Đây là bài hoàn chỉnh của công nghệ môi trường về vấn đề xử lý chất thải . Các bạn nào học ngành khoa học môi trường thì rất cần thiết để học được tốt các phần xử lý này. và mình xin chia sẻ về bài xử lý chất thải. Chúc các bạn học tốt
I. GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ Hiện nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao vì thế vấn đề sức khỏe được coi là một trong những vấn đề cần thiết. Cho nên các bệnh viện cũng như các trạm y tế mọc ngày càng nhiều để đáp ứng những như cầu cần thiết đó, tuy nhiên các bệnh viện lại gây ra ô nhiễm môi trường một cách nhanh chóng, đặc biệt là vấn đề về nước thải. Vì thế trong xu thế phát triển bền vững hiện nay thì việc giải quyết chúng là rất cần thiết 1.Nguồn gốc phát sinh nước thải y tế - Nước thải y tế sử dụng vào hai mục đích chủ yếu : mục đích sinh hoạt và mục đích khám chữa bệnh Mục đích sinh hoạt: Giặt chăn, áo bệnh nhân, bác sĩ Lau chùi, vệ sinh sàn nhà, phòng bệnh Nước vệ sinh của bệnh nhân, bác sĩ Mục đích khám chữa bệnh: Nước thải do hóa chất xét nghiệm Súc rửa các dụng cụ y tế. Do giải phẫu Nước thải từ các phòng điều trị, phòng phẫu thuật, phòng mổ 2.Thành phần, tính chất nước thải y tế - Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là: • Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. • Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. • Hàm lượng chất rắn lơ lửng •Các chất vô cơ: Nước thải bệnh viện nói chung chứa 1 lượng lớn các ion Cl - ,SO 4 2- …. • Các loại hóa chất,chế phẩm và chất phóng xạ • Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bảng: Thông số đặc trưng nước thải y tế Nguồn: luanvan.net.vn/de tai xu ly nuoc thai benh vien Nhìn vào bảng thông số chúng ta có thể thấy rằng nước thải y tế chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh II.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ 1. Cơ sở - Vì nước thải bệnh viện chứa một lượng lớn nitơ và photpho đồng thời có nhiều chất hữu cơ và các vi sinh vật, vi trùng gây bệnh nên sẽ sử dụng chủ yếu là phương pháp sinh học kết hợp các phương pháp hóa lý. 2. Sơ đồ xử lý chung a. Song chắn rác Song chắn rác được đặt trước hố thu gom nước thải nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi như cỏ, rác, cành cây,…được gọi chung là rác. Các tạp chất này nếu không được loại bỏ sẽ gây tắc nghẽn đường ống, hư hỏng bơm, làm ảnh hưởng đến các công trình sau. Rác tại song chắn rác được vớt ra ngoài bằng phương pháp thủ công. Sau đó công ty vệ sinh môi trường sẽ đến thu gom b. Hầm tiếp nhận Nước thải sau khi qua song chắn rác được tập trung tại hầm tiếp nhận, nhằm đảm bảo lưu lượng cho bơm hoạt động, giảm diện tích đào sâu không hữu ích cho bể điều hòa c. Bể điều hòa Bể điều hòa có chức năng điều chỉnh lưu lượng nước thải ổn định trước khi đưa đến các công trình xử lý phía sau. Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống phân phối khí nhằm giảm bớt một phần nồng độ các chất ô nhiễm, đồng thời tránh hiện tượng phân hủy yếm khí gây mùi hôi. Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả xử lý các công trình phía sau. Đặc biệt là các công trình xử lý sinh học, chế độ làm việc của hệ thống sẽ không ổn định nếu lưu lượng và chất lượng nước thường xuyên thay đổi. Hơn nữa, hàm lượng chất bẩn trong nước thải lúc tăng, lúc giảm sẽ làm giảm hiệu suất xử lý của hệ thống. Đối với các công trình xử lý hóa học khi lưu lượng và nồng độ nước thải thay đổi thì phải tăng hoặc giảm nồng độ, liều lượng hóa chất châm vào. Điều này rất khó thực hiện khi điều kiện tự động hóa chưa cho phép d. Bể lắng 1 Bể lắng 1 được thiết kế để loại bỏ bằng trọng lực các hạt cặn có trong nước theo dòng chảy liên tục vào bể và ra bể. Tại bể lắng một phần SS đã được loại bỏ nhằm giảm tải lượng cho các công trình xử lý tiếp theo e. Bể UASB Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ và các chất hữu cơ, vô cơ được tiêu thụ ở đây. Tại đây, một phần các chất thải hữu cơ được phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí thành các chất vô cơ, sinh khối (bùn) và biogas. Biogas sẽ được thu gom và đốt bỏ. Hệ thồng đốt khí biogas sẽ được trang bị các thiết bị đánh lửa tự động. Hiệu suất khử các hợp chất hữu cơ của bể UASB là 85%. Chất hữu cơ + Vi sinh kỵ khí → CH4+ H2S + Sinh khối mới +… Bể UASB có tác dụng: - Xử lý nhanh nguồn nước ô nhiễm - Phân giải nhanh chất thải hữu cơ - Xử lý làm sạch hệ thống xử lý nước thải - Khử mùi hôi chất thải hữu cơ - Phân hủy các thành phần khó tiêu như: Protein, Tinh Bột, Xenlluloza, Kitin, Pectin, lipit,… - Chuyển hóa thành phần khó tiêu thành dễ tiêu trong nước thải - Giảm chỉ số COD, BOD, TSS… khi sử dụng chế phẩm - Khôi phục lại hệ vi sinh trong hệ thống xử lý và môi trường - Diệt mầm bệnh và các vi khuẩn gây mùi hôi thối f. Bể sinh học hiếu khí Là bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, gió được cấp liên tục vào để bể trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cung cấp oxy cho vi sinh vật oxy hóa chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó nước được dẫn qua bể lắng đợt 2 để lắng bông bùn, và từ đây tuần hoàn một phần bùn trở lại bể bể sinh hoc nhằm duy trì nồng độ bùn cần thiết trong bể sinh học Từ đây nước thải sẽ được phân hủy tiếp trong bể phân hủy hiếu khí bùn hoạt tính (aerotank). Tại bể aerotank, không khí sẽ được cung cấp liên tục bởi máy thổi khí. Hiệu suất của bể aerotank là >90%. Tại bể Aeroten diển ra quá trình sinh học hiếu khí. Các vi sinh vật ở dạng hiếu khí(bùn hoạt tính) sẽ phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở đơn giản như: CO2, H2O… theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí → H2O+CO2 + Sinh khối mới +… Nước thải sau quá trình xử lý hiếu khí được chuyển qua bể lắng 2 để tách bùn, một phần bùn được hồi lưu trở lại bể Aerotank. Sau đó nước thải được bơm qua ngăn khử trùng sử dụng chlorine để khử trùng trước khi thải ra ngoài. Bùn dư từ bể UASB và các bể lắng sẽ được thu gom vào bể chứa bùn và nén trước khi đem đi xử lý cùng với rác thải sinh hoạt. Polyme được sử dụng để làm xúc tác cho quá trình trợ lắng và tách nước Ưu điểm: Sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải. Hiệu suất cao: 85-95%, khoảng 98% cặn lơ lửng được loại bỏ. Không sinh mùi. Nhược điểm: Nhu cầu dinh dưỡng cao. Bùn sinh ra nhiều, phải tuần hoàn bùn. Phải có bể lắng đợt 2 Đòi hỏi trình độ vận hành cao g. Bể khử trùng Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu xả nước thải ra nguồn nước thì khả năng truyền bệnh sẽ rất lớn, do đó phải có biện pháp khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận III. LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 1. Giới thiệu về bệnh viện Chợ Rẫy Vào năm 1900, bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng và thành lập với tên là Hôpital Municipal de ChoLon tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895. Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000m2 với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay. Năm 1971 đến 6/1974, Bệnh viện Chợ Rẫy được tái xây dựng trên diện tích 53.000 m2, với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ Quy mô ban đầu của Bệnh viện Chợ Rẫy khi xây dựng vào năm 1974 là 500 giường, số lượng giường bệnh thực kê không ngừng được tăng lên phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, đến năm 1999 là 1.242 giường, đến nay là 1.800 giường. Hiện có hơn 3.322 kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt đang được áp dụng tại bệnh viện. Số người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh ngoại trú khám bệnh trung bình 3.500 người/ngày.Mỗi ngày bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng 200m 3 nước /ngày 2.Thành phần tính chất nước thải bênh viện Chợ Rẫy 3.Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Chợ Rẫy Nguồn: Đồ án thiết kế hệ thống xử lí nước thải bệnh viện Chợ Rẫy ∗ Bể hoạt động gián đoạn (SBR) SBR là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn. Hệ thống SBR bao gồm đưa nước thải vào bể phản ứng và tạo các điều kiện cần thiết như môi trường thiếu khí, kị khí, hiếu khí để cho vi sinh vật tăng sinh khối, hấp thụ và tiêu hóa các chất thải hữu cơ trong nước thải. Chất hữu cơ (C, N, P) từ dạng hòa tan sẽ chuyển hóa vào sinh khối vi sinh vật. Khi lớp sinh khối này lắng kết xuống sẽ còn lại nước trong đã tách chất ô nhiễm, chu kì xử lý lại tiếp thục cho một mẻ xử lý mới. Đặc trưng của SBR Cho phép thiết kế hệ đơn giản với các bước xử lý cơ bản theo quy trình từng mẻ. Khoảng thời gian cho mỗi chu kì có thể điều chỉnh được và là một quy trình có thể điều chỉnh tự động bằng PLC. Hiệu quả xử lý có độ tin cậy cao và độ linh hoạt Quá trình xẩy ra trong SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục, có điểm khác là tất cả các quá trình xẩy ra trong cùng một bể lần lượt theo từng bước: (1) làm đầy; (2) phản ứng; (3) lắng; (4) xả cạn; (5) ngưng. Bản chất của quá trình là xử lý sinh học từng mẻ Ưu điểm • Không cần bể lắng và bể lọc đợt 2 nên tiết kiệm được diện tích và chi phí xây dựng. • Tải lượng xử lý BOD/COD của SBR cao hơn bể Aerotank. • Xử lý được nước thải có hàm lượng nito cao. • Quy trình xử lý đơn giản. • Quy trình ổn định, vì sinh khối được thích nghi với khoảng DO lớn và sự tập trung chất nền, những cú sốc về tải trọng BOD ít hoặc không tác động đến quy trình. • Hiệu quả xử lý cao. • Hệ thống SBR linh động có thể xử lý nhiều loại nước thải khác nhau với nhiều thành phần và tải trọng. • Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị (ít thiết bị) mà không cần phải tháo cạn bể. Nhược điểm • Nếu nước thải có hàm lượng COD đầu vào cao thì không đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn. • Hệ thống hoạt động theo mẻ nên cần phải có nhiều thiết bị hoạt động đồng thời với nhau. • Công suất xử lý thấp (do hoạt động theo mẻ) • Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa rất nhiều vi khuẩn. IV.CÔNG NGHỆ AAO VÀ MBR -AAO là sự kết hợp nhiều quá trình xử lý ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh vật trong các điều kiện yếm khí(anaerobic), thiếu khí (anoxic) và hiếu khí (oxic), nhờ đó mà các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải được xử lý triệt để hơn. -MBR (Membrane Biological Reactor) là kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc với kích thước màng dao động từ 0,1 – 0,4µm -Công nghệ AAO và MBR gồm 2 quá trình xảy ra trong bể Phân hủy sinh học các chất hữu cơ bằng bùn hoạt tính, quá trình nitrat hóa, khử nitrat hóa và loại bỏ photphat nhờ sự kết hợp giữa bể yếm khí, thiếu khi, hiếu khí Kỹ thuật tách màng sinh khối bằng màng vi lọc ∗ Sơ đồ [...]...V.KẾT LUẬN Hiện nay do nhu cầu khám chữa bệnh ng y càng tăng Vì thế các bệnh viện tạo nên một lượng lớn nước thải xả vào môi trường Các loại nước thải n y chứa hàm lượng lớn các chất lơ lửng,chất hữu cơ, COD,BOD đặc biệt là các vi trùng g y bệnh cho nên cần phải xử lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận Vì thế các cơ quan chức năng cần có biện pháp và quản lý chặt chẽ việc xử lý nước thải Bên cạnh đó... cũng cần phải nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường, mong rằng trong thời gian không xa ngành công nghệ xử lý nước thải sẽ phát triển mạnh mẽ nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải g y ra Một môi trường trong sạch sẽ là tiền đề phát triển lớn mạnh của một đất nước . người/ng y. Mỗi ng y bệnh viện Chợ R y sử dụng 200m 3 nước /ng y 2.Thành phần tính chất nước thải bênh viện Chợ R y 3.Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Chợ R y Nguồn: Đồ án thiết kế hệ thống xử. thông số chúng ta có thể th y rằng nước thải y tế chứa một lượng lớn các chất hữu cơ và các vi trùng g y bệnh II.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ 1. Cơ sở - Vì nước thải bệnh viện chứa một lượng. UASB có tác dụng: - Xử lý nhanh nguồn nước ô nhiễm - Phân giải nhanh chất thải hữu cơ - Xử lý làm sạch hệ thống xử lý nước thải - Khử mùi hôi chất thải hữu cơ - Phân h y các thành phần khó