1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đường lối ĐCS viet nam

7 296 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 27,56 KB

Nội dung

Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhânquốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình.

1. Vì sao giai cấp nông dân VN tuy đông (/ 90% dân số) nhưng chỉ là lực lượng tham gia CM, còn giai cấp công nhân tuy ít, non trẻ nhưng vẫn là lực lượng lãnh đạo CM? (4 ý) Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm khoảng 1% số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhânquốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình. Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn điền. Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế. Họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh được với giai cấp nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Khi được tổ chức lại và hình thành được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. 2. So sánh chính cương tháng 2/1930 với luận cương tháng 10/1930. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó? (so sánh về phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể, lực lượng lãnh đạo, vị trí quốc tế.) *Giống nhau: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau sau: -Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách -Đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày -Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân -Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với VSTG nhất là vô sản Pháp -Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân Như vậy sở dĩ có sự giống nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga *Khác nhau: Tuy cả 2 căn kiện trên có những điểm giống nhau nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản :Cưong lĩnh chính trị xây dựng đường lối của CMVN còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương) cụ thể: -Xác định kẻ th ù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM: +Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của CMVM là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của CM, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho VN hoàn toàn độc lập, nhân dân đượcc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xác định: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập đua lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù , nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nước thuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân VN chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội +Lực lượng CM:t rong cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ra mặt phản cách mạng. Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ Hạn chế: sử sụng 1 cách dập khuân máy móc chủ nghĩa M -L vào CM VN, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đánh giá không đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS, địa chủ yêu nước, chưa xác định nhiệm vụ hành đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDT 3. Nghệ thuật chớp thời cơ trong cao trào kháng Nhật, cứu quốc và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần? - Nhận định Cách mạng tháng 8 thành công là một quá trình chuẩn bị của Đảng ta. - Cương lĩnh chính trị đầu tiên ra đời đúng đắn phù hợp và điều đó minh chứng qua : . Cao trào cách mạng 1936-1939 (đây được xem là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho CMT8-1945) . Cao trào cách mạng 1936-1939 (được Đảng xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2) . Cao trào cách mạng 1939-1945 là bước chuẩn bị công phu (Hội nghị TW 6 đã đặt vấn đề dân tộc là cốt lõi, tạm gát thành lập chính phủ Xô Viết để thành lập chính phủ cộng hòa dân chủ vào tháng 9/1945) + Hội nghị TW7 (11/1940) đ/c Trường Chinh chủ trì đã đưa đấu tranh vũ trang vào chương trình nghị sự. + Hội nghị TW8 (5/1941) do Nguyễn Ai Quốc chủ trì đã tìm ra con đường khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền mang bản sắc Việt Nam (khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi từng bước tiến tới giành chính quyền) đã được áp dụng thành công trong cách mạng tháng 8. Chủ trương của Đảng ngày 12/3/1945 với bản chỉ thị lịch sử : “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Đảng xác định thời cơ cách mạng : - Nhật đã đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh vô điều kiện. - Chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. - Quân đội các nước đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật. - Đảng xác định, việc giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạu đua nước rút với quân Đồng minh, sao cho phải giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Đông dương. Chính vì chỗ biết vận dụng thời cơ chủ quan – khách quan, xác định tình hình, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã quyết định thắng lợi CMT8 – 1945. 4. Chứng minh nhận định Hồ Chí Minh: sau năm 1945 hoàn cảnh Việt Nam như: “ngàn cân treo sợi tóc”? (thù trong giặc ngoài) 1. Những thuận lợi - Dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập, tự chủ và bước đầu được hưởng những quyền lợi do chính quyền cách mạng đem lại, nên họ vô cùng phấn khởi và sẵn sàng đứng lên để bảo vệ quyền lợi ấy. - Đảng và Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo giờ đây đã vững vàng và dày dặn kinh nghiệm sau 15 năm thử thách, tôi luyện. - Hệ thống chủ nghĩa xã hội đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới đang phát triển mạnh mẽ đã cổ vũ nhân dân ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ thành quả của cách mạng. 2. Những khó khăn Về đối nội: Ngay sau khi giành được độc lập, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: - Nạn đói: Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. Đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy. Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ. Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946. - Nạn dốt với hơn 90% dân số không biết chữ. Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc tràn lan. - Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1.230.000 đồng, trong đó có đến một nửa là tiền rách không dùng được. Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát. Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta. Về đối ngoại - Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) 20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt Đảng Cộng Sản Đông Dương, lập nên chính quyền tay sai của chúng. Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã lập nên chính quyền phản động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên. - Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào) Quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Các lực lượng phản động thân Pháp như Đảng Đại Việt, một số giáo phái hoạt động trở lại và chống phá cách mạng. Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước. Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá lớn đối với Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang còn non trẻ lúc bấy giờ. Việt Nam lúc này như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 5. Tại sao chúng ta thực hiện nguyên tắc thêm bạn bớt thù? (cùng lúc chúng ta không thể đối phó với tất cả các kẻ thù này.) Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù” (1) . Đó là nguyên tắc chung của mọi cuộc cách mạng, đối với một dân tộc nhỏ lại phải đối đầu với các kẻ thù mạnh và thâm độc thì việc “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết” càng trở nên cấp thiết. Đối với Hồ Chí Minh, “thêm bạn, bớt thù” vừa là tư tưởng trong dạng thức các luận điểm lý luận, vừa là phương pháp với tư cách là “là hợp điểm giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức và hành động” (3) , vừa là nghệ thuật khi phương pháp đã đạt tới sự uyển chuyển để mang lại những hiệu quả to lớn, Sau Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước muôn vàn khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là “nguy cơ giặc ngoại xâm” khi trên mảnh đất Việt Nam nhỏ bé cùng hiện diện quân đội của các quốc gia hùng mạnh như Nhật, Anh, Pháp và quân đội Tưởng Giới Thạch. Trong tình thế đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Không nên cùng một lúc đánh tay 5, tay 6 với lũ cướp nước và bán nước. Đấm bằng cả hai tay một lúc là không mạnh’’ (6) . Chân lý hiển nhiên đó như một lẽ phải thông thường của cuộc sống đã được Hồ Chí Minh vận dụng, cụ thể hóa vào thực tiễn và trở thành “mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch” (7) . 6. Vì sao thực dân Pháp là kẻ thù chính? thực dân pháp theo sau quân anh vào miền nam hòng chiếm nc t một lần nữa pháp là 1 nước thắng trận xong lại tổn thất nhiều, do đó cần phải tăng cường vơ vét bóc lột pháp đã chiếm nước ta gần thế kỉ sau cm t8 chúng ta đối mặt với 2 kẻ thù chính là pháp theo sau quân Anh và quân tưởng + phản động thực ra thực lực của quân tưởng Đảng xác định là chúng sẽ ko dễ dàng chiếm dc nước ta giữa lúc ấy cần phải hòa hoãn với Tưởng, để tránh đối mặt với 2 kẻ thù cùng lúc Đảng đã xác định kẻ thù chính và lâu dài là Pháp chứ ko phải tưởng 7. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? (thể hiện qua 3 văn kiện trang 85) a. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối. – Hành động của Pháp: + 02/09/1945 Pháp nổ súng bắn lén vào ngày lễ mít tinh kỷ niệm ngày độc đập của nhân dân Sài Gòn làm 50 người chết và bị thương. + Đêm 22 rạng 23/09/1945 được sự hậu thuẫn của Anh quân P mở màn đánh chiếm SG (mở đầu cuộc xl lần 2 của P). + 20/11/1946 P đổ bộ lên Lạng Sơn và Hải Phòng. + 17/12/1946 gây ra vụ thảm sát tại phố Yên Ninh, Hàng Bún HN. + 18/12/1946 P gửi tối hậu thư cho CP, ngang nhiên đồi điều kiện hết sức ngang ngược “đòi kiểm soát trật tự trị an ở HN, đòi chiếm các trụ sở quan trọng”. Nếu chúng ta k đáp ứng yêu cầu đó thì chậm nhất 20/12/1946 P sẽ hành động. + 20h 19/12/1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cho tắt điện cả tp HN làm hiệu lệnh chiến đấu. + Rạng sáng ngày 20/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh phát “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” động viên toàn thể đồng bào đứng lên đánh đuổi thực dân cứu nước được vang lên trên tất cả các đài tiếng nói VN. – Các đk thuận lợi: + Là cuộc chiến tranh mang tính chất chính nghĩa. + Thiên thời địa lợi nhân hòa có đầy đủ các yếu tố để ta đứng dậy tổng khởi nghĩa. + Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh định thôn tính NB của P bị phá sản. – Khó khăn: + Pháp chiếm được Lào, Campuchia và mốt số nơi ở Nam Bộ VN, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở Miền Bắc. + Tương quan so sánh ta và địch bất lợi cho ta, quân P có vũ khí tối tân hơn ta. + Ta bị bao vây 4 phía, chưa đc nước nào công nhận giúp đỡ. + Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm vẫn đang hoành hành. • Quá trình hình thành đường lối: – Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước trong quá trình chỉ đạo Nam bộ kháng chiến, qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn của địch cũng như từ thực tiễn chuẩn bị lực lượng về mọi mặt của ta. – Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc, Đảng ta nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc là thực dân Pháp, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng. Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam. – 19/10/1946 Ban thường vụ TW Đảng họp hội nghị mở rộng do Trường Chinh chủ trì thông qua nhận định: “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp”. Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. – Trong chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” ngày 05/11/1946, Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng. – Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố sát trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 22/12/1946, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trương Chinh xuất bản đầu năm 1947. b, Nội dung đường lối kháng chiến giai đoạn 1946 – 1950 – Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”. – Tính chất kháng chiến: đây là cuộc k/c có tính chất chính nghĩa, chiến đấu để bv tự do. Là cuộc CM gpdt và dân chủ mới. – Nhiệm vụ kháng chiến: Thực hiện đánh đuổi TDP xâm lược, giành đọc lập dân tộc và thống nhất dân tộc, vừa kiến quốc, vừa kiến nước, xd chế độ dân chủ nhân dân. – Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. + Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài. + Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó: • Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. • Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”. • Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng. • Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. • Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,… + Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch. + Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. + Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi. Ý nghĩa: – Xác định đúng kẻ thù chính -> chiến lược đúng đắn. – Chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công DBP để gp miền B thống nhất. – Thể hiện sự sáng suốt, tài tình của DCSVN 8. Phân tích đường lối CM miền Nam? (hội nghị trung ương lần thứ 15. Qua nghị quyết hội nghị 15) Phong trào cách mạng miền Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng chung của toàn quốc. Công tác đẩy mạnh phong trào cách mạng miền Nam là để thực hiện một nhiệm vụ trong ba nhiệm vụ chiến lược chung của toàn quốc để nhằm thực hiện mục đích chung của toàn quốc là: giữ gìn hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ chung cho cả toàn quốc. Vị trí của phong trào cách mạng miền Nam là cùng với toàn quốc tranh đấu thực hiện mục đích chung ấy của toàn quốc. Đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Mỹ - Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính chất dân tộc độc lập, để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế quốc phong kiến độc tài phát xít Mỹ - Diệm để cùng với toàn quốc thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc. Hai mục đích ấy dính chặt với nhau làm một. Vì chỉ trong quá trình tranh đấu của phong trào cách mạng chung của toàn quốc chống Mỹ - Diệm để thực hiện hoà bình thống nhất mới tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân miền Nam tranh đấu chống lại những chính sách độc tài phát xít của Mỹ - Diệm; và đồng thời cũng trong quá trình tranh đấu của phong trào cách mạng miền Nam chống lại chính sách đế quốc phong kiến của Mỹ - Diệm để tự giải phóng cho mình, mới tạo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc tranh đấu hoà bình thống nhất đất nước. Chúng ta phải nhận rằng: chính quyền miền Nam hiện nay không phải chỉ là một chính quyền của đế quốc phong kiến bại trận để lại, nó là một chính quyền thực dân kiểu mới của một đế quốc xâm lược đương muốn gây chiến tranh, là đế quốc Mỹ. Bọn đế quốc Mỹ mặc dù bị hết thất bại này qua thất bại khác, đương bị dần dần cô lập trên thế giới, mộng xâm lǎng thế giới của chúng đã bị tan vỡ trước sức mạnh của phe xã hội dân chủ hoà bình trên thế giới, trước sự phát minh tiến triển của Liên Xô về nguyên tử và khinh khí để bảo vệ hoà bình, nhưng bọn tài phiệt của chúng vẫn đeo đuổi chính sách chiến tranh để mong giải quyết nguy cơ khủng hoảng của chúng. Chính bọn đế quốc xâm lược muốn gây chiến tranh này đương cầm đầu bọn phong kiến Ngô Đình Diệm hiếu chiến, trả thù, sự cấu kết ấy đã phát sinh ra một chế độ độc tài phát xít tàn ác thâm độc. Phong trào cách mạng miền Nam phải nhận rõ đối tượng của mình là đế quốc xâm lược phát xít Mỹ và phong kiến độc tài trả thù hiếu chiến Diệm. Chính quyền đế quốc phong kiến ấy đương hung hǎng trả thù và muốn gây chiến, đương áp bức bóc lột tàn sát nhân dân ta. Nhân dân ta quyết không tha thứ chúng, nhất định sẽ đập tan âm mưu thâm độc của chúng, vì chính nghĩa là về ta, sức mạnh sẽ về phía ta, ở trong nước cũng như trên thế giới. 9. Phân tích đường lối CM hai miền? (địa hội III 1960) 10. Cương lĩnh nào đề cao giải phóng dân tộc? ( chính cương) 11. Cương lĩnh nào đề cao giải phóng giai cấp. (luận cương) 12. Phân tích chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng? (hoàn cảnh thế giới, trong nước, 3nội dung, ý nghĩa ) . Pháp chứ ko phải tưởng 7. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? (thể hiện qua 3 văn kiện trang 85) a. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối. – Hành động của Pháp: + 02/09/1945. giúp đỡ. + Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm vẫn đang hoành hành. • Quá trình hình thành đường lối: – Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước trong quá trình chỉ đạo Nam bộ kháng. lãnh đạo CMVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân -Khẳng định CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải

Ngày đăng: 10/11/2014, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w