DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUSƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may...Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Globa
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may Error: Reference
source not found
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Global
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Global Sourcenet Ltd
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Luân chuyển chứng từ nghiệp vụ nhập hàng mua trong nước
của công ty Global Error: Reference source not found
BẢNG BIỂU
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GLOBAL SOURCENET LTD
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đượcthành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 004/GP-HY do Ủy ban nhân dântỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 20 tháng 02 năm 2001, trên cơ sở liên kết giữaFashion Sourcenet Ltd (Hoa Kỳ) và Merim Corporation (Hàn Quốc) nhằm thựchiện dự án sản xuất quần áo thời trang cao cấp, quần áo thể thao các loại xuất khẩu.Tổng số vốn pháp định ban đầu của công ty là 1.000.000 USD, vốn đầu tư ban đầucủa dự án la 3.300.000 USD Trụ sở Công ty và địa điểm thực hiện dự án là thônMinh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Thời gian hoạtđộng của dự án la 32 năm kể từ ngày được cấp phép
Theo Giấy phép điều chỉnh số 004/GPĐC1-HY do Ủy ban nhân dân tỉnhHưng Yên cấp ngày 25 tháng 09 năm 2001, Công ty Sejee Co., Ltd (Hồng Kông)nhận chuyển nhượng từ Công ty Merim Corporation để kế thừa toàn bộ quyền lợi,nghĩa vụ và trách nhiệm tài chính liên quan đến nội dung Giấy phép đầu tư, Hợpđồng liên doanh và các thoả thuận khác trong Công ty Global Sourcenet Ltd
Theo Giấy phép điều chỉnh số 004/GPĐC2-HY do Ủy ban nhân dân tỉnhHưng Yên cấp ngày 11 tháng 12 năm 2002, tổng số vốn pháp định của Công ty vàvốn đầu tư của Dự án lần lượt là 1.800.000 USD và 6.000.000 USD
Theo Giấy phép điều chỉnh số 004/GPĐC3/05/1 do Ủy ban nhân dân tỉnhHưng Yên cấp ngày 13 tháng 11 năm 2006, các bên chấm dứt thoả thuận về liên kếtđầu tư, Công ty Fashion Sourcenet Ltd chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa
vụ trong Công ty Global Sourcenet Ltd cho đối tác là Công ty Sejee Co., Ltd Công
ty được tổ chức lại và hoạt động trên cơ sở chủ sở hữu duy nhất là Công ty SejeeCo., Ltd (Hông Kông)
Trang 5Năm 2008, Công ty đã thực hiện đăng ký lại doanh nghiệp và dự án theo quyđịnh của pháp luật về đầu tư và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp Giấychứng nhận đầu tư số 051 043 000 039 ngày 30 tháng 06 năm 2008 Các thông tin
về Công ty và Dự án không thay đổi
- Tên Công ty : Global Sourcenet Ltd
- Địa chỉ : Thôn Minh Khai, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Global Sourcenet Ltd:
+ Chức năng: Chuyên sản xuất quần áo thời trang cao cấp, quần áo thể thao các loại để xuất khẩu
+ Nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh
đã được ban Tổng Giám Đốc phê duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu của các đơn đặthàng đã ký kết đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất, đáp ứng đúng yêu cầucủa khách hàng đồng thời xây dựng kế hoạch chiến lược lâu dài cho Công ty
Tuân thủ pháp luật về quản lý tài chính, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu
tư, cải tiến trang thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi và thực hiệnđúng nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách Nhà nước
Tổ chức lao động hợp lý tránh tình trạng dư thừa lao động, sử dụng hiệu quảcác tài sản: máy móc thiết bị, vật tư,… tiết kiệm chi phí kinh doanh
Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn chăm lo đến đời sống của côngnhân viên
Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng, mục tiêu cuối cùng là đemlại lợi nhuận để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển
Trang 6Ngoài ra để đưa Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn thìdoanh nghiệp phải luôn chú trọng đến vấn đề sau:
Tổ chức kinh doanh: Theo nguyên tắc chỉ đạo tập trung thống nhất của TổngGiám Đốc Công ty, phó Tổng Giám Đốc đến các đơn vị phòng ban, các phân xưởngsản xuất
Về tổ chức quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý có hệ thống từ cấp trên xuốngcấp dưới
Về nguồn nhân lực: Đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyênmôn đúng nghiệp vụ
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Global Sourcenet Ltd:
Đặc điểm của Công ty là sử dụng nhiều lao động, lao động nữ chiếm90% trong tổng số lao động Các sản phẩm may đều la may gia công cho kháchhàng và xuất khẩu theo chỉ định của khách hàng Do đó, doanh nghiệp không phải
tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp
Hầu hết, các sản phẩm may của doanh nghiệp được xuất khẩu đi các thịtrường Mỹ, Châu Âu, Canada, Italia, Hàn Quốc… tỷ lệ xuất khẩu trên giấy phépđăng ký kinh doanh là 80%, 20% là tiêu dùng nội địa nhưng trên thực tế đa sốdoanh nghiệp xuất khẩu 100%
Bảng 1.1
Tỷ lệ xuất khẩu đi các thị trường năm 2011
Nguồn: Bảng tổng hợp doanh thu năm 2011 của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một trong các nhà máy sản xuất gia công của nhà đầu tưnước ngoài, các đơn hàng đều do công ty mẹ (chủ đầu tư nước ngoài) ký kết vàchuyển đơn hàng cho doanh ngihiệp gia công Do vậy, doanh nghiệp chỉ được nhậngiá gia công cho sản phẩm theo đơn giá gia công đã ký kết trực tiếp với khách hànghoặc theo đơn giá mà chủ đầu tư bên nước ngoài thoả thuận với doanh nghiệp Vìvậy, doanh thu của doanh nghiệp thường thấp, giá trị xuất khẩu không cao do các
Trang 7chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm đều do bên nước ngoài cung cấphoặc do chủ đầu tư trực tiếp cung ứng.
Doanh nghiệp thường không chủ động về nguồn nguyên vật liệu cung ứng,hầu hết các nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đều do bên nước ngoàicung ứng và nhập khẩu vào Việt Nam, và chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuấtgia công sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chính là chi phí tiền lương chongười lao động
Theo nguồn tài liệu từ phòng kế toán cho thấy cơ cấu sản xuất sản phẩm 6tháng đầu năm 2011:
Coat/ Áo khoác: 1.82% Dress/ Váy dài: 26.72%
Jacket/ Áo Jacket: 25.56% Pant/ Quần: 24.81%
Skirt/ Váy ngắn: 16.66% Vest/ Bộ vest: 0.47%
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Global Sourcenet Ltd:
Sản phẩm may mặc là những sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ và phức tạptrong quá trình sản xuất Do vậy, quy trình công nghệ của doanh nghiệp là quy trìnhcông nghệ phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau.Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình sản xuất hợp lý để tiếtkiệm được thời gian và chi phí sản xuất
Thông thường, sản xuất sản phẩm may mặc gồm các bước chính sau:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến Phòngmẫu và kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và dịch tài liệu sang tiếng việt, tiến hành maythử sản phẩm và gửi cho khách hàng kiểm tra, nhận xét, góp ý và duyệt mẫu
Buớc 2: Sau khi khách hàng duyệt mẫu, sản phẩm mẫu được đưa xuống bộphận sản xuât để sản xuất hàng loạt theo kế hoạch sản xuất về số lượng, thời giangiao hàng đã ký với khách hàng
Bước 3: Sản phẩm sau khi hoàn thành nhập kho, đến thời hạn giao hàng đã
ký kêt, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá theo chỉ định của khách hàng
Các sản phẩm may mặc được sản xuất đều trải qua 4 giai đoạn sau:
Trang 8Cắt May Là Đóng gói, đóng thùng
Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được chuyển đến bộ phận cắt dựa trên cácphiếu yêu cầu nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất Sau khi cắt, bán thành phẩm sẽđược chuyển đến các xưởng may, mỗi công nhân ở xưởng may sẽ đảm nhận maymột bộ phận, một công đoạn của sản phẩm như may cổ, may tay, thân, áo, túi… rồilắp ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ đuợc chuyển sang bộphận KCS xưởng may để kiểm tra về điều kiện và chất lượng sản phẩm Khi sảnphẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận hoàn thiện để thực hiện các côngviệc tẩy, giặt Thông thường, công việc tẩy, giặt sản phẩm được thuê ngoài Sau đósản phẩm chuyển sang bộ phận là và bộ phận KCS hoàn thiện sẽ có trách nhiệmkiểm tra lại chất lượng sản phẩm trước khi chuyển sang đóng gói, đóng thùng Saukhi đóng gói, đóng thùng, sản phẩm được nhập kho thành phẩm
Mỗi giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất đều có những đặc trưngriêng và yêu cầu riêng, đòi hỏi trong mỗi công đoạn sản xuất đó phải được thực hiệnmột cách nghiêm ngặt và tuân theo quy tắc nhất định đã được xây dựng nhằm đảmbảo sự an toàn cho người lao động, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu và thời giangiao hàng đúng theo hợp đồng đã kýkết Trong quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm may thì sản phẩm của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau
Dưới đây là mô hình mô tả chi tiết quy trình công nghệ sản xuất sản phẩmmay của công ty Global Sourcenet Ltd
Trang 9Dịch vụ tẩy, giặt
Bộ phận may mẫu sẽ cắt và may sản phẩm mẫu
Phòng mẫu và bộ phận kỹ thuật dịch tài liệu, nghiên cứu và cắt mẫu giấy
KCS Hoàn thiện
Đóng gói, đóng thùng
Xuất hàng
Mẫu cắt và kỹ
thuật cắt Hướng dẫnmay
Trang 101.3 Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vớihình thức may gia công xuất khẩu, được bao tiêu cả đầu vào và đầu ra, nên tổ chức
bộ máy quản lý không có phòng kinh doanh thực hiện chức năng tìm kiếm đơn hàng
và thị trường tiêu thụ Do đó, cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chứcnăng bao gồm các bộ phận chủ yếu là: Ban giám đốc, các phòng chức năng, phânxưởng sản xuất Hầu hết các cấp quản lý đều là người nước ngoài, dưới cấp quản lý
là người Việt Nam - thường là trợ lý và không nắm quyền lãnh đạo và quản lý trongdoanh nghiệp
Sơ đồ 1.2
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Global
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Tài chính, kế toán
Tổ chức nhân sự, hành chínhKinh doanh Xuất nhập khẩu
Sản xuất
Bộ phận
Bộ phận khác
Bộ phận cắt Bộ phận may
Bộ phận KCS, hoàn thiệnTỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
Trang 11Tổng giám đốc: người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty đồng thời điều hành hoạt động của bộ máyquản lý các phòng ban.
Giám đốc sản xuất: phụ trách toàn bộ khối sản xuất của công ty
Giám đốc tài chính: phụ trách mảng tài chính của tập đoàn, quản lý bộ phận kếtoán và hành chính tại công ty
Các phòng chức năng bao gồm:
+Phòng Kinh doanh: chịu trách nhiệm về việc ký kết các hợp đồng với kháchhàng, lập kế hoạch và mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, giao kế hoạch sảnxuất cho bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao hàngtheo đúng tiến độ đã ký kết và thỏa thuận với khách hàng Thực chất, đây là phòng
+ Phòng tài chính kế toán: tổng hợp mọi thông tin liên quan đến tình hình tàichính của công ty, phân tích đánh giá tình hình tài chính và cung cấp thông tin chocác đối tượng có liên quan, lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu.+ Bộ phận sản xuất: chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất trực tiếp theo kế hoạchsản xuất đã đề ra
•Bộ phận mẫu: trực thuộc quản lý của bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm vềmẫu mã, màu sắc, kích cỡ của sản phẩm, xây dựng quy trình kỹ thuật để sản xuấtsản phẩm
•Bộ phận cắt: chịu trách nhiệm cắt nguyên vật liệu theo mẫu đã duyệt
•Bộ phận may: bao gồm các xưởng may được chia theo từng loại hàng hoặctheo từng khách hàng, thực hiện các công đoạn may thành sản phẩm
•Bộ phận KCS, hoàn thiện: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
Trang 12xuất, phát hiện sản phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi … và thực hiện là, đóng gói các
sản phẩm đạt yêu cầu
•Bộ phận kho: thực hiện nhập kho nguyên vật liệu khi mua về và nhập kho
thành phẩm sau khi đã kiểm tra và hoàn thiện
•Bộ phận khác: bao gồm cơ khí, bảo dưỡng… chịu trách nhiệm đảm bảo hệ
thống điện trong nhà máy được an toàn và ổn định, sửa chữa kịp thời các máy móc
hỏng…
Các chức danh tổng giám đốc, giám đốc sản xuất, giám đốc tài chính, trưởng
phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu, nhân sự, kế toán, bộ phận cắt, mẫu, may, hoàn
thiện, kho đều là người nước ngoài, còn người Việt Nam chỉ có vai trò là trợ lý hoặc
phó phòng nhằm hỗ trợ việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của
NV 49.714.854.620 53.613.669.767 46.051.953.482 3.898.815.140 7,84 -7.561.716.280 -14,1
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009-2011
Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp có sự
thay đổi đáng kể Cụ thể, năm 2010 so với 2009 tổng nguồn vốn tăng 3.898.815.140
đồng tương ứng tăng 7,84%, việc tăng lên này chủ yếu do sự tăng lên của vốn chủ
sở hữu là 4.888.162.160 đồng tương ứng tăng 17,79%, mặt khác nợ phải trả giảm
nhẹ tương ứng giảm 989.347.010 đồng (giảm 4,45%) Năm 2011 so với năm 2010
cho thấy tổng nguồn vốn có xu hướng giảm tương ứng giảm 7.561.716.280 đồng
Trang 13(giảm 14,1%), trong đó chủ yếu do sự giảm xuống của nợ phải trả là 5.309.353.720đồng (giảm 24,99%) đồng thời cũng có cả sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu Quaphân tích trên cho thấy vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồnvốn và doanh nghiệp đã dùng vốn chủ sở hữu để thanh toán một phần nợ phải trả,nhờ đó mà nợ phải trả năm 2011 giảm mạnh Vì vậy, doanh nghiệp vẫn tự chủ vềkhả năng huy động vốn của mình.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009-2011
Qua bảng số liệu cho thấy hệ số tài trợ VCSH/ Tổng NV năm 2010 so với
2009 tăng 0,05 lần tương ứng tăng 9,09%, năm 2011 so với 2010 tăng 0,05 lầntương ứng tăng 8,33%, điều này chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanhnghiệp tăng lên qua các năm Mặt khác, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cũng tăng lêntương ứng qua từng năm, oụ thể năm 2010 so với 2009 tăng 0,38 lần tương ứngtăng 45,78%, còn năm 2011 so với 2010 tăng lên 0,16 lần tương ứng tăng 13,22%.Điều này chứng tỏ bằng số vốn tự có của mình doanh nghiệp hoàn toàn có thể trangtrải được cho tài sản dài hạn
Trang 14Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009-2011
Qua bảng số liệu trên cho thấy tất cả các hệ số đều tăng lên qua các năm,
điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt, doanh
nghiệp vẫn đang hoạt động có hiệu quả
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2009-2011
+ Qua số liệu từ bảng trên cho thấy doanh thu và giá vốn hàng bán năm 2009
đến năm 2011 có sự biến động nhưng không nhiều, cụ thể năm 2010 so với năm
2009 cả doanh thu và giá vốn hàng bán đều giảm, nhưng đến năm 2011 thì lại tăng
lên tuy nhiên vẫn chưa tăng bằng năm 2009, việc tăng giảm như vậy chủ yếu la do
đơn đặt hàng của mỗi năm thay đổi
Bên cạnh đó, hệ số GVHB/DTT năm 2010 so với 2009 tăng tương ứng 0,07
lần (tăng 8,33%), còn năm 2011 so với 2010 lại giảm xuống 0,08 lần (giảm 8,79%),
cho thấy việc sử dụng giá vốn năm 2010 chưa hiệu quả vì hao phí nhiều, nhưng đến
Trang 15năm 2011 doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể sử dụng hiệu quả hơn giá vốn do đóhao phí vì thế cũng ít đi.
Mặt khác, việc kiểm soat chi phí của doanh nghiệp năm 2010 cũng chưa đượctốt, cụ thể năm 2010 giảm 0,0008 lần (giảm 32%), nhưng đến năm 2011 đã có sựthay đổi đáng kể doanh nghiệp đã biết kiểm soát chi phí tốt hơn
Qua phân tích trên mặc dù có lúc doanh nghiệp cũng chưa kiểm soát tốt hoạtđộng của minh, nhưng nhìn chung cho đến năm 2011 doanh nghiệp đã tương đối đạtđược hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, doanh nghiệp cũng đã có được những biện phápthích hợp để tiết kiệm được chi phí sản xuất và đạt được hiệu quả trong kinh doanh
Trang 16CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY GLOBAL SOURCENET LTD
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd là công ty may gia công 100% vốn Trung Quốc
do công ty Sejee (Hong Kong) là chủ đầu tư Với tổng vốn đầu tư 6.000.000 USD
đã góp đầy đủ từ năm 2004, sử dụng trên 2000 lao động với công suất trên 2 triệusản phẩm mỗi năm Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phương thức
tổ chức trực tuyến, bao gồm 06 nhân viên kế toán, 01 kế toán trưởng và 01 giámđốc tài chính Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Global được thể hiện tại sơ
đồ 2.1
Sơ đồ 2.1
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Global Sourcenet Ltd
Quan hệ tác nghiệp
KẾ TOÁN TRƯỞNGGIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
và bán hàng
Kế toán TSCĐ, CCDC
Kế toán thuế
Kế toán tổng hợp
Kế toán chi phí
Trang 17+ Giám đốc tài chính: là người xây dựng nên cơ cấu tổ chức bộ máy kế
toán, quản lý bộ phận kế toán, ký các báo cáo tài chính và các báo cáo khác có liênquan
+ Kế toán trưởng: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về lĩnh
vực tài chính kế toán
• Chịu trách nhiệm chung về công việc của các cán bộ trong phòng
• Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê trong Công ty
• Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh kịp thời chính xác, trung thực tìnhhình tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trinh sản xuất kinh doanh
• Kiểm tra việc lập và nộp báo cáo theo quy định
• Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp Ngân sách Nhà nước,nộp cấp trên và các khoản nộp khác
• Tổ chức thường xuyên việc kiểm tra phổ biến chế độ, thể lệ tài chính, kế toánthống kê và thông tin kinh tế trong đơn vị
• Kiểm tra, kiểm soát chế độ tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền theochế độ quy định
• Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kiểm kê, đánh giá tài sản, xử lý các khoảntổn thất, thiếu hụt
• Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quanđến công tác kế toán, tài chính, thống kê của doanh nghiệp
• Lập văn bản thuộc lĩnh vực tài chính
• Trực tiếp quan hệ với ngân hàng, cục thuế, kho bạc và các đơn vị có liênquan để giải quyết công việc cần thiết
+ Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: Thường xuyên quan hệ với ngân hàng có
liên quan để giải quyết các công việc cần thiết như nộp tiền, rút tiền
• Phản ánh số vốn tồn trên tài khoản của Công ty, tiền mặt tại quỹ
Trang 18• Thanh toán các khoản phải trả, phải nộp Ngân sách Nhà nước, cấp trên vàcác khoản phải trả khác bằng hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng.
• Giữ gìn, quản lý và trực tiếp lập các chứng từ séc, uỷ nhiệm chi
• Trực tiếp trình giám đốc Công ty các chứng từ ngân hàng, séc, uỷ nhiệm chi
• Cập nhật chứng từ hàng ngày để kịp thời phản ánh số vốn trên tài khoản củaCông ty để từ đó có kế hoạch thanh toán các khoản nợ một cách khoa họckhông để lãng phí tiền vốn
+ Kế toán thanh toán và bán hàng: Lập kế hoạch thu chi theo đúng quy
định quản lý tài chính của Công ty
• Kiểm tra đối chiếu thường xuyên tình hình thu chi của doanh nghiệp
• Phản ánh các nghiệp vụ thanh toán theo từng đối tượng, từng khoản thanhtoán, vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, theo dõi và quản lý các khoảntạm ứng một cách chặt chẽ không để nợ nần kéo dài
• Ghi nhật ký chuyên dùng và các sổ chi tiết
• Kiểm tra hoá đơn, phiếu nhập hàng để ghi vào sổ theo dõi chi tiết và phảnánh trên nhật ký chuyên dùng
• Trực tiếp trình Tổng giám đốc Công ty ký duyệt các chứng từ thu, chi
• Mở sổ sách theo dõi chi tiết công nợ
• Theo dõi các khoản nợ của Công ty với người bán
+ Kế toán TSCĐ, CCDC: Tính toán, phản ánh giá trị từng loại TSCĐ và
TSCĐ tăng lên do đầu tư và sửa chữa lớn mang lại
• Quản lý toàn bộ TSCĐ của Công ty về mặt giá trị
• Phản ánh các nguồn vốn hình thành lên TSCĐ
• Lập thẻ quản lý các tài liệu có liên quan đến TSCĐ
• Trích khấu hao hàng tháng cho từng loại TSCĐ, trích nộp đầy đủ kịp thờicho Ngân sách Nhà nước theo chế độ
Trang 19• Lập thẻ chi tiết theo dõi tăng TSCĐ.
• Tham gia kiểm kê, đánh giá TSCĐ theo quy định
+ Kế toán thuế: Lên bảng tổng hợp báo cáo quyết toán thuế.
• Lên bảng báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
• Lên bảng báo cáo quyết toán thuế tài nguyên
• Lên bảng báo cáo quyết toán tiền thuê đất
• Theo dõi các khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước và các khoản thuếđược khấu trừ
+ Kế toán chi phí: Chỉ theo dõi và tập hợp các chi phí sản xuất và chi phí
khác toàn doanh nghiệp theo yêu cầu riêng của Công ty và không thực hiện việctính giá thành sản phẩm Công ty không tổ chức riêng nhân viên kế toán quản trị,các nhân viên kế toán không chỉ phụ trách riêng từng mảng của kế toán tài chính màcòn thực hiện theo dõi, tổng hợp và cung cấp các thông tin, các báo cáo theo yêucầu riêng của Công ty
+ Kế toán tổng hợp: Hàng tháng vào máy cập nhật các số liệu, kiểm tra số
liệu các tài khoản, kiểm tra việc ghi sổ sách của kế toán chi tiết, kiểm tra báo cáochi tiết, kiểm tra rà soát tất cả các chi phí phát sinh
• Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp các chi phí công xưởng, chi phí bánhàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác liên quan để làm báocáo giá thành
• Tính giá thành công xưởng, giá thành nhập kho và giá vốn xuất kho
• Tính toán các khoản phải nộp Ngân sách
• Vào các nhật ký chung, sổ cái xác định kết quả SXKD của Công ty
• Lên bảng tổng hợp cân đối phát sinh các tài khoản
• Lên bảng báo cáo kết quả kinh doanh
• Ngoài ra, Công ty trả lương theo thời gian, nên toàn bộ nhân viên kế toánđều phải tính lương cho Công ty, công việc này được phân chia đều cho các
Trang 20nhân viên kế toán trong phòng mà không tổ chức riêng một nhân viên kếtoán tiền lương.
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Global Sourcenet Ltd:
2.2.1 Các chính sách kế toán chung:
+ Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính Công ty áp dụng hìnhthức kế toán Nhật ký chung và theo kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kếtthúc vào ngày 31/12 hàng năm
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (“VNĐ”), hạch toántheo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: tiền làchỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểmbáo cáo, gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp và tiền gửi ngân hàng không kỳhạn được ghi nhận và lập báo cáo theo đồng Việt Nam (VNĐ), phù hợp với quyđịnh Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003
+ Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ:
Chênh lệch tỷ giá được xử lý theo hướng dẫn của Thông tư 20/2009/TT-BTCngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ tài chính về Hướng dẫn xử lý các khoản chênhlệch tỷ giá trong doanh nghiệp, cụ thể:
Số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản nợ ngắnhạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ được đánh giá lại tại ngày kết thúc kỳ kế toánnăm theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày này Chênh lệch tỷ giá phát sinh
do đánh giá lại các tài khoản ngắn hạn này không hạch toán vào chi phí hoặc thunhập mà để số dư trên Báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá
số dư Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản công nợ phải thu,phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ được hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập trong kỳ