1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân cấp quản lí FDI ở việt nam

32 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 64,59 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 Chương 1: Lý luận chung 3 1. Khái niệm FDI 3 2. Khái niệm phân cấp quản lý FDI 3 3. Tại sao cần phải phân cấp quản lý FDI? 3 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý FDI 4 4.1 Bối cảnh và xu thế phát triển kinh tế xã hội ở địa phương 4 4.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền ở địa phương 5 4.3 Mức độ phân cấp về quản lý hành chính – kinh tế – xã hội giữa các cấp chính quyền 5 Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam 6 1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 6 1.1 Diễn biến nội địa 1.2 Góc nhìn quốc tế 1.3 Việt Nam hướng tới thị trường toàn cầu 2. Thực trạng phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam 10 2.1 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam 10 2.2 Tình hình quản lý FDI 13 2.3 Chuyển đổi phân cấp quản lí FDI 2.3.1 Trước năm 1996 2.3.2 Từ năm 1996 đến nay 3. Đánh giá kết quả và hiệu quả của việc phân cấp quản lý FDI 17 3.1 Kết quả đạt được 17 3.2 Hạn chế 18 3.3 Nguyên nhân 20 Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam 21 1. Các chính sách, chủ trương của chính phủ 21 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam 24 KẾT LUẬN 27 Tài liệu tham khảo 28 1 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các nước trên thế giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng. Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nươc ngoài được nhìn nhận như là một trong những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm…FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, nhóm chúng em nghiên cứu đề tài: “Phân cấp quản lí FDI ở Việt Nam” để hiểu thêm về việc phân cấp quản lí FDI như trong thời gian qua như thế nào để phát huy hơn nữa vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. 2 NỘI DUNG Chương 1: Lý luận chung. 1. Khái niệm FDI Ngày 12-11-1996, Quốc hội đã thông qua luật mới về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo điều 2 của luật này, FDI là “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Như vậy, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 2. Khái niệm phân cấp quản lý FDI Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp, các hạng để dễ dàng quản lí. Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Phân cấp quản lý FDI là việc phân chia từ cao xuống thấp (từ chính phủ đến địa phương) các công việc liên quan đến thu hút vốn FDI, cấp phép đầu tư, thực hiện và đưa vào hoạt động các công trình đầu tư. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có quan niệm cho rằng, phân cấp trong đầu tư nước ngoài có thể theo hai hướng: một 3 hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau. 3. Tại sao cần phải phân cấp quản lý FDI? Khi quyền lực tập trung quá mức vào một cơ quan quản lý duy nhất hay một bộ phận nào đó, rất dễ dẫn đến tình trạng quan liêu độc đoán. Chỉ vì ý kiến của cá nhân hoặc tầm nhìn thiển cận mà bỏ sót đi những cơ hội đầu tư, phát triển. Bên cạnh đó còn có thể đưa ra những quyết định mang tính cá nhân, không đem lại lợi ích cho xã hội. Ngoài ra, việc tập trung quyền lực có thể gây ra quá tải trong công việc. Vì mỗi vùng, mỗi địa phương đều có một đặc điểm, thế mạnh và những điểm yếu riêng. Việc một cơ quan phải nắm hết đặc điểm của từng địa phương, đưa ra kế hoạch thu hút, quản lý FDI, chính sách phát triển phù hợp cho tất cả là hết sức khó khăn. Chưa kể đến việc chỉ thụ động áp dụng các chính sách, kế hoạch từ trên đưa xuống sẽ làm giảm tính năng động trong việc thu hút FDI, mức độ tự chủ trong quản lý và đưa ra các kế hoạch sử dụng vốn cho phát triển của các địa phương.  Phân cấp FDI là cần thiết cho sự phát triển của địa phương, của vùng lãnh thổ và cả đất nước. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý FDI. 4.1 Bối cảnh và xu thế phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương không có sự biến động lớn sẽ thu hút FDI, tạo nên sự ổn định trong các nhà đầu tư. Khi nền kinh tế, chính trị xã hội bất ổn định thì sức thu hút FDI trên địa bàn bị ảnh hưởng, nhiệm vụ thu hút vốn, chi cho phát triển kinh tế, chi cho đảm bảo an ninh quốc phòng và giải quyết các vấn đề xã hội phải thay đổi theo chiều hướng khác. Khi nền kinh tế càng phát triển khả năng tích luỹ của nền kinh tế càng lớn, khả năng thu hút vốn FDI và chi cho đầu tư phát triển càng cao. Như vậy cơ chế phân cấp quản lý FDI cũng vì thế mà phải thay đổi cho phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang là nhân tố ảnh hưởng lớn đến phân cấp quản lý FDI ở 4 mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Bởi lẽ, sự tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong thời kỳ mới. Trong thời kỳ hội nhập, Nhà nước không can thiệp sâu sắc và trực tiếp vào nền kinh tế mà chỉ đóng vai trò là người cầm cân nảy mực, tạo môi trường hành lang pháp lý cho nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Vì vậy đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phân cấp quản lý FDI. 4.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền ở địa phương Đây là một nhân tố có tính đặc thù mà cần được quan tâm. Tính đặc thù đó thường được biểu hiện ở những đặc điểm tự nhiên về địa hình (như miền núi, vùng đồng bằng, đô thị), vùng có tài nguyên, có địa thế đặc biệt hay có điều kiện xã hội đặc biệt (như lợi thế trong phát triển du lịch dịch vụ, phát triển khu cụm công nghiệp, dầu mỏ, khoáng sản…) hoặc có điều kiện xã hội đặc biệt (như dân tộc, tôn giáo, trình độ dân trí, điểm nóng về chính trị…). Ở những vùng, những địa phương này có thể coi là một đối tượng đặc biệt của cơ chế phân cấp dẫn tới những nội dung phân cấp đặc thù cho phù hợp. Sự đa dạng về mặt xã hội tạo ra sự khác biệt về nhu cầu, sở thích đối với hàng hoá dịch vụ công do mức thu nhập tạo ra, sự đa dạng về về văn hoá, xã hội, chủng tộc cũng là những nguyên nhân đứng sau sự khác biệt này. Khi sự khác biệt nảy sinh thì đòi hỏi cơ chế phân cấp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả hơn. 4.3 Mức độ phân cấp về quản lý hành chính – kinh tế – xã hội giữa các cấp chính quyền Việc tổ chức bộ máy nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ nảy sinh yêu cầu hình thành những cấp quản lý vốn tương ứng với từng cấp hành chính đó. Tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện cần, bởi vì có nhiều cách khác nhau trong việc chuyển giao một bộ phận trong tổng thể các nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mỗi đơn vị hành chính. Chẳng hạn, có thể giao một số quyền lực huy động nguồn vốn FDI trên địa bàn, hoặc cho phép 5 toàn quyền quyết định mọi vấn đề thu, chi hay thực hiện việc chuyển giao kinh phí đảm bảo theo nhu cầu thực tế phát sinh. Những cách thức chuyển giao đó không thể diễn ra một cách tuỳ tiện mà nó phụ thuộc vào mức độ phân cấp về quản lý hành chính – kinh tế – xã hội giữa các cấp chính quyền nhà nước. 6 Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam. 1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam. 1.1 Diễn biến nội địa: Tài chính – Ngân hàng: Ngày 7-3-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của Nghị định này là Tập đoàn Bảo Việt, các NHTMCP duy trì tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ, trừ NHTMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank. Hiện tại, Nhà nước đang nắm 64,46% vốn Vietinbank. Cổ đông chiến lược của VietinBank là ngân hàng Nhật Bản The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ nắm 19,73% vốn. Ngày 25-3, NH Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (STB) sẽ trình đại hội cổ đông thông qua phương án sáp nhập NH Phương Nam (Southern Bank), đáp ứng chủ trương tìm một NH nhỏ sáp nhập từ 2013 của Sacombank và tái cơ cấu của Southern Bank. NH mới dự kiến sẽ có tên Sacombank, Phương Nam sẽ mất tên. Quy mô NH mới tăng mạnh từ 416 chi nhánh (của STB hiện tại) lên 560 điểm; vốn điều lệ lên trên 12.400 tỷ đồng; tài sản tăng thêm gần 50% lên hơn 240 nghìn tỷ. Chỉ đứng sau 4 NH Nhà nước là Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV; nhân sự của cả 2 bên có thể được giữ nguyên. * Tiền tệ: Mở cửa phiên giao dịch cuối tuần sáng ngày 8-3, giá vàng SJC trong nước được điều chỉnh giảm 80.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với cuối giờ chiều ngày 7-3. Cụ thể: Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá mua vào – bán ra vàng SJC ở mức 36,08 – 36,14 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng cùng thương hiệu niêm yết tại thị trường Hà Nội ở mức 36,08 – 36,16 triệu đồng/lượng, giá mua vào 7 ngang bằng nhưng giá bán ra cao hơn 20.000 đồng/lượng so với thị trường TP HCM. Trên thị trường thế giới hiện giá vàng niêm yết ở mức 1.340, giảm 9 USD/oz so với chiều ngày 7-3, tương đương 34,10 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 2,04 triệu đồng/lượng. * Thị trường chứng khoán (HOSE/HNX): Số liệu từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, 2 tháng đầu năm 2014, tổng cộng hơn 35.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đã được huy động thành công. Các ngân hàng vẫn là khách hàng chính đầu tư vào trái phiếu Chính phủ với tỷ lệ trúng thầu đạt tới 80%, tương đương gần 30.000 tỷ đồng chỉ trong 2 tháng đầu năm. Hầu hết các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Maritime Bank, VIB… đều tham gia đầu tư trái phiếu Chính phủ trong các phiên đấu thầu. Theo thông tin vừa được FTSE công bố, trong lần review danh mục đầu tiên của năm 2014, cổ phiếu SBT của Thành Thành Công Tây Ninh đã bị loại ra khỏi rổ chỉ số FTSE Vietnam Index do không đáp ứng yêu cầu về thanh khoản. Không có cổ phiếu nào được thêm vào. FTSE Vietnam Index là chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam ETF do Deutsche Bank quản lý. * Thông tin thị trường/doanh nghiệp khác: Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân cho biết, Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ các tổ chức KH-CN chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hình thành các doanh nghiệp KH-CN. Chương trình sẽ được khởi động từ năm 2014 này. Ngoài ra, Chính phủ đặt yêu cầu đến năm 2020, Việt Nam phải có 5.000 doanh nghiệp KH-CN. Từ 10-3 tới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ cấp giấy phép liên vận tuyến Campuchia – Lào – Việt Nam. Các loại phương tiện được cấp phép gồm: xe 8 thương mại và xe phi thương mại. Xe thương mại thuộc các đối tượng xe vận tải hành khách hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch, xe vận tải hàng hóa. * Nông nghiệp và biến đổi khí hậu: Ngày 7-3, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với một số thành viên của Liên hợp quốc, trong đó Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) là đầu mối chủ trì, đã ký kết “Chương trình chung Liên hợp quốc hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”. Tổng số tiền tài trợ cho dự án là gần 1,4 triệu USD; trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 1,1 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam khoảng 290.000 USD bằng hiện vật và tiền mặt. 1.2 Góc nhìn quốc tế * Về chính sách phát triển kinh tế VN: Theo báo cáo Tầm nhìn kinh tế: Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia) của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừa được công bố ngày 7-3, lĩnh vực ngân hàng hồi phục với các khoản nợ xấu ít hơn và lượng xuất khẩu tăng vọt sẽ giúp chỉ số GDP của Việt Nam đạt mức tăng mạnh 5,4% trong năm nay. Và điều này sẽ tiếp diễn một cách mạnh mẽ trong năm 2015 và năm 2016, với chỉ số tăng trưởng kinh tế chạm mốc 5,7% (VN+, 7-3). 1.3 Việt Nam hướng tới thị trường toàn cầu: * Địa Kinh tế: Ngày 6-3, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đã nâng dự báo tăng trưởng đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm 2014 lên 1,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với với mức dự báo mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 12-2013. Tăng trưởng kinh tế của Eurozone được dự báo sẽ tăng dần lên 1,5% trong năm 2015, và 1,8% trong năm 2016. Trong khi đó, lạm phát trong năm nay dược dự báo ở mức 1% , giảm không đáng kể so với dự báo trước đó, còn trong năm 2015 sẽ tăng lên 1,3% , năm 2016 sẽ là 1,5%. * Địa Chính trị: 9 Theo hãng AFP, giới chức Mỹ cho biết, các cơ quan tình báo của nước này sẽ bị giảm 5% ngân quỹ theo ngân sách đề xuất cho tài khóa 2015, một năm sau khi xảy ra các tranh cãi liên quan tới chương trình nghe lén điện tử của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Trưa 7-3 (giờ Moscow), một phái đoàn của Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea đã có các cuộc gặp với các Nghị sỹ Hạ Viện và Thượng Viện Nga. Tại các cuộc gặpnày, cả Thượng và Hạ viện Nga đều tỏ ý ủng hộ việc Crimea trở thành một phần của Nga. Ngày 6-3, Hãng tin RIA Novosti (Nga) cho biết, Quân khu Miền Tây của Nga đã bắt đầu cuộc tập trận phòng không bắn đạn thật quy mô lớn tại khu vực Kapustin Yar. Kapustin Yar, nằm cách biên giới Nga – Ukraine 450 km về phía đông. Cuộc tập trận phòng không tại đây có sự tham gia của khoảng 3.500 lính Nga và 1.000 khí tài quân sự trong vòng khoảng 1 tháng. Lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua triển khai 6 chiến đấu cơ F-16 dọc bờ biển Đen, sau khi một máy bay Nga bay gần không phận nước này trên bờ biển Đen. Đây là lần thứ hai vụ việc kiểu này diễn ra trong tuần. Thổ Nhĩ Kỳ hôm 3-3 cũng triển khai 8 chiếc F-16 để chặn máy bay do thám IL-20 của Nga, khi nó đang bay gần không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Bán đảo Crimea, thuộc Ukraine, nằm nhô ra ở phía bắc biển Đen, hiện là trung tâm cuộc đối đầu giữa Nga và chính phủ mới thân phương Tây của Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có miền bắc giáp với biển Đen. 2. Thực trạng phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam. 2.1 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam. Theo Cục Xúc tiến đầu tư – Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 15-12-2013 cả nước thu hút 21,628 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gồm vốn cấp mới và tăng thêm, tăng 54,5% so với 2012. Cụ thể: có 1275 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 14,272 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2012 và 472 lượt 10 [...]... những đặc thù của địa phương hơn Những qui định về phân cấp quản lí FDI đã đảm bảo quản lí thống nhất đồng thời cũng tạo nên sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan QLNN về FDI: cơ quan quản lí chung và cơ quan quản lí chuyên ngành, cơ quan QLNN ở trung ương và cơ quan QLNN ở địa phương Tuy nhiên việc phân cấp thẩm quyền quản lí trong cơ quan QLNN ở Việt Nam hiện đang tồn tại một trạng thái trái ngược... lí trong phân cấp quản lí giữa các cơ quan nhà nước mà cụ thể là giữa ban quản lí KCN và UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Từ khi giải thể ban quản lí KCN Việt Nam thì trừ ban quản lí các KCN lớn, các ban quản lí khác đều được chuyển về trực thuộc UBND cấp tỉnh, nhưng bên cạnh đó lại làm hiện hữu một số vấn đề bất cập: - Thứ nhất, các ban quản lí KCN được phân cấp thẩm định và cấp. .. thu hút FDI khi họ tìm hiểu những cơ hội đầu tư tại Việt Nam Quy định về phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và ban quản lí KCN, KCX, KCNC và KKT cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lí hoạt động đầu tư theo hướng mở rộng quyền cho các địa phương đã 18 góp phần tăng thêm quyền tự chủ cho cơ quan cấp dưới, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép, quản lí tốt hơn hoạt động FDI và... hiệu lực của bộ máy quản lí 2.2.2.3 Tình hình phân cấp quản lý FDI trong thời gian tới Phân cấp quản lý FDI - Không “co”, nhưng sẽ “siết” Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi được hỏi về những điều chỉnh trong cơ chế phân cấp quản lý FDI trong thời gian tới “Vẫn trao quyền để các địa phương chủ động 20 trong thu hút FDI, nhưng những dự án có ảnh hưởng liên tỉnh, liên... đã thu hút được trên 214 tỷ USD vốn FDI, có thể nói, có công rất lớn của cơ chế phân cấp Các văn bản pháp lý quy định cụ thể việc phân cấp quản lý FDI được ban hành có hệ thống và đồng bộ Tính thống nhất trong nội dung của các quy định ngày càng cao, thể hiện năng lực xây dựng pháp luật về vấn đề phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam được cải thiện đáng kể Việc phân cấp quản lý ngày càng cụ thể, rộng lớn... dự án để quản lí -Thứ ba, việc phân cấp được tiến hành đồng đều trên cả 63 tỉnh, thành phố trong khi không phải chính quyền địa phương nào cũng có đủ năng lực cần thiết để thẩm định các dự án nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, địa phương và nhà ĐTNN Cần phải vạch ra lộ trình phân cấp cho đến khi địa phương có đủ năng lực tiếp nhận phân cấp và điều hành vĩ mô hoạt động quản lí FDI 19 Phân cấp, phân quyền... đổi cơ chế quản lý và việc tiếp cận với một đối tượng quản lý mới khá phức tạp là dòng vốn FDI Nhận thức của các cấp quản lý chưa thật thống nhất, pháp luật và chính sách mới được ban hành chưa có thời gian thử nghiệm, tính nghiêm minh chưa cao Trình độ của đội ngũ còn hạn chế Việc đề cao cấp tỉnh là một cấp cạnh tranh và ban quản lý là một cấp quản lý mới trong hệ thống quản lý ở Việt Nam tạo nguy... nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư Để tiếp tục thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, cần tiếp tục cải tiến hệ thống quản lý, trong đó có hoàn thiện phân cấp quản lý FDI phù hợp điều kiện mới Thứ nhất, nâng cao nhận thức toàn diện về vấn đề phân cấp quản lý FDI là một vấn đề tăng quyền lực quản. .. huấn để thông báo và huấn luyện nghiệp vụ giải quyết các vấn đề được phân cấp về quản lý FDI 28 2 Một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam Để bảo đảm lợi ích quốc gia trong thu hút FDI thì cần tiến hành điều tra, nghiên cứu với thái độ khách quan, khoa học kết quả và vấn đề thực hiện chủ trương phân cấp toàn diện cho chính quyền tỉnh, thành phố từ 2006 để có phương án... công tác quản lý nhà nước các cấp về FDI về những kiến thức và kỹ năng quản lý phù hợp với cấp độ và công việc quản lý mang tính chuyên nghiệp cao; kết hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp với các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tận dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh trong hệ thống quản lý được phân cấp Các địa phương và các ban quản lý . MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 Chương 1: Lý luận chung 3 1. Khái niệm FDI 3 2. Khái niệm phân cấp quản lý FDI 3 3. Tại sao cần phải phân cấp quản lý FDI? 3 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý FDI. quản lý FDI ở Việt Nam 10 2.1 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam 10 2.2 Tình hình quản lý FDI 13 2 .3 Chuyển đổi phân cấp quản lí FDI 2 .3. 1 Trước năm 1996 2 .3. 2 Từ năm 1996 đến nay 3. Đánh giá. của việc phân cấp quản lý FDI 17 3. 1 Kết quả đạt được 17 3. 2 Hạn chế 18 3. 3 Nguyên nhân 20 Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam 21 1. Các chính sách, chủ trương

Ngày đăng: 10/11/2014, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w