1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên

125 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ QUỲNH NAM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60-34-01 L L U U Ậ Ậ N N V V Ă Ă N N T T H H Ạ Ạ C C S S Ỹ Ỹ K K I I N N H H T T Ế Ế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Chí Thiện Thi Nguyên, năm 2012 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sƣ̣ cầ n thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Tính đến tháng 9 năm 2011 số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký hoạt động là 500.000, chiếm tỷ lệ hơn 98% trên tổng số doanh nghiệp hoạt động của nền kinh tế với tổng số vốn đăng ký 121 tỷ USD, hàng năm đóng góp hơn 40% cho GDP, 33% sản lƣợng công nghiệp, 30% giá trị xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng gióp đáng kể vào sự phát triển của đất nƣớc mà còn tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội [Tổng Cục thống kê, 2011]. Nhƣ vậy, có thể nói doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế, và là khu vực phát triển nhanh nhất góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những ƣu điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có đƣợc, đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi hiện nay ở nƣớc ta nhƣ có sức năng động, có khả năng thích nghi, dễ thay đổi công nghệ, rủi ro thấp, hiệu quả đầu tƣ tƣơng đối cao, dễ quản lý, Tuy nhiên, tiến trình hội nhập quốc tế vừa tạo ra nhiều cơ hội, vừa đƣa lại không ít thách thức cho từng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra sức ép buộc doanh nghiệp phải cải cách, đổi mới toàn diện về mọi mặt để tồn tại và phát triển. Riêng trong năm 2011 đã có gần 50.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm tỷ lệ 9%) phải tuyên bố phá sản hoặc giải thể. Do vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tìm ra những hƣớng đi đúng đắn để có thể vững vàng trong cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng. 2 Thái Nguyên, là một tỉnh nằm ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc, là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển sớm, trong những năm gần đây phát triển tƣơng đối nhanh, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Thời gian qua ngành công nghiệp Thái Nguyên luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, tuy nhiên công nghiệp phát triển chủ yếu theo chiều rộng đa ngành nghề. Sản xuất một số ngành công nghiệ p chủ lƣ̣ c nhƣ : dệt may, cơ khí, còn mang nặng gia công , nguyên vậ t liệ u, linh kiệ n chủ yế u nhậ p khẩ u , giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh chƣa cao, do ngành công nghiệp hỗ trợ chƣa phát triển mạ nh. Ngành công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp trợ giúp cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng thông qua việc cung cấp các chi tiết, linh kiện, phụ kiện và các sản phẩm hàng hóa dịch vụ trung gian khác. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ là một giải pháp quan trọng, là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự chuyển dịch trong ngành và chuyển biến mạnh về chất trong phát triển công nghiệp Thái Nguyên. Do đó, việc tìm ra giải pháp phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là rất cần thiết, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải php pht triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ở tỉnh Thi Nguyên”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý thấy đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc để từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Nghiên cứu thực tiễn phát triển DNNVV trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt nam - Phân tích thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng hoạt động doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa của tỉnh và các giải pháp tiếp tục thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề xuất các giải pháp tiếp tục phát triển của các doanh nghiệp này trong thời gian tới. - Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại một số DNNVV hoạt động trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Thời gian đƣợc nghiên cứu là những năm gần đây, chủ yếu là giai đoạn 2009-2011. 4 3.3. Khch thể nghiên cứu Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Mộ t số đóng góp chủ yếu của Luận văn - Phân tích đƣợc thực trạng và các nhân tố tác động đến phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề ra một số giải pháp chủ yếu có tính khoa học để tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong một số ngành công nghiệp nghiệp hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên . 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệ p công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 4: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệ p công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆ P CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NHỎ VÀ VỪA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khi niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, đa phần các định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa đều sử dụng số lƣợng lao động thƣờng xuyên nhƣ là một tiêu chí ƣu tiên, ngoài ra còn sử dụng quy mô vốn, quy mô doanh thu,…Đối với đa phần các quốc gia phát triển (Mỹ, Pháp, Nhật), những doanh nghiệp có số lao động từ 500 trở xuống thì đƣợc coi là có quy mô nhỏ và vừa, trong số đó những doanh nghiệp có số lao động 200 trở xuống đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành năm 2009 thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có khái niệm sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng lao động là tiêu chí ƣu tiên), cụ thể nhƣ sau: Quy mô Khu vực DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động (ngƣời) Tổng N.Vốn (tỷ đồng) Số LĐ (ngƣời) Tổng N.Vốn (tỷ đồng) Số lao động (ngƣời) I. NL – T.sản ≤10 ≤20 >10 - 200 >20-100 >200-300 II. CN-XD ≤10 ≤20 >10 - 200 >20-100 >200-300 III. TM- DV ≤10 ≤10 >10 - 50 >10-50 >50-100 Nhƣ vậy, định nghĩa này đã phân biệt rõ đƣợc doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của mình. 6 1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệ p nhỏ và vừa 1.1.2.1.Ưu điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa có những ƣu điểm nổi bật nhƣ sau: Một là, nhạy cảm, linh hoạt, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trƣờng: Thông thƣờng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động và linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh qua hệ thống tổ chức sản xuất, quản lý gọn nhẹ, công việc điều hành mang tính trực tiếp, đồng thời doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng đổi mới nhanh trang thiết bị kỹ thuật, thích ứng nhanh với thị trƣờng biến động. Hai là, vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp nhỏ và vừa không nhiều: Do là loại hình doanh nghiệp có quy mô sản xuất không lớn về mặt bằng sản xuất, số lao động, doanh số,… nên vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp nhỏ và vừa không nhiều, có thể bằng nguồn vốn tự có hay vốn vay mƣợn nhỏ. Do đó chúng tạo ra cơ hội đầu tƣ đối với nhiều ngƣời, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân trong nƣớc dù ở điều kiện văn hóa, giáo dục khác nhau đều có thể tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Chính vì thế mà ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng rất nhanh và chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ba là, hoạt động nhanh chóng và thu hồi vốn nhanh: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm, thƣơng mại dịch vụ,…vốn là những ngành thu hút vốn nhanh. Bốn là, sử dụng máy móc công nghệ trung bình và mang tính trung gian, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn liền với các công nghệ trung gian vốn là cầu nối giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Và lợi thế đặc biệt của công nghệ trung gian là sử dụng nhiều 7 lao động, từ đó tạo nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời dân. Điều này không những cần thiết đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam mà còn cần thiết đối với các nƣớc phát triển. Năm là, quan hệ chủ thợ tốt đẹp: Quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời quản lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa khá chặt chẽ, gần gũi thân thiết so với các doanh nghiệp lớn. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sáu là, khả năng hợp tác với các doanh nghiệp lớn là rất tốt: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thích hợp với sự biến động đa dạng của thị trƣờng, thích ứng với cuộc cách mạnh khoa học công nghệ hiện nay. Từ đó tạo ra cơ hội hợp tác, cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Bẩy là, ít chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế và ngƣợc lại cũng ít ảnh hƣởng đến nền kinh tế khi rơi vào khủng hoảng: doanh nghiệp nhỏ và vừa ít chịu ảnh hƣởng, tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế dây chuyền. Sự đình trệ, thua lỗ, thậm chí phá sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hƣởng không lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Tám là, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần diện tích nhỏ, đòi hỏi về cơ sở hạ tầng không quá cao. Vì thế có thể đƣợc đặt ở nhiều nơi trong nƣớc, từ thành thị cho tới các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo,…Đó chính là đặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể giảm bớt đƣợc sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng trong cả nƣớc, giảm bớt luồng chảy lao động tập trung vào các thành phố, để tiến hành công nghiệp hóa nông thôn. 1.1.2.2. Cc điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa So với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có một số yếu điểm nhƣ: 8 Thứ nhất, nguồn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có cũng nhƣ bổ sung để thực hiện quá tình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng vì bản thân doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp, khó xây dựng phƣơng án kinh doanh, chƣa tạo đƣợc sự tin cậy tín dụng cần thiết do xuất phát từ quy mô kinh doanh nhỏ của mình. Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ kỹ thuật công nghệ còn yếu kém, lạc hậu, khó có khả năng đầu tƣ công nghệ mới do vốn lớn, qua đó ảnh hƣởng đến năng suất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Thứ ba, trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, đặc biệt là những kiến thức về kinh tế thị trƣờng, về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng thiếu những nhà quản lý có trình độ, thiếu đội ngũ lao động lành nghề, thiếu chuyên gia cố vấn cho doanh nghiệp. Thứ tƣ, khả năng tiếp cận thông tin và tiếp cận thị trƣờng của các DNNVV bị hạn chế rất nhiều. DNNVV khó cập nhật đƣợc các thông tin trong kinh doanh và dễ bị các công ty lớn thôn tính. Thứ năm, hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân tán, rải rác nên khó quản lý và hỗ trợ. Thứ sáu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng suất lao động và sức cạnh tranh về kinh tế thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. DNNVV thiếu khả năng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ quốc tế, khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng hợp tác với bên ngoài. 9 1.1.2.3. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam Tại Việt Nam, ngoài những đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung nhƣ đã đề cập ở trên, các DNNVV Việt Nam còn có một số đặc điểm riêng cần nhấn mạnh, nổi bật là: Một là, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam rất đa dạng về loại hình tổ chức kinh doanh, về lĩnh vực kinh doanh, về hình thức sở hữu, về đị bàn hoạt động. Trƣớc kia trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, các DNNVV tồn tại chủ yếu dƣới hai loại là doanh nghiệp nhà nƣớc và hợp tác xã thì hiện nay chúng tồn tại, phát triển ở mọi thành phần kinh tế nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty liên doanh, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã,… Hai là, tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến các DNNVV tại Việt Nam là chủ yêu nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Do tính lịch sử của quá trình hình thành, phát triển các thành phần kinh tế của nƣớc ta, đại bộ phận các DNNVV đều thuộc khu vực ngoài quốc doanh mà điển hình nhất là kinh tế tƣ nhân. Bởi vậy, đặc điểm và tính chất của các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh, trong đó chủ yếu là khu vực tƣ nhân mang tính đại diện cho các DNNVV Việt nam. Ba là, các DNNVV Việt nam hiện nay gắn liền với công nghệ lạc hậu, trình độ nhân lực không cao, khả năng tiếp cận thông tin chƣa tốt. Bốn là, môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển của các DNNVV Việt nam đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều sự chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện của DNNVV. 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệ p nhỏ và vừa Các tổ chức kinh doanh nhỏ và vừa ở bất cứ quốc gia nào đều giữ một vai trò rất quan trọng và hỗ trợ cho tiến trình phát triển kinh tế, không chỉ trong những giới hạn cho phép đáp ứng nhu cầu trong cả nƣớc mà còn hỗ trợ [...]... một số ngành công nghiệp hỗ trợ qua các năm Cơ câu doanh nghiêp công nghiệp hỗ trợ ́ ̣ Y 35 2- Quy mô lao động bình quân 1 doanh nghiệp và tỷ trọng lao động của các doanh nghiệp công nghiêp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ trên tổng số lao động DNCN hỗ trợ 3- Quy mô vốn bình quân 1 doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa và tỷ trọng vốn của các doanh nghiệp công nghiêp nhỏ và vừa trong... DNCN tỉnh Thái Nguyên 4- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt đƣợc của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 1.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ 1- Doanh thu/tổng doanh thu của Ngành công nghiệp và tỷ trọng của tổng DNCNNVV/tổng DNCN 2- Số lƣợng cơ hội việc làm đƣợc tạo ra trong các doanh nghiệp công hỗ trợ và tỷ trọng so với ngành công nghiệp. .. các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? Những khó khăn trở ngại cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này là gì? - Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nào đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? - Những giải pháp nào góp phần phát triển các doanh nghiệp. .. HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NHỎ VÀ VỪA 1.3.1 Tiềm năng và nguồn lực Tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: các loại tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật Đây chính là thị trƣờng sản phẩm nguồn của công nghiệp hỗ trợ * Các loại tài nguyên thiên nhiên như: khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản và các điều... cán bộ công nhân viên ngƣời lao động trong doanh nghiệp để đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hỗ trợ trong tỉnh Thái 31 Nguyên và đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh * Phương pháp phỏng vấn cấu trúc Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã điều tra bằng phƣơng pháp. .. các công ty đa quốc gia Chính phủ nhiều quốc gia đã công nhận vai trò các loại hình doanh nghiệp này đƣợc coi là nguồn động lực và sức mạnh kinh tế cho sự phát triển mới và phát triển các mối quan hệ kinh doanh Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thể hiện nhƣ sau: Thứ nhất, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở Việt nam, nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nhỏ. .. lệch của mẫu và đƣợc tra từ bản phân phối  2 Sau đó dựa vào công thức tính n, xác định đƣợc số liệu điều tra là n = 37 mẫu tƣơng ứng với 37 doanh nghiệp Sau khi xác định đƣợc số mẫu điều tra, tác giả đi xác định doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đƣợc điều tra theo phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên 30 *Phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên Tỉnh Thái Nguyên với 108 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa Tác giả... tại doanh nghiệp Bên cạnh các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: tiềm năng, nguồn lực cho sự phát triển công nghiệp, nguồn lực tài chính, công tác khuyến công xúc tiến đầu tƣ, sự phát triển công nghệ thông tin,…các nhân tố từ nội tại doanh nghiệp: Vốn của chủ doanh nghiệp, trình độ của chủ doanh nghiệp, yếu tố công nghệ, yếu tố trình độ lao động trong doanh nghiệp, …ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển. .. nhƣng công nghiệp hỗ trợ không phát triển cũng làm cho môi trƣờng đầu tƣ kém hấp dẫn 1.2.3.2 Đặc điểm công nghiệp hỗ trợ Trong hoạch định chiến lƣợc và chính sách công nghiệp của một quốc gia, quan hệ giữa một ngành sản xuất công nghiệp với các ngành hỗ trợ là vấn đề quan trọng Phát triển hợp lý công nghiệp hỗ trợ sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển công nghiệp và kinh tế của quốc gia, lâu nay... trò và đặc điểm công nghiệp hỗ trợ 1.2.3.1 Vai trò công nghiệp hỗ trợ Thứ nhất, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng quyết định đối với khả năng cạnh tranh và có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hóa Tuy nhiên ngành công nghiệp hỗ trợ của nƣớc ta đang phải đối mặt với những khó khăn về nguồn vốn cũng nhƣ sức cạnh tranh của ngành đối với khu vực và thế giới Thứ hai, công nghiệp hỗ trợ . sở khoa học về phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệ p công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ở tỉnh Thái. CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NHỎ VÀ VỪA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khi niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa, . Nguyên. Chƣơng 4: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệ p công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆ P CÔNG

Ngày đăng: 08/11/2014, 21:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w