1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hướng dẫn thư pháp nhập môn

20 691 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 868,67 KB

Nội dung

Lâu nay, khi nói đến thư pháp (Shu fa:书法), người ta thường chỉ nhắc đến Trung Hoa hay Nhật Bản, hoặc một số nước đồng văn khác như Nam – Bắc Triều Tiên hay Singapore. Điều đó dễ hiểu, bởi cái nôi của di sản thư pháp nhân loại chính là Trung Hoa Đại Lục, với lịch sử thư họa cả mấy nghìn năm. Còn Nhật Bản thì đã biết cách phát triển thư pháp thành thư đạo (Shodo: 書道). Rất nhiều nghiên cứu của các học giả ngôn ngữ hay các nhà thư họa tiền bối đã tổng kết và khẳng định sự ảnh hưởng của chữ Hán đến Việt Nam. Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, chưa có tài liệu ghi nhận người Việt có chữ viết hay chưa, tiếng Việt cổ đại là thứ ngôn ngữ thuộc họ MườngKhmer, khác hẳn họ ngôn ngữ với tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương Bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỳ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán, hay còn gọi là chữ Nho. Trong suốt thời gian Bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và người Việt Nam đã chấp nhận thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ HánViệt. Có rất nhiều từ HánViệt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc song song với sự phát triển của

1. Những điều cần biết trước khi thực hành môn thư pháp + Nhận thức + Ổn định nội tâm, khiêm tốn học hỏi 2. Chuẩn bị dụng cụ Văn phòng tứ bảo (bút, nghiên, giấy, mực) 3. Thực hành Cách cầm bút và tư thế viết a. Tính năng cây bút lông _ Bút lông gồm 2 phần : Phần đầu bút và phần cán bút - Cán bút chia làm 3 phần: Phần trên, phần giữa và phần cận (gần đầu bút). Tùy theo thói quen và tùy theo cách cầm bút người viết có thể sử dụng phần nào cũng được. - Đầu bút cũng chia làm ba phần: Phần đầu bút, lưng bút và cả bút. Khi viết chữ nhỏ phải sử dụng đầu bút, khi viết chữ to hoặc các điểm nhấn thì sử dụng lưng bút, khi viết chữ to hơn hoặc để vẽ các nét đậm, mạnh, cưng thì sử dụng cả đầu bút b. Cách cầm bút - Có hai cách cầm bút cơ bản: + Bằng không còn gọi là bằng gân – hoặc gọi là Không thủ pháp (không chạm tay vào cán bút vào mặt phẳng của bàn hoặc nền). + Bằng thịt còn gọi là bằng nhục – hoặc gọi là Nhục thủ pháp (cạnh bàn tay cầm bút hoặc ngón út tì lên mặt phẳng để tìm thế cân bằng cho nét chữ không bị run. Khác với cách viết thư pháp chữ Hán phải cầm bút bằng gân vì hướng viết từ phải sang trái nên nếu để tay chạm giấy sẽ làm nhòe chữ kế bên nên người nhập môn thư pháp sử dụng cách nào cũng được, miễn sao mình làm chủ được ngọn bút và thể hiện được ý nghĩ của mình mong muốn. c. Tư thế viết Có nhiều tư thế viết tùy theo hoàn cảnh và loại hình cần thực hiện. + Ba tư thế chính: - Sử dụng bàn (ngồi viết) - Sử dụng bàn không ghế (đứng viết) - Sử dụng bàn thấp không ghế (ngồi xếp bằng) + Ngoài ra, còn có các tư thế khác : bò nghiên, quỳ gối, đứng viết trên vách. d. Tập viết một số nét cơ bản Trước khi tập viết một số nét căn bản, người tập nên thực hành việc kẻ carô bằng cọ lông để luyện việc điều khiển ngọn bút, sao cho các nét cùng nhỏ đều hoặc lớn đều: từ chậm đến nhanh, nét vẽ không bị run hoặc cong lệch. Sau khi điều khiển được cọ lông qua việc kẻ carô, người học cần luyện những nét bút đầu tiên với một số nét căn bản sau: nét hoành (ngang), nét tung (sổ), nét chéo, nét cung và nét tròn. 1.Nét hoành (ngang) : Viết theo chiều thuận từ trái sang phải, mạnh ở nét hạ bút đầu tiên (nét đậm – ức), kéo nhanh bút (tốc) tạo thành nét thanh nhỏ, cuối cùng nhấn bút (ức). Yêu cầu phải luyện đến khi đường ngang phải thẳng đẹp. 2.Nét tung (nét sổ): Tương tự cách viết nét ngang, viết từ trên xuống. Yêu cầu phải luyện đến khi nét thẳng đứng. * Mục đích luyện hai nét này nhằm luyện tập tạo sự tương phản giữa nét đậm và nét thanh của các chữ sau này. 3. Nét phớt : mạnh ở nét hạ bút sau đó kéo nhanh ngang và buông bút, tạo sự tự nhiên của nét, có nhiều vết xước ở cuối nét. 4. Nét chéo: Tương tự như nét tung nhưng cố tình nghiêng trái hoặc nghiêng phải, viết theo hướng từ trên xuống 5. Nét cung : viết tương tự như chữ C. Cách viết ấn mạnh nét đầu và nhỏ dần ở cuối nét. [...]... bàn tay trái Khi mới tập viết, có người luyện kỹ pháp không bút trước, cách này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi công phu tập luyện cao Nếu bạn thành thạo kỹ pháp không bút thì bạn đã dàng điều khiển bút theo các kỹ pháp khác Ngược lại, nếu bạn luyện kỹ pháp tì bút trước thì bạn dễ làm quen và điều khiển bút nhanh hơn Nhưng sau này bạn muốn luyện sang kỹ pháp không bút sẽ gặp nhiều trở ngại, bạn thấy không... nét thanh tương tự nét sổ và ngang nhưng viết nhanh hơn trên đoạn đường dài hơn, và kết hợp với lối xoay cườm tay hoặc xoay đầu bút, nên tạo ra những vết xước 7 nét căn bản cho người mới bắt đầu nhập môn thư pháp chữ Việt Trên là một số nét căn bản, chủ yếu là những nét cong và thẳng Luyện những nét này giúp các bạn làm quen và sử dụng bút lông mực xạ một cách thuần phục, tránh sự lúng túng khi bắt... phongvan Thành viên Việt Thư Pháp Tham gia ngày: Oct 2009 Bài gởi: 6 CÁCH CẦM BÚT Cầm bút sao cho bút vuông góc với mặt giấy, khi viết các ngón tay và cổ tay phải thoải mái không gồng cứng Lưng thẳng, vai giữ nằm ngang và thả lỏng Nên tập cho mình một thói quen để giấy song song với cạnh bàn và vai, không nên để tờ giấy xéo và xoay người sang để viết Với tác phẩm có kích thư c vừa phải khi chuyển... cầm bút cao hay thấp và cầm theo cách nào cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào thể chữ và kích thư c của tác phẩm - CÁC CÁCH CẦM BÚT KHÁC Cách cầm đơn giản nhất là giữ sao cho các ngón tay nằm một bên thân bút và ngón trỏ nằm ở phía ngược lại Attachment: 44a nguchi.jpg [ 61.72 KB | Viewed 741 times ] Khi viết chữ với kích thư c nhỏ bạn có thể tựa nhẹ cánh tay vào cạnh bàn, chống nhẹ ngón tay út vào giấy hoặc... chỉ di chuyển các ngón tay, cổ tay, khủy tay chứ không di chuyển vai và toàn thân Tuỳ vào loại giấy, độ đặc lỏng của mực và thể chữ mà bạn chọn cho mình tốc độ viết phù hợp Đừng quan niệm rằng viết thư pháp phải viết thật nhanh mới hay Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút Khi viết, tay nhấc lên cao không chạm mặt... thể ngồi viết lâu được Nếu trong trường hợp vận bút có gì trở ngại, bạn nên kiểm tra lại tư thế và cách cầm bút, nếu mọi thứ ổn định và đúng cách mà đường bút vẫn chưa đạt thì bạn nên nghỉ ngơi Trích Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành của Đăng Học

Ngày đăng: 09/11/2014, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w