Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
1,67 MB
Nội dung
Những trò chơi cùng bé 1 tuổi Bé nhà bạn giai đoạn từ 11 đến 13 tháng có khá nhiều trò chơi với bé. Ở độ tuổi này bé rất hay cười và thích được chơi với mẹ. Hãy cùng trang Glenn Doman tham khảo những trò chơi cho bé 1 tuổi dưới đây nhé: Trò chơi kích thích thị lực của bé 1. Nhìn thẳng vào mắt bé và biểu lộ thái độ: Tận dụng những khoảnh khắc khi mà em bé mở mắt ra rồi nhìn thẳng vào mắt bé. Trẻ nhận ra các khuôn mặt rất sớm và khuôn mặt của bạn với trẻ là quan trọng nhất. Khi bé nhìn bạn, việc ghi nhận khuôn mặt vào trí nhớ của bé cũng đồng thời diễn ra. 2. Làm mặt sinh động: Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em mới sinh 2 ngày tuổi có thể bắt chước những biến đổi đơn giản trên mặt. Đây là biểu hiện ban đầu của kỹ năng giải quyết vấn đề. 3. Luyện phản xạ cho bé: Cho bé soi gương. Đầu tiên, bé có thể nghĩ là bé đang nhìn một em bé dễ thương khác, nhưng bé sẽ thích khi làm cho em bé trong gương cũng vẫy tay và cười. 4. Rèn luyện khả năng phân biệt cho bé: Bạn treo hai bức tranh cách bé khoảng 20 đến 30 cm. Hai bức tranh này phải có những điểm khác nhau. Em bé sẽ nhìn tới nhìn lui và tìm ra được những điểm khác nhau. Điều này tạo lập những bước đầu cho việc nhận mặt chữ và khả năng đọc sau này của bé. Trò chuyện, trêu chọc cho bé cười 5. Nói chuyện: Khi bạn nói chuyện, ban đầu có thể bé sẽ nhìn bạn ngây ngô nhưng hãy dừng lại một chút cho bé bi bô. Bé sẽ sớm bắt kịp nhịp trò chuyện và bắt đầu biết phản ứng lại thay vì chỉ tròn mắt nhìn. 6. Hát cho bé nghe: Nếu có thể bạn hãy học thật nhiều giai điệu và vừa hát vừa thay tã cho bé, tắm cho bé… Một số nghiên cứu trong phương pháp Glenn Doman nói rằng học các điệu nhạc cũng hỗ trợ cho việc học toán của bé sau này. 7. Cung cấp thông tin cho trẻ: Trước khi ấn công tắc để bật đèn bạn nói “Mẹ sẽ bật đèn bây giờ”. Qua đó, bạn sẽ dạy cho bé một quá trình gồm nguyên nhân và hệ quả. Bé hiểu khi ấn công tắc thì đèn sẽ sáng. 8. Cù vào các ngón chân của bé: Điều đó làm bé cười và cười là bước đầu tiên trong việc phát triển tính hài hước của bé. 9. Làm mặt hài hước: Bạn có thể phồng má lên và bảo con chạm vào mũi bạn. Khi bé chạm vào thì bạn xẹp má xuống. Hoặc bạn bảo bé kéo tai bạn và bạn thè lưỡi ra… Bạn cũng có thể tạo ra các âm thanh vui nhộn khi bé vỗ vỗ vào đầu bạn. Hãy lặp lại khoảng 3-4 lần, sau đó thì thay đổi các phản ứng của bạn để bé phải đoán. Xâu vòng cho bé 1 tuổi Các đồ vật nhỏ rất hấp dẫn bé bởi vì giờ đây, bé đã làm chủ kỹ năng nhúm vật bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Hãy tạo trò chơi để trau dồi kỹ năng vận động cho con, trong khi bạn có thêm thời gian để nhâm nhi bữa sáng lâu hơn một chút. Kỹ năng phát triển: phối hợp tay mắt; vận động. Cần có: một sợi dây nhựa thủ công hoặc dây giày cũ đã giặt sạch; bánh (ngũ cốc) hình chữ O. Trải bánh hình chữ O lên khay thức ăn dành cho bé. Buộc thắt nút ở một đầu dây để ngăn chặn bánh trượt ra ngoài. Hướng dẫn bé cách xâu bánh qua sợi dây. Khi làm, bé có thể thoải mái ăn những hạt vòng cổ. Trò chơi gói quà phối hợp tay chân mắt Các bé rất thích nhận quà, dù ở hoàn cảnh nào. Được khám phá quà tặng là niềm vui bất tật với các bé. Kỹ năng phát triển: phối hợp tay mắt; khái niệm về đồ vật vẫn tồn tại bên trong hộp dù không nhìn thấy. Cần có: một cái hộp nhựa không thấm nước; đồ chơi bằng nhựa. Khi bé ngồi trong chậu tắm, dùng một cái hộp nhựa có nắp để đựng một món đồ chơi, như con vịt cao su hay con khủng long nhựa. Đưa cho bé cái hộp và nói: “Mẹ tặng con một món quà”. Bé háo hức mở ra, hét ầm lên vui sướng và muốn chơi với những món đồ đó. Những trò chơi giúp mẹ và bé gần gũi hơn 10. Cho bé “ti” mẹ, nếu có thể: Thực tế là những em bé được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn. Ngoài ra, cho con bú là khoảng thời gian tuyệt vời vì người mẹ ngoài gần gũi với con qua tiếp xúc cơ thể còn có thể hát ru, trò chuyện hoặc xoa đầu con. 11. Không nên cho bé xem Tivi nhiều. Theo giáo sư Glenn Doman thời lượng thích hợp trong giai đoạn này là 5 phút và cho xem nhiều nhất là 3 lần mỗi ngày. 12. Chơi tự do với bé: Dành vài phút mỗi ngày chỉ đơn giản là ngồi xuống sàn với bé. Để cho bé tự khám phá, nghịch ngợm và xem sự sáng tạo của bé đưa bạn đi đến đâu. Cả nhà cùng chơi 13. Chơi dưới sàn: Bạn nằm dưới sàn để cho bé bò xung quanh hoặc trèo lên người bạn. Điều này giúp tăng khả năng hòa hợp và kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ. 14. Tạo ra những chướng ngại vật: Bạn sắp xếp ghế, gối, đồ chơi… dưới sàn sau đó chỉ cho trẻ cách bò vòng quanh hoặc trèo qua các vật cản. 15. Nào cả nhà cùng nhảy: Bạn bật nhạc vui nhộn rồi khuyến khích bé nhảy nhót, múa hoặc xoay như diễn viên ba lê. 16. Chơi trò đi tàu: Bạn dẫn bé bò hoặc chạy quanh nhà, thi thoảng bạn thay đổi tốc độ di chuyển và dừng ở những nơi thú vị trong nhà để chơi. Khám phá những không gian mới 17. Chia sẻ những gì bạn nhìn thấy: Nếu bé biết đi, bạn cho bé đi bộ cùng bạn và thuật lại cho bé những gì mà bạn thấy như “Đây là con cún” hoặc “Con của bố/mẹ hãy nhìn những cái cây rất to này mà xem” hoặc “Con có nghe thấy tiếng động cơ xe không?”…điều này sẽ tạo cơ hội mở rộng vốn từ, hình ảnh và âm thanh cho bé. 18. Cho bé đi mua sắm: Cứ cuối tuần bạn đi siêu thị mua sắm, hãy đưa bé đi cùng để thay đổi không gian quen thuộc ở nhà bằng không gian siêu thị sinh động, rộng rãi. Nơi đây có nhiều người, nhiều loại âm thanh, màu sắc và cũng là nơi lý tưởng cho bé giải trí. 19. Thay đổi không gian quen thuộc của bé: Ví dụ, bạn có thể thường xuyên chuyển chỗ ngồi của bé. Điều này sẽ mang lại cho bé một thách thức nhỏ khi bé phải nhớ xem mọi thứ được đặt ở đâu trên bàn ăn. Những trò chơi bé 1 tuổi thích chơi nhất 20. Thổi vào người bé: Thi thoảng tạo sự thích thú cho bé bằng cách thổi nhẹ lên mặt bé, tay bé và bụng/rốn bé. Bạn tạo các kiểu thổi khác nhau vào người bé rồi chú ý xem phản ứng của bé. 21. Chơi trò đoán đồ vật bị giấu: Bạn lấy một vài hộp nhỏ bằng nhựa, giấu một trong những đồ chơi của bé trong đó. Đảo qua đảo lại các hộp và đố bé tìm được hộp có đồ chơi. Dạy con mọi thứ trên đời - Cho bé từ 2-5 tuổi Cuộc sống phong phú có vô vàn những điều mới lạ để bé tìm hiểu. Bố mẹ cũng có vô vàn những kiến thức và kỹ năng phải chuẩn bị cho các bé để từ đó, các thiên thần nhỏ tự tin bước những bước chập chững tìm hiểu thế giới xung quanh. Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh: Dạy bé từ 2-5 tuổi những thói quen tốt: Từ bỏ núm vú giả Trong mắt nhiều người, hình ảnh các bé ngậm núm vú giả thật đáng yêu, nhưng theo các nhà chuyên môn, việc ngậm núm vú giả trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bé. Tuy vậy, nỗ lực của các bậc phụ huynh trong việc “cai” cho con mình lại thường bất thành, và lý do là vì họ không biết cách giúp bé “lấp chỗ trống” khi bị mất đi món đồ chơi quen thuộc. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi đứa trẻ mà bạn có thể hướng bé sang những thứ khác hấp dẫn hơn như một vài món đồ chơi lạ mắt, cuốn truyện tranh sinh động, thú nhồi bông hay những trò chơi vận động vui nhộn. Tự lau chùi sau khi đi vệ sinh Bước 1: Không làm hộ cho con nữa, vì nếu thế bé sẽ nghĩ chẳng bao giờ phải học cách tự vệ sinh làm gì. Bước 2: Đưa cho bé giấy vệ sinh cùng những hướng dân cụ thể và đơn giản như: “Con gấp giấy lại như thế này, vòng tay như thế này…” Bước 3: Tất nhiên những lần đầu bé sẽ không tự chùi được sạch sẽ như bạn muốn đâu, nhưng hãy kiên nhẫn, cả mẹ và con. Dần dần bé sẽ thao tác nhanh nhẹn và gọn gàng hơn và có thể tự làm được một mình. Rửa tay thường xuyên Đây là thói quen tốt mà mọi em bé đều cần phải học. Rửa tay là một hành động đơn giản nhưng có thể giúp bé tránh được sự xâm nhập của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nhưng bố mẹ đừng làm cho nó thành một nghĩa vụ, thay vào đó, hãy giúp bé tìm thấy niềm vui khi rửa tay và xem nó như một trò chơi thú vị. Sau đây là một vài mẹo nhỏ hữu ích dành cho bạn: 1 cho bé tự chọn loại xà phòng có hương thơm và màu sắc mà bé thích. 2 hãy hát khi rửa tay. Những bài ngắn ngắn như Kìa con bướm vàng có độ dài vừa đủ để bé rửa tay kỹ càng, đồng thời cũng giúp bé không cảm thấy buồn chán; khi nào kết thúc bài hát có nghĩa là bé đã hoàn thành xong “công việc” của mình. 3 tập cho bé thói quen rửa tay đều đặn nhiều lần trong ngày, như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Một khi đã trở thành thói quen, trẻ sẽ tự giác rửa tay mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Dạy con cách buộc dây giày Buộc dây giày là cách giúp trẻ phối hợp giữa suy nghĩ và điều khiển những ngón tay, vậy nên đây hoàn toàn không phải là một nhiệm vụ đơn giản; bố mẹ đừng đòi hỏi con mình phải tự buộc dây giày (chứ chưa nói đến buộc sao cho thành thục, đẹp đẽ và gọn gàng) cho đến khi nào các bé biết chơi lắp ghép, Lego hay biết dùng bút màu. Bé tập làm đầu bếp ( Cooking ) Một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn, thu hút sự tham gia nhiệt tình của các bé yêu trường Mầm non BenBen là hoạt động “cooking”. Các bé được làm quen với các vật dụng sử dụng để làm bếp và chuẩn bị bữa ăn, được thực hành chế biến những món ăn đơn giản dễ làm với những nguyên liệu đơn giản từ rau, củ, quả…, và cuối cùng là được thưởng thức thành quả của mình một cách vô cùng ngon lành… Qua hoạt động thú vị này, rất nhiều bé yêu “khó tính” của BenBen đã có thể ăn say sưa những thức ăn mà ở nhà bé sẽ từ chối với những câu quen thuộc như :“con không ăn rau đâu”, “con không thích uống nước cam”, v.v và v.v… Nhưng vì bé được tự cắt…, tự vắt…, tự trộn…, tự quấn…, được học mà chơi cùng cô và các bạn; được trải nghiệm hoạt động với tất cả các giác quan nên các bé đã vô cùng hứng thú thưởng thức “tác phẩm nghệ thuật” của mình… Ngoài ra, các bé còn được học rất nhiều kĩ năng sống như biết hợp tác chia sẻ, kiên nhẫn, khéo léo, tỉ mỉ, gọn gàng ngăn nắp… Niềm vui sáng lên trên mỗi gương mặt, cảm xúc tận hưởng món ăn ngon biểu hiện trong từng động tác của các bé yêu… Chúng ta hãy cùng quan sát các thiên thần nhỏ BenBen làm đầu bếp nhé: Các bạn lớp Moon Light chuẩn bị làm món sữa chua dâu đấy! Các bạn lớp Rain Bow 1 đang chế biến món sinh tố xoài Các bạn lớp Rain Bow 2 cũng không chịu thua đâu nhé. Chúng tớ đang làm món salad đấy! [...]... tập cho bé hai thói quen này càng sớm càng tốt, không những sẽ có tác động tốt đến sự phát triển của bé mà còn tránh được cho bạn không ít căng thẳng về sau Ban đầu, tất nhiên bé sẽ không thể tự tạo ra cho mình thói quen sinh hoạt giờ giấc và hơn ai hết, bố mẹ phải là người có trách nhiệm tạo ra thời gian biểu cho con mình Hãy cho bé ăn uống, học, chơi, xem TV và đi ngủ vào những giờ cố định Các bé được... áp dụng chúng vào những việc quan trọng hơn trong tương lai Cũng đừng cho rằng con mình còn bé bỏng mà ôm đồm thay bé tất cả mọi việc, suy nghĩ ấy sẽ tạo cho con bạn thói quen vô tư bày bừa và bố mẹ là người phải có trách nhiệm thu dọn Hãy dạy cho bé cách sắp xếp đồ đạc ngay từ những bước cơ bản nhất, như thu dọn các món đồ chơi sau khi chơi xong Bạn có thể tập thói quen này cho bé bằng cuộc thi nho...Một số bé có khuynh hướng suy nghĩ và học qua từ ngữ, một số bé lại học nhanh hơn bằng cách quan sát; bạn hãy tùy vào đó để có cách hướng con dẫn cho phù hợp và hiệu quả Ban đầu, bé có thể sẽ “giận ơi là giận” vì mãi vẫn không buộc được dây giày, bố mẹ nhớ động viên bé nhé Đồng thời, bố mẹ cũng hãy cố kiên nhẫn, bình tĩnh, đừng xông vào làm hộ cho con, và nhất là đừng hối thúc bé! Tập thói quen... Hãy dạy cho bé cách sắp xếp đồ đạc ngay từ những bước cơ bản nhất, như thu dọn các món đồ chơi sau khi chơi xong Bạn có thể tập thói quen này cho bé bằng cuộc thi nho nhỏ "Ai dọn được nhiều đồ chơi nhất, ai bỏ đồ chơi về đúng chỗ nhất” xem sao . Những trò chơi cùng bé 1 tuổi Bé nhà bạn giai đoạn từ 11 đến 13 tháng có khá nhiều trò chơi với bé. Ở độ tuổi này bé rất hay cười và thích được chơi với mẹ. Hãy cùng trang Glenn. Doman tham khảo những trò chơi cho bé 1 tuổi dưới đây nhé: Trò chơi kích thích thị lực của bé 1. Nhìn thẳng vào mắt bé và biểu lộ thái độ: Tận dụng những khoảnh khắc khi mà em bé mở mắt ra rồi. đặt ở đâu trên bàn ăn. Những trò chơi bé 1 tuổi thích chơi nhất 20. Thổi vào người bé: Thi thoảng tạo sự thích thú cho bé bằng cách thổi nhẹ lên mặt bé, tay bé và bụng/rốn bé. Bạn tạo các kiểu