1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ÔN TẬP MÔN VĂN TRUNG ĐẠI LỚP 9

26 3,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 391,5 KB

Nội dung

Gồm câu hỏi và phân tích Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê Nhất thống chí, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chương trình ngữ văn 9 ôn thi vào 10 rất chuẩn xác, được trả lời và phân tích một cách tỉ mỉ, đúng đắn, giúp học sinh đạt kết quả cao

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN TRUYỆN TRUNG ĐẠI

Chuyện người con gái Nam Xương

1. Tác giả: Nguyễn Dữ, chưa rõ năm sinh, năm mất, là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Quê ở huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Ông sống ở thế kỷXVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê,Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài Ông học rộng tàicao nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dậtnhư nhiều tri thức đương thời khác

2. Nguồn gốc, xuất xứ “Chuyện người con gái Nam Xương”: thuộc tác phẩm “Truyền kỳ

mạn lục” được viết ở thế kỷ XVI dựa trên chuyện kể dân gian “Vợ chàng Trương”

3 Ý nghĩa nhan đề “Truyền kỳ mạn lục”

- Truyền kỳ mạn lục là ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dângian

- Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử,

dã sủ của Việt Nam

- Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yênbình, hạnh phúc nhưng cá thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào nhữngcảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâmhuyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp

4 Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”

Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh, con nhàgiàu, ít học, có tính đa nghi hay ghen Gia đình đang êm ấm hạnh phúc thì Trương Sinhphải đi lính Vũ Nương ở nhà, sinh con trai, đặt tên là Đản Nàng chăm sóc mẹ chồng, lothuốc thang, cầu khấn thần phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất.Trương Sinh trở về, tin lời con trẻ, nghi ngờ vợ phản bội Vũ Nương không minh oanđược bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn Nàng không chết vì được các nàngtiên dưới nước cứu Tình cờ, nàng gặp lại Phan Lang- người cùng làng cũng được cứusống Nghe Phan Lang kể chuyện mà Vũ Nương rơm rớm nước mắt muốn trở về dươnggian Về làng, Phan Lang đem kể chuyện với Trương Sinh Trương Sinh lập đàn giải oan

Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng nói lời tạ từ rồi biến mất

5 Ý nghĩa của chi tiết cái bóng:

- Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốncon nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm nàng chỉ bóng mình trên tường, nói dốicon đó là cha nó Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp

- Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiêu biết được những điều phức tạp nên

đã tin có người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi và không baogiờ bế nó

- Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về một người cha khác (chính là cái bóng) đãnảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, ghen tuông, lấy đó làm bằng chứng để mắngnhiếc, đánh đuổi vợ đi khiến Vũ Nương pải tìm đến cái chết oan ức

 Cái bóng là chi tiết thắt nút, mở nút câu chuyện Chiếc bóng là vật vô tri nhưng chính nó

là nguồn an ủi nỗi niềm xa cha của bé Đản Nó đã mở ra sự ghen tuông trong lòngTrương sinh, mang lại sự khổ đau vì bị nghi ngờ cho Vũ Nương Chàng Trương sau này

Trang 2

hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi

là cha Bao nhiêu nghi ngờ của Trương Sinh, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giảinhờ cái bóng

 Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm phần oan ức, nó có giá trị tố cáo xã hộiphong kiến với chế độ nam quyền đầy bất công với người phụ nữ

6 Liên kê các yếu tố kì ảo? Nêu ý nghĩa?

• Các yếu tố kỳ ảo (cuối truyện):

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa được Linh Phi cứu, gặp Vũ Nương ở dưới thủycung rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế

- Vũ Nương ở dưới thủy cung, hiện về trong lễ giải oan ở bến Hoàng Gian lung linh, huyền

ảo rồi biến mất

• Ý nghĩa

- Các yếu tố kỳ ảo đan xen với yếu tố thực về địa danh (bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng),

về thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ), nhân vật lịch sử (Trần Thiêm Bình), sựkiện lịch sủ (quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra bể rồi bị đắmthuyền), những chi tiết thực về trang phục của các mĩ nhân (quần áo thướt tha, mái tócbúi xễ), về tình cảnh nhà Vũ Nương không ai chăm sóc sau khi nàng mất (cây cối thànhrừng, cỏ gai rợp mắt),…làm cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi với đờithực, tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng

- Nó như khúc vĩ thanh trong bản nhạc để ngân lên những ước mơ ngàn đời của nhân dân

ta về sự công bằng: người tốt dù trải qua bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng được minhoan

- Nhờ đoạn vĩ thanh truyền kì này, tác phẩm vợi đi phần nào âm hưởng bi thương,tạo mộtkết thúc có hậu, giảm độ căng thẳng, đánh thức trong lòng người đọc những niềm tin,những mong muốn tươi đẹp lạc quan

- Làm cho câu chuyện ly kì, hấp dẫn

- Hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương Mặc dù nàng đã ở thế giới khác nhưngvẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát phục hồidanh dự

- Khẳng định tài năng và tấm lòng của Nguyễn Dữ

7 Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương Nêu cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

• Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương

- Cuộc hôn nhân không bình đẳng

- Chiến tranh phong kiến dẫn đến sự xa cách

- Trương Sinh đa nghi, ít học, cư xử hồ đồ độc đoán ( là nguyên nhân chính đẩy Vũ Nươngđến cái chết Người chồng đáng trách ấy đã bức tử người vợ thủy chung của mình)

- Lời nói ngây thơ của bé Đản

- Hạnh phúc gia đình tan vỡ

- Xã hội phong kiến, chế độ nam quyền độc đoán

- Lời nói dối với mục đích hoàn toàn tốt đẹp của Vũ Nương

Trang 3

• Cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến

Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn đã gây nên baocảnh mịt mù,đau thương ,các nhà văn nhân đạo đều xót xa , trân trọng và tập trung viết vềhọ- người phụ nữ Có rất nhiều tác phẩm được viết về đề tài này như là "Truyện Kiều" củaNguyễn Du hay “ chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Bánh trôi nước” của

Hồ Xuân Hương Đó đều là những tác phẩm khiến người đọc phải não nùng , búc xúc mỗikhi giở lại Nguyễn Du đã từng thống thiết kêu lên:

“Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Có lẽ đây là một lời nhận xét rất đúng về thân phận bèo bạt của những người phụ nữxưa.Trong chuyện “truyền kì mạn lục” “ chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn

Dữ thì “ Vũ Nương” hiện ra là 1 cô gái đẹp người đẹp nết, có “ tư dung tốt đẹp” Và quảthật, nàng là người phụ nữ mang những nét đẹp truyền thống của Việt Nam: là người vợ thủychung, luôn biết chăm lo cho hạnh phúc gia đình, là người mẹ hiền, là con dâu hiếu thảo và

vô cùng trọng tình trọng nghĩa.Còn trong "Truyện Kiều", Vương Thúy Kiều là một cô gái tàisắc vẹn toàn, một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, tài năng lý tưởng: đủ cả cầm, kỳ, thi,họa, cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực,trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từthân em khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn,khoẻ mạnh của người thiếu nữ mơn mởn sức sống Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảynổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộcđời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấmlòng son luôn toả rạng Họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết, thủy chung sonsắt, công dung ngôn hạnh, cần cù, tần tảo, giàu lòng yêu thương, giàu đức hy sinh Họ chính

là nhịp cầu hạnh phúc,ngọn gió mát cho gia đình mỗi ngày hè nóng bức,là ngọn lửa ấm áptrong những ngày đông giá rét Thế nhưng ba người phụ nữ ấy đều phải chịu bao vất vả, giantruân với cuộc đời, bao nỗi oan khổ vô bờ và cả cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc Họ không

có quyền được hưởng cuộc sống hạnh phúc, luôn sống phụ thuộc vào chồng, vào cha, vào xãhội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán Họ không làm chủ được cuộc đời của mình.Tục ngữ có câu " Gái có công thì chông chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nươngchắng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của

số phận Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất

đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đìnhđược sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm choTrương Sinh lú lẫn, mù quáng Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đãtưởng vợ mình hư hỏng Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồiruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, VũNương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người Không chỉ Vũ Nương, số phận củaThúy Kiều còn lênh đênh hơn nhiều Vũ Nương Lần này , dưới chế độ đồng tiền hôi tanhđen bạc Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp Chỉ vì tiền mà bọnsai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều.Để có tiền cứu cha và em trai củamình , nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người

Trang 4

Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong đo đếm , cò ke, ngã giá Và từtay Mà Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà , mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu.

Là một người con gái xinh đẹp , tài năng, và đã sinh trưởng trong 1 gia đình trung lưu, lươngthiện gia giáo , dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầuxanh Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chếtnhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp Tú Bà đã bày muốn thuê Sở khanh lừa nàng , buộcnàng trở thành 1 cô gái lầu xanh thực thụ Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phậndấn thân vào cuộc sống ô nhục Đau đớn thay !! Từ một cô gái trong trắng , đức hạnh, nàng

đã trở thành 1 món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi Số phận trái ngang của Kiều khôngchỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh , bèo dạt , mây trôi và lưu lạc 15 nămtrời , đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu Trong bài “Bánh trôi nước”, người phụ nữsống với thân phận

“Bảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Chỉ bằng mấy câu thơ ngắn ngủi nhưng Hồ Xuân Hương đã viết đủ để người đọc hình dung

ra số phận oan nghiệt của người phụ nữ lúc bấy giờ, cuộc sống lênh đênh, bấp bênh, phụthuộc, không có quyền tự quyết định cuộc đời của mình Mặc dù phải trải qua bao khó khăn,tủi nhục nhưng “mà em vẫn giữ tấm lòng son”, cả người phụ nữ trong “Bánh trôi nước”,Thúy Kiều hay Vũ Nương đều có khát vọng vươn lên, khát vọng sống yên bình và cố gắnghết sức trong cuộc sống khắc nghiệt Bi kịch của họ là là một lời tố cáo xã hội phong kiếnxem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềmcảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Người phụ nữ đứchạnh ở đây không những không được bệnh vực, chở che mà lại còn bị đối xử một cách bấtcông, vô lý vì thế em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay: xãhội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ đã thật sự làm chủ đời mình, làm chủ quê hương đấtnước mình

8 Câu chuyện kết thúc có hậu nhưng có làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện không? Tại sao

Câu chuyện kết thúc có hậu nhưng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện vì sự trở

về và những lời thoại của Vũ Nương chỉ là ảo ảnh Nó là dịu bớt nỗi đau, an ủi cho nhữngngười bạc phận nhưng thực sự người chết không thể sống lại Nàng và chồng con vẫnchia lìa âm dương đôi ngả Hạnh phúc thực sự của gia đình không còn có thể làm lạiđược Và chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình: sống daydứt, dằn vặt, cô độc Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảonày Và điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bithảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến

9 Nhân vật Vũ Nương : đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu nỗi oan khuất vô bờ vì chồng đa nghi thô bạo

Vũ Nương vốn là một người vợ hiền, người mẹ yêu con và con dâu hiếu thảo, đẹp ngườiđẹp cả nết đáng lẽ phải được sống hạnh phúc,yên ấm bên chồng con nhưng nàng lại phảichịu nỗi oan vô bờ vì có một người chồng đa nghi thô bạo Nếu Vũ Nương là nhân vật cónhiều nét đẹp thì Trương Sinh là một hình ảnh của con người mang nhiều tính xấu Ngay vào

Trang 5

đầu câu chuyện, nhà văn đã kể: “Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”…

“ Tuy là con hào phú nhưng không có học” Nhân vật hiện lên với nét phác thảo như thếcũng đủ bộc lộ tính cách con người Sau ba năm ở quân ngũ trở về, tính cách của TrươngSinh bộc lộ rõ dần Vừa về tới nhà biết mẹ đã qua đời, Trương Sinh mang tâm trạng nặng nề.Chàng nói “mẹ đã qua đời, con vừa học nói… Cha về, bà mát, lòng cha buồn khổ lắm rồi.”Nỗi lòng ấy của Trương Sinh đáng được thông cảm Nếu là người giàu tình thương, biếtthương mẹ, thương con, hẳn chàng cũng biết thương vợ và cảm thông những nỗi vất vả của

vợ trong ba năm mình xa nhà Nhưng éo le thay, chàng phải đối mặt với sự việc không bìnhthường Đó là câu chuyện của hai cha con khi viếng mộ bà mẹ Lời của đứa trẻ lên ba hồnnhiên, ngây thơ đã kích động tính đa nghi, thói ghen tuông trong lòng Trương Sinh Lời nóiđược tách làm hai phần nêu nhưng thông tin mập mờ, đáng suy nghĩ “Thế ra ông cũng làcha tôi ư?” Thoạt đầu đứa trẻ ngạc nhiên thấy mình có hai người cha, một người cha cũ vàmột người cha mới Sau đó đứa trẻ kể về người cha mà nó từng biết Đó là một người “chỉnín thin thít…một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũngngồi, không bao giờ bế Đản cả.” Chao ôi, toàn là những dữ liệu đáng ngờ! Tuy chỉ là lời thỏthẻ của đứa trẻ lên ba nhưng nó rất chân thật Tục ngữ cổ xưa từng đúc rút kinh nghiệm “Đihỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Thế là vốn sẵn tính đa nghi hay ghen, lại đang trong tâm trạng buồnkhổ, Trương Sinh đã “đinh ninh là vợ hư” Chàng “đinh ninh” nghĩa là đã khẳng định điềumình nghe được là chính xác, khẳng định rằng vợ mình không chung thủy, đã phản bộimình Đó là cách suy nghĩ vội vàng, một chiều của con người vốn độc đoán Từ sự suy nghĩ

ấy, Trương Sinh đã xử sự hồ đồ Chàng không bình tĩnh để phán đoán, phân tích lời đứa connói, cũng không thẳng thắn, hỏi han, hoặc chất vấn, thậm chí có thể theo dõi hành động, thái

độ của vợ… Trái lại, chàng đã không chịu nghe nhưng lời phân trần của vợ, không tin cảnhưng người họ hàng bênh vực cho nàng, cũng không để cho vợ có cơ hội giã bày, giảnggiải, minh oan Nút của câu chuyện mỗi lúc thêm căng thẳng Đỉnh điểm là thái độ và hànhđộng của Trương Sinh Chàng trở thành kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc và đánh đuổi nàngđi” Thế là bi kịch xảy ra Vũ Nương bị đẩy đến cái chết oan nghiệt Trong nguyên nhân củacái chết ấy có bàn tay của Trương SInh Chàng chính là người đã bức tử người vợ đáng yêu,đáng quý của mình Chỉ đến khi còn lại hai cha con vò võ một mình, đối mặt với cái bóngcủa chính mình- cái bóng oan khiên, chàng mới thấu tỏ nỗi oan tình của vợ Hạnh phúc đãtan vỡ Lỗi lầm của chàng không sao sửa nổi Như vậy, nhân vật Trương Sinh tiêu biểu chonhững người đàn ông nặng tư tưởng phụ quyền trong xã hội phong kiến xưa, cũng là biểutượng cho tất cả những ai trong cõi đời này mang thói ghen tuông vô cớ, sống không cóniềm tin, lại vũ phu, tàn nhẫn Nhân vật có ý nghĩa phê phán nghiêm khắc xã hội đồng thờicảnh tỉnh con người trong cuộc sống xưa cũng như ngày nay

10.( tự thêm) Phân tích nhân vật Vũ Nương

Nguyễn Dữ là một nhà văn lỗi lạc ở thế kỉ XVI, học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ônghọc rộng tài cao nhưng sống trong thời kỳ xã hội phong kiến có nhiều rối ren, đen tối nênngòi bút của ông hướng về hiện thực: những người phụ nữ với số phận bất hạnh, truântruyên Ông đã để lại cho đời sự nghiệp văn chương đồ sộ Tiêu biểu là “Chuyện người congái Nam Xương” Tác phẩm này nằm trong tập “truyền kỳ mạn lục” được viết dựa trên lịch

sử, dã sử, truyện dân gian Qua tác phẩm ấy, Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp trong tính cáchcảu Vũ Nương Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết ta, tư dung tốt đẹp

Trang 6

Trước hết, ta thấy Vũ Nương là một người vợ thủy chung Khi mới về nhà chồng, nàng đã

thấu hiểu rõ Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen, đối với vợ phòng ngừa quá sức nênnàng hết sức giữ gìn khuôn phép, cư xử dịu dàng, đúng mực để cuộc sống vợ chồng chưatừng xảy ra thất hòa Nàng vốn tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp nhưng không được sốngcảnh hạnh phúc gia đình yên ấm lâu dài Nước nhà có biến, vợ chồng nàng phải tạm xa nhau.Khi tiễn chồng đi lính, nàng rót chén rượu đầy, nói những lời ngọt ngào nồng đượm một tìnhyêu chung thủy Vũ Nương không trông mong vinh hiển mà chỉ cần chồng được bình yên trởvề: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê

cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” Như vậy, điều mơ ướclớn lao nhất của Vũ Nương không phải là danh vọng mà là một cuộc sống gia đình yên ấm.Biết Trương Sinh phải dấn thân nơi trận mạc,nàng xót thương, lo lắng, cảm thông trướcnhững nỗi vất vả, gian lao, hiểm nguy mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khóliệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao Mà thế trẻ chechưa có, mùa dưa thì đã chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băng khoăn, mẹ hiền lo lắng.”Cònphận người vợ ở nhà, Vũ Nương bày tỏ nỗi khắc khoải, nhớ nhung da diết bằng những lờinói ân tình, nghe mà không khỏi xúc động: “Nhìn trăng soi thành đường cũ, sửa soạn áo rétgửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú Dù cóthư tín nghìn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng” Trong khi chồng đi lính, nàngnhớ chồng da diết, nỗi buồn thương nhớ chồng khắc khoải triền miên theo thời gian Nàngvừa thương chồng, vừa nhớ chồng, thương và đau buồn cho chính mình phải cô đơn vò võ.Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn”- cảnh mùa xuân vui tươi hay “mây che kín núi”- cảnhmùa đông ảm đạm thì “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” Nàng luôn thấyhình bóng chồng bên mình như hình với bóng, vì vậy đã chỉ bóng mình trên tường bảo con

đó là cha nó Nhờ chi tiết cái bóng, ta còn cảm nhận được Vũ Nương là người phụ nữ khaokhát hạnh phúc gia đình.Nàng luôn thủy chung, luôn thương nhớ chồng Sự thủy chung ấycòn được biểu hiện rõ rệt khi bị nghi oan Nàng nhẫn nhục, cố gắng hàn gắn tình cảm vợchồng đang có nguy cơ tan vỡ Nàng nói về thân phận mình “vốn con kẻ khó được nươngtựa nhà giàu” Nàng nói về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắtcủa mình: “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõliễu tường hoa chưa hề bén gót Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”, phân trần đểchồng hiểu rõ tấm lòng mình, hạ mình, cầu xin chồng đừng nghi oan “Dám xin bày tỏ để cởimối nghi ngờ Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” Không chỉ vậy, nàng còn nóilên nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị “mắc nhiếc và đánhđuổi đi”, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có “họ hàng làng xóm bênh vực vàbiện bạch cho” Hạnh phúc gia đình “Thú vui nghi gia nghi thất”, niềm tự hào khao khát cảđời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn “bình rơi tram gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong

ao, liễu tàn trước gió…”, cả nỗi đau chờ chồng đến hóa đá trước đây cũng không còn có thểlàm lại được nữa “đâu có thể còn lên núi Vọng Phu kia nữa.” Khi sống ở dưới thủy cung, VũNương vẫn nặng tình với quê hương, với chồng con Vậy nên khi nghe Phan Lang kể chuyện

về chồng con, nàng rơm rớm nước mắt muốn được trở về gia đình

Trong lúc chồng đi vắng, phẩm chất hiếu thảo với mẹ chồng đã được bộc lộ ở Vũ Nương.

Nàng thay chồng chăm lo săn sóc mẹ chồng chu đáo Khi mẹ đau yếu, nàng hết sức thuốcthang, lễ bái thần phật va lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn Tình yêu thương chân

Trang 7

thành và việc làm nhân hậu ấy của Vũ Nương đã kiến mẹ chồng vô cùng mến thương, cảmđộng, Trước khi qua đời, cụ đã trăng trối lại với nàng rằng: “Chồng con nơi xa xôi chưa biếtsống chết thế nào không thể về đền ơn con được Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúcđức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con

đã chẳng phụ mẹ…” Những lời nói chân tình của bà mẹ chồng đã chứng minh tình nghĩa mẹchồng- nàng dâu của Vũ Nương tốt đẹp biết bao, vượt lên trên thói đời Câu nói: “xanh kiaquyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” là lời đánh giá khách quan nhân cách

và công lao của Vũ Nương với gia đình chồng, đã khẳng định tấm lòng hiếu thảo hết mứccủa nàng Lời trăng trối ấy như tạc vào không gian, thời gian, dương gian hình ảnh mộtnàng dâu hiếu thảo

Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con vô bờ Trong lúc chàng Trương bận dẹp giặc

ngoài biên ải, Vũ Nương một mình lo toan mọi việc Nàng một mình sinh con, nuôi con, dạy

dỗ, chăm sóc, yêu thương con Đối với đứa con nhỏ, nàng là sự kết hợp cao quý giữa nghĩa

mẹ, tình cha Vũ Nương vì thương đứa con nhỏ ngây thơ, tội nghiệp, thiếu vắng người chanên hàng đêm nàng chỉ bóng mình trên tường để dỗ dành con đó là cha Đản

Có thể nói, trong ba tư cách: một người vợ, một người con, một người mẹ , Vũ Nương đãnêu cao phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, giàu tình thương, thủy chung, vôcùng nhân hậu, đáng được ngợi ca, đáng được đền ơn đáp nghĩa Nhưng con người đức hạnh

ấy lại phải chịu nỗi oan tày đình Cũng từ đó, ta thấy được Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ không thể hàn

gắn nổi, nàng “tắm gội chay sạch, chạy ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

“kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịunhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạchgìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ Nhược bằng lòngchim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ,xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” Nàng đã hiểu được thân phận thân phận của mình là “kẻbạc mệnh” có “duyên phận hẩm hiu”, song nàng vẫn khát khao được sống hạnh phúc vớichồng con, mong được minh oan cho tấm lòng thủy chung của mình Lời than như một lờithề nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và sự trong sạch của mình Lời than, lờithề nguyền ấy thật thống thiết ai oán Tìm đến cái chết là giải pháp tiêu cực nhưng dườngnhư đây là cách duy nhất để giải thoát cho Vũ Nương khỏi cuộc đời đầy rẫy bất công Nàng

đã mất tất cả, bị dồn nén đến đường cùng bắt buộc nàng phải tìm đến cái chết sau mọi cốgắng không thành Hành động tự trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuốicùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng là có sự chỉ đạo của lý trí.Đây không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như trong truyện cổ tích “vợchàng Trương” Với nàng, danh dự còn lớn hơn cả mạng sống Cái chết của nàng không chỉgiúp bảo toàn danh dự mà còn phê phán người chồng cả ghen, thiếu niềm tin trong quan hệ

vợ chồng Đó cũng là một hành động bế tắc, đau khổ của một kiếp người đơn độc theo cáchứng xử của người xưa.Còn ngày nay, nếu ai đó bị rơi vào hoàn cảnh éo le tương tự, chắc sẽkhông như Vũ Nương, tìm đến cái chết tuyệt vọng mà sẽ bình tĩnh, kiên trì tìm mọi cáchbằng lời nói, bằng việc làm cụ thể,… để tự bảo vệ, minh oan cho mình, chống lại tất cảnhưng gì bất công, phi lý, độc đoán, nhẫn tâm,… Dù sao thì Vũ Nương người phụ nữ sốngtrong xã hội phong kiến ấy cũng rất đáng thương, đáng trọng Với nàng, không còn con

Trang 8

đường nào khác Nàng đã hành động quyết liệt nhất sau bao đắng cay, bao nhiều giãi bày,đấu tranh và van nài Nàng coi trọng nhân phẩm nhưng cũng rất coi trọng tình nghĩa Mặc dùTrương Sinh có lỗi với nàng, nhưng khi gặp lại, Vũ Nương không hề oán giận mà còn cảm

ơn chàng Dù nhớ về quê hương nhưng nàng vẫn quyết giữ lời hứa với Linh Phi, ở lại thủycung với Linh Phi suốt đời

Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang tháo vát,thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thỏa, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnhphúc gia đình Một con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy màlại phải chết một cách oan uổng

11. (Tự thêm) Giá trị của “Chuyện người con gái Nam Xương”

 Giá trị nội dung

• Giá trị nhân đạo:

- Câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, điển hình là Vũ Nương

- Câu chuyện thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ, phảnánh ước mơ và khát vọng về cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho họ

- Câu chuyện lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến bất công

 Giá trị nghệ thuật

- tình tiết hấp dẫn,có thắt nút, mở nút

- sử dụng yếu tố truyền kì để làm nổi bật giá trị tác phẩm cách kể chuyện xen yếu tốtruyền kì và yếu tố thực làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện\

- Lời trần thuật khách quan

- Lời thoại hợp lý, góp phần thể hiện tính cách nhân vật

Hoàng Lê nhất thống chí

1 Tác giả Ngô gia văn phái: Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh

Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính làNgô Thì Chí (1753-1788) viết 7 hồi đầu và Ngô Thì Du (1772-1840) viết 7 hồi sau, làmquan dưới triều nhà Nguyễn

2 Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất của vương triều

nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê

3 Tóm tắt: Quân Thanh kéo vào Thăng Long, quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy rút

quân về núi Tam Điệp Quang Trung lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, tự đốc xuất đại binhnhằm ngày 25 tháng chạp năm 1788 tiến ra Bắc để diệt Thanh Dọc đường vua tuyển

Trang 9

thêm binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân làm các đạo chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệckhao quân vào 30 tháng chạp và hẹn mồng 7 tháng giêng mở tiệc ăn mừng ở ThăngLong Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu, thắng đến đấy khiến quân Thanh đại bại.Ngày 3 Tết, quân Tây Sơn chiếm đồn Hạ Hội, Mùng 5 Tết chiếm đồn Ngọc Hồi ròi tiếnthẳng vào Thăng Long Tướng Thanh là Tôn Sĩnh Nghị vội vã tháo chạy về nước, LêChiêu Thống và gia quyến chạy trốn theo.

4 Hình ảnh Quang Trung

a.

Hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đầu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ

luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rấtquả quyết N Nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớnông không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay” Rồi trong vòng chỉ một tháng,Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, “ đốc suất đạibinh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộcduyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kếhoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng

b.Trí tuệ sáng suốt nhạy bén: - Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế

tương quan chiến lược giữa ta và địch Lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An khẳng định chủquyền dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái với đạo trời của giặc “đấtnào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”; nêu bật dã tâm của giặc “Người phương Bắc khôngphải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bócnước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải”; nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm củadân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính “đồng tân hiệp lực”; ra kỉ luật nghiêm … Lời phủ dụ

có thể xem như bài hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thíchlòng người yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc

- Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử trí với cáctướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân “đều mang gươm trên lưng chịu tội” Người chủtướng không phải không hiểu tội danh lớn nhất trong binh pháp phải xử lý thế nào Đúng rathì “quân thua chém tướng”, đó là luật Nhưng không có luật lệ nào trái được nhân tâm.Lòng Sở, Lân không phải thế, hơn nữa đó là mưu lược cảu Ngô Thì Nhậm Lẽ ra bị trừngphạt nhưng rồi cuối cùng lại được ngợi khen Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của cáctướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc,… Cách hiểu người và dùng người đến mứctri kỉ, tri âm như thế không phải người cầm quan nào cũng có được

c Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: Đối với Nguyễn Huệ trước một trận

chiến dường như không cân sức , kẻ thù đông hơn gấp bội , ông dám hẹn ước với cáctướng sĩ của mình “đến ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng.”Điều đó thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược của Nguyễn Huệ Mới khởi binhđánh giặc, chưa giành lại được tấc đất nào, vậy mà mà Quang Trung đã nói chắc như đinhđóng cột “ phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giaosau khi chiến thắng nước “lớn gấp 10 lần nước mình” để có thể dẹp chuyện binh đao, cho

Trang 10

d Tài dùng binh như thần(kì tài về quân sự): cuộc hành binh thần tốc do vua Quang

Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuấtbinh ở phú xuân ( Huế), gần một tuần lễ sau đã ra đến Tam Điệp cách Huế 500 km Vậy

mà đến đêm 30 tháng chạp lập tức lên đường , tiến quân ra Thăng Long Tất cả đều đi bộ.Quang Trung sử dụng biện pháp cáng võng, cứ hai người khiêng thì một người được nămnghỉ, luân phiên nhau đi suốt ngày đêm, vừa hành quân vừa đánh giặc Quang Trunghoạch định là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mứchai ngày Hành quân xa và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề đó là dotài chỉ huy của người câm quân: hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quântinh nhuệ từ đất Thuận Quảng thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.Họ vừa đi vừađánh Thế mà đêm 30 tháng Chạp Mậu Thân (1788) còn ở Tam Điệp, mồng 3 tháng Giêngnăm Kỉ Dạu (1789) đã tới Hà Hồi, vượt qua hai con sông Gián Khẩu và Thanh Quyết, hơnmột trăm cây số, mà họ chỉ hành quân trong ba ngày Giữ nguyên tốc độ ấy, mờ sáng ngàymồng 5, đại quân đã dến đồn Ngọc Hồi, vượt qa cả sự kháng cự của đồn này dưới chỉ huycủa thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống Cùng ngày hôm ấy, đại quân đã tiến đến ThăngLong Điều đó có thực mà như không có thực, đúng như lời dặn cảu vua Quang Trung:

“Các ngươi hay nhớ đấy, đừng cho là ta nói khoác.” Hình như trong lịch sử chống xâmlược của dân tộc Việt Nam có hai câu nói gần giống nhau khi nhận định về sự thắng bại,hơn thua Ấy là câu trả lời vua Trần của Trần Hưng Đạo “năm nay thế trận giặc nhàn” vàlời dặn trên đây của Nguyễn Huệ Cùng với cuộc hành quân thần tốc có một không haitrong lịch sủ chiến tranh, cách đánh của vua Quang Trung biến hóa như thần, không mộtthứ sách vở nào có được Đó là cách đánh bao vây, chia cắt địch, tạo yếu tố bất ngờ Đốiphương rơi vào một thế cờ bày sẵn không kịp trở tay Tới sông Thanh Quyết, toán quân dothám của quân Thanh bỏ chạy, Quang Trung truy đuổi tới cùng để chuẩn bị cho những trậnđánh lớn tiếp theo Tôn SĨ Nghị không thể chủ động đề phòng Đảm bảo được yếu tố bấtngờ tức là đảm bảo được một nửa thắng lợi Do vậy ở đồn Hà Hồi, mãi tới khi QuangTrung bắc loa truyền gọi, quân lính trong đồn lúc ấy mới biết Vì bị động, bị bất ngờ nên

“ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khi giới đều bị quân Nam lấyhết.”Nói cho cùng, thắng bại trong chiến tranh phụ thuộc vào hai yếu tố: thế và lực Lựcliên quan đến đến và thế đại quân Tây Sơn có thể tạo ra lực Quang Trung đã tận dụng vàphát huy hai yếu tố trung tâm then chốt ấy Bất ngờ là một khía cạnh của thế Ở đây còn có

sự bất ngờ về thời gian và địa điểm tấn công Còn có sự bất ngờ về cách đánh Vì vậy đồn

Hà Hồi đánh nhanh thắng gọn, dễ dàng Không cần bắn một mũi tên mà kẻ thù tự đemmình chịu trói Cái đó còn nhờ vào mưu Tới đồn Ngọc Hồi, không thể dùng cách đánh ở

Hà Hồi được nữa Để phản công địch, Quang Trung đã dùng rơm và ván, nghĩa là nhữngthứ đơn giản, mộc mạc mà thật sáng tạo tài tình để chắn Diệu kế ấy làm cho các mũi têngiặc bắn ra chẳng trúng người nào cả Quân giặc phun hỏa mù thì lại bị gió hất ngược lại,khiến cho quân chúng rối loạn, thành “gậy ông đập lưng ông” Điều Nguyễn Trãi tổng kếttrong “Bình Ngô đại cáo” “Đánh một trận sạch không kình ngạc- đánh hai trận tan tác chimmuông” đã được Quang Trung kế thừa ở thời đại ông Để đạt tới tính triệt để, tính tuyệtđối, vừa tiêu diệt toàn bộ lực lượng của đối phương vừa bẻ gãy hoàn toàn ý chí của chúng,Quang Trung đã phối hợp tấn công thế gọng kìm Giữ cho mình cái thế và lực ấy, đại binhcủa Tây Sơn kéo thẳng vào Thăng Long Điều thú vị là các trận đánh của Quang Trung

Trang 11

ngày một quy mô rông lớn hơn như bão xoáy tăng dần cường độ, vượt qua mọi cánh cửavòng ngaoif tiến vào đại bản doanh mà tuyệt nhiên không gặp một vật cản nào đáng kể.Những vật cản ấy dù là Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị, dù là ở bất cứ chỗ nào, giặc đều rơivào một tình thế không mấy khác nhau: sợ hãi, cuống cuồng, bất lực.

e Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh

cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa Ông là một tổng chỉ huy chiến dịchthật sự; hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiếncông, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quâncủa vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hànhquân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huynày đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch

ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi “quân lính luânphiên dạ ran” làm cho lính trong đồn “ai nấy rụng rời sợ hãi” đều xin hàng; công phá đồnNgọc Hồi lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận chữ nhất tiến, khi giáp

lá cà “thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khítheo sau cúng nhất tề xông tới, …” Khí thế của đội quân Tây sơn làm cho kẻ thù khiếp víatưởng như tướng ở tren trời xuống, quân chiu dưới đất lên Hình ảnh Quang Trung trongchiến trận thật oai phong, lẫm liệt trong cảnh “khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấygì” nổi bật hình ảnh Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, khi vào đến thành Thăng Long áobào đỏ của ông sạm đen khói súng Bức tượng đài Quang Trung có một không hai tronglịch sử văn học nước nhà cứ sừng sững hiện lên dưới bầu trời trong veo còn sặc mùi thuộcđạn của kinh thành Trong khải hoàn môn của người thắng cuộc, vua Quang Trung là biểutượng đầy ý nghĩa cho những gì thuộc về dân tộc Đó là đạo lý Việt Nam, tài trí Việt Nam,sức mạnh Việt Nam Phải chăng hình tượng đó ít nhiều sống trong giấc mơ của Nguyễn Dukhi biến đổi một kẻ anh hùng thảo dã trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm TàiNhân trở thành một anh hùng tái thế- Từ Hải trong “Truyện Kiều” Trở lại, hình tượngnhân vật Quang Trung do đó như có một thứ ánh sáng soi vào Chiến công lẫy lừng củadân tộc đánh đuổi quân Thanh xâm lược dưới sự chỉ đạo tài tình của vua Quang Trung

5 Hình ảnh bè lũ bán nước và cướp nước

a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh

- Tôn Sĩ Nghị Kéo vào Thăng long không mất một hòn tên mũi đạn nên chủ quan kiêucăng, tự mãn không đề phòng gì Suốt mấy ngày Tết chỉ “chăm chú vào yến tiệc, vuimừng, không lo chi đến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi

- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự tử chết”, tướng Tôn

Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồntrước qua cầu phao”, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời sợ hãi”, xin ra hàng hoặc

“bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảnghồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống sông mà chếtrất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”, “thâynằm đầy đồng, máu chảy thành sông” Cả đội binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võdương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai người nấy chạy “đêm ngày đi gấp,không dám nghỉ ngơi” Chi tiết “sợ mất mật”, “ngựa không kịp đóng yên, người khôngkịp mặc áo giáp” cắm đầu nằm hướng Bắc mà chạy là một chi tiết có thực và rất nhỏ

Trang 12

nhưng ý nghĩa của nó lại rất lớn.Chỉ mới ít ngày trước đó hai chục vạn quân Thanh hùng

hổ từ phương Bắc kéo sang định làm cỏ nước Nam, hợm hĩnh là thế, nay một mảnh áogiáp cũng không còn, nói gì đến bọn bán nước cầu vinh Lê Chiêu Thống

b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân

Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ

mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịuđựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, không còn đâu tư cách bật quân vương vàkết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc Lê Chiêu Thống vội vãcùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyềndân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn” May gặp người thổ hào thương tình đón vềcho ăn và chỉ đường cho chạy trốn Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìnnhau than thở, oán giận chảy nước mắt” Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốnquẫn của vua Lê Chiêu Thống, phơi bày tất cả sự thảm hại trong kết cục của một ông vuaphản dân hại nước Nhưng có thể thấy tác giả vẫn gửi gắm ở đó chút tình cảm riêng củamột bề tôi cũ nhà Lê Lòng thương cảm của tác giả biểu hiện qua những giọt nước mắt vàthái độ săn sóc tận tình của người thổ hào Giọng văn cũng có phần ngậm ngùi, khác với

âm hưởng sôi nổi, hào hứng ở đoạn trên

6 Hồi thứ 14 của tác phẩm miêu tả hai cuộc tháo chạy

a) Cho biết đó là hai cuộc tháo chạy nào?

Hai cuộc tháo chạy: một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống

b) Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Vì sao?

Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy đều là tả thực với những chi tiết cụ thểnhưng âm hưởng khác nhau

- Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa khôngkịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sangsông, xô đẩy nhau ” Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sungsướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước

- Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống: Nhịp điệu chậm hơn, tác giả dừng lại miêu

tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi

Lê Chiêu Thống, cuộc tiếp đãi thịnh tình “giết gà làm cơm” của kẻ bề tôi âm hưởngngậm ngùi, chua xót Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủnlòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kếtcục không thể tránh khỏi

7 Tại sao các tác giả là những người trung thành với nhà Lê nhưng lại viết đúng, viết thực, viết hay về người anh hùng Quang Trung, Nguyễn Huệ như vậy?

Các tác giả là cựu thần của nhà Lê nhưng họ vẫn viết thực, viết hay về người anh hùngNguyễn Huệ vì đây là thể chí, cần viết đúng lịch sử Họ là những trí thức yêu nước, có lươngtâm, có tài năng, tôn trọng sự thực lịch sử và có ý thức dân tộc Họ không thể bỏ qua sự thực

là vua Lê Chiêu Thống hèn nhát, cõng rắn về cắn gà nhà, cũng không thể phủ nhận sự tàigiỏi và chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung Chiến công ấy là niềm tự hào của cả dântộc, trong đó có họ

Trang 13

8 Giá trị của “Hoàng Lê nhất thống chí” (Tự thêm)

a)

Giá trị nội dung: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả

“Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộcNguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướngnhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

b)

Giá trị nghệ thuật: Đoạn trích có nhiều thành công về nghệ thuật: kể chuyện xen kẽ miêu

tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh, nhân vật được khắc họa rõ nét

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1 Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888), quê ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay

thuộc thành phố Hồ Chí Minh) Năm 21 tuổi ông thi đỗ tú tài (1843), 6 năm sau, ông bị

mù (1849) Ông có nghị lực sống và cống hiến cho đời Ông về Gia Định dạy học và bốcthuốc chữa bệnh cho dân Ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu một tấmgương sáng cho đời Ông có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong tràokháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ vănkhích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân Lúc cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông sống tạiBến Tre, nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc,với nhân dân Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc Ông đã để lại nhiềuáng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lý làm người như “Truyện Lục Vân Tiên”,

“Dương Tử- Hà Mậu”; cổ vũ lòng yêu nước, ý chí yêu nước như “chạy giặc”, “văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc”, và truyện thơ dài như “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”

2 Giá trị nội dung, nghệ thuật, thể loại

• Giá trị nội dung: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọnghành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: LụcVân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ântình

• Giá trị hiện thực: vạch trần cái ác, cái xấu trong xã hội

• Giá trị nhân đạo: đề cao đạo lý làm người, mối quan hệ giữa người và người, tinh thầnhiệp nghĩa: cứu khó phò nguy ; thể hiện khát vọng về xã hội công bằng

• Giá trị nghệ thuật

- Kết cấu truyện theo kiểu kết cấu ước lệ, quen thuộc, phù hợp với loại văn chương tuyêntruyền đạo đức, phản ánh chân thực cuộc đời đầy bất công, vô lý, nói lên khát vọng ngànđời của dân ta: ở hiền gặp lành, cái thiện luôn thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà

- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phươngNam Bộ Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữngười kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng

- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết Ở đoạn thơ đầu, có thể phân tíchnhững lời đối thoại giữa không khí cuộc chiến đang sôi sục, một bên là lời Lục Vân Tiênđầy phẫn nộ, một bên là lời tên tướng cướp hống hách, kiêu căng Đến đoạn đối thoạigiữa Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành

Ngày đăng: 14/11/2014, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w