Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
293 KB
Nội dung
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Giao thức Internet phiên bản 6 Các thông số kỹ thuật HÀ NỘI – 11/2012 MỤC LỤC Trang 1. Sự cần thiết xây dựng tiêu chuẩn quốc gia 3 2. Hiện trạng của tài nguyên địa chỉ Internet 3 3. Tình hình triển khai IPv6 5 3.1. Tình hình triển khai IPv6 trên thế giới 5 3.2. Tình hình triển khai IPv6 tại Việt Nam 10 4. Tình hình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về IPv6 12 4.1. Tình hình xây dựng tiêu chuẩn IPv6 trên thế giới 12 4.2. Tình hình xây dựng tiêu chuẩn IPv6 tại Việt Nam 16 5. Nhu cầu chuẩn hóa và phương pháp luận xây dựng TCVN 17 5.1. Nhu cầu chuẩn hóa 17 5.2. Phương pháp luận xây dựng TCVN 17 6. Nội dung Tiêu chuẩn quốc gia 18 2 BÁO CÁO THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA GIAO THỨC INTERNET PHIÊN BẢN 6 – CÁC ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT 1. Sự cần thiết xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam nằm khu vực đã cạn kiệt tài nguyên địa chỉ IPv4, do đó việc triển khai khai thác sử dụng nguồn tài nguyên địa chỉ vô tận IPv6 là vấn đề cấp bách và cần thiết của quốc gia. Để có thể triển khai và quản lý IPv6 một cách đồng bộ và hiệu quả, trước hết cần phải có một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về IPv6. Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật IPv6 này là cơ sở để nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý (đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, chứng nhận tính tương thích và sẵn sàng) đối với các thiết bị, ứng dụng, phần mềm, hệ thống mạng/dịch vụ IPv6 tại Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp, bộ tiêu chuẩn IPv6 là cơ sở kỹ thuật để thực hiện sản xuất, nhập khẩu thiết bị nhằm đảm bảo tính tương thích trên toàn hệ thống. Do vậy, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về IPv6 tại Việt Nam là cần thiết và cấp bách. 2. Hiện trạng của tài nguyên địa chỉ Internet Kho địa chỉ Internet IPv4 thế giới chính thức cạn kiệt Ngày 12/02/2011 Tổ chức quản lý địa chỉ Internet toàn cầu và Tổ chức quản lý địa chỉ Internet khu vực đồng loạt ra thông báo về việc cấp phát hết vùng địa chỉ IPv4 tự do sau 30 năm sử dụng. Đầu tháng 2, Tổ chức quản lý địa chỉ Internet toàn cầu phân bổ 5 khối địa chỉ IPv4 cuối cùng cho các Tổ chức quản lý địa chỉ Internet khu vực. Điều này có nghĩa thế giới vẫn có thể sử dụng địa chỉ IPv4 một số năm nữa nhưng nguồn cung địa chỉ mới sẽ không còn. Tổ chức tên miền quốc tế nhận định đây là mốc đặc biệt trong lịch sử phát triển Internet và tương lai của mạng kết nối toàn cầu sẽ phụ thuộc vào giao thức Internet thế hệ mới- IPv6. 3 Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cạn kiệt địa chỉ IPv4 Vào hồi 6 giờ 00 giờ Hà Nội (9 giờ 00 phút UCT +10) ngày 15/04/2011, Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APNIC) đã ra thông báo Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chính thức hết địa chỉ IPv4 và bắt đầu chuyển sang áp dụng chính sách cấp IPv4 từ khối /8 cuối cùng. Với tốc độ tiêu thụ tài nguyên IPv4 lớn nhất trên toàn cầu, Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đầu tiên chính thức bước vào giai đoạn cạn kiệt IPv4. Toàn bộ số lượng địa chỉ IPv4 còn lại của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chỉ còn lại một khối /8 cuối cùng. Vùng địa chỉ này chỉ được cấp hết sức hạn chế nhằm phục vụ cho mục đích triển khai IPv6 để thay thế cho IPv4 tiếp nối hoạt động và dịch vụ Internet. Tại Việt Nam, kể từ ngày 15/04/201, Trung tâm Internet Việt Nam chính thức áp dụng chính sách cấp phát IPv4 cho giai đoạn cạn kiệt IPv4. Khu vực Châu Âu - Trung Đông cạn kiệt địa chỉ IPv4 Ngày 14/9/2012, Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực Châu Âu và Trung Đông (RIPE NCC) thông báo đã chính thức hết IPv4 để cấp theo chính sách thông thường và chuyển sang chính sách cấp phát hạn chế IPv4 từ khối /8 cuối cùng. Như vậy, Châu Âu và Trung Đông là khu vực thứ hai trong số 5 khu vực trên toàn cầu đã bước sang giai đoạn cạn kiệt IPv4. Tương tự chính sách của APNIC, trong giai đoạn cạn kiệt IPv4, RIPE NCC chỉ cấp tối đa 01/22 cho các yêu cầu xin cấp IPv4 và mỗi tổ chức trong khu vực chỉ được xin 01 lần địa chỉ IPv4 từ khối /8 cuối cùng để phục vụ cho chuyển đổi sang IPv6. Tuy nhiên, chính sách cấp phát IPv4 của RIPE NCC chặt chẽ hơn APNIC khi đưa ra yêu cầu để được cấp một vùng địa chỉ /22 IPv4 theo chính sách cấp phát hạn chế từ khối /8 cuối cùng, các ISP hoặc tổ chức mạng nộp đơn phải thỏa mãn điều kiện đã được cấp IPv6 từ RIPE NCC hoặc chứng minh đã được cấp khối địa chỉ IPv6 từ một ISP cấp trên. 4 Sự kiện 02 khu vực có hạ tầng công nghệ thông tin và Internet phát triển nhất trên toàn cầu đã cạn kiệt IPv4 cho thấy tính cấp bách trong triển khai IPv6 trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và IPv6 là giải pháp duy nhất đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định của Internet trong thời kỳ hiện nay. 3. Tình hình triển khai IPv6 3.1. Tình hình triển khai IPv6 trên thế giới Đứng trước tình hình cạn kiệt địa chỉ IPv4, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đã có động thái tích cực triển khai ứng dụng địa chỉ IPv6 - giải pháp duy nhất cho phép tiếp nối không gián đoạn sự phát triển của Internet toàn cầu. Nhu cầu về nguồn tài nguyên IPv6 của thế giới bắt đầu tăng mạnh từ năm 2008. Tháng 6/2009, Diễn đàn IPv6 toàn cầu đã ban hành tiêu chuẩn ISP sẵn sàng với IPv6. Đầu năm 2010, tổ chức này công bố danh sách 38 ISP đạt tiêu chuẩn này trong đó Malaysia đứng đầu với 9 ISP, Hà Lan có 6, Mỹ và Trung Quốc mỗi nước có 4 ISP được công nhận. Tháng 4/2010, Diễn đàn hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có trụ sở chính ở Pháp, đã hoàn thành bản “Báo cáo đánh giá triển khai IPv6 trên thế giới”. Tính đến thời điểm báo cáo, trên bảng định tuyến toàn cầu đã xuất hiện 2500 khối IPv6 được quảng bá (chiếm 60% tổng số khối địa chỉ đã được phân bổ). Tuy vậy, lưu lượng Internet IPv6 vẫn chỉ chiếm một lỉ lệ rất khiêm tốn so với IPv4: 2.500 tuyến IPv6 so với 313.000 tuyến IPv4 (chiếm khoảng 0.8 %). Theo Tổ chức phát triển phần mềm triển khai IPv6 và cung cấp dịch vụ Tunnel Broker SixXS tại Hà Lan, tính đến tháng 6/2010, trên toàn thế giới đã có 154 Quốc gia / vùng lãnh thổ được tiếp cận với IPv6 với tổng số hơn 4.100 khối địa chỉ IPv6 đã được phân bổ. Hiện tại, hầu hết các nước đã ban hành lộ trình triển khai IPv6 quốc gia. Một số nước đặt mốc thời gian hoàn thành sớm (Nhật Bản, Hàn Quốc), một số nước chậm hơn nhưng đều chia ba giai đoạn và khoảng thời gian triển khai trung bình thường là: - Giai đoạn 1 (chuẩn bị) 2008-2009; - Giai đoạn 2 (chuyển đổi) 2010-2011; 5 - Giai đoạn 3 (thuần thục) 2012-2013. Để đưa IPv6 vào sử dụng, hầu hết các máy chủ trên mạng Internet cũng như các mạng lưới kết nối với chúng cần phải triển khai giao thức này với một quá trình chuyển đổi khó khăn. Hiện IPv6 đang được chuẩn hóa từng bước và đưa vào sử dụng thực tế tuy nhiên quá trình chuyển đổi hệ thống mạng từ IPv4 sang IPv6 còn gặp nhiều vấn đề từ thiết bị không đồng bộ, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, kiến thức người sử dụng và quản lý mạng Tuy nhiên, những rào cản ấy không làm cho bức tranh triển khai IPv6 trên thế giới bị xám màu mà ngược lại, thế giới ghi nhận vô số các khoảng sáng đầy ấn tượng. Cụ thể, tại Nhật Bản, hàng loạt ISP đã cung cấp được các dịch vụ thương mại trên nền IPv6 ra thị trường; trên 35% người dùng FTTH tại Nhật Bản được cung cấp các dịch vụ IPv6; một số nhà cung cấp dịch vụ di động như NTT Docomo, KDDI đã triển khai dịch vụ IPv6 trên hạ tầng mạng 3G. Tại Đài Loan, dịch vụ thương mại trên nền IPv6 được cung cấp từ năm 2011; 95% trường học có kết nốiInternet hỗ trợ cả IPv4/IPv6; 68% lớp học được triển khai dịch vụ VoIP trên nền IPv4/IPv6. Ngay cả quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN là Malaysia cũng đạt được những kết quả đáng ngưỡng mộ trong việc triển khai IPv6 với tỷ lệ 37% mạng lưới sẵn sàng cho IPv6 (xếp hạng thứ 3 trên toàn cầu). Sự kiện Ngày IPv6 thế giới Ngày IPv6 thế giới do Hiệp hội Xã hội hóa Internet (Internet Society OC - ISOC) tổ chức vào 08/06/2011 đánh dấu cột mốc thử nghiệm IPv6 trên toàn cầu và cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng của Internet trong giai đoạn tài nguyên IPv4 đang dần cạn kiệt.Hơn 80 nhà điều hành website, bao gồm Facebook, Google, Yahoo, Bing,… và 2 trường đại học ở Mỹ là Harvard và Rensselaer Polytechnic Institute cùng tham gia cung cấp thử nghiệm dịch vụ qua hệ thống mạng IPv6 trong vòng 24 giờ. Ý nghĩa sự kiện: Thúc đẩy các cá nhân, tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau chuẩn bị sẵn sàng các hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ của mình để đảm bảo 6 chuyển đổi thành công sang địa chỉ IPv6 khi địa chỉ IPv4 đã sử dụng hết. Đồng thời giúp các nhà điều hành mạng nhận biết được các sự cố có thể sẽ xảy ra khi triển khai IPv6 trong thực tế. Ảnh hưởng tích cực: Sự kiện đã nêu ra nhiều trở ngại trong việc triển khai IPv6 trên các mạng nội bộ cũng như các trang web bên ngoài. Đó là, dịch vụ thương mại chưa sẵn sàng từ các nhà khai thác mạng, các sản phẩm phần mềm và thiết bị mạng thiếu tính năng tương hỗ giữa IPv6 và IPv4. Tình hình cấp phát và sử dụng thực tế IPv6 trên thế giới Vị trí Quốc kỳ Quốc gia Đang hoạt động Được cấp Tỷ lệ đang hoạt động so với số địa chỉ đã phân bổ toàn cầu 1 United States 1226 3021 8.73% 2 Brazil 152 935 1.08% 3 Germany 446 774 3.17% 4 United Kingdom (Great Britain) 295 657 2.10% 5 Australia 144 549 1.02% 6 Russia 237 517 1.69% 7 Netherlands, The 282 475 2.01% 8 Japan 186 378 1.32% 9 France 184 365 1.31% 10 Sweden 163 293 1.16% 11 Canada 139 289 0.99% 12 Switzerland 143 258 1.02% 13 Italy 96 236 0.68% 14 China 33 232 0.23% 15 Indonesia 72 230 0.51% 7 16 Poland 131 225 0.93% 17 Czech Republic 150 213 1.07% 18 Austria 128 201 0.91% 19 India 27 192 0.19% 20 Spain 71 190 0.51% 21 Norway 108 183 0.77% 22 New Zealand 50 167 0.36% 23 Singapore 62 149 0.44% 24 Argentina 27 149 0.19% 25 Denmark 76 134 0.54% 26 Hong Kong 55 130 0.39% 27 Ukraine 69 117 0.49% 28 Belgium 48 101 0.34% 29 Finland 59 101 0.42% 30 Korea 25 101 0.18% 31 South Africa 43 95 0.31% 32 Slovenia 50 86 0.36% 33 Malaysia 35 85 0.25% 34 Ireland 41 80 0.29% 35 Turkey 22 73 0.16% 36 Iran 18 71 0.13% 37 Romania 29 67 0.21% 38 Taiwan 23 62 0.16% 39 Thailand 28 61 0.20% 40 Hungary 24 60 0.17% 41 Mexico 20 60 0.14% 42 Philippines 12 57 0.09% 43 Colombia 19 54 0.14% 8 44 Bangladesh 10 53 0.07% 45 Bulgaria 33 49 0.23% 46 Chile 15 49 0.11% 47 Slovakia 25 48 0.18% 48 Europe 16 39 0.11% 49 Greece 17 37 0.12% 50 Vietnam 7 36 0.05% 51 Costa Rica 12 34 0.09% 52 Equador 16 34 0.11% 53 Portugal 18 33 0.13% 54 Luxembourg 20 33 0.14% 55 Pakistan 8 32 0.06% 56 Estonia 18 32 0.13% 57 Latvia 14 32 0.10% 58 Saudi Arabia 11 32 0.08% 59 Kenia 11 31 0.08% 60 Serbia 12 30 0.09% 61 Venezuela 14 29 0.10% 62 Iceland 15 28 0.11% 63 Nigeria 3 27 0.02% 64 Cambodia 7 24 0.05% 65 Lithuania 13 23 0.09% 66 Israel 10 23 0.07% 67 Croatia 9 22 0.06% 68 Nepal 6 22 0.04% 69 Uruguay 8 21 0.06% 70 Tanzania 8 19 0.06% 9 Bảng thống kê lượng địa chỉ IPv6 đã được cấp và đã hoạt động tính đến thời điểm 22/11/2012 của một số quốc gia trên thế giới (nguồn http://www.sixxs.net/tools/grh/dfp/) Căn cứ bảng trên chúng ta thấy rằng tình hình sử dụng IPv6 vẫn hạn chế. Số lượng IPv6 sử dụng có tỷ lệ khiêm tốn so với số lượng được cấp phát cho các quốc gia (trong đó có Việt Nam). Rào cản triển khai IPv6 Tại cuộc khảo sát năm 2011 về mức độ thâm nhập của IPv6 trên quy mô toàn cầu, với câu hỏi “đâu là rào cản lớn nhất trong triển khai IPv6”, kết quả có sự khác biệt khá rõ nét giữa các doanh nghiệp chưa triển khai và đã triển khai IPv6. Cùng các tham số chung là chi phí, trình độ nhân lực, sự hỗ trợ của thiết bị và một số tham số khác. - Với các doanh nghiệp đã triển khai IPv6: Rào cản lớn nhất là vấn đề hỗ trợ của nhà sản xuất thiết bị (chiếm 50%) và yếu tố trình độ nhân lực (40%), chi phí (35%). - Với các doanh nghiệp chưa triển khai IPv6: Sự lo ngại về hỗ trợ của nhà sản xuất thiết bị tương thích IPv6 chỉ xếp vào hàng thứ 3 sau những yếu tố nhận thức và nguồn lực. 3.2. Tình hình triển khai IPv6 tại Việt Nam Các sự kiện, văn bản quản lý: Ngày 6/5/2008, Bộ thông tin và Truyền thông đã ban hành chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình triển khai IPv6 ở Việt Nam. Ngày 06/01/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-BTTTT thành lập Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia do Thứ trưởng thường trực Lê Nam Thắng làm Trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo các 10 [...]... Version 6 (IPv6) Specification: Đặc đính kỹ thuật về giao thức Internet phiên bản 6 12 • RFC 2 461 : Neighbor Discovery for IP Version 6 (IPv6): Phát hiện láng giềng cho giao thức IPv6 • RFC 2 462 : IPv6 Stateless Address Autoconfiguration: Tự động cấu hình địa chỉ phi trạng thái của IPv6 • RFC 4443: Internet Control Message Protocol (ICMPv6) for the IPv6 Specification: Giao thức bản tin điều khiển trên Internet. .. sau RFC 2 460 đều lấy RFC 2 460 là tiêu chuẩn cơ sở để viện dẫn 6 Nội dung Tiêu chuẩn quốc gia Tên dự thảo TCVN: Giao thức Internet phiên bản 6 – Đặc tính kỹ thuật Cấu trúc: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phạm vi áp dụng Tài liệu viện dẫn Giới thiệu về IPv6 Thuật ngữ Định dạng Mào đầu của IPv6 Các Mào đầu mở rộng của IPv6 6. 1 Thứ tự của Mào đầu mở rộng 6. 2 Các tùy chọn 6. 3 Tùy chọn Mào đầu Hop-by-Hop 6. 4 Mào đầu... Internet, phiên bản 6 – Đặc tính kỹ thuật dựa trên tài liệu IETF RFC 2 460 (1998) Internet protocol, version 6 - Specification” có các lý do sau: • RFC 2 460 được IETF xếp vào danh mục các tiêu chuẩn lõi của bộ tiêu chuẩn IPv6, do vậy đây là một tiêu chuẩn cơ sở • RFC 2 460 được tổ chức IPv6 forum xếp vào danh mục các tiêu chuẩn cơ sở cho các bài kiểm tra, chứng nhận thiết bị • Rất nhiều tiêu chuẩn về IPv6... IPv6 Nhật Bản xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật IPv6 trên cở sở thừa nhận tiêu chuẩn quốc tế Cơ quan chứng nhận hợp chuẩn cho các thiết bị IPv6 là Viện hợp chuẩn các thiết bị viễn thông Nhật Bản (JATE - Japan Approvals Institute for Telecommunications Equipment) Các tiêu chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp chuẩn đều sử dụng chung các tiêu chuẩn khuyến nghị của chương trình IPv6 Ready Logo mà Nhật Bản. .. thích các thiết bị IPv6 và cung cấp lô gô IPv6 Ready tại Đài Loan 15 Trung quốc: Quá trình tiêu chuẩn hóa IPv6 của Trung Quốc đã bắt đầu 9 tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng: Cơ bản về giao thức IPv6, yêu cầu chung về mạng tổng thể IPv6, giao thức phát hiện hàng xóm, tự động cấu hình địa chỉ phi trạng thái, IPv6 di động và giao thức định tuyến (OSPF, BGP4, ) Trung tâm kiểm tra IPv6 toàn cầu Viện Internet. .. khiển trên Internet cho IPv6 • RFC 2 464 : Transmission of IPv6 Packets over Ethernet Networks: Sự truyền tải của các gói tin trên mạng Ethernet • RFC 4291: Internet Protocol Version 6 (IPv6) Addressing Architecture: Kiến trúc địa chỉ cho IPv6 Phần 2: Các tiêu chuẩn khác như • RFC 61 39: Routing and Addressing in Networks • RFC 61 19: IPv6 Traffic Engineering • RFC 61 06: IPv6 Router Advertisement Options... Bindings • RFC 60 85: Address Mapping of IPv6 Multicast Packets on Ethernet • RFC 60 81: Teredo Extensions 13 • RFC 60 59: Simple Procedures for Detecting Network Attachment in IPv6 • RFC 60 58: Transient Binding for Proxy Mobile IPv6 • RFC 60 52: IPv6 Addressing of IPv4/IPv6 Translators • ……… Tổ chức IPv6 Forum và Lô gô IPv6 Ready Diễn đàn IPv6 (http://www.ipv6forum.com) hay chương trình Lô gô IPv6 Ready là... tương tác IPv6 nhằm mục đích để tăng sự tự tin của người dùng bằng cách chứng minh rằng IPv6 có sẵn và sẵn sàng sử dụng Nhiệm vụ của ủy ban IPv6 Ready Logo là xác định các thông số kỹ thuật, kiểm tra sự phù hợp và thử nghiệm khả năng tương tác IPv6, cung cấp truy cập với công cụ tự kiểm tra và cung cấp những Logo IPv6 Ready Các phòng thử nghiệm chấp thuận IPv6 Ready Logo • BII (China) – Viện Internet Bắc... chuẩn kỹ thuật quốc gia cho IPv6, trong khi đó trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề triển khai IPv6 đã là vấn đề cấp thiết Một trong những khó khăn gặp phải trong lộ trình triển khai IPv6 đó là chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho IPv6 do đó việc triển khai thiếu đồng bộ 16 Nhu cầu của các doanh nghiệp: Trong các buổi làm việc của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia với các doanh nghiệp Internet. .. diễn đàn IPv6 Từ năm 19 96 họ đã đi tiên phong trong thử nghiệm IPv6, tập trung vào cung cấp các dịch vụ thử nghiệm cho người dùng và đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ IPv6, đạt được tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và cung cấp thử nghiệm USGv6 Phòng thí nghiệm tương hợp – Đại học New Hampshire được thực hiện chứng nhận tương thích IPv6 và cung cấp lô gô IPv6 Ready Nhật Bản: Nhật Bản là một trong số những nước . Có 6 tiêu chuẩn lõi: • RFC 2 460 : Internet Protocol, Version 6 (IPv6) Specification: Đặc đính kỹ thuật về giao thức Internet phiên bản 6 12 • RFC 2 461 : Neighbor Discovery for IP Version 6 (IPv6):. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Giao thức Internet phiên bản 6 Các thông số kỹ thuật HÀ NỘI – 11/2012 MỤC LỤC Trang 1. Sự. thảo TCVN: Giao thức Internet phiên bản 6 – Đặc tính kỹ thuật. Cấu trúc: 1. Phạm vi áp dụng 2. Tài liệu viện dẫn 3. Giới thiệu về IPv6 4. Thuật ngữ 5. Định dạng Mào đầu của IPv6 6. Các Mào đầu