phán quyết Tuy nhiên trên thực tế không có cơ chế đảm bảo thực hiện phán quyết này

Ngày đăng: 18/11/2014, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w