Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 93 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
93
Dung lượng
785,5 KB
Nội dung
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng em. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Người thực hiện Duangkhammy Souksakhone Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 1 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tồn tại và phát triển song song của các thành phần kinh tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp. Vì thế để tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phải kinh doanh có hiệu quả. Có thể nói, hiệu quả kinh tế là thước đo trình độ phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Các doanh nghiệp muốn đứng vững phải đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi, có lãi. Hiệu quả sản xuất kinh, doanh nghiệp sẽ có một vị trí vững chắc trên thị trường. doanh của doanh nghiệp biểu hiện tập trung ở lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh . Hiệu quả càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí sẽ dẫn đến khả năng thất bại trong kinh doanh, khó có thể đứng vững trên thương trường được. Như vậy lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Mặt khác, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế có hiệu lực nhất, kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh; là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế việc đi sâu nghiên cứu lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và các biện pháp phấn đấu nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp là điều rất quan trọng, cần thiết và hữu ích. Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình học tập tại Học viện Tài chính, với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Hà, các thầy cô giáo trong bộ môn Tài chính Doanh nghiệp kết hợp với quá trình thực tập tại công ty cổ phần may I Hải Dương, em xin chọn đi sâu vào vấn đề lợi Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 2 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp nhuận với đề tài: “Các giải pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần may I Hải Dương” Ngoài phần mở đầu và kết luận , chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty cổ phần may I Hải Dương Chương III : Một số giải pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần may I Hải Dương Do thời gian thực tập không nhiều cộng với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế cho nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Công ty, phòng kế toán, đặc biệt em xin bầy tỏ lòng cám ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Hà đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Duangkhammy Souksakhone Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 3 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp Luật doanh nghiệp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Khái niệm trên đã nhấn mạnh doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế chứ không phải là một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội. Doanh nghiệp phải lấy hoạt động sản xuất kinh doanh làm chủ yếu và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi tất yêu đối với doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm 3 bộ phận sau: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận bán hàng): Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận bán hàng) = Doanh thu thuần bán hàng - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 4 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định. Có thể nói đây là bộ phận doanh thu chủ yếu trong doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hành bán bị trả lại, thuế gián thu. + Chiết khấu thương mại: là khoản mà doanh nghiệp giảm trừ cho người mua theo một tỷ lệ nhất định so với giá niêm yết do việc người mua mua hàng với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán: Là khoản mà doanh nghiệp giảm trừ cho người mua theo một tỷ lệ nhất định theo giá ghi trên hoá đơn do doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện về hàng hoá như ghi trên hợp đồng. + Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị tiền hàng đã nhận của khách hàng nay phải trả lại do việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm không đúng hợp đồng hoặc người mua không chịu nhận hàng. + Các loại thuế gián thu đối với sản phẩm tiêu thụ: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất-nhập khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp …. Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp - Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của hàng xuất bán, gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như: tiền lương nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đo lường, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 5 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp của toàn doanh nghiệp: lương nhân viên văn phòng, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, phí, lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận bán hàng + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (HĐTC): Là số tiền chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính để tạo ra doanh thu đó. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - Thuế gián thu (nếu có) Lợi nhuận khác: Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác phát sinh do các hoạt động như thanh lý, nhượng bán tài sản, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, nhận quà biếu … Lợi nhuận Khác = Thu nhập Khác - Chi phí khác - Thuế gián thu (nếu có) Tổng hợp ba bộ phận trên, ta thu được lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp: Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế (1 – thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 6 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp Như vậy, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp kinh doanh. Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và với nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như để so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau do nó có những hạn chế nhất định sau: - Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố do khách quan, có nhân tố chủ quan. Các nhân tố đó lại có thể ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều đến lợi nhuận nên kết quả cuối cùng là lợi nhuận đã chứa đựng sự bù trừ lẫn nhau giữa các yếu tố. - Do điều kiện kinh doanh khác nhau về nhiều mặt như vị trí địa lý, điều kiện kinh doanh…giữa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh khác nhau, việc so sánh lợi nhuận để đánh giá kết quả sẽ không mang tính khách quan, toàn diện. Ngay cả với doanh nghiệp cùng ngành, lợi nhuận cũng rất khác biệt khi doanh nghiệp có thuận lợi hay khó khăn riêng. - Ngoài ra lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp quy mô lớn thường thu được lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. 1.0. Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối dùng để so sánh kết quả kinh doanh giữa các thời kỳ của một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 7 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp nghiệp. Mức tỷ suất càng cao càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận. Mỗi cách có một nội dung kinh tế riêng để đánh giá kết quả trên các góc độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thường dùng. - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng : Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận bán hàng (trước thuế hoặc sau thuế) với doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế trong kỳ sau thuế trên = doanh thu Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Đây là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cứ thực hiện 1 đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế). - Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trước lãi vay và thuế kinh tế của = tài sản (ROA E ) Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của tài sản mà không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế trong kỳ trước thuế trên = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi tiền vay. Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 8 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế sau thuế trên = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ ( ROA) Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. -Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận (trước thuế hoặc sau thuế) của số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ so với giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Lợi nhuận trước (sau) thuế từ HĐSXKD Tỷ suất lợi nhuận = giá thành Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ Tỷ suất lợi nhuận giá thành cho biết hiệu quả của việc bỏ chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản xuất trong kỳ. Cụ thể, trong kỳ cứ bỏ 1 đồng chi phí giá thành thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. -Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và số vốn chủ sở hữu tham gia kinh doanh trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ - Thu nhập một cổ phần: Phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Thu nhập một cổ phần EPS = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 9 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp 2. Sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay 2. 0. Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, điều đó được thể hiện ở chỗ: -Tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh bằng lợi nhuận sẽ là một nguồn chính đối với tất cả các doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp muốn vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng phải thể hiện tình hình kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thu lợi nhuận hay không thì mới thuyết phục người đầu tư bỏ vốn. - Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý chi phí tốt, giá thành hạ mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao. - Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc. Lợi nhuận còn là nguồn chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thông qua tiêu dùng của quỹ khen thưởng phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. - Lợi nhuận của doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng đối với Ngân sách Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước được khoảng 25 – 30% lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dưới mọi hình thức thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã hội. Qua đó Nhà nước sẽ thực hiện điều hoà lợi ích trong nền kinh tế. Như vậy, lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời lợi nhuận Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 10 [...]... thuộc sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh H i Hưng Năm 1994 công ty đ i tên thành Công ty may I- H i Hưng Năm 1997 do tách hai tỉnh H i Dương và Hưng Yên nên công ty đã đ i tên thành Công ty may I H i Dương Đến giữa năm 2004 công ty tiến hành cổ phần hóa v i số vốn i u lệ là 15 tỷ đồng V i tên g i là : Công ty cổ phần may I H i Dương Trụ sở giao dịch t i số 120 Chi Lăng – phường Nguyễn Tr i – Thành... i u kiện kinh doanh cụ thể mà m i doanh nghiệp tìm ra các gi i pháp thích hợp cho riêng mình Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone CQ47/11.04 21 Lớp: Học viện T i chính Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone CQ47/11.04 Luận văn tốt nghiệp 22 Lớp: Học viện T i chính Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN L I NHUẬN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 1 H I DƯƠNG 1.1 Gi i thiệu kh i quát về công ty Doanh nghiệp... nghiệp, tuỳ thuộc vào i u kiện và đặc i m kinh doanh cụ thể của mình mà tìm ra gi i pháp thích hợp để tăng l i nhuận Nhìn chung để tăng l i nhuận trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay có một số gi i pháp chủ yếu sau: 3.2.1 Đẩy mạnh kh i lượng bán ra, tăng doanh thu bán hàng Về phía chủ quan doanh nghiệp có thể đưa ra một số biện pháp chủ yếu sau để phấn đấu tăng doanh thu tiêu thụ: Tăng. .. nghiệp m i thành lập chưa có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất chưa ổn định sẽ khó khăn hơn trong việc hạ giá thành Hoặc trong i u kiện sản xuất cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ ph i chú trọng đâu tư nhiều hơn cho đ i m i kỹ thuật 3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng l i nhuận của DN Việc phấn đấu tăng l i nhuận và tỷ suất l i nhuận là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên của các doanh nghiệp V i m i. .. Tỉnh H i Hưng v i tên đầu là Xí nghiệp H i Hưng trực thuộc công ty thương nghiệp Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc Tháng 5/1980 do việc xuất nhập trạm gia công may mặc và đ i tên Xí nghiệp cắt may gia công v i s i số 1 H i Hưng Từ năm 1985 – 1990, Xí nghiệp phát triển mạnh hàng gia công cho Liên Xô theo hiệp định 19/8 Đầu năm 1992 xí nghiệp đ i tên thành Xí nghiệp may I H i Hưng... kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát t i chính đ i v i việc sử dụng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Tiết kiệm chi phí : một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị t i chính doanh nghiệp đ i v i quản tri chi phí là ph i đảm bảo tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm Muốn tiết kiệm chi phí ph i tăng cường công tác quản lý chi... khẩu,t i chính, đầu tư công ty Giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc Các phòng ban phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ nhằm giúp bộ máy quản lý của công ty H i đồng quản trị: Là cơ quan đ i diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định m i vấn đề liên quan đến mục đích, quyền l i của công ty Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đ i h i. .. quan đến tiền lương ph i trả cho cán bộ công nhân viên, các khoản ph i nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Thủ quỹ: Là ngư i quản lý các khoản vốn bằng tiền của công ty, theo d i tình hình hiện có, tăng giảm quỹ tiền mặt, bảo quản tiền mặt t i quỹ của công ty Thực hiện các lệnh thu, chi bằng tiền mặt t i công ty Phát lương cho CBCNV Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone CQ47/11.04 31 Lớp: Học viện T i chính Chuyên... ra Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone CQ47/11.04 27 Lớp: Học viện T i chính Chuyên đề tốt nghiệp phòng còn có nhiệm vụ tổ chức các công việc hành chính như: họp hành, chuyển giao công văn giấy tờ, tiếp khách hàng, các công việc vệ sinh của công ty Bảo vệ an ninh, t i sản của công ty, giám sát công việc mang hàng ra mang hàng vào công ty ph i có giấy tờ hợp lệ Phòng kế toán t i vụ: Thực hiện nghiệp... và tăng l i nhuận, lấy đó làm kết quả kinh doanh ph i phấn đấu để tồn t i và phát triển 2 0 Xuất phát từ tình hình thực hiện l i nhuận của các doanh nghiệp trong i u kiện hiện nay Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone CQ47/11.04 11 Lớp: Học viện T i chính Luận văn tốt nghiệp Kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chuyển đ i cơ chế quản lý kinh tế các doanh nghiệp thuộc m i thành phần đã có sự phát triển . trường Chương II: Tình hình thực hiện l i nhuận ở công ty cổ phần may I H i Dương Chương III : Một số gi i pháp chủ yếu góp phần tăng l i nhuận ở công ty cổ phần may I H i Dương Do th i gian thực. H i Dương, em xin chọn i sâu vào vấn đề l i Sinh viên: Duangkhammy Souksakhone Lớp: CQ47/11.04 2 Học viện T i chính Luận văn tốt nghiệp nhuận v i đề t i: Các gi i pháp chủ yếu để tăng l i. t i l i nhuận và tăng l i nhuận, lấy đó làm kết quả kinh doanh ph i phấn đấu để tồn t i và phát triển. 2. 0. Xuất phát từ tình hình thực hiện l i nhuận của các doanh nghiệp trong i u kiện hiện