1 Bài đọc thêm: Kinh nghiệm xây dựng TTCK một số nước trên thế giới. Sự hình thành và phát triển TTCK là một tất yếu của nền kinh tế thò trường, góp phần huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế của các quốc gia. Tuy vậy, do điều kiện kinh tế xã hội, các quy đònh về thể chế, luật pháp của mỗi nước có những đặc thù riêng nên việc nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của TTCK trên thế giới là vấn đề rất cần thiết cho kinh nghiệm xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của TTCK ở một số nước châu Á. 1. TTCK Nhật Bản. Lòch sử hình thành và phát triển TTCK Nhật Bản được đánh dấu bằng sự ra đời của hai SGDCK Tokyo và Osaka vào cuối năm 1878. Đặc trưng của TTCK lúc bấy giờ là: buôn bán chứng khoán được thống trò bằng các hoạt động đầu cơ của các CtyCK với một số lượng nhỏ các loại chứng khoán; thò trường phát hành chứng khoán không phải là nguồn cung cấp tài chính dài hạn cho công nghiệp. Năm 1945, việc mua bán chứng khoán tại SGDCK bò đình chỉ. Năm 1948, Luật chứng khoán và giao dòch chứng khoán được ban hành. Năm 1949, SGDCK hoạt động trở lại. Năm 1955-1961, TTCK Nhật Bản có những bước phát triển mạnh mẽ. Năm 1968, mô hình TTCK có bước cải tiến, đó là việc sử dụng Hệ thống đăng ký cấp giấy phép mới, làm cho thò trường cổ phiếu phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của các tổ chức chứng khoán và gia tăng mua cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài Năm 1971, ban hành Luật các CtyCK nước ngoài, tạo hành lang pháp lý cho việc quốc tế hoá TTCK Nhật Bản. Năm 1973, nền kinh tế nói chung và thò trường tài chính Nhật Bản nói riêng chòu tác động của cơn lốc áp lực lạm phát gia tăng toàn cầu. Để chống lại lạm phát, Chính phủ Nhật Bản sử dụng các biện pháp hạn chế tổng cầu bằng cách tăng lãi suất tiền tệ và sử dụng chính sách thắt chặt thò trường tín dụng, và thò trường tương đối ổn đònh vào năm 1979. Từ năm 1984, TTCK Nhật Bản có những bước phát triển mạnh do chính sách tự do hoá và quốc tế hoá thò trường tài chính. Đặc biệt cho phép 16 công ty nước ngoài tham gia với tư cách thành viên của SGDCK. Năm 1989, việc tự do hoá và quốc tế hoá TTCK tiếp tục được cải thiện, các chuẩn mực về đăng ký cấp giấy phép được bổ sung sửa đổi, và thực hiện cấp giấy phép kinh doanh quản lý ủy thác đầu tư cho một số chi nhánh nước ngoài, nhờ vậy SGDCK Tokyo thu hút thêm 25 CtyCK nước ngoài. Năm 1992, sửa đổi Luật chứng khoán và giao dòch chứng khoán. Ủy Ban Giám sát Chứng khoán và giao dòch chứng khoán được thành lập nhằm đảm bảo công bằng trong giao dòch chứng khoán và tăng cường chức năng tự quản của Hiệp hội những nhà kinh doanh CK. 2 Cơ quan quản lý hoạt động của TTCK Nhật Bản bao gồm: Bộ tài chính; Tổng cục chứng khoán; Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dòch chứng khoán; SGDCK. Nhật Bản đã ban hành hệ thống luật Hệ thống luật pháp về chứng khoán và TTCK: luật chứng khoán và giao dòch chứng khoán; luật ủy thác đầu tư chứng khoán; luật liên quan đến CtyCK nước ngoài; luật liên quan đến lưu ký chứng khoán và ghi sổ đối với các chứng chỉ cổ phiếu; luật liên quan đến kiểm soát tư vấn và đầu tư chứng khoán; luật chứng chỉ kế toán công cộng. TTCK Nhật Bản hoạt động theo mô hình các tổ chức tự quản và tuân thủ nguyên tắc giám sát của Nhà nước và các tổ chức tự quản. Tiêu chí hoạt động vì vấn đề an toàn thò trường và công bằng trong giao dòch chứng khoán nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư. TTCK Nhật Bản duy trì nhiều SGDCK khác nhau. Mặc dù xu thế quốc tế hiện nay là sáp nhập nhiều SGDCK vào với nhau, nhưng Tổng cục chứng khoán Nhật Bản vẫn duy trì hoạt động riêng rẽ của các Sở. TTCK Nhật Bản bao gồm 8 SGDCK: Tokyo, Osaka, Nagoya, Kyoto, Hiroshima, Fukuoka, Niigata và Sapporo, trong đó hai Sở Giao Dòch Tokyo và Osaka được xem là hai SGDCK quốc tế vì ở đó có niêm yết các chứng khoán nước ngoài và có tới trên 20 thành viên là CtyCK nước ngoài, còn các Sở Giao Dòch khác được xem là SGDCK đòa phương. TTCK Nhật Bản phát triển gắn liền với quốc tế hoá thò trường tài chính và tự do hoá TTCK, mở cửa từng bước cho nhà đầu tư nước ngoài. 2. TTCK Hàn Quốc. TTCK Hàn quốc chính thức thành lập vào tháng 3/1956. Tuy vậy chỉ có 12 cổ phiếu được đăng ký trên SGDCK, phần lớn do Chính phủ nắm giữ, và chỉ có trái phiếu Chính phủ là được giao dòch một cách tương đối tích cực. Tháng 1/1962, Luật giao dòch chứng khoán được ban hành với mục đích đẩy nhanh TTCK. Thế nhưng trong điều kiện thiếu vắng một cơ chế đònh giá hiệu quả và các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, SGDCK đã lâm vào tình thế tích trữ quá nhiều chứng khoán và cuối cùng kết thúc bằng bùng nổ thò trường tháng 5/1962 do không có khả năng thanh toán. Tháng 4/1963, cùng với sự sửa đổi Luật giao dòch chứng khoán, SGDCK Hàn quốc được tổ chức lại từ CtyCP trở thành đơn vò trực thuộc Chính phủ. Tháng 11/1968, Luật thúc đẩy thò trường vốn được ban hành nhằm khuyến khích các công ty tư nhân phát hành cổ phiếu ra công chúng, khuyến khích công chúng tham gia đầu tư. Tháng 12/1968, công ty đầu tư Hàn quốc được thành lập đóng vai trò bảo lãnh phát hành, góp phần ổn đònh thò trường thông qua việc mua bán cổ phần khi cần thiết. Từ năm 1968, kết quả việc thực hiện các chính sách làm cho thò trường vốn Hàn quốc lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Các trái phiếu công ty bắt đầu chào bán ra công chúng từ năm 1972 và quy mô huy động vốn của Cty đã tăng từ 20 tỷ won lên tới 260 tỷ won vào năm 1976. Năm 1974, Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia được thành lập, tăng cường hệ thống giám sát giao dòch chứng khoán. Tháng 3/1988, SGDCK Hàn quốc được tổ chức lại và kể từ đó hoạt động theo mô hình tổ chức thành viên phi lợi nhuận. 3 Nhà đầu tư nước ngoài chính thức được tham gia vào TTCK trong nước vào tháng 11/1981, được phép đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu các công ty trong nước. Đến tháng 1/1992, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu niêm yết mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất đònh về nắm giữ cổ phiếu do phải cân nhắc đến ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Tổng giới hạn tối đa mà người nước ngoài nắm giữ một loại cổ phiếu của công ty là 10%, đến tháng 10/1994 tăng lên 12%, tháng 7/1995 là 15% và hiện nay là không hạn chế. SGDCK Hàn quốc áp dụng hệ thống thò trường đấu giá liên tục kết hợp với đấu giá đònh kỳ. Cùng với việc mở rộng TTCK, một điều không tránh khỏi là phải đảm nhiệm một khối lượng giao dòch lớn và phức tạp, công bố thông tin thò trường kòp thời ngăn chặn bất kỳ một sai sót nào. Hệ thống luân chuyển lệnh bằng máy tính được lắp đặt vào tháng 1/1983 đã đảm nhận luân chuyển bằng điện tử các lệnh của khách hàng, khẳng đònh lại việc giao dòch quản lý tài khoản khách hàng và các công việc hành chính giữa trụ sở và văn phòng chi nhánh của các CtyCK. Hệ thống yêu cầu thông tin riêng biệt, được thành lập vào tháng 5/1985, thậm chí còn có thể kòp thời cung cấp thông tin về phân tích đầu tư, cổ phiếu, trái phiếu, công ty cũng như các chỉ số kinh tế tài chính. Tháng 3/1988 đã chứng kiến quá trình tự động hoá giao dòch chứng khoán từng phần đầu tiên thông qua hệ thống giao dòch tự động hoá của thò trường cổ phiếu. Và đến nay hơn 95% các giao dòch chứng khoán được đối chiếu và thực hiện thông qua hệ thống giao dòch tự động hoàn toàn. Sàn giao dòch được chia thành 3 khu vực: thò trường cổ phiếu, thò trường trái phiếu và thò trường giấy tờ có giá. Các chứng khoán không có đủ điều kiện về đăng ký tại SGDCK theo luật giao dòch chứng khoán sẽ được giao dòch tại thò trường OTC. TTCK Trung Quốc. Quá trình hình thành và phát triển TTCK Trung Quốc diễn ra như sau: Giai đoạn khởi đầu ( từ 1981 – 1985 ) là giai đoạn mang tính tự phát, tại hai thành phố Thẩm Quyến và Thượng Hải, chính quyền đòa phương đã cho phép một số Ngân hàng và quỹ đầu tư thành lập Trung tâm giao dòch cổ phiếu, mà thực chất là các thò trường OTC. Các doanh nghiệp tự động phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Lúc này trong nhận thức của người phát hành cũng như người đầu tư, chưa có khái niệm chính xác về chứng khoán, chưa có sự phân biệt rõ ràng về cổ phiếu, trái phiếu. Thời gian này cũng chưa có văn bản pháp lý của Nhà nước điều tiết hoạt động của loại hình thò trường này, ngoài một số quy đònh riêng của Ban cải cách doanh nghiệp đòa phương ban hành. Giai đoạn phát triển (từ 1986 – 1991) là giai đoạn các nhà lãnh đạo nhận thức được sự cần thiết phải phát triển TTCK, nhưng chưa hình dung được TTCK Trung Quốc như thế nào, phát triển và quản lý nó ra sao. Trong khi đó, trên thực tế, thò trường cổ phiếu tự phát đã phát triển rất mạnh. Các giao dòch mua đi bán lại (trên thò trường thứ cấp) bắt đầu hình thành và hoạt động tấp nập. Các công ty môi giới chứng khoán tự phát thành lập (chủ yếu từ các Ngân hàng), tạo nên các điểm giao dòch chứng khoán. Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình kinh tế phát triển, năm 1990, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết đònh thành lập hai SGDCK trên cơ sở hai Trung tâm giao dòch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. 4 Giai đoạn thứ ba ( từ 1992 đến nay ) là giai đoạn hệ thống pháp chế đã được cải thiện một bước quan trọng. Năm 1992, Quốc vụ viện ban hành môt số văn bản pháp quy để quản lý việc phát hành và kinh doanh chứng khoán thống nhất trong toàn quốc. Hiện nay UBCKNN do Quốc vụ viện thành lập là cơ quan quản lý cao nhất của TTCK Trung Quốc, mọi hoạt động giao dòch trên thò trường tuân thủ theo Luật chứng khoán và giao dòch chứng khoán được ban hành vào cuối năm 1998. Khác với các TTCK ở các nước trên thế giới, tại TTCK Trung Quốc, các tổ chức tham gia thò trường phải là các đònh chế tài chính của Nhà nước, do Nhà nước thành lập và trực tiếp điều hành, tuyệt nhiên không có sự tham gia của các cá nhân độc lập hoặc các tổ chức có 100% vốn nước ngoài. Cổ phiếu giao dòch trên TTCK Trung Quốc bao gồm hai loại: cổ phiếu A bán cho đối tượng đầu tư trong nước thu bằng nhân dân tệ, cổ phiếu B bán cho người đầu tư nước ngoài và thu bằng ngoại tệ, mức khống chế cổ phiếu B là 25%. Về phương thức giao dòch, các nhà lãnh đạo TTCK Trung Quốc cho rằng, trong điều kiện tin học phát triển như hiện nay, các TTCK mới mở cần đi vào hiện đại hoá giao dòch ngay từ đầu. Hiện nay, hệ thống giao dòch của các SGDCK Trung Quốc đã được nối mạng giữa các Sở với các CtyCK trong cả nước. Toàn bộ các giao dòch đã được thực hiện qua mạng vi tính. TTCK Thái Lan. SGDCK Thái Lan chính thức đi vào hoạt động tháng 4/1975 trên cơ sở Luật về SGDCK Thái Lan, được tổ chức theo mô hình CtyCP phi lợi nhuận, hoạt động dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Chứng Khoán. Thành viên của SGDCK Thái Lan là các CtyCK, sau đó các thành viên này thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết thông qua người đại diện ủy quyền của mình. TTCK Thái Lan cho phép nhà đầu tư sử dụng hai loại lệnh khi giao dòch là lệnh thò trường và lệnh giới hạn. Biên độ dao động giá được quy đònh cho từng loại cổ phiếu căn cứ vào một trong hai tiêu thức: giá đóng cửa của ngày giao dòch hôm trước hoặc giá yết đóng cửa đặc biệt. Hoạt động ban đầu của SGDCK Thái Lan dựa trên cấu trúc của sàn giao dòch tập trung. Có hai hệ thống giao dòch cổ phiếu: hệ thống chuyển và thực hiện lệnh dành cho các chứng khoán lưu hoạt nhất trên thò trường, hệ thống chuyển và thực hiện lệnh có sự trợ giúp của máy tính dành cho các loại chứng khoán còn lại. Từ tháng 4/1999, SGDCK Thái Lan chuyển sang giao dòch thông qua hệ thống giao dòch tự động hoá hoàn toàn. Tất cả các lệnh giao dòch đã được nhập vào hệ thống từ các trạm giao dòch từ các trạm giao dòch tại văn phòng của thành viên thông qua hệ thống vi tính nối mạng của SGDCK. Thời gian giao dòch suốt cả ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. p dụng phương thức giao dòch thỏa thuận và giao dòch đấu lệnh với hai hình thức khớp lệnh đònh kỳ và liên tục. Biên độ dao động giá là ±30% so với giá đóng cửa của giao dòch lô chẵn vào ngày giao dòch trước đó. Ngoài ra, SGDCK Thái Lan hiện áp dụng hệ thống tạm ngừng giao dòch (Circuit Breakers) nhằm ngăn chặn những biến động giá bất thường của các loại cổ phiếu. . riêng rẽ c a các Sở. TTCK Nhật Bản bao gồm 8 SGDCK: Tokyo, Osaka, Nagoya, Kyoto, Hiroshima, Fukuoka, Niigata và Sapporo, trong đó hai Sở Giao Dòch Tokyo và Osaka được xem là hai SGDCK quốc tế vì. trong hai tiêu thức: giá đóng c a c a ngày giao dòch hôm trước hoặc giá yết đóng c a đặc biệt. Hoạt động ban đầu c a SGDCK Thái Lan d a trên cấu trúc c a sàn giao dòch tập trung. Có hai hệ thống. Thời gian này cũng ch a có văn bản pháp lý c a Nhà nước điều tiết hoạt động c a loại hình thò trường này, ngoài một số quy đònh riêng c a Ban cải cách doanh nghiệp đ a phương ban hành. Giai đoạn