tối ưu chỉ số kpi mạng vô tuyến 3g wcdma
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, thông tin liên lạc đóng vai trò rất quan trọng
và không thể thiếu Nó quyết định nhiều mặt hoạt động xã hội, giúp con ngườinắm bắt nhanh chóng các thông tin có giá trị kinh tế, văn hóa, xa hội, khoa học
kỹ thuật một cách rất đa dạng và phong phú
Ngày nay với những nhu cầu vả về số lượng và chất lượng của khách hàng
sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng cao, đòi hỏi phải có những phương tiệnthông tin hiệu đại nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng Thông tin
di động ngày nay đã trở thành một dịch vụ kinh doanh không thể thiếu được củatất cả cá nhà khai thác viễn thông trên toàn thế giới Đối với các khách hàng củaviễn thông đặc biệt là các doanh nghiệp thì thông tin di động trở thành phươngtiện liên lạc quen thuộc và không thể thiếu được
Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin di động trong nước đã cónhững bước phát triển vượt bâc cả về cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ Vớiviệc thông tin di động ngày nay đã trở thành dịch vụ bình dân thu hút được rấtnhiều khách hàng đăng kí sử dụng
Năm 2009 là năm thông tin di dộng thế hệ 3 được chính thức khai thác ởViệt Nam, cho đến nay sau 5 năm khai thác sau nhiều phiên bản nâng cấp về kỹthuật cũng như tốc độ nhu cầu sử dụng các dịch vụ trên nền công nghệ 3G là rấtlớn Vấn đề đặt ra cho các nhà khai thác là đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch
vụ Chính vì vậy, công tác tối ưu mạng là công tác rất cần thiết và mang ý nghĩarất lớn trong vấn đề đảm bảo chất lượng mạng
Trang 2Trên cơ sở những kiến thức tích lũy trong những năm học tập chuyênngành Kỹ thuật viễn thông tại trường Đại học Giao thông Vận Tải và sau quátrình thực tập tại phòng Thiết kế tối ưu thuộc trung tâm KVI tổng công ty ViettelNetwork cùng với sự hướng dẫn của TS Trần Hoài Trung em đã tìm hiểu,
nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Tối ưu chỉ số KPI mạng
vô tuyến 3G WCDMA”
Hà nội, ngày 2 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Đình Phúc
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Trần Hoài Trung vàcác thầy cô trong bộ môn Kỹ thuật viễn thông đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâmgiúp đỡ em trong suốt 4 năm học tập tại trường, đặc biệt là trong quá trình thựctập và làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa
Em xin cảm ơn chân thành đến anh Phùng Văn Nam – Trưởng phòngThiết kế tối ưu, cùng trưởng ban tối ưu 3G anh Đinh Văn Doanh và các cán bộphòng Thiết kế tối ưu trung tâm KVI thuộc tổng công ty Viettel Network đã trựctiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACCH Associated Control Channels Kênh điều khiển liên kết.AICH Acquisition Indicator channel Kênh chỉ thị bắt
AMPS Advanced Mobile Phone System Hệ thống điện thoại di động
tiên tiến
ARQ Automatic Repeat Request Yêu cầu lặp lại tự động
BCCH Broadcast Control Channel Kênh quảng bá điều khiển
BSC Base Station Controler Bộ điều khiển trạm gốc
BSS Base Station Subsystem Phân hệ trạm gốc
BTS Base Tranceiver Station Trạm vô tuyến thu phát gốc.BPSK Binary Phase Shift Keying Khóa dịch pha nhị phân
CCCH Common Control Channel Kênh điều khiển chung
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy cập chia theo mã.C/I Carrier to Interference ratio Tỷ số sóng mang trên nhiễu.CCCH Common Control Chanel Kênh điều khiển chung
CCPCH Common Control Physical
CPCH Common Packet Chanel Kênh gói chung
CPICH Common Pilot Chanel Kênh hoa tiêu chung
tốc độ trải phổ của kênh)
DCA Dynamic Chanel Allocation Phân bổ kênh động
DCCH Dedicated Control Channel Kênh điều khiển dành riêng.DPCCH Dedicated Physical Control
DPCH Dedicated Physical Chanel Kênh vật lý riêng
Trang 6DPDCH Dedicated Physical Data Chanel Kênh số liệu vật lý riêng.DTCH Dedicated Traffic Chanel Kênh lưu lượng riêng.
DTE Data Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối số liệu
DSCH Downlink Shared Chanel Kênh dùng chung đường
xuống
Ec/No Energy per chip over total
received power spectral densityEDGE Enhanced Data rate for GSM
ETSI European Telecommunications
FCCH Frequency Correction Channel Kênh hiệu chỉnh tần số
FDD Frequency Division Duplex Ghép kênh song công phân
FSK Frequency Shift Keying Khoá điều chế dịch tần
GSM Global System for Mobile
Communication Thông tin di động toàn cầuGPS Global Position System Hệ thống định vị toàn cầuGPRS General Packet Radio Services Dịch vụ vô tuyến gói chung.HSCSD Hight Speed Circuit Switched Hệ thống chuyển mạch kênh
Trang 7ISDN Integrated Servive Digital
ITU-R
International Mobile Telecommunication Union Radio Sector
Liên minh viễn thông quốc tế
MTP Message Transfer Part Phần truyền bản tin
MSC Mobile Service Switching Center Tổng đài di động
NAS Non-Access Stratum Tầng không truy nhập
IuB với RNC
NSS Network and Switching
ODMA Opportunity Driven Multiplex
OM Operation and Management Khai thác và bảo dưỡng
PAGCH Paging and Access Kênh chấp nhận truy cập và
nhắn tin
PCCH Paging Contrlo Chanel Kênh điều khiển tìm gọi
Trang 8PCPCH Physical Common Packet Chanel Kênh gói chung vật lý.
PCS Personal Communication
PICH Paging Indicator Channel Kênh chỉ thị tìm gọi
PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công
RACH Random Access Channel Kênh truy cập ngẫu nhiên.RNC Radio network controller Bộ điều khiển mạng vô tuyếnRNS Radio network subsystem
RSCP Receive signal code power Công suất mã tín hiệu thuRRC Radio Resource Control Điều khiển tài nguyên vô
thời gian
USIM UMTS subscriber identity
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G WCDMA
1.1 Tổng quan về mạng 3G WCDMA
1.1.1 Giới thiệu chung về WCDMA
WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access: Đa truy cập phânchia theo mã băng rộng) là một trong những công nghệ đa truy nhập được lựachọn để xây dựng lên phần truy nhập vô tuyến của hệ thống thông tin di động thế
hệ thứ 3
Các đặc điểm chính của WCDMA:
- WCDMA là một hệ thống đa truy nhập phân chia theo mã trải phổ chuỗitrực tiếp (DS-CDMA) nghĩa là các bit thông tin người dùng được trải phổtới một tần số rất rộng bằng cách nhân các bit dữ liệu này với một chuỗicác bit giả ngẫu nhiêu còn được gọi là các chip
- Tốc độ chip được sử dụng cố định là 3,84Mcps dẫn tới độ rộng băng tốithiểu cho một kênh trong WCDMA là 5MHz
- WCDMA cho phép thay đổi tốc độ dữ liệu của user theo nghĩa Băng thôngtheo yêu cầu Tốc độ này thay đổi theo mức khung 10ms
- WCDMA hỗ trợ 2 cơ chế hoạt động: FDD và TDD Với FDD cần tối thiểu
2 sóng mang, mỗi sóng mang 5MHz, một cho đường lên và một chođường xuống Như vậy với FDD, một mạng chỉ có thể triển khai tối thiểu10MHx băng tần được cấp phát Trong cơ chế TDD do phân chia theo thờigian nên đường lên và đường xuống có thể sử dụng chung một sóng mang
có độ rộng băng tần 5MHz Cơ chế này phù hợp với các quốc gia ở đó dảitần quanh 2GHz đã được cấp cho nhiều các hệ thống khác
- WCDMA cho phép các trạm gốc BS hoạt động ở chế độ không đồng bộ,nghĩa là không cần lấy tín hiệu đồng hồ từ GPS giống như các hệ thống
Trang 12CDMA khác như IS-95 Đặc điểm này thích hợp cho các indoor và micro
BS nơi khó có thể thu được tín hiệu GPS
- WCDMA sử dụng công nghệ phát hiện phi logic dữ liệu trên cả đường lên
và đường xuống trên cơ sở kênh hoa tiêu chung Công nghệ này đã được
sử dụng trong IS-95 trên đường xuống, với WCDMA công nghệ này được
áp dụng cả ở đường lên giúp tăng cường vùng phủ và dung lượng kênhtrên đường lên
Ảnh hưởng của nhiễu lên hệ thống WCDMA
Trong kênh thông tin vô tuyến lý tưởng, tín hiệu thu được chỉ bao gồmmột tín hiệu đến trực tiếp Song, trong thực tế điều đó là không thể xảy ra, tínhiệu sẽ bị thay đổi trong suốt quá trình truyền, tín hiệu thu được sẽ là sự kết hợpcác thành phần khác nhau: tín hiệu suy giảm, khúc xạ, nhiễu xạ của các tín hiệukhác…WCDMA là hệ thống di động vô tuyến nên sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó.Sau đây là mô hình của hai loại nhiễu chính, đó là nhiễu fadinh nhiều tia vànhiễu giao thoa
Hình 1.1 Các tín hiệu đa đường
Trang 13Hình 1.2 Các tín hiệu nhiễu giao thoa
Để làm giảm các ảnh hưởng của các loại nhiễu trên, trong WCDMA cónhiều kỹ thuật xử lý đó là: mã hoá kênh, điều chế, trải phổ, phân tập…
Tính đa dạng phân tập trong WCDMA
Trong hệ thống điều chế băng hẹp như điều chế FM tương tự ,sử dụngtrong hệ thống thông tin di động tổ ong đầu tiên thì tính đa đường tạo nên fadingnghiêm trọng Tính nghiêm trọng của đa đường fading được giảm đi trong điềuchế CDMA băng rộng, vì các tín hiệu qua các đường khác nhau được thu nhậnmột cách độc lập Nhưng hiện tượng đa đường xảy ra một cách liên tục trong hệthống này do fading đa đường không thể loại trừ hoàn toàn được vì với các hiệntượng fading xảy ra một cách liên tục đó thì bộ điều chế không thể xử lí tín hiệuthu một cách độc lập được Phân tập là một hình thức tốt để làm giảm fading, có
3 loại phân tập là theo tần số, theo thời gian và theo khoảng cách Phân tập theothời gian đạt được nhờ sử dụng việc chèn và mã sữa sai Phân tập theo thời gian
Trang 14có thể được áp dụng cho tất cả các hệ thống có tốc độ mã truyền dẫn cao mà thủtục sửa sai yêu cầu Hệ thống CDMA băng rộng ứng dụng việc phân tập theo tần
số nhờ việc mở rộng khả năng báo hiệu trong một băng tần rộng và fading liênhợp với tần số thường có ảnh hưởng đến băng tần báo hiệu(200-300kHz) Nhưngvới một băng tần rộng thì fading ít ảnh hưởng đến tín hiệu hơn Phân tập theokhoảng cách hay đường truyền thường đạt được theo 3 phương pháp sau:
- Thiết lập nhiều đường báo hiệu (chuyển vùng mềm) để kết nối máy diđộng với 2 hoặc nhiều trạm gốc BTS
- Sử dụng môi trường đa đường qua chức năng trải phổ giống như bộ thuquét thu nhận và tổ hợp các tín hiệu phát với các tín hiệu phát khác trễ thờigian
- Đặt nhiều anten tại BS (anten mảng)
Phân tập theo khoảng cách có thể dễ dàng được áp dụng đối với hệ thốngTDMA và FDMA Phân tập theo thời gian có thể được áp dụng cho tất cả các hệthống số có tốc độ mã truyền dẩn cao mà thủ tục sữa sai yêu cầu Phân tập theotần số có thể dể dàng được áp dụng cho hệ thống CDMA Bộ điều khiển đađường tách dạng sóng nhờ sử dụng bộ tương quan song song Máy di động sửdụng 3 bộ tương quan, BTS sử dụng 4 bộ tương quan Máy thu có bộ tương quansong song gọi là máy thu quét (Rake), nó xác định tín hiệu thu theo mỗi đường
và tổ hợp, giải điều chế tất cả các tín hiệu thu được Fading có thể xuất hiện ởcác đường tín hiệu thu nhưng không có sự tương quan giữa các đường tín hiệuthu.Vì vậy tổng các tính hiệu thu được có độ tin cậy cao vì rất ít có fading đồngthời giữa các đường tín hiệu thu được Nhiều bộ tách tương quan có thể áp dụng
Trang 15một cách đồng thời cho hệ thống thông tin có 2 BTS sao cho có thể thực hiệnchuyển vùng mềm cho thuê bao di động.
Các kỹ thuật phân tập:
- Phân tập thời gian: Đây là phương pháp phân tập cơ bản nhất, dùng nhữngkhe thời gian tại những thời điểm khác nhau để truyền cùng một tín hiệuban đầu, như vậy tại đầu thu ta có thể nhận được nhiều bản sao của một tínhiệu tại nhiều thời điểm Hoặc cùng một tín hiệu thu, có thể được thu theonhiều khoảng thời gian trễ khác nhau để chọn ra được tín hiệu thu tốt nhất
- Phân tập tần số: Nguyên lý cơ bản của bất kỳ loại sóng nào (cả sóng cơ vàsóng điền từ ) thì chỉ giao thoa với nhau khi có cùng tần số hay vùng tần
số lân cận Phân tập tần số dựa vào đặc tính này, dùng nhiều tần số khácnhau để truyền cùng một tín hiệu, như vậy tại đầu thu sẽ thu được cùngmột tín hiệu tại nhiều tần số khác nhau
- Phân tập không gian ( hay phân tập anten ): Trong kiểu phân tập nàychúng ta dùng nhiều anten đặt tại nhiều vị trí khác nhau, có độ phân cựckhác nhau để truyền hay thu cùng một tín hiệu Phương pháp này sẽ khônglàm mất độ rộng băng thông của hệ thống
Dải đườngxuống
PhâncáchCác vùng khác (trong đó có Việt Nam)
Trang 16UMTS-2100 I 2x60 1920-1980 2110-2170 190 MhzUMTS-2600 VII 2x70 2500-2570 2620-2690 120 Mhz
Châu Âu/GSMUMTS-1800 III 2x75 1710-1785 1805-1880 95 Mhz
dự định triển khai tại Châu Âu vào năm 2008 Tại Việt Nam, công nghệ 3GUMTS sử dụng băng tần số theo chuẩn IMT- 2000 trong băng tần số 1900-
2200 Mhz Có thể đơn cử băng tần được cấp của Viettel là UL: 1935 –
Trang 17• Dải tần UMTS-WCDMA
Hình 1.3 minh hoạ dải tần số của hệ thống UMTS
Hình 1.3 Dải tần UMTS-WCDMA
Khoảng cách kênh: Khoảng cách kênh danh định là 5 Mhz, nhưng
có thể được điều chỉnh để tối ưu chất lượng trong mỗi hoàn cảnh triển khairiêng
Mành kênh: d Khz, có nghĩa là tần số trung tâm phải là một số nguyên
lần của 200 Khz
Số kênh: Tần số súng mang được chỉ đinh bởi số kênh tần số vô tuyến
tuyệt đối (UARFCN) Fcenter= URAFCNì200 Khz
Phân cách đường lên với đường xuống: phân cách tần số đường
lên và đường xuống tuỳ theo các băng tần như đã được chỉ ra trong hình 1.1
1.2 Kiến trúc mạng
1.2.1 Kiến trúc tổng quan của UMTS/WCDMA
Trang 18Hệ thống UMTS bao gồm một số các phần tử mạng logic, mỗi phần tử cómột có một chức năng xác định Theo tiêu chuẩn, các phần tử mạng được địnhnghĩa tại mức logic, nhưng có thể lại liên quan đến việc thực thi ở mức vật lý.Đặc biệt là khi có một số các giao diện mở Các phần tử mạng có thể được nhómlại nếu có các chức năng giống nhau, hay dựa vào các mạng con chứa chúng Theo chức năng thì các phần tử mạng được nhóm thành các nhóm:
- Mạng truy nhập vô tuyến RAN (Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS
là UTRAN) Mạng này thiết lập tất cả các chức năng liên quan đến vôtuyến
- Mạng lõi (CN): Thực hiện chức năng chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi
và kết nối dữ liệu đến các mạng ngoài
- Thiết bị người sử dụng (UE) giao tiếp với người sử dụng và giao diện vôtuyến
Kiến trúc hệ thống ở mức cao được chỉ ra trong hình 1-4
Hình 1.4 Kiến trúc hệ thống UMTS ở mức cao
Hệ thống UMTS có thể chia thành các mạng con có thể hoạt động độc lậphoặc hoạt động liên kết các mạng con khác và nó phân biệt với nhau bởi số nhậndạng duy nhất Mạng con như vậy gọi là mạng di động mặt đất UMTS (PLMN),các thành phần của PLMN được chỉ ra trong hình 1-5
Trang 19Hình 1.5 Kiến trúc mạng UMTS
• Thiết bị người sử dụng (UE) bao gồm 2 phần:
- Thiết bị di động (ME) là đầu cuối vô tuyến sử dụng để giao tiếp vô tuyến
qua giao diện Uu
nhận việc xác nhận thuê bao, thực hiện thuật toán nhận thực, và lưu giữkhoá mã mật, khoá nhận thực và một số các thông tin về thuê bao cần thiếttại đầu cuối
- Nút B: chuyển đổi dữ liệu truyền giữa giao diện Iub và Uu Nó cũng tham
gia vào quản lý tài nguyên vô tuyến
nguyên vô tuyến trong vùng của nó (gồm các Nút B nối với nó) RNC làđiểm truy cập dịch vụ cho tất cả các dịch vụ mà UTRAN cung cấp chomạng lõi
Trang 20• Các phần tử chính của mạng lõi:
- HLR (Bộ đăng ký thường trú) là một cơ sở dữ liệu trong hệ thống thường
trú của người sử dụng, lưu trữ các bản gốc các thông tin hiện trạng dịch vụngười sử dụng, hiện trạng về dịch vụ bao gồm: thông tin về dịch vụ đượcphép sử dụng, các vùng roaming bị cấm, thông tin các dịch vụ bổ sungnhư: trạng thái các cuộc gọi đi, số các cuộc gọi đi… Nó được tạo ra khingười sử dụng mới đăng ký thuê bao với hệ thống, và được lưu khi thuêbao còn thời hạn Với mục đích định tuyến các giao dịch tới UE (các cuộcgọi và các dịch vụ nhắn tin ngắn), HLR còn lưu trữ các thông tin vị trí của
UE trong phạm vi MSC/VLR hoặc SGSN
là một bộ chuyển mạch(MSC) và cơ sở dữ liệu(VLR) phục vụ cho UE ở vịtrí tạm thời của nó cho các dịch vụ chuyển mạch kênh Chức năng MSCđược sử dụng để chuyển mạch các giao dịch sử dụng chuyển mạch kênh,chức năng VLR là lưu trữ bản sao về hiện trạng dịch vụ người sử dụng làkhách và thông tin chính xác về vị trí của thuê bao khách trong toàn hệthống Phần của hệ thống được truy nhập thông qua MSC/VLR thường làchuyển mạch kênh
mặt đất công cộng UMTS kết nối với mạng ngoài Tất các kết nối chuyểnmạch kênh đến và đi đều phải qua GMSC
nhưng thường được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói
phục vụ các dịch vụ chuyển mạch gói
• Mạng ngoài có thể chia thành 2 nhóm:
Trang 21- Các mạng chuyển mạch kênh: Các mạng này cung cấp các kết nối
chuyển mạch kênh, giống như dịch vụ điện thoại đang tồn tại Ví dụ nhưISDN và PSTN
dịch vụ dữ liệu gói, chẳng hạn như mạng Internet
Các giao diện mở cơ bản của UMTS:
- Giao diện Cu: Đây là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME Giao
diện này tuân theo tiêu chuẩn cho các thẻ thông minh
- Giao diện Uu: Đây là giao diện vô tuyến WCDMA Uu là giao diện nhờ
đó UE truy cập được với phần cố định của hệ thống, và vì thế có thể làphần giao diện mở quan trọng nhất trong UMTS
- Giao diện Iu: Giao diện này kết nối UTRAN tới mạng lõi, giao diện này
đem lại cho các bộ điều khiển UMTS khả năng xây dựng được UTRAN và
CN từ các nhà sản xuất khác nhau
- Giao diện Iur: Giao diện mở Iur hỗ trợ chuyển giao mềm giữa các RNC từ
các nhà sản xuất khác nhau, và vì thế bổ sung cho giao diện mở Iu
- Giao diện Iub: Iub kết nối một Nút B và một RNC UMTS là một hệ thống
điện thoại di động mang tính thương mại đầu tiên mà giao diện giữa bộđiều khiển và trạm gốc được chuẩn hoá như là một giao diện mở hoànthiện
1.2.2 Kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến UTRAN
Kiến trúc UTRAN được mô tả như hình 1-6
Trang 22Hình 1.6 Kiến trúc UTRAN
UTRAN bao gồm một hay nhiều phân hệ mạng vô tuyến (RNS) Một RNS
là một mạng con trong UTRAN và bao gồm một Bộ điều khiển mạng vô tuyến
(RNC) và một hay nhiều Nút B Các RNC có thể được kết nối với nhau thông
qua một giao diện Iur Các RNC và Nút B được kết nối với nhau qua giao diệnIub
- Các yêu cầu chính để thiết kế kiến trúc, giao thức và chức năng UTRAN:
Tính hỗ trợ của UTRAN và các chức năng liên quan: Yêu cầu tác độngtới thiết kế của UTRAN là các yêu cầu hỗ trợ chuyển giao mềm (một thiết
bị đầu cuối kết nối tới mạng thông qua 2 hay nhiều cell đang hoạt động)
và các thuật toán quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến đặc biệt củaWCDMA
Làm tăng sự tương đồng trong việc điều khiển dữ liệu chuyển mạch gói vàchuyển mạch kênh, với một ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến duy
Trang 23nhất và với việc sử dụng cùng một giao diện cho các kết nối từ UTRA đếnmiền chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh của mạng lõi.
Làm tăng tính tương đồng với GSM
Sử dụng phương thức vận chuyển ATM như là cơ cấu chuyển vận chínhtrong UTRA
Sử dụng kiểu chuyển vận trên cơ sở IP như là cơ cấu chuyển vận thay thếtrong UTRAN kể từ Release 5 trở đi
a RNC
Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) là phần tử mạng chịu trách nhiệmđiểu khiển nguồn tài nguyên vô tuyến của UTRAN Nó giao tiếp với mạng lõi(thường là với một MSC và một SGSN) và cũng là phần tử cuối cùng của giaothức điểu khiển nguồn tài nguyên vô tuyến mà xác định các thông điệp và thủ tụcgiữa máy di động và UTRAN Về mặt logic, nó tương ứng với BSC trong GSM
RNC điều khiển một Nút B được coi như là bộ RNC điều khiển (CRNC)của Nút Bộ điều khiển CRNC chịu trách nhiệm điều khiển tải và điều khiểnnghẽn cho cell của nó, và điều khiển thu nhận và phân bố mã cho liên kết vôtuyến được thiết lập trong các cell
Trong trường hợp một kết nối UTRAN, máy di động sử dụng nguồn tàinguyên từ nhiều phân hệ mạng vô tuyến RNS, thì các RNS bao gồm 2 chức nănglogic riêng biệt (về phương diện kết nối máy di động - UTRAN này)
RNC phục vụ (SRNC): RNC cho mỗi máy di động là một RNC mà xácđịnh biên giới cả liên kết Iu cho sự vận chuyển dữ liệu người sử dụng và báohiệu RANAP tương thích qua mạng lõi (kết nối này được gọi là kết nốiRANAP) SRNC cũng xác định biên giới của Báo hiệu điều khiển nguồn tàinguyên vô tuyến, nó là giao thức báo hiệu giữa UE và UTRAN Nó thực hiện xử
Trang 24lý ở lớp 2 cho các dữ liệu chuyển qua giao diện vô tuyến Hoạt động Quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến cơ bản, như là ánh xạ các thông số mang thông tin
truy nhập vô tuyến thành các thông số kênh chuyển vận giao diện vô tuyến,quyết định chuyển giao, và điều khiển công suất vòng bên ngoài Các hoạt độngnày được thực thi trong SNRC SRNC cũng có thể là CRNC của một số Nút B
sử dụng bởi máy di động cho kết nối với UTRAN Một UE kết nối với UTRANthì chỉ có duy nhất một SRNC
DRNC: DRNC có thể là bất cứ RNC nào ngoài SRNC, nó điều khiển cáccell sử dụng bởi máy di động Nếu cần thiết, DRNC có thể thực hiện kết hợp haychia nhỏ phân tập macro DRNC không thực hiện xử lý dữ liệu người sử dụng ởlớp 2, nhưng định tuyến một cách trong suốt dữ liệu giữa giao diện Iub và Iur,ngoại trừ khi UE đang sử dụng một kênh chuyển vận dùng chung Một UE cóthể không có, có một hoặc có nhiều DRNC
Chức năng của RNC
- Điều khiển tài nguyên vô tuyến
- Cấp phát kênh
- Thiết lập điều khiển công suất
- Điều khiển chuyển giao
- Phân tập Macro
- Mật mã hóa
- Báo hiệu quảng bá
- Điều khiển công suất vòng hở
- Liên kết với các RNC lân cận qua giao diện Iur
b Nút B (Trạm gốc)
Chức năng chính của Nút B là để thực hiện xử lý ở lớp 1 giao diện vô tuyến (ghép xen và mã hoá kênh, thích ứng tốc độ, trải phổ ) Nó cũng thực
Trang 25hiện một số hoạt động quản lý tài nguyên vô tuyến như là điều khiển công suất vòng bên trong
1.3 Các kênh vô tuyến trong WCDMA
1.3.1 Các kênh vật lý
Các kênh vật lý được xác định bởi các tần số sóng mang cụ thể, mã ngẫunhiên, mã định kênh, thời gian bắt đầu và dừng, trên đường lên, pha tương đối (0hoặc π/2) Các khoảng thời gian được xác định bởi các khoảng đầu và cuối, được
đo ở trong các chip giá trị nguyên Khung vô tuyến là khoảng thời gian xử lýgồm 15 khe Độ dài của 1 khung vô tuyến tương ứng với 38400 chip Khe làkhoảng thời gian bao gồm các trường chứa bit Độ dài của 1 khe tương ứng với
2560 chip Khoảng thời gian mặc định cho 1 kênh vật lý là liên lục từ khoảng bắtđầu tới khoảng kết thúc
1.3.1.1 Các kênh vật lý đường lên
Các kênh vật lý đường lên dành riêng
Có 2 loại kênh vật lý dành riêng đường lên, kênh dữ liệu vật lý riêngđường lên (uplink DPDCH) và kênh điều khiển vật lý dành riêng (uplinkDPCCH) DPDCH đường lên được sử dụng để mang kênh truyền tải DCH Cóthể có 1 hoặc vài kênh đường lên DPDCH trên mỗi liên kết vô tuyến
Kênh DPDCH đường lên được sử dụng để mang thông tin điều khiển lấy
từ lớp 1 Thông tin điều khiển lớp 1 bao gồm các bit hoa tiêu đã biết để hỗ trợước tính kênh cho tách sóng nhất quán, các lệnh điều khiển công suất phát(TPC), các thông tin phản hồi (FBI) và chỉ thị ghép định dạng truyền dẫn(TFCI) Chỉ thị ghép định dạng truyền dẫn này thông báo cho bộ thu về chỉ thịđịnh dạng truyền dẫn tức thời của các kênh truyền tải được ghép tới khung vô
Trang 26tuyến DPDCH đường lên được phát tức thời Chỉ có 1 và chỉ 1 kênh đường lênDPCCH trên mỗi liên kết vô tuyến.
Hình 1.7 chỉ ra cấu trúc khung của các kênh vật lý dành riêng đường lên.Mỗi khung vô tuyến có chiều dài 10ms được chia thành 15 khe, mỗi khe cóchiều dài Tslot = 2560 chip, tương ứng với 1 chu kì điều khiển công suất
Hình 1.7 Cấu trúc khung kênh vật lý riêng DPDCH/DPCCH
Có hai kiểu kênh vật lý dành riêng đường lên, vì thế một kênh có chứatrường TFCI và một kênh không chứa TFCI, ở chế độ nén, các khe DPCCHđược định dạng với các trường TFCI bị thay đổi
Các kênh chung vật lý đường lên
Kênh vật lý chung đường lên được chia làm 2 loại:
- Kênh truy nhập ngẫu nhiên vật lý – PRACH: mang thông tin của kênhgiao vận RACH
- Kênh gói chung vật lý – PCPCH: mang thông tin của kênh giao vậnCPCH
1.3.1.2 Các kênh vật lý đường xuống
Trang 27Các kênh vật lý đường xuống bao gồm: 1 kênh vật lý dành riêng, 1 kênhphân chia và 5 kênh điều khiển chung là.
Các kênh vật lý đường xuống riêng
Chỉ có kênh vật lý dành riêng đường xuống (DPCH đường xuống) phát sốliệu dành riêng được tạo ra từ lớp 2 và lớp cao hơn trong bộ ghép trung gian vớithông tin điều khiển tạo ra tại lớp 1
Các kênh vật lý đường xuống chung
Kênh hoa tiêu chung (CPICH)
CPICH là kênh vật lý đường xuống có tốc độ cố định (30kbps, SF = 256)mang chuỗi bit được định nghĩa trước Hình 1.8 chỉ ra cấu trúc khung củaCPICH
Hình 1.8 Cấu trúc khung cho kênh hoa tiêu chung
Trong trường hợp phân tập phát (vòng hở hoặc đóng) được sử dụng trênbất kì kênh đường xuống nào trong cell, CPICH sẽ được truyền từ cả 2 antenna
sử dụng mã định kênh và mã ngẫu nhiên Trong trường hợp này, các chuỗi bitđược định trước của CPICH là khác nhau đối với Antenna 1 và Antenna 2, xemhình 1.9 Trong trường hợp không có phân tập phát, chuỗi bit của Antenna 1
Trang 28trong hình 1.9 được sử dụng.
Hình 1.9 Dạng điều chế cho kênh hoa tiêu chung
Có 2 loại kênh hoa tiêu chung, CPICH sơ cấp và thứ cấp Chúng khácnhau trong việc sử dụng và những hạn chế đặt lên các đặc điểm vật lý của chúng
Kênh hoa tiêu chung sơ cấp (P-CPICH)
Kênh hoa tiêu chung sơ cấp (P-CPICH) có các đặc điểm sau:
- Mã định kênh giống nhau luông được sử dụng cho P-CPICH
- P-CPICH được ngẫu nhiên hóa bằng mã ngẫu nhiên hóa sơ cấp
- Chỉ có 1 và chỉ một kênh P-CPICH mỗi cell
- Kênh P-CPICH được quảng bá trong toàn cell
Kênh CPICH sơ cấp là tham chiếu pha cho các kênh đường xuống sau:SCH, CCPCH sơ cấp, AICH, PICH, AP-AICH, CD/CA-ICH, CSICH, DL-DPCCH cho CPCH và CCPCH thứ cấp Theo mặc định, CPICH sơ cấp cũng là 1tham chiếu pha cho DPCH đường xuống và bất kì kênh PDSCH liên kết nào UEđược thông báo bởi báo hiệu lớp cao hơn nếu P-CPICH không là 1 tham chiếupha cho đường xuống DPCH và bất kì kênh PDSCH liên kết nào
Trang 29CPICH sơ cấp luôn luôn là tham chiếu pha cho kênh vật lý đường xuống
sử dụng phân tập phát vòng kín
Kênh hoa tiêu chung thứ cấp (S-CPICH)
Kênh hoa tiêu chung sơ cấp (S-CPICH) có các đặc điểm sau:
- Mã định kênh bất kì có hệ số trải phổ là 256 được sử dụng cho CPICH
S SS CPICH được ngẫu nhiên hóa bởi cả mã ngẫu nhiên sơ cấp và thứ cấp
- Có thể không có, có 1 hoặc 1 vài S-CPICH mỗi cell
- S-CPICH có thể được truyền trong toàn bộ cell hoặc chỉ 1 phần của cell.CPICH thứ cấp có thể là tham chiếu pha cho kênh DPCH đường xuống Nếuđiều này đúng, UE được thông báo về điều này bằng các báo hiệu lớp cao.CPICH thứ cấp có thể là tham chiếu pha cho kênh vật lý đường xuống sử dụngphân tập phát vòng hở, thay vì kênh CPICH sơ cấp là tham chiếu pha
Kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp (P-CCPCH)
CCPCH sơ cấp là kênh vật lý đường xuống tốc độ cố định (30 kbps, SF =256) được sử dụng để mang kênh truyền tải BCH
Hình 1.10 Cấu trúc khung của Kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp
Trang 30Hình 1.10 chỉ ra cấu trúc khung của kênh CCPCH sơ cấp Cấu trúc khungkhác với kênh đường xuống DPCH mà trong đó không có mã TPC, không có bitTFCI và hoa tiêu được truyền đi Kênh CCPCH sơ cấp không được truyền trongsuốt 256 chip đầu tiên của mỗi khe Thay vào đó, SCH sơ cấp và thứ cấp đượctruyền trong suốt khoảng thời gian này.
Kênh đồng bộ (SCH)
Kênh đồng bộ (SCH) là tín hiệu đường xuống được sử dụng cho tìm kiếmcell SCH bao gồm 2 kênh phụ, sơ cấp và thứ cấp Các khung vô tuyến 10ms sơcấp và thứ cấp được chia thành 15 khe, mỗi khe có độ dài là 2560 chip Hình1.11 minh họa cấu trúc của khung vô tuyến SCH
Hình 1.11 Cấu trúc kênh đồng bộ (SCH)
Kênh sơ cấp SCH bao gồm 1 mã đã được điều chế có độ dài là 256 chip,
mã đồng bộ sơ cấp (PSC) được thể hiện bàng cp trong hình 1.12, Được truyền 1lần trong mỗi khe PSC là giống nhau trong mỗi cell trong hệ thống
Các mã định kênh sơ cấp và thứ cấp được điều chế bởi ký tự a trong hình
1.11, mà chỉ ra sự có mặt hay thiếu của mã hóa STTD trên kênh P-CCPCH vàđược đưa ra bởi bảng sau:
Trang 31 Kênh chia sẻ đường xuống vật lý (PDSCH)
1 kênh PDSCH tương ứng với 1 mã định kênh dưới hoặc tại mã định kênhgốc PDSCH 1 kênh PDSCH được cấp phát trên khung vô tuyến tới 1 UE Trong
1 khung vô tuyến, UTRAN có thể cấp phát những PDSCH khác nhau dưới mãđịnh kênh gốc PDSCH giống nhau tới các UE khác nhau dựa trên ghép mã.Trong cùng 1 khung vô tuyến, các kênh PDSCH song song, với cùng 1 mã trảiphổ, có thể được cấp phát tới 1 UE Đây là trường hợp đặc biệt của truyền dẫn đa
mã Tất cả PDSCH hoạt động với đồng bộ khung vô tuyến PDSCH được cấpphát tới cùng UE trên các khung vô tuyến khác nhau có thể có nhiều hệ số trảiphổ khác nhau
Hình 1.12 Cấu trúc khung cho PDSCH
Đối với mỗi khung vô tuyến, mỗi PDSCH được liên kết với 1 kênh DPCHđường xuống PDSCH và PDCH liên kết không cần thiết phải có cùng hệ số trảiphổ khác nhau và không cần thiết phải căn chỉnh khung
P-CCPCH STTD encoded
a = +1P-CCPCH not STTD
encoded
a = -1
Trang 32Tất cả thông tin điều khiển lớp 1 có liên quan được truyền trên 1 phầnDPCCH
của kênh liên kết DPCH, ví dụ như PDSCH không mang thông tin lớp 1 Để chỉ
ra cho UE rằng dữ liệu giải mã trên DSCH, trường TFCI của kênh DPCH liênkết sẽ được sử dụng TFCI thông báo cho UE về các thông số định dạng truyềndẫn tức thời liên quan tới PDSCH cũng như là mã định kênh của PDSCH
Kênh chỉ thị bắt (AICH)
Kênh chỉ thị bắt (AICH) là kênh vật lý tốc độ cố định (SF=256) được sửdụng để mang các chỉ thị tìm gọi (AI) Các chỉ thị tìm gọi AI tương ứng với kýhiệu s trên PRACH
1.3.2 Các kênh truyền tải
Các kênh truyền tải có nhiệm vụ truyền thông tin giữa phân lớp MAC vàlớp vật lý Các kênh truyền tải được phân loại chung hoặc thành hai nhóm: Cáckênh riêng và các kênh chung
1.3.2.1 Các kênh truyền tải dành riêng
Các kênh truyền tải dành riêng (DCH) là một kênh thực hiện việc truyềnthông tin điều khiển và thông tin thuê bao giữa UTRAN và UE DCH đượctruyền trên toàn bộ ô hoặc chỉ truyền trên một phần ô đang sử dụng Thôngthường chỉ có một kênh truyền dành riêng sử dụng cho đường lên hoặc đườngxuống ở chế độ TDD hoặc FDD
1.3.2.2 Các kênh truyền tải chung
Mặc dù chức năng chủ yếu của từng kênh truyền tải chung có thể khôngnhất thiết là phải giống nhau ở hai chế độ FDD và TDD nhưng chúng có cùngmột vài chức năng và dấu hiệu cơ bản
Trang 33Cả FDD và TDD đều có một số kênh truyền tải giống nhau, tuy nhiênFDD không có kênh dùng chung đường lên (USCH) và TĐ không có kênh góichung (CPCH) Kênh truyền tải CPCH ở FDD thực hiện các lệnh điều khiểncông suất cần thiết, các lệnh này không được yêu cầu ở TDD Ngược lại USCHthực hiện các lệnh cần thiết ở TDD mà không được yêu cầu ở FDD Bảng 1.8khái quát đặc điểm chủ yếu ở hai chế độ FDD và TDD như sau:
Bảng 1.2 Các đặc điểm chủ yếu của các kênh truyền tải chung
Kênh truyền tải đường xuống được dùng cho hệ thống quảng bá và thông tin
cụ thể về ô BCH thường được truyền trên toàn bộ ô
FACH- Kênh truy nhập đường xuống FACH- Kênh truy nhập đường xuốngKênh truyền tải đường xuống truyền thông tin điều khiển tới trạm di động khi
hệ thống biết được định vị ô của trạm di động Ở FDD, FACH có thể đượctruyền trên toàn bộ ô hoặc chỉ trên một phần ô đang sử dụng và nó có thểđược sử dụng để truyền lệnh điều khiển công suất chậm Ở TDD, nó có thểtruyền các gói tin ngắn của người sử dụng
Kênh truyền tải đường xuống thường được truyền trên toàn bộ ô, được dùng
để truyền thông tin điều khiển tới trạm di động khi hệ thống không biết vị trí
ô của trạm di động Ở FDD quá trình truyền PCH được kết hợp với quá trìnhtruyền các chỉ thị tìm gọi của lớp vật lý để hỗ trợ các quy trình ở chế độ chờmột cách có hiệu quả
RACH- Kênh truy nhập ngẫu nhiên RACH- Kênh truy nhập ngẫu nhiênKênh truyền tải đường lên, thường thu được từ toàn bộ ô, thực hiện truyền
Trang 34thông tin điều khiển từ trạm di động, ở FDD, RACH được đặc trưng bởi nguy
cơ xung đột và bởi việc sử dụng điều khiển công suất vòng mở sử dụng choviệc truyền dẫn Ở TDD, nó cũng có thể truyền các gói tin ngắn của người sửdụng
CPCH- Kênh gói chung CPCH- Kênh gói chung
Kênh truyền tải đường lên kết hợp
với một kênh riêng đường xuống tạo
ra các lệnh điều khiển CPCH (ví dụ
dừng khẩn cấp) Nó được đặc trưng
bởi nguy cơ xung đột ban đầu về việc
sử dụng điều khiển công suất vòng
trong cho việc truyền dẫn
Kênh truyền tải đường lên được dùngchung bởi một vài UE thực hiệntruyền số liệu điều khiển dành riênghoặc lưu lượng
DSCH- Kênh dùng chung đường
1.3.3 Các kênh Logic
Các kênh logic có thể được chia làm hai nhóm chủ yếu là: nhóm kênh điềukhiển và nhóm kênh lưu lượng
Nhóm kênh điều khiển bao gồm:
- Kênh điều khiển quảng bá BCCH: Là kênh đường xuống để phát quảng báthông tin hệ thống
- Kênh điều khiển tìm gọi PCCH: Kênh đường xuống để phát quảng báthông tin tìm gọi
Trang 35- Kênh điều khiển dành riêng DCCH: Kênh hai chiều điểm đến điểm đểphát thông tin điều khiển riêng giữa UE và mạng Được thiết lập bởi thiếtlập kết nối của RRC.
- Kênh điều khiển chung CCCH: Kênh hai chiều để phát thông tin điềukhiển giữa mạng và các UE Được sử dụng khi không có kết nối RRChoặc khi truy nhập một ô mới
- Kênh điều khiển phân chia kênh SHCCH
- Kênh điều khiển riêng cho ODMA- OCCH
- Kênh điều khiển chung cho ODMA-OCCCH
Nhóm kênh lưu lượng bao gồm:
- Kênh lưu lượng dành riêng DTCH: Kênh hai chiều điểm đến điểm riêngcho một UE để truyền thông tin của người sử dụng DTCH có thể tồn tại
cả ở đường lên và đường xuống
- Kênh lưu lượng chung CTCH: Kênh một chiều điểm đa điểm để truyềnthông tin của một người sử dụng cho tất cả hay một nhóm người sử dụngquy định hoặc chỉ cho một người sử dụng Kênh này chỉ có ở đườngxuống
1.4 Trạng thái cell
UE có thể ở chế độ “rỗi” hoặc ở chế độ “kết nối” Trong chế độ “rỗi”, máy
di động được bật và bắt được kênh điều khiển của một cell nào đó, nhưng phầnUTRAN của mạng không có thông tin nào về UE UE chỉ có thể được đánh địachỉ bởi một thông điệp (chẳng hạn như thông báo tìm gọi) được phát quảng báđến tất cả người sử dụng trong một cell Trạng thái chế độ “rỗi” cũng được gọi là
“trạng thái nghỉ trong cell” UE có thể chuyển sang chế độ “kết nối” bằng cáchyêu cầu thiết lập một kết nối RRC Hình vẽ sau đây chỉ ra các trạng thái và sựchuyển tiếp các trạng thái cho một UE bao gồm cả các chế độ GSM/GPRS
Trang 36Hình 1.13 Các chế độ của UE và các trạng thái điều khiển tài nguyên vô tuyến
Nhìn chung việc ấn định các kênh khác nhau cho một người sử dụng vàviệc điểu khiển tài nguyên vô tuyến được thực hiện bởi giao thức Quản lý tàinguyên vô tuyến Trong chế độ “kết nối” của UTRA, có 4 trạng thái RRC mà UE
có thể chuyển đổi giữa chúng: Cell DCH, Cell FACH, Cell PCH và URA PCH
Trong trạng thái Cell DCH, UE được cấp phát một kênh vật lý riêng trênđường lên và đường xuống, trong 3 trạng thái khác UE không được cấp phátkênh riêng
Trong trạng thái Cell FACH, UE giám sát một kênh đường xuống và đượccấp phát một kênh FACH trên đường lên Trong trạng thái này, UE thực hiệnviệc chọn lựa lại cell Bằng cách gửi thông điệp cập nhật cell, RNC biết được vịtrí của UE ở mức cell
Trong trạng thái Cell PCH và URA PCH, UE chọn lựa kênh tìm gọi(PCH) và sử dụng việc tiếp nhận không liên tục (DRX) để giám sát kênh PCH
đã chọn lựa thông qua một kênh liên kết PICH Trên đường lên không có hoạtđộng nào liên quan đến trạng thái này Sự khác nhau giữa 2 trạng thái này như
Trang 37sau: Trong trạng thái Cell PCH vị trí của UE được nhận biết ở mức cell tuỳ theoviệc thực hiện cập nhật cell cuối cùng Trong trạng thái URA PCH, vị trí của UEđược nhận biết ở mức vùng đăng ký UTRAN (URA) tuỳ theo việc thực hiện cậpnhật URA cuối cùng trong trạng thái Cell FACH.
1.5 Kết luận chương:
Trong chương này, chúng ta đã đề cập đến vấn đề tổng quan mạng thôngtin di dộng WCDMA, các đặc điểm cơ bản của mạng thông tin di dộngWCDMA như cấu trúc mạng, các thành phần mạng, kênh trong mạng WCDMA,trạng thái UE trong cell Về mặt cấu trúc 3G khác với 2G chủ yếu ở phần giaodiện vô tuyến UTRAN
Trang 38CHƯƠNG II: CÁC KỸ THUẬT CHÍNH TRONG WCDMA
2.1 Giới thiệu chương
So với hệ thống 2G, hệ thống 3G có nhiều điểm nổi trội, thể hiện qua cáccông nghệ mà nó sử dụng, như các kỹ thuật trải phổ, chuyển giao hay điềukhiển công suất,v.v…Đây là những kỹ thuật hết sức quan trọng, đúng vaitrò chủ yếu vào những cải tiến của hệ thống 3G so với 2G Chương này sẽ đềcập đến các kỹ thuật này một cách tương đối chi tiết, qua đó có cái nhìn tổngthể về các kỹ thuật trong hệ thống UMTS
2.2. Các kỹ thuật chính sử dụng trong mạng 3G WCDMA
4 Kỹ thuật trải phổ và giải trải phổ
Trải phổ và giải trải phổ là hoạt động cơ bản nhất trong các hệ thống CDMA Dữ liệu người sử dụng giả sử là chuỗi bit được điều chế BPSK có tốc độ
DS-là R Hoạt động trải phố chính DS-là nhân mỗi bit dữ liệu người sử dụng với một chuỗi n bit mã, được gọi ỉà các chip.Ở đây, ta lấy n=8 thì hệ số trải phổ là 8,
nghĩa là khi thực hiện điều chế trải phổ BPSK thì kết quả tốc độ dữ liệu sẽ là
8xR và cỏ dạng xuất hiện ngẫu nhiên như là mã trải phổ Việc tãng tốc độ dữ liệu
lên 8 lần đáp ứng việc mở rộng (với hệ số là 8) phổ của tín hiệu dữ liệu người sửdụng được trải ra Tín hiệu băng rộng này sẽ được truyền qua các kênh vô tuyếnđến đầu cuối thu
Trang 39Hình 2.1 Quá trình trải phổ và giải trải phổ
Trong quá trình trải phổ, các chuỗi chip/dữ liệu người sử dụng trải phổđược nhân từng bit với cùng các chip mã 8 đã được sử dụng trong quá trính trảiphổ Như hình 2.1 tín hiệu người sử dụng ban đầu được khôi phục hoàn toàn
5 Kỹ thuật đa truy nhập CDMA
Một mạng thông tin di dộng là một hệ thống nhiều người sử dụng, trong
đó một số lượng lớn người sử dụng chia sẻ nguồn tài nguyên vật lý chung đểtruyền và nhận thông tin Dung lượng đa truy nhập là một trong những yếu tố cơbản của hệ thống Trong lịch sử thông tin di động đã tồn tại các công nghệ đatruy nhập khác nhau: TDMA, FDMA và CDMA Sự khác nhau của chúng đượcchỉ ra ở hình 2.2
Hình 2.2 Các công nghệ đa truy nhập
Trang 40Trong hệ thống CDMA, các tín hiệu cho người sử dụng khác nhau đượctruyền đi trong cùng một băng tần trong một thời điểm Mỗi tín hiệu người sửdụng lúc này đóng vai trò như nhiều đối với tín hiệu của người sử dụng khác, do
đó dung lượng hệ thống CDMA gần như là mức nhiễu và không có con số lớnnhất cố định nên dung lượng của hệ thống CDMA được gọi là dung lượng mềm
Hình 2.3 chỉ ra ví dụ làm thế nào 3 người sử dụng có thể truy nhập đồngthời trong hệ thống CDMA
Hình 2.3 Nguyên lý đa truy nhập trải phổ
Tại bên thu, người sử dụng 2 sẽ giải trải phổ tín hiệu thông tin của minhtrở lại tín hiệu băng hẹp, chứ không phải tín hiệu của bất kỳ người nào khác Bởi
vì sự tương quan chéo giữa mã của người sử dụng mong muốn và mã của người
sử dụng khác là rất nhỏ
Độ lợi xử lý và đặc điểm băng rộng của quá trình xử lý đem lại nhiều lợiích cho hệ thống CDMA như hiệu suất sử dụng phổ cao và dung lượng mềm.Tuy nhiên, tất cả các lợi ích đó đều yêu cầu sử dụng kỹ thuật điều khiển công