Các chính sách, chủ trương của chính phủ

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lí FDI ở việt nam (Trang 26 - 32)

Tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Theo Nghị quyết, một trong các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới là điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư.

Để tiếp tục thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, cần tiếp tục cải tiến hệ thống quản lý, trong đó có hoàn thiện phân cấp quản lý FDI phù hợp điều kiện mới.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức toàn diện về vấn đề phân cấp quản lý FDI

là một vấn đề tăng quyền lực quản lý tập trung của Nhà nước và là phương thức tiếp cận có hiệu quả nhất đối với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực phát triển chứ không phải đơn thuần là vấn đề “phân quyền hay chia quyền lợi hoặc tản quyền”. Phân cấp góp phần giải phóng tiềm năng về quản lý của các cấp và chuyển mạnh nền kinh tế đất nước sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường khai thác triệt để nguồn lực trong và ngoài nước ở mọi cấp độ và phạm vi, mọi cơ hội và quan hệ. Để nâng cao nhận thức xã hội, cần coi trọng việc xây dựng hệ thống lý luận, nguyên tắc,quan điểm rõ ràng, nhất quán về vấn đề phân cấp quản lý FDI phù hợp với điều kiện Việt Nam trong WTO cũng như đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thích hợp đặc biệt đối với các cấp quản lý và các nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp và các đối tượng hữu quan. Tuy nhiên, cần hiểu rõ tính chất hai mặt của quá trình phân cấp này để lường trước những tác động tiêu cực đối với cả Nhà nước, doanh nghiệp và đời sống nhân dân để gia tăng tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu

cực. Vấn đề phân cấp quản lý FDI trong hội nhập quốc tế tích cực và chủ động cần được đưa vào văn kiện chính trị cao nhất để tạo ảnh hưởng lớn nhất về nhận thức.

Thứ hai, tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định, chính

sách và pháp luật thống nhất từ Trung ương đến các địa phương và các bộ, ban ngành... nhằm tạo môi trường pháp lý thống nhất, ổn định, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế làm chỗ dựa trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý nhà nước cũng như cải thiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, có hiệu lực và hiệu quả. Đồng thời, coi trọng việc thực hiện nghiêm minh các quy định pháp luật, có hình thức chế tài nghiêm minh khi các địa phương hoặc các cấp quản lý được phân cấp có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước. Các khoản thiệt hại do vi phạm cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài cần được quy về cơ quan hoặc cá nhân ra quyết định trực tiếp để nâng cao trách nhiệm cá nhân và tổ chức liên quan đặc biệt của cán bộ trực tiếp quyết định. Cần quy định một nguyên tắc hàng đầu là các quy định của các địa phương và các ban quản lý tuyệt đối không được vượt quá quy định của cấp Trung ương về các điều kiện ưu đãi, khuyến khích làm thiệt hại lợi ích quốc gia và địa phương.

Thứ ba, xây dựng bộ quy định thủ tục hành chính thống nhất và có tính

chất của một cuốn cẩm nang phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam để làm chỗ dựa cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, ban quản lý... các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như toàn xã hội hiểu rõ cơ cấu, cơ chế và chính sách, quy định về quản lý FDI. Cuốn tài liệu này còn là phương tiện để đẩy mạnh các hoạt động xử lý các sai phạm, khuyến khích đầu tư nước ngoài và phục vụ công tác xúc tiến. Các tài liệu này có thể được xây dựng thông qua việc khai thác các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan, doanh nghiệp, chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế. Đồng thời, thực hiện biên soạn, công bố trong khả năng có thể những trường hợp vi phạm cam kết với nhà đầu tư nước ngoài gây ra những khoản thiệt hại không nhỏ về

lợi ích của các địa phương và ngân sách quốc gia làm bài học tham chiếu đối với hoạch định chính sách đầu tư cấp trung ương và địa phương.

Thứ tư, đề cao vai trò hướng dẫn và tham vấn của các cơ quan nhà nước

cấp trên đối với các cấp quản lý về các vấn đề phức tạp, như: quy hoạch thu hút FDI, tổ chức hệ thống thông tin thống nhất và đồng bộ cả nước có kết nối với các nước khác... Đồng thời, cần chú trọng đánh giá hiệu quả phân cấp theo từng giai đoạn để phát hiện những vấn đề vi phạm quy định nhằm giải quyết kịp thời. Việc thông báo rộng rãi những vấn đề vướng mắc hoặc phát sinh trong FDI của các địa phương cần được thực hiện thường xuyên, cập nhật liên tục để làm cơ sở phân tích, đánh giá và phát hiện các vấn đề chưa hoàn thiện trong chính sách phân cấp để điều chỉnh thoả đáng và kịp thời. Có thể thiết lập một cổng thông tin hoặc một diễn đàn trao đổi thường xuyên về vấn đề này để cả các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các nhà quản lý các cấp có thể hiểu rõ tình hình để nhìn thấy trước những vấn đề nhằm giảm thiểu hoặc điều chỉnh phù hợp. Đây cũng là cách thức tạo mặt bằng thống nhất trong xử lý các vấn đề phát sinh.

Thứ năm,đầu tư nhiều hơn vào công tác đào tạo nguồn cán bộ thực hiện

công tác quản lý nhà nước các cấp về FDI về những kiến thức và kỹ năng quản lý phù hợp với cấp độ và công việc quản lý mang tính chuyên nghiệp cao; kết hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp với các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tận dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh trong hệ thống quản lý được phân cấp. Các địa phương và các ban quản lý khu công nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trước hết đối với các cán bộ hiện đang công tác trong lĩnh vực xây dựng quy hoạch, soạn thảo và công bố chính sách, quy định cũng như phương thức xử lý các vấn đề phát sinh. Các bộ đặc biệt là Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các cơ quan khác cần tổ chức nhiều lớp tập huấn để thông báo và huấn luyện nghiệp vụ giải quyết các vấn đề được phân cấp về quản lý FDI.

2. Một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý FDI ở Việt Nam.

Để bảo đảm lợi ích quốc gia trong thu hút FDI thì cần tiến hành điều tra, nghiên cứu với thái độ khách quan, khoa học kết quả và vấn đề thực hiện chủ trương phân cấp toàn diện cho chính quyền tỉnh, thành phố từ 2006 để có phương án điều chỉnh hợp lý, vừa phát huy dược tính sáng tạo của địa phương, vừa bảo đảm tính thống nhất luật pháp, nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước.

Ba phương án được kiến nghị:

 Phương án tối đa, điều chính hợp lý quy định phân cấp cho chính quyền địa phương, đối với những dự án quan trọng như điện năng, giao thông, công nghiệp chế tạo có vốn đầu tư từ 50 triệu USD, để bảo đảm lợi ích toàn cục trong phân bố lực lượng sản xuất theo vùng lãnh thổ và trong cả nước thì do Bộ KH&ĐT cấp phép sau khi có ý kiến của các bộ, ngành. UBND tỉnh, thành phố và Ban quản lý cấp phép các dự án quy mô vừa dưới 50 triệu USD. Trung Quốc mặc dù dân số mỗi tỉnh gần bằng hoặc nhiều hơn dân số nước ta nhưng vẩn duy trì cơ chế phân cấp như vậy.

 Phương án trung bình điều chỉnh một phần quy định phân cấp cho chính quyền địa phương: có cơ chế đặc thù đối với Hà Nội và TPHCM theo hướng giữ nguyên quy định phân cấp hiện tại; các tỉnh, thành phố thì thực hiện theo phương án tối đa.

 Phương án tối thiểu giữ nguyên quy định hiện hành với điều kiện quy hoạch ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ và địa phương được công bố công khai, chính quyền địa phương chỉ được cấp phép đầu tư trong khung khổ dự án đã được quy hoạch với trình tự và thủ tục chặt chẽ hơn, rà soát, bãi bỏ các quy định của chính quyền tỉnh, thành phố trái với thẩm quyền; các bộ, ngành xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và xử lý nghiêm mọi vi phạm.

địa phương, nhưng cũng là phương án mang tính thỏa hiệp không xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước đối với FDI.

KẾT LUẬN

Từ trước đến nay, cơ chế phân cấp FDI có sự thay đổi theo thời kỳ. Tại mỗi thời điểm, cơ chế thể hiện những ưu và nhược điểm của nó.

Trước đây, khi chưa có phân cấp, các chính sách của trung ương không thể phát huy hết những lợi thế của địa phương. Khi bắt đầu phân cấp, cơ chế đem lại những thay đổi mang tính tích cực cho nền kinh tế nước nhà. Nhưng việc lạm dụng cơ chế này đã đem lại nhiều bất cập.

Việc thay đổi cơ chế phân cấp FDI một lần nữa là cần thiết và khó khăn. Các nhà kinh tế học và hoạch định chính sách đã đưa ra những phương án thay đổi nhưng chưa có quyết định chính thức từ chính phủ về việc này.

Mong rằng trong tương lai, cơ chế phân cấp quản lý FDI mới sẽ kế thừa những ưu điểm của cơ chế cũ đồng thời khắc phục những nhược điểm hiện tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư http://mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt

2. Tạp chí điện tử Kinh tế và dự báo http://kinhtevadubao.com.vn/

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lí FDI ở việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w