1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tìm hiểu về thực dân pháp 1858-1945

29 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,91 MB

Nội dung

Thực dân pháp1858-1945 Phạm Cung Lê Thiên Vũ 1111404 Từ nửa sau thế kỷ XIX, xu hướng thôn tính dân tộc và bành trướng thuộc địa của các nước đế quốc diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các quốc gia ở châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Đức Việt Nam cũng bị thực dân Pháp xâm lược từ giữa thế kỷ XIX. Sau khi dập tắt các phong trào yêu nước, hoàn thành căn bản công cuộc bình định nước ta về mặt quân sự, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa, áp đặt một chính sách thống trị quy mô và triệt để trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục nhằm biến Đông Dương thành thuộc địa khai khẩn, bảo đảm siêu lợi nhuận cho chính quốc. Thực dân Pháp đã thi hành một chính sách: đầu độc, ngu dân truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp. Mục đích: nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc. Về văn hóa - giáo dục: Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam. Ban đầu, chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Các trường học được tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện và bậc trung học ở tỉnh. Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học này phải học tiếng Pháp. Các bậc học càng cao thì môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp vừa ra sức xây dựng một nền giáo dục mới, vừa tìm cách thủ tiêu vai trò của nền giáo dục cũ. Hệ thống các trường tiểu học Pháp Việt được mở rộng nhằm thay thế dần nền Hán học. Đến năm 1917, giáo dục nước ta đã trở thành “Pháp hoá” gồm có ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Ở cấp tiểu học học sinh sẽ theo học trong 5 năm (nhưng việc đến trường của thanh thiếu niên Việt Nam thì bị hạn chế). Học sinh sau khi học xong ba năm bậc sơ đẳng phải thi lấy bằng “sơ học yếu lược” rồi mới được học tiếp hai năm còn lại của bậc tiểu học và thi tốt nghiệp. Trong ba năm học đầu tiên đó, học sinh phải học bằng tiếng Pháp. Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa cũng đã xây dựng các trường chuyên nghiệp, dạy nghề và xưởng học nghề; các trường kỹ thuật thực hành, mỹ thuật thực hành Cuối năm 1907, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Đông Kinh nghĩa thục và ngăn chặn thanh niên xuất dương sang Nhật theo phong trào Đông Du, đồng thời để cổ động cho thế lực của nước Pháp ở Á Đông, thực dân Pháp đã quyết định mở trường Đại học Đông Dương. Các trường cao đẳng, đại học khác thuộc các ngành sư phạm, công chính, thương mại, nông nghiệp, y dược cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn về nhân lực cho nền thống trị thực dân. Tuy nhiên, phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em gia đình giàu có hoặc có địa vị trong xã hội. Các gia đình nông dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học. Cho đến năm 1930, tổng học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số. Hơn nữa, nội dung chương trình giảng dạy, thực dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người Việt Nam “mất gốc”, không có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của người dân mất nước, nô lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị của thực dân. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng Hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường Chính phủ thuộc địa tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp, Làm cho ngu dân để dễ cai trị đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” Về xã hội: Đi cùng với chính sách ngu dâộin, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách đầu độc, truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên. Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế. Ngoài những sòng bạc công khai, tổ chức quy mô ở Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn Tình trạng uống rượu không nhưng không bị hạn chế mà thậm chí người dân còn bị bắt phải uống một loại rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước. Loại rượu này có nồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm chất hoá học. “Cứ 1.000 làng thì có đến 1.500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện nhưng chỉ có 10 trường học Bên cạnh đó, thuốc phiện đã trở thành một công cụ hữu hiệu đầu độc người dân, đặc biệt là giới trẻ. Chúng mở các cơ quan thu mua và các công ty bán thuốc phiện một cách công khai. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh trích đăng bức thư của Toàn quyền Đông Dương Xarô gửi viên Công sứ dưới quyền: “Tôi trân trọng yêu cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của Nha Thương chính trong việc đặt thêm đại lý bán lẻ thuốc phiện và rượu Để tiến hành việc đó tôi xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên ” Chính quyền các cấp đã tìm mọi cách để ép các viên chức từ công sứ cho tới các nhân viên văn phòng tăng mức tiêu thụ rượu và thuốc phiện lên mức cao nhất có thể. Nạn mại dâm cũng được thực dân Pháp dung túng và trở nên phổ biến ở các thành phố lớn Ở nông thôn và miền núi, các hủ tục về ma chay cưới xin còn tồn tại, nạn bói toán, đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề. Về truyền thông: Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã lợi dụng báo chí để tuyên truyền cho các chính sách “khai hoá”, thống trị của chúng tại Việt Nam. Chúng đã cấp phép cho nhiều tờ báo được xuất bản. Hàng loạt các tờ báo được xuất bản bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp. Nổi bật như: ở Nam kỳ có các tờ Nam trung nhật báo (sau đổi thành Lục tỉnh tân văn), Đại Việt quan báo (sau đổi thành Đại Việt tân báo và Đại Việt công báo), Nông cổ mín đàm. Ở Bắc kỳ có tờĐăng cổ tùng báo xuất bản ở Hà Nội. Đến năm 1913, chính quyền thực dân cho ra đời tờ Đông Dương tạp chí là chi nhánh đặc biệt của Lục tỉnh tân văn xuất bản ở miền Trung và miền Bắc. Vào tháng 6 năm 1915, “Thư viện truyền bá”được thành lập gồm hai bộ phận: thứ nhất là Đông Dương tạp chí, tuần báo văn chương, khoa học giáo dục. Thứ hai là Trung Bắc tân văn, thời báo chính trị, kinh tế, ấn hành bằng ba loại khác nhau và được viết bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán. Sau khi Đông Dương tạp chí bị đình bản, chính quyền thực dân đã thành lập tờ Nam phong (1916). Qua báo chí, thực dân Pháp đã chuyển một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hoá duy tâm thấm sâu vào xã hội Việt Nam; cổ động cho chủ nghĩa “Pháp Việt đề huề”; tuyên truyền cho việc thu “thuế máu” đối với nhân dân, khuyến khích nhân dân gia nhập quân đội Pháp làm bia đỡ đạn Ngoài ra, chúng còn sử dụng sách báo để xuyên tạc và công kích cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách mạng ở Pháp và Trung Quốc. Các diễn đàn thảo luận về các vấn đề như: “Tư bản và lao động”, “Dân chủ và chuyên chính” được đăng trên báo chí nhằm gieo rắc những nhận thức sai lệch về cách mạng, về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong dân chúng hòng ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin. Ngoài thủ đoạn lợi dụng triệt để báo chí làm công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa cải lương, thực dân Pháp còn thành lập những cơ quan văn hoá nô dịch (tiêu biểu là hội “Khai trí Tiến Đức” thành lập đầu năm 1919 với mục đích là: “ Bảo tồn đạo đức, phong tục lạc hậu và giới thiệu những tư tưởng bảo thủ của văn học Pháp”). Mai Hoàng Vũ 1111400 Về chính trị Chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp: Từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án ; chúng biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát. Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ. Về kinh tế: Như tất cả các chánh sách thực dân, Pháp chiếm Việt Nam là để khai thác tài nguyên đem về bản xứ. -Sưu cao thuế nặng Ngày 10-01-1863, chánh phủ ra nghị định là ngoài chi phí về quân sự, Soái phủ Nam Kỳ phải tự túc về mọi chi phí cai trị. Một hệ thống thuế khóa mới ra đời. -Mở mang thương cảng Saigon Từ năm 1860, Compagnie des Messageries impériales đã ký kết với các tàu buôn trên đường chuyển vận từ kinh Suez đến Hong Kong được cập bến hải cảng Saigon. Cũng trong năm này, thương cảng đã tiếp nhận 246 tàu, trong đó có 111 tàu từ Âu châu mang đến nửa triệu quan thuốc phiện và một triệu quan hàng hóa các loại và chở đi 53 593 tấn gạo trị giá hơn 5 triệu quan và 1 triệu quan hàng hóa khác. Cuộc hải trình Marseille - Saigon trước kia mất 13 tuần qua Cap Bonne-Espérance nay chỉ còn 32 ngày khi đi qua kinh Suez, gia tăng thêm số tàu bè từ các nơi đến Saigon. Thương cảng Saigon là một mối lợi lớn cho nước Pháp. Năm 1920, số tàu buôn xuất nhập là 1500 tàu, tăng lên 1800 tàu năm 1930 và 2000 tàu năm 1939. Saigon đứng hàng thứ 7 trong sốcác thương cảng của đế quốc Pháp. Tịch thu nhà đất và bán đấu giá khi thành lập thành phố Saigon, nhà và đất bị truất hữu theo nghị định ngày 20-02-1872. Đất được chia ra từng lô trên họa đồ, nhà cửa, đất đai bị truất hữu và được bán lại. Nếu người chủ không đủ tiền mua lại hay không kịp thời khiếu nại vì giặc giả phải xiêu tán, nhà và đất bị mất. -Thuế điền và thuế thân Dưới thời Tự Đức, thuế điền được đánh bằng hộc lúa (60kg) cho mỗi mẫu ruộng hạng nhất. Người Pháp nay bắt đóng bằng tiền. Một hộc lúa trị giá trước đây độ 4 quan, nay phải tăng lên 5,5 quan cộng với 0,3 quan tiền công thu thuế. Pháp bắt làng thu thuế rồi đem nộp cho chánh phủ thay vì như trước đây, các điền quan đi thu thuế từng người dân. Về thuế thân, mỗi người dân phải đóng từ 1,2 đến 1,5 quan mỗi năm, gia tăng dần nếu cộng cả tiền sưu (thuế để thay những ngày không đi làm sưu dịch) có thể lên đến 12 quan. Tổng số thuế thu được năm 1864 là 6 291 000 quan và tăng lên 14 triệu quan năm 1874. Măc dù so với số thuế khi xưa dân đóng cho triều đình tương đương với 3 triệu, nay tăng lên đến 14 triệu, vậy mà thống đốc Luro vẫn cho là chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu mới vể hành chánh, “rất bác học cho một dân tộc nghèo”. Ngoài ra, Pháp còn đặt ra các thuế vô lý khác như :thuế muối, thuế rượu, thuế nha phiến, gọi chung là thuế công quản. Các loại thuế này tăng dần mỗi năm. Năm 1911, tổng số thuế Pháp thu về là 4,8 triệu đồng; năm 1920 : 6,2 triệu, năm 1930 :10 triệu. -Khai thác cao su Ngoài sưu cao thuế nặng, cao su là một tài nguyên quan trọng trong công cuộc khai thác kinh tế của Pháp từ đầu thế kỷ tại Nam Kỳ Chánh sách bóc lột và đàn áp nhân công tàn nhẩn hiện rõ trong việc khai thác đồn điền cao su. Năm 1939, 19 công ty cao su Đông Dương lời được 309 triệu quan, trong khi số lương trả cho nhân công chỉ 40 triệu. Bị bóc lột và đói khổ, nhân công bỏ trốn đồn điền quay trở vế quê, (chỉ trong năm 1926 có đến 4484 phu bỏ trốn). Với chánh sách cưỡng ép, bắt bớ đã tạo thêm căm hờn, bạo động mà điển hình là vụ ám sát tên mộ phu tàn ác René Bazin năm 1929 đã khiến hơn 200 đảng viên Quốc Dân Đảng bị bắt giam và 76 người bị cầm tù. Đàn áp vũ trang của thực dân pháp Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngay sau đó, một phong trào cách mạng đã nổ ra rầm rộ, mạnh mẽ. Nhưng đã bị thực dân pháp đàn áp một cách dã man bằng súng ống đạn dược và máy bay ném bom. Tiêu biểu nhất là Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) : Bắt đầu là cuộc biểu tình của người dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Vào ngày 12 tháng 9 năm 1930, ước tính có khoảng 8.000 nông dân kéo về phủ lị và trương các khẩu hiệu như: Bỏ sưu thuế, bớt giờ làm, chống khủng bố trắng, bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc bạo động Yên Bái, thậm chí là chia lại ruộng đất, Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, Đả đảo phong kiến. Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ, họ chủ trương kiên quyết trấn áp. Lực lượng vũ trang đã vào cuộc, thậm chí họ đã huy động cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị thương. Nhận thấy tình hình đã chuyển biến nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, chính quyền Pháp ở thuộc địa đã tập trung lực lượng để đàn áp tiêu diệt phong trào. Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp trở lại thực hiện chính sách khủng bố, trấn áp phong trào này Trong quá trình trấn áp, chính quyền Pháp đã điều động binh lính lập hệ thống đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhằm phong tỏa, bao vây cô lập và tiến đến kiểm soát vùng này. Cùng việc cho lực lượng binh lính đi càn quét, triệt hạ làng mạc, bắn vào lực lượng nổi dậy, quân Pháp còn dùng thực hiện việc chia rẽ mua chuộc một số phần tử trong cuộc biểu tình này. Ngày 12 tháng 9 năm 1930, thực dân Pháp cho máy bay ném bom xuống các đoàn biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (cách Bến Thủy 10 km), làm chết 217 người và 120 người bị thương. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ, 217 nóc nhà bị đốt cháy, 30 người bị bắn chết. Nhiều cơ quan đầu não của Đảng, các cơ sở trong dân bị phá vỡ, nhiều đảng viên, người biểu tình bị bắt giam hoặc hành quyết. Theo ước tính, có hàng trăm người bị bắt, bị kết án tù giam trong các nhà tù ở Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, và Côn Đảo. -Khởi nghĩa nam kì Đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vẫn bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn chưa từng có. Nông thôn Nam bộ rung chuyển. Từ Biên Hòa đến Cà Mau, 18 tỉnh nổi dậy cướp chính quyền. ở Mỹ Tho 54 trong số 56 xã được giải phóng. ở Chợ Lớn ta giành được nhiều tổng. ở Tân An, các xã hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn Vàm Cỏ Đông đều về tay nhân dân Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp, và quan trọng nhất là tiêu diệt chính quyền cách mạng. Máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Giặc Pháp khủng bố rất khốc liệt, dã man. Chỉ trong 40 ngày, riêng bốn tỉnh Gia định, Mỹ Tho, Long Xuyên và Cần Thơ có tới 5.640 người bị giặc lấy dây thép xâu tay rồi phơi nắng cho đến chết khô, hoặc chất lên sà lan đưa ra biển nhận chìm Một bãi bắn được dựng lên vội vã ngay tại thị trấn Hóc Môn (Gia Định). Ngày 28-8-1941, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam có một cuộc tàn sát quy mô lớn. Các đồng chí lãnh đạo, những người con ưu tú của dân tộc, của Đảng, trong đó có Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai đã bị giặc Pháp giết. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dập tắt. Nguồn: wiki, lichsuvietnam.vn, Hcu.edu.vn TỘI ÁC CHIẾN TRANH VÀ NHỮNG ÁP BỨC, BÓC LỘT VỀ VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ, GIÁO DỤC CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954 Sinh viên: Nguyễn Anh Vũ MSSV: 1111401 Thảm Sát Mỹ Trạch Đây là một cuộc thảm sát vô cùng man rợ và vô nhân tính do quân đội Pháp thực hiện ở làng Mỹ Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy,Quảng Bình. Cuộc thảm sát này nằm trong kế hoạch “Khủng bố trắng” của quân Pháp nhằm tiêu điệt thế lực Việt Minh. Khoảng 2 giờ sáng ngày 29 tháng 11 chúng bắt đầu triển khai kế hoạch. Trong gần 3 tiếng từ 5 giờ sáng đến 8 giờ sáng bọn lính Pháp và Lê Dương đã tràn vào làng và bắt đầu thực hiện tội ác. Chúng bắn giết bất cứ ai gặp trên đường đi mặc cả những tiếng gào thét đau đớn và thê lương. Chúng lùng sục từng nhà giết người, cướp bóc, hảm hiếp phụ nữ rồi đốt phá nhà cửa không khác gì loài cầm thú máu lạnh. Sau đó chúng dồn những người còn sống lại ở móng cầu Mỹ Trạch dùng súng ống, vũ khí đe dọa, dụ dổ người dân khai ra Việt Minh. Sau một hồi cảm thấy không thể lung lại được ý chí kiên cường bất khuất của người dân, chúng dùng súng liên thanh điên cuồng bắn thẳng vào thân trần của người dân vô tội, tay không tất sắt . Hàng trăm người đã ngã xuống, máu nhuộm đỏ cả một vùng sông, xác chất thành đống. Đến khoảng 11 giờ trưa chúng mới bắt đầu rút khỏi làng nhưng trên đường đi còn giết hại nhiều người ở các làng lân cận. Trong vụ thảm sát này bọn chúng đã đốt phá 326 ngôi nhà , bắn chết 310 người. Trong số đó có 86 hộ có người bị chết, 19/86 hộ bị giết cả nhà, nam giới: 140 người, nữ giới: 170 người, trẻ em: 157 người; trong đó có 21 trẻ em dưới 1 tuổi. Từ 18 - 50 tuổi có 59 người hầu hết là phụ nữ (nhiều phụ nữ có thai và những người tàn tật). Nhiều phụ nữ thậm chí còn bị làm nhục trước khi bị sát hại. Hiện nay ở làng Mỹ Trạch có một bia tưởng niệm vụ thảm sát này, trong khu tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát, một di tích lịch sử quốc gia đã được Bộ Văn hóa việt Nam công nhận. Hằng năm nhân dân làng Mỹ Trạch lấy ngày 29/11 làm “NGÀY CĂM THÙ” khắc sâu tội ác “ TRỜI KHÔNG DUNG, ĐẤT KHÔNG THA” của kẻ thù Nạn Đói Năm Ất Dậu (1944-1945) Nạn đói này đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều đồng bào ta thời ấy. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, trồng lúa nước từ lâu đời, ấy vậy mà ta phải gánh chiệu cái chết vì thiếu lương thực.Điều này chắc có lẽ đã không xãy ra nếu nước ta không bị bọn giặc ngoại xâm cấu xé, tranh dành. Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp đã ra sức bóc lột, khai thác mọi nguồn lợi có thể để làm giàu cho chính quốc. Đến trước Thế chiến thứ hai Việt Nam đã trở thành một nước cực kỳ lạc hậu và nghèo đói so với các nước khác trong khu vực Châu Á, cũng như là trên thế giới. Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến cho các hộ nông dân phải bán hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số nông dân không còn lương thực dự trữ. Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, Pháp bị yếu thế. Giữa năm 1940 Pháp bị Đức chiếm, Nhật đã thừa cơ chen chân vào Việt Nam, vậy là tình hình nước ta đã khổ nay còn khổ hơn.  Nguyên nhân: Nhật bắt người dân phải trồng đay thay vì trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh. Đây cũng chính là điều mà Pháp đã làm từ trước, chúng thu hẹp diện tích trồng các loại cây lương thực, hoa màu để trồng bông, đay, gai. Chính điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt lương thực trầm trọng của nước ta. Bên cạnh đó do tác động của Thế chiến thứ hai nên việc vận chuyển lương thực giữa hai miền trở nên vô cùng khó khăn. Nhật và Pháp trưng thu lương thực để phục vụ cho chiến tranh . Thời điểm này ở miền Bắc còn bị hạn hán và nạn côn trùng phá hoại mùa màng khiến cho sản lượng giảm súc đáng kể. Lũ lụt và mùa đông giá rét cũng góp phần thiệt hại mùa màng khiến cho tình hình càng trở thêm xấu hơn. Quân và dân ta cùng đường, đói khổ cũng đã tổ chức các cuộc đánh chiếm các kho lương thực của giặc, cũng như các đoàn vận chuyển lương thực của chúng, đồng thời còn tịch thu tiền của giới thân Pháp, Nhật để cứu khổ cho dân nghèo.  Hậu quả: Không có số liệu chính xác thiệt hại về người, nhưng ước tính có khoảng 2 triệu người đã chết đói tại miền Bắc nước ta. Những xác chết chỉ còn da bọc xương tràn ngập đường phố, mùi tử thi nồng nặc khắp nơi, nhiều người phải lưu lạc tha phường rồi chết nơi đất khách quê người, vô danh vô tánh. Có người đói quá đến đỗi phải ăn cả thịt chuột sống. Đã có vô số những mồ chôn tập thể được tạo ra mà cho đến nay còn chưa tìm được hết. Nạn đói này là một sự tổn thất vô cùng to lớn đối với đất nước ta. Thiệt hại về người rất lớn, kinh tế suy thoái trầm trọng, kiệt quệ. Đến nổi mà sau ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu vấn đề cấp bách nhất mà Chính phủ cần giải quyết ngay và vấn đề số 1 là cứu đói: "Nhân dân ta đang đói Những người thoát chết đói, nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống ". Tội Ác Của tên Leon Leroy Và Lực Lượng UMDC Leon Leroy đây là một con quỷ khát máu thật sự do thực dân Pháp dựng lên chống lại lực lượng cách mạng của ta ở Bến Tre. Hắn là một đứa con lai, cha là lính Pháp còn mẹ là người Việt. Ngay từ nhỏ hắn đã bọc lộ bản tính hung tàn và xảo trá. Khi lớn lên hắn vấn thân vào quân đội và chính là kẻ đã gieo rắc [...]... thành "Tiểu đoàn Phụ lực quân" (Forces Suppletifs) thuộc quân đội viễn chinh Pháp do Leroy chỉ huy với cấp bậc trung tá Với "chiến tích" hành động dã man tàn sát dân chúng, năm 1949, Léon Leroy được thăng cấp đại tá Đây là một trong những tên tay sai điển hình do Pháp dựng lên nhằm chống phá tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta Bọn Pháp tìm kiếm những tên khốn nạn và khát máu nhất để đưa lên cầm đầu thực. .. lớp thượng lưu và khá giả mới được học Đại học, Cao đẳng Còn hầu hết con em của nhân dân lao động thì không được đi học hoặc nếu có chỉ học hết bậc Tiểu học là cùng Chương trình học thì hầu như áp đặt nền giáo dục thực dân, phục vụ cho mục đích chiến tranh xâm lược của Pháp Nội dung thường ca tụng sự viện trợ của Mỹ, Pháp và nền độc lập giả tạo của bọn bù nhìn, tay sai Tuyên truyền các văn hóa phẩm đồi... đây 530 tù nhân đã bị địch giết hại khi kè đá xây dựng hai mố cầu Bảo vệ di tích nhằm tố cáo tội ác dã man của Thực dân Pháp đối với tù nhân lao động khổ sai Nghĩa trang Hàng Keo : Diện tích tạm ước tính: 80.000m2 Hình thành đầu thế kỷ XX tới 1940 Chôn cất khoảng 10.000 người tù bị Thực dân Pháp giết hại tại nhà tù Côn Đảo Tới nay còn lại dấu vết một số ngôi mộ, khu vực này đã biến thành rừng dương... biện pháp tra tấn dã man mà dường như người ta nghĩ chỉ có ở thời Trung cổ Khu trại giam được xây dựng để giam giữ những người tù Cộng Sản cao cấp và nguy hiểm trong chiến tranh Nơi đây được ngụy trang một cách khéo léo tới mức chỉ tồn tại như một lời đồn và hoạt động bí mật trong gần 30 năm, cho tới khi một nhóm người Mỹ có chức trách đến điều tra đã tình cờ tìm thấy Tư liệu hình ảnh Thực dân Pháp 1858-1945. .. đích của chúng và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra vô số những đau thương mất mác cho nhân dân ta thời ấy Và thật không may là bọn chúng đã tìm ra Leroy, một tên mà khói óc và con tim của hắn có lẽ đã mục nát, hư hỏng từ bên trong Chính Sách Đàn Áp Về Giáo Dục Của Pháp Trong những năm kháng chiến chống pháp giai đoạn 1945-1954 khi miền Bắc được trao trả độc lập và khẩn trương tiêu diệt giặc dốt,... Thiếu tướng Hải quân Pháp đã hối thúc đô đốc Charner phải chiếm ngay quần đảo Côn Lôn Charner liền ra lệnh cho Lespes chỉ huy thông báo hạm Norzagaray tới Vũng Đầm kéo cờ Pháp rồi lập biên bản về việc chiếm lãnh vào hồi 10 giờ sáng ngày 28/11/1861 Ngày 01/02/1862, Bonard quyết định thành lập nhà tù ở Côn Đảo Từ đây, khởi đầu một giai đoạn lịch sử nhà tù đầy man rợ dưới thời thực dân đế quốc Cách mạng... thành công, chính quyền cách mạng được thiết lập trên “đảo tù” này Nhưng chỉ ít lâu sau đó, cùng với việc tái xâm lược Nam Bộ thực dân Pháp cũng chiếm đóng trở lại Côn Đảo Một lần nữa chúng biến nơi đây thành nhà tù giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ Việt Minh không may sa vào tay giặc Từ 1955 Mỹ, Ngụy tiếp quản Côn Đảo Chúng nâng lên thành tỉnh Côn Sơn,... hình là cuộc đấu tranh giữ vững khí tiết với 5 ngôi sao sáng thắng lợi trở về 1964 Trại 4 : Thời Pháp là Banh phụ của Banh III, từ 1954-1973 là trại 4, từ 1973-1975 là trại Phú Tường Xây dựng năm 1942, tổng diện tích 6.054m2 Thời Pháp giam giữ các tù nhân có bệnh truyền nhiễm Sau đó dùng để giam giữ tù binh Việt Minh Trại 1 : Thời Pháp là Banh III, từ 1954-1973 là trại 1, từ 1973-1975 là trại Phú Thọ Xây... Thời Pháp là Banh II, từ 1954 -1973 là trại 3, từ 1973 -1975 là trại Phú Sơn Xây dựng năm 1916, tổng diện tích 15.200m2 bao gồm 12 phòng lớn, 14 xà lim biệt lập do người Pháp xây dựng sau trại 2 Nhiều đồng chí lãnh tụ và cán bộ cao cấp của Đảng ta đã bị giam giữ, đầy ải tại đây Trại 3 là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt và giành thắng lợi của hệ tư tưởng Cộng sản đối với hệ tư tưởng của Quốc dân. .. trung đội lính thân binh đầu đỏ ban đầu, tháng 7/1947, Léon Leroy được tướng De La Tour, Tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương, cho phép thành lập 3 Chiến đoàn lưu động Công giáo để bảo vệ Bến Tre (UMDC), do Lèon Leroy làm Thanh tra với cấp bậc đại úy Nhân dân thường gọi bọn này là đội quân "uống máu dân chúng" Léon Leroy tập luyện bọn này rất công phu Từ chỗ hành quân thông thường đốt nhà, cướp của, hãm . tiếng Pháp. Các bậc học càng cao thì môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp vừa ra sức xây dựng một nền giáo dục mới, vừa tìm. thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến cho các hộ nông dân phải bán hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số nông dân không còn lương thực dự trữ. Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, Pháp bị. Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Đức Việt Nam cũng bị thực dân Pháp xâm lược từ giữa thế kỷ XIX. Sau khi dập tắt các phong trào yêu nước, hoàn thành căn bản công cuộc bình định nước ta về mặt quân sự, thực

Ngày đăng: 18/11/2014, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w