1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phương pháp tài khoản, ghi kép

8 534 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 123,18 KB

Nội dung

8/12/2013 1 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP CHƯƠNG 4 KHÁI NIỆM TÀI KHOẢN KẾ TOÁN • Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản và ghi kép. • Mỗi đối tượng kế toán được quy loại thành một tài khoản. CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TÀI KHOẢN Đặc điểm của đối tượng kế toán có tính2 mặt và thường xuyên vận động Nội dung của đối tượnghạch toánkế toán bao gồm nhữngđối tượng cơ bản : tài sản, nguồn vốn, quátrình kinh doanh, … Với tính đa dạng của đôi tượng kế toán nên TK kế toán cần được thiết kế thành nhiều cấp khác nhau. Để cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý thì ngoài những TK cơ bản còn cần có những TK điều chỉnh. Sự vận động của tài sản bao giờ cũng trong mối quan hệ với nguồn hình thành TS, do đó để đảm bảo cân bằng kết cấu của TK tài sản phải ngược với nguồn vốn. 8/12/2013 2 CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TÀI KHOẢN NỢ CÓ TÊN TÀI KHOẢN Số hiệu: KẾT CẤU TÀI KHOẢN PHẢN ÁNH TÀI SẢN NỢ CÓ TK phản ánh Tài sản Số hiệu: SDĐK: Giá trị tài sản hiện có đầu kỳ Số phát sinh tăng: Phản ảnh giá trị TS tăng lên trong kỳ Số phát sinh giảm: Phản ảnh giá trị TS giảm đi trong kỳ SDCK: Giá trị tài sản hiện có cuối kỳ KẾT CẤU TÀI KHOẢN PHẢN ÁNH NGUỒN VỐN NỢ CÓ TK phản ánh Nguồn vốn Số hiệu: SDĐK: Nguồn vốn hiện có đầu kỳ Số phát sinh tăng: Phản ảnh nguồn vốn tăng lên trong kỳ Số phát sinh giảm: Phản ảnh nguồn vốn giảm đi trong kỳ SDCK: Nguồn vốn hiện có cuối kỳ 8/12/2013 3 CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN VÀ GHI KÉP VÀO TÀI KHOẢN • Các quan hệ đối ứng kế toán – Là khái niệm dùng để biểu thị mối quan hệ mang tính hai mặt giữa tài sản và nguồn vốn, giữa tăng và giảm, … của các đối tượng kế toán cụ thể trong mỗi nghiệp vụ cụ thể. – Ví dụ: Nghiệp vụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ sẽ liên quan đến 2 đối tượng kế toán là tiền gửi ngân hàng và tiền mặt. CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN • Loại 1: Tăng tài sản này đồng thời giảm một tài sản khác ở cùng 1 lượng giá trị. – Ví dụ: Dùng tiền mặt để gửi vào tài khoản tại ngân hàng 20.000.000đ. • Tiền gửi ngân hàng tăng 20.000.000đ • Tiền mặt giảm 20.000.000đ CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN • Loại 2: Tăng nguồn vốn này đồng thời giảm nguồn vốn khác ở cùng một lượng giá trị – Ví dụ: Vay ngắn hạn trả nợ cho nhà cung cấp dịch vụ 50.000.000đ • Vay ngắn hạn tăng 50.000.000đ • Nợ phải trả nhà cung cấp giảm 50.000.000đ 8/12/2013 4 CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN • Loại 3: Tăng giá trị tài sản đồng thời tăng nguồn vốn cùng một lượng giá trị. – Ví dụ: Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho nhà cung cấp, giá trị nguyên vật liệu nhập kho: 12.000.000đ • Nguyên vật liệu (Tài sản) tăng 12.000.000đ • Khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp tăng 12.000.000đ CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN • Loại 4: Giảm giá trị tài sản đồng thời giảm nguồn vốn cùng một lượng giá trị. – Ví dụ: Chi tiền mặt trả nợ cho nhà cung cấp 10.000.000đ. • Tiền mặt giảm 10.000.000đ • Khoản nợ với nhà cung cấp giảm 10.000.000đ SƠ ĐỒ CÁC QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN TÀI SẢN TĂNG TÀI SẢN GiẢM NGUỒN VỐN TĂNG NGUỒN VỐN GiẢM Loại 1 Loại 2 Loại 4 Loại 3 8/12/2013 5 GHI KÉP VÀO TÀI KHOẢN • Là việc ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản liên quan theo đúng quan hệ đối ứng kế toán. • Ghi kép thực chất là ghi nợ vào tài khoản này đồng thời ghi có vào một tài khoản đối ứng có liên quan với cùng số tiền. Ví dụ • Doanh nghiệp chi tiền mua nguyên vật liệu về nhập kho. Giá trị NVL nhập kho 20.000.000đ. TK Tiền mặt TK Nguyên vật liệuNợ NợCó Có 20.000.000 20.000.000 ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN • Là việc phân định các nghiệp vụ kinh tế nhằm xác định ghi nợ vào tài khoản nào, ghi có vào tài khoản nào với số tiền là bao nhiêu. • Việc định khoản nên thực hiện: – Ghi Nợ trước, ghi Có sau; – Dòng ghi có lùi qua phải 1 khoảng; – Số tiền phải ghi rõ cả phần Nợ lẫn phần Có. 8/12/2013 6 ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN • Một định khoản liên quan đến 2 tài khoản được gọi là định khoản giản đơn, liên quan đến nhiều hơn 2 tài khoản được xem là định khoản phức tạp. • Không phân biệt định khoản giản đơn hay định khoản phức tạp, mỗi định khoản được thực hiện bằng một lần ghi được gọi là bút toán. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ HẠCH TOÁN CHI TIẾT Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TÀI KHOẢN TỔNG HỢP VÀ TÀI KHOẢN PHÂN TÍCH • Vì tính đa dạng của các đối tượng kế toán, do đó tài khoản được thiết kế theo nhiều cấp độ khác nhau. Ở mỗi cấp sẽ cung cấp thông tin về đối tượng hạch toán kế toán ở những mức độ khác nhau. 8/12/2013 7 TÀI KHOẢN TỔNG HỢP VÀ TÀI KHOẢN PHÂN TÍCH • Tài khoản tổng hợp: (còn gọi là tài khoản cấp 1) là tài khoản phản ánh đối tượng kế toán theo từng loại nhất định để cung cấp những thông tin có tính chất tổng hợp về đối tượng kế toán đó. • Tài khoản phân tích: (còn gọi là tài khoản cấp 2, 3,…) dùng để phản ánh chi tiết về đối tượng kế toán đã phản ánh ở tài khoản cấp 1 tương ứng. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN TỔNG HỢP VÀ TÀI KHOẢN PHÂN TÍCH • Đều phản ánh chung một đối tượng kế toán nhưng ở những mức độ khác nhau. • Có kết cấu như nhau và có mối quan hệ giải thích. TK phân tích dùng để giải thích cho tài khoản tổng hợp tương ứng. • Không có mối quan hệ đối ứng. Còn giữa những tài khoản phân tích của một tài khoản tổng hợp thì có mối quan hệ đối ứng. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ HẠCH TOÁN CHI TIẾT • Hạch toán tổng hợp: Là việc sử dụng các tài khoản tổng hợp để phản ánh và theo dõi các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế dạng tổng quát. Hạch toán tổng hợp chỉ sử dụng thước đo giá trị. • Hạch toán chi tiết: Là việc sử dụng các tài khoản phân tích (sổ chi tiết) để phản ánh và theo dõi một cách cụ thể và chi tiết hơn đối tượng hạch toán kế toán đã phản ánh trong tài khoản tổng hợp tương ứng nhằm cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết hơn về đối tượng đã được phản ánh trong tài khoản tổng hợp. 8/12/2013 8 MỐI QUAN HỆ GIỮA HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ HẠCH TOÁN CHI TIẾT Về nghiệp vụ ghi chép • Phải được tiến hành đồng thời. Đồng thời với việc hạch toán và phản ánh vào tài khoản tổng hợp, các đối tượng cần được theo dõi chi tiết và hạch toán vào tài khoản phân tích có liên quan. Về số liệu • Tổng số dư đầu kỳ (cuối kỳ) của tất cả các tài khoản phân tích (sổ chi tiết) phải bằng số dự đầu kỳ (cuối kỳ) của tài khoản tổng hợp tương ứng. • Tổng số phát sinh Nợ (Có) của tài khoản phân tích phải bằng Số phát sinh Nợ (Có) của tài khoản tổng hợp tương ứng. KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN • Là việc đối chiếu số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp với nhau và việc đối chiếu số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp với số liệu tổng hợp từ các tài khoản phân tích của nó. • Việc đối chiếu số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp được thực hiện thông qua Bảng cân đối tài khoản và Bảng đối chiếu kiểu bàn cờ. • Việc đối chiếu số liệu ghi chép giữa tài khoản tổng hợp với các tài khoản phân tích được thực hiện thông qua Bảng tổng hợp chi tiết. END OF CHAPTER 4 . 8/12/2013 1 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI KÉP CHƯƠNG 4 KHÁI NIỆM TÀI KHOẢN KẾ TOÁN • Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản và ghi kép. • Mỗi đối tượng kế. ghi nợ vào tài khoản nào, ghi có vào tài khoản nào với số tiền là bao nhiêu. • Việc định khoản nên thực hiện: – Ghi Nợ trước, ghi Có sau; – Dòng ghi có lùi qua phải 1 khoảng; – Số tiền phải ghi. kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản liên quan theo đúng quan hệ đối ứng kế toán. • Ghi kép thực chất là ghi nợ vào tài khoản này đồng thời ghi có vào một tài khoản đối ứng có liên quan với

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w