Ngày soạn: 22/01 Ngày dạy: 07/02/2012 Lớp: 9 1 Tiết: 103 Ngữ văn: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi) A.Mức độ cần đạt: -Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người -Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật . 1. Kiến thức: -Nội dungvà sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống con người . -Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản . 2.Kỹ năng: -Đọc -hiểu một văn bản nghị luận . -Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận . -Thể hiện những suy nghĩ , tình cảm về một tác phẩm văn nghệ . 3.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: -Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. -Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. -Hs: soạn bài, SGK. C. Tổ chức hoạt động dạy & học: HĐ 1 : Ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra bài cũ 3’: 1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh. 2. Nêu các luận điểm về đọc sách? 3.Em hãy nêu phương pháp đọc sách có hiệu quả nhất? HĐ 3 : Giới thiệu bài mới 1’: HĐ 4 : Bài mới 40’: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ ( Nguyễn Đình Thi ) Hoạt động của Thầy & Trò Nội dung kiến thức HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN A. Tìm hiểu chung 10’: Đọc rõ ràng, đúng yêu cầu diễn cảm văn bản. 1. Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm? *H trình bày: *G chốt lại: SGK tr 16. 2. Nêu phương thức biểu đạt chính? *H trình bày: *G chốt lại: Nghị luận . A. Tìm hiểu chung: 1.Nguyễn Đình Thi (1924-2003) bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Không chỉ gặt hái được thành công ở thể loại thơ, kịch, âm nhạc, ông còn là một cây bút lí luận phê bình có tiếng . 3.Chú thích ? *H trình bày: *G chốt lại: SGK tr 16. B. Đọc - hiểu văn bản 30’: I. Nội dung văn bản. 1. Bài văn nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục? *H trình bày: *G chốt lại: -Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhận nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. -Vai trò tiếng nói của văn nghệ với đời sống con người, nhất là hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. -Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu, bởi là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. =>Liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa nối tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài “Tiếng nói của văn nghệ” vừa có tính khái quát lý luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Bao gồm cả nội dung lẫn cách thức, giọng nói của văn nghệ. * Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: -Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. -Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. Hết tiết 103 chuyển sang tiết 104 2. Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ là gì ? Nêu nội dung 2.Tiếng nói của văn nghệ được viết năm 1948-thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . 3.Phương thức biểu đạt chính : nghị luận. B. Đọc - hiểu văn bản: I. Nội dung văn bản. 1.Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người; mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn độc giả mỗi thế hệ; tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ. II. Nghệ thuật văn bản. III. Ý nghĩa văn bản. phản ánh của văn nghệ? D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 1’: 1. Củng cố: Nêu nội dung của văn nghệ ? 2. Hướng dẫn tự học ở nhà: Trình bày những tác động ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân. -Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. 3. Dặn dò: Học bài & soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ (tt). 4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày soạn:22/01 Ngày dạy: 07/02/2012 Lớp: 9 1 Tiết: 104 Ngữ văn: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (tt)-(Nguyễn Đình Thi) A.Mức độ cần đạt: -Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người -Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật . 1. Kiến thức: -Nội dungvà sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống con người . -Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản . 2.Kỹ năng: -Đọc -hiểu một văn bản nghị luận . -Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận . -Thể hiện những suy nghĩ , tình cảm về một tác phẩm văn nghệ . 3.Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: -Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. -Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. -Hs: soạn bài, SGK. C. Tổ chức hoạt động dạy & học: HĐ 1 : Ổn định: HĐ 2 : Kiểm tra bài cũ 3’: 1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh. 2. Nêu sơ lược tác giả Nguyễn Đình Thi? 3. Em hãy nêu tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ? HĐ 3 : Giới thiệu bài mới 1’: HĐ 4 : Bài mới 40’: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (tt) ( Nguyễn Đình Thi ) Hoạt động của Thầy & Trò Nội dung kiến thức HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN A. Tìm hiểu chung 5’: Củng cố kiến thức đã học ở tiết 103 1. Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm? Nêu phương thức biểu đạt chính? 2. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ? *H trình bày: *G chốt lại: B. Đọc - hiểu văn bản 35’: I. Nội dung văn bản. 2. Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ là gì ? Nêu nội dung phản ánh của văn nghệ? *H trình bày: *G chốt lại: Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống Tác giả sang tạo gửi gấm vào trong đó một cái nhìn mới, lời nhắn gởi của riêng mình. Nội dung tác phẩm đâu chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của văn nghệ sĩ gửi gắm trong đó. +Dẫn chứng: Truyện Kiều đọc tác phẩm rung động trước cảnh ngày xuân, bang khuâng nghe lời gửi gắm của tác giả. +Dẫn chứng: Anna Carênnhina- Tônxtôi làm người đọc suy ngẫm hơn về nhận thức. Nội dung của văn nghệ khác hẳn với nội dung của các môn khoa học khác như khoa học dân tộc, xã hội học, lịch sử, . . . . - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lý khô khan mà chứa đựng tình cảm say sưa, yêu ghét, vui buồn, mơ mộng của nghệ sĩ khiến ta rung động ngỡ ngàng. =>Nôi dung tiếng nói của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ? Nêu vì sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? *H trình bày: A. Tìm hiểu chung: B. Đọc - hiểu văn bản: I. Nội dung văn bản. 1.Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người; mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn độc giả mỗi thế hệ; tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ. 2.Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”; là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường; mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn. *G chốt lại: -Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình “Mỗi tác phẩm. . . . óc ta nghĩ”. -Lúc bị ngăn cách cuộc sống đời thường thì tiếng nói văn nghệ sẽ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài. . . . vui buồn, cả sự sống,. . . . (Tù chính trị đọc truyện Kiều) -Lời nói của văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả. . . 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào? Nêu con đường của văn nghệ đến với người đọc? *H trình bày: *G chốt lại: -Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường đến với người đọc, người nghe. +Tác phẩm chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn . . . +Tư tưởng tình cảm nghệ thuật thấm sâu hòa vào cảm xúc. . . -Bằng nội dung, nghệ thuật góp phần giúp con người tự nhận thức mình. II. Em hãy tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi? Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật? *H trình bày: *G chốt lại: 1. Nghệ thuật văn bản. -Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn tự nhiên -Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; dẫn chứng phong phú thuyết phục. -Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản. 2. Ý nghĩa văn bản. 3.Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người … II. Nghệ thuật văn bản. -Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn tự nhiên -Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; dẫn chứng phong phú thuyết phục. -Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản. III. Ý nghĩa văn bản. Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 1’: 1. Củng cố: Nêu nội dung của văn nghệ ? 2. Hướng dẫn tự học ở nhà: Trình bày những tác động ảnh hưởng của một tác phẩm văn học đối với bản thân. -Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. 3. Dặn dò: Học bài & soạn bài: Các thành phần biệt lập. 4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .