Bạo lực học đường (PPNCKH)

11 4.5K 105
Bạo lực học đường (PPNCKH)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TOÁN Bài tiểu luận Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Quy Nhơn, tháng 12/2011 2 Mục Lục A. Phần mở đầu B. Phần nội dung. 1. Khái quát chung về tình hình bạo lực học đường. 2. Thực trạng của bạo lực học đường. 3. Nguyên nhân hành vi của bạo lực học đường. 3.1.Nguyên nhân chủ quan. 3.2. Nguyên nhân khách quan 3.2.1. Nguyên nhân từ gia đình 3.2.2. Nguyên nhân từ nhà trường 3.2.3. Nguyên nhân từ xã hội 4. Hậu quả. 4.1. Đối với nạn nhân. 4.2. Đối với người gây ra bạo lực. 5. Giải pháp. 5.1. Đối với học sinh. 5.2. Đối với gia đình. 5.3. Đối với xã hội. 5.4. Đối với nhà trường. C. Kết luận 3 A. Phần mở đầu: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường ,giáo dục đào tạo ngày càng có chất lượng cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục, bạo lực học đường (BLHĐ) đang chở thành vấn đề nhức nhối trong toàn nghành giáo dục. Khi nhắc tới BLHĐ , bạn nghĩ ngay đến việc các bạn nam sinh đánh nhau vì nhứng lí do tức cười như: nhìn đểu , sĩ diện trước mặt bạn gái… Hiện nay, xu hướng bạo lực hoc đường đang lan sang cả nữ sinh và ngày cang gia tăng . Trước vấn đề bạo lực học đường gia tăng, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quy định về việc tăng cường giáo dục đạo đức trong giới học sinh nhất là học sinh cấp II và cấp III nhằm rèn luyện cho sinh viên nhứng kĩ năng sống cần thiết để giúp cho hoc sinh có cách ứng sử tốt với thầy cô, gia đình bạn bè và xã hội. Trước sự bức xúc của dư luận và báo đài gần đây có phản ảnh về những clip nữ sinh đánh nhau và được chính những người bạn thân của các em tung lên mang.Để hiểu rõ thực trạng ,nguyên nhân, và tìm ra giải pháp khắc phục cho vấn để dó, nhóm tác giả đã lữa chọn đề tài bạo lực học đường ở Việt Nam. Với mục đích như trên, đối tượng nghiên cứu cuả để tài tập trung vào những bạn học sinh, thầy cô và phụ huynh học sinh, những nhà quản lí giao dục nhất là đối với các em học sinh để tìm ra nguyên nhân thực trang của vấn đề bạo lực học đường. Do vậy, tiểu luận đã sử dụng các phương phấp nghiên cứu khoa học như: phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đánh giá ,quy nạp, diễn dịch ,trực quan, phương pháp sàng lọc). 4 B. Phần Nội Dung 1. Khái quát chung về tình trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) Tình trạng bạo lực học đường hiện nay là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Sự việc này trong những năm gần đây cho thấy vấ đề bạo lực học đường đang ở mức báo động, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng này sẽ có nguy cơ bùng nổ và lan rộng trong các trường học dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng . Để hiểu sâu về vấn đề bạo lực học đường trước hết chúng ta nên biết thế nào là bạo lực học đường? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo,ngang ngược bất chấp công lý ,đạo đức , xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng ,diễn ra ở nhiều nơi và đang trở thành một “vấn nạn” của xã hội . Thông qua cái tên gọi ‘bạo lực học đường” cho ta biết nơi xảy ra bạo lực ở đây là trong trường học ở các cấp 1,2,3 ,phổ biến nhất là ở cấp 2 và cấp 3. Vì giai đoạn này là giai đoạn học sinh đang hình thành nhân cách, tâm lý không ổn định và cái tôi cao vót (mà không biết thể hiện đúng cách). Nên chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên những tỏn thương không thể chữa lành,hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống. Trước đây,chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng BLHĐ là một vấn đề rất xa xôi,không xảy ra phổ biến . Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sâu sắc về tầm ảnh hưởng ,tác động ,hậu quả của nó tới thế hệ trẻ nói riêng và con người nói chung. Song gần đây BLHD đã có chiều hướng gia tăng,phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng,một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng,kinh ngạc. phải chăng đó là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng như vậy mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào? Chúng ta cần phải nắm được thực trạng và thấy rõ được tác hại của BLHĐ không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với toàn xã hội. nên khi nghiên cứ về BLHĐ chúng ta cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khách quan ,toàn diện trên tất cả các khía cạnh ,nắm được đâu là nguyên nhân gây nên BLHĐ và tìm các giải pháp cho phù hợp để ngăn chặn các hành vi bạo lực trong nhà trường để bảo vệ những mầm xanh của đất nước . Để loại bỏ những hành vi xấu ra khỏi nhà trường góp phần xây dựng một xã hội văn minh ,công bằng. 5 2. Thực trạng của BLHĐ: . BLHĐ thực sự đang trở thành nỗi lo của xã hội. Khi nói đến hai từ “bạo lực” ta thường nghĩ đó là từ mà phái mạnh, những người có sức lực khỏe mạnh như đàn ông, con trai dùng sức mạnh cơ bắp dùng để tác động lên người khác, nhưng thực tế cho thấy hành vi bạo lực không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh đánh nhau . Cuối năm 2009 vụ Nữ sinh Hà Nội đánh nhau đã gây xôn xao dư luận ,các video clip lần lượt được tung lên mạng . Gần đây, ngày 10/3/2010 tại Hà Nội đã có vụ nữ sinh Hà Nội đánh hội đồng được đưa lên mạng . Theo hình ảnh trong clip này, sự việc diễn ra ngay tại khu vực vườn hoa phía sau tượng đài Lí Thái Tổ .Một nữ sinh mặc áo kẻ sẫm mầu liên tục túm tóc kéo lê , dùng chân đi giày đá vào một bạn gái mặc áo phông trắng . Ở ghế đá cạnh đó, mốt số học sinh đeo cặp thản nhiên ngồi xem thậm chí còn xông vào đánh hội đồng. sau khi nhận hàng loạt cú đá vào mặt hai mắt nữ sinh bị đánh thâm tím. Có rất nhiều video khác được tung lên mạng mới đây trên mạng mới xuất hiện một video có tựa đề “ nữ sinh Phú Thọ đánh nhau bằng giày cao gót”dài khoảng mười năm phút, quay cảnh ba em nữ sinh đánh hội đồng một nữ sinh mặc đồng phục THPT .Sau một thời gian tiến hành điều tra , các cơ quan chức năng đã xác định danh tính của một số học sinh trên là : Hà thiên Trang, Lê quỳnh Anh học sinh lớp 11C trường THPT dân lập Vũ Thê Lang và Lương Linh Nhâm học sinh lớp 11A9 trường THPT Việt Trì và nữ sinh bị đánh là Tạ Thị Diệu L học sinh lớp 11 trường THPT Việt Trì . Theo thiếu tá Nguyễn Ngọc Vân – phó trưởng công an thành phố Việt Trì cho biết do Trang, Quỳnh Anh đến cổng trường học ăn xôi bị L nhìn đểu nên bàn nhau đánh cho dằn mặt .Khi xem xong những đoạn clip như vậy, không ai có thể tránh khỏi thái độ bàng hoàng bức xúc.Những video như vậy chỉ là một phần rất nhỏ được ghi lại và phát tán trên mạng ngoài ra còn rất nhiều vụ đánh học ở trường học mà ta chưa biết đến. Sáng ngày 28-7-2010, Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức hội thảo về vấn nạn BLHĐ hiện nay . Theo báo cáo của thứ trưởng bộ giao dục và đào tạo Trần Quang Quý cho biết , theo báo cáo của các sở giáo dục –đào tạo từ đầu năm học 2009-2010 đến nay trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học . Các trường hợp đã xử lý kỷ luật ,khiển trách 881 học sinh,cảnh cáo 1558 học sinh ,buộc thôi học có thời hạn là 735 học sinh . Trong các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên ,phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ của các học sinh . Nhưng vẫn có vụ việc mang tính chất gây hậu quả nghiêm trọng như học sinh đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn rồi quay phim xẩy ra ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ,Quãng Ngãi. Học sinh đánh nhau có sử dụng vủ khí gây thương tích nặng cho bạn có vụ việc xảy ra chết người. Năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẩn đến chết người ở trong và ngoài trường học-thứ trưởng dẩn dụ. Theo báo cáo của vụ học sinh sinh viên,viện khoa học giáo dục Việt Nam thì đối tượng tham gia đánh nhau là phần lớn học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là lứa tưổi mà sinh lý các em có nhiều biến đổi,suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẩn,dể bị bạn bè rủ rê lôi kéo. Thật đáng ghê sợ! học sinh ngày nay được hưởng hạnh phúc hơn thế hệ trước vậy mà 6 lại có những học sinh hành xử với bạn bè mình như dân xã hội đen,như những anh chị giang hồ vậy sao? Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thúc với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ được xem là bình thường như hành động xúc phạm lăng mạ,xỉ nhục đay nghiến trà đạp nhân phẩm,làm tổn thương về mặt tinh thần con người qua lời nói. Hay hình thức cao là hành động tra tấn đánh đập hành hạ làm tổn hại về mặt sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Những công cụ phương tiện mà chủ thể gây bạo lực sử dụng đó là những cú đấm, cú đá, dao gậy…cùng với hình thức đánh có thể là đánh hội đồng đánh một mình. Và chính những vụ BLHD này để lại hậu quả rất thương tâm cho học sinh bị đánh: có thể gây thương tích, xây xát,chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý… Trong các vụ BLHD đã diển ra khi được hỏi tại sao lại đánh bạn, chỉ đơn giản là “em thích thì đánh” hay vì những lý do “ tại nó nhìn đểu em” hoặc “ tại nó sĩ”…có thể nói đây là những nguyên nhân rất vô lý. Hay cũng thể là vì lý do tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp,hay mách chuyện với thầy cô… Chỉ những lý do vậy thôi msf có thể đánh bạn mình nhẹ thì thâm tím nặng thì chảy máu, có khi mang thương tích nặng hoặc dẩn đến tử vong. 3. Nguyên nhân của những hành vi bạo lực học đường. 3.1.Nguyên nhân chủ quan. Do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi,đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và xự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động .Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ xa đọa. 3.2. Nguyên nhân khách quan 3.2.1.Nguyên nhân từ già đình: Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái . xã hội phất triển phụ huynh ít quân tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp .Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành , hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống . 7 3.2.2. Nguyên nhân từ nhà trường: Do sự giáo dục của nhà trường còn năng về kiến thức văn hóa , đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ , hậu học văn” .Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo .Bây giờ thật khó mà tìm được những thầy cô mà học sinh luôn nhắc đến với lòng kính yêu , luôn được học sinh coi là một hình mẫu để học tập.Đồng tiền làm mờ đi vẻ đẹp của giáo dục việc thiếu tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng không biết phải trở thành người như thế nào. 3.2.3. Nguyên nhân từ xã hội: Do ảnh hưởng từ môi trường van hóa bao lực như phim ảnh , sách báo,game bạo lực , đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng ) Hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cức thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu. Các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau , giết người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều , các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa. Các game hành động như Half-life , stra craft, võ lâm, cao bồi không gian với các pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn trẻ,không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các em,khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt trước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu. Do sự thay đổi về nhận thức các giá trị đạo đức: thời cha mẹ chúng ta anh hùng trong mắt họ là những người yêu đất nước, sẳn sàng cầm súng để bảo vệ tổ quốc. Cùng với sự cọ sát văn hóa chúng ta đang ngày càng bị các giá trị văn hóa thục dụng của phương Tây xâm chiếm. Đối với thế hệ 9X anh hùng phải giống như phim hành động của Mỹ có siêu năng lực có sức mạnh cơ bắp và sẵn sàng sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Chính sự thay đổi đó đã dẫn đến quan niệm sai lầm kẻ nào có sức mạnh cơ bắp và vật chất luôn được xếp cao hơn người khác. Và điều đó dẩn đến học sinh ngày càng có xu hướng sử dụng bạo lực, để giải quyết các xung đột trong cuộc sống và trong nhà trường. Một phần nữa là sự vô cảm thực dụng của chúng ta, nếu thấy bạn mình bị đánh bạn có dám đứng ra ngăn cản hay bạn sợ bị trả thù ? Những hành động như Lục Vân Tiên giờ đây sẽ bị coi là ngu, là trõ mũi vào việc của người khác. Chúng ta không được giáo dục nhiều về lòng dũng cảm, chúng ta có thể phân biệt được điều đó là đúng hay sai nhưng chún ta không đủ dũng cảm để bảo vệ cái đúng, chúng ta hèn nhát đến mức bị đánh cững không dám khai ra kẻ đánh mình chỉ vì sợ bị trả thù. Một nguyên nhân nữa là do xã hội quá thờ ơ, chưa có sự quan tâm đứng mức về vấn 8 đề này hoặc đưa ra những giải pháp thiếu thiết thực và kết quả là những quyết định,văn bản giấy tờ không được hiện thực hóa và tình trạng bạo lực học đường vẫn gia tăng. 4 Hậu quả. 4.1. Đối với nạn nhân. Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý của các em họ sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Người bị bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng thương. Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang,lo lắng đối với người thân ,bạn bè và tạo nên tính bất ổn ,thiếu trật tự,kỉ cương trong xã hội. 4.2. Đối với người gây ra bạo lực. Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách ,mất dần nhân tính,làm gương xấu cho người khác học theo. BLHĐ là mầm mống của tội phạm, tội ác ,là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người . Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình,làm ảnh hưởng xấu tới học tập ,gây nguy hại cho xã hội.Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét .Liệu đó có phải là điều chủ thể gây ra bạo lực mong muốn. 5. Giải Pháp. 5.1. Đối với học sinh Cần cố gắng mở rộng năng cao nhận thức cho các em. Để các em ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó.Trong tập thể lớp cần tổchức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập .Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, chơi hội thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp , tạo sân chơi cho các em đỡ nhàn chán tránh đước sự phân biệt đối xử . Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người . Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực Trong gia đình chúng ta cần nhìn nhận cách giáo dục con trẻ .Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè .Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là 9 những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lí ỷ lại dựa dẩm chơi bời và hưởng thụ . Mọi người phải có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe , để làm gương cho người khác . Xã hội cần phải có những giải pháp đồng bộ chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình nhà trường trong toàn xã hội , coi trọng dạy kỹ năng sống cho các em vươn tới nhũng điều chân-thiện-mĩ. 5.2. Đối với xã hội: Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong vấn đề quản lý, ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động gây “ô nhiễm” môi trường xã hội. 5.3. Đối với gia đình: Trong gia đình, ông bà, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con em mình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh, có những tác động quan trọng đến thái độ, nhận thức, hành vi của học sinh khi các em bước tiếp vào môi trường giáo dục cộng đồng, đó là ở nhà trường và ngoài xã hội. Sẽ rất nguy hại nếu học sinh chịu ảnh hưởng từ một nền giáo dục khiếm khuyết của gia đình. Chính vì thế, người lớn trong mỗi gia đình cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và với con em mình nói riêng. Trước hết, mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục gia đình sao cho con em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Các bậc phụ huynh phải chú trọng đến vấn đề nêu gương, tạo bầu không khí tâm lý thuận tiện, tạo mọi điều kiện để mọi thành viên trong gia đình san sẻ tình cảm với nhau. Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng hợp tác với nhà trường. Gia đình tích cực liên hệ với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, cung cấp thông tin về hoạt động tu dưỡng của con em mình ở gia đình cho nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục học sinh. 5.4. Đối với nhà trường: Mỗi học sinh bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường với một tâm thế khác nhau tùy theo ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến các em.Vì vậy, nhà trường phải liên kết, phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá 10 trình giáo dục, tạo được sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển nhân của học sinh. Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Mọi tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường phải có sự phối hợp đồng bộ, cùng tham gia và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 5.4.1. Vai trò của tổ chức Đoàn thể: - Đoàn, Đội cần quan tâm đầu tư, tổ chức nhiều họat động tập thể, tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng của mình. - Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt trong Đội viên, Đoàn viên. 5.4.2. Vai trò của người thầy nói chung: - Bên cạnh nhiệm vụ truyền thụ tri thức, mỗi người thầy còn cần phải quan tâm, hiểu được các mong muốn của học sinh, cần thường xuyên dẫn dắt, định hướng cho các em trong các kỹ năng giao tiếp, ứng xử. - Khi tiếp xúc với học sinh, người thầy cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị . - Cần chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ kịp thời khi học sinh có những khủng hoảng về tinh thần cũng như vật chất . - Hãy là bạn với học sinh nếu thấy cần thiết. - Phải làm sao cho các em có lòng tin với người lớn, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô. 5.4.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm: Những rắc rối hay gặp ở tuổi học sinh thường có liên quan tới vấn đề giao tiếp, ứng xử của các em hoặc liên quan tới khả năng làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi của bản thân mỗi học sinh. Do đó, hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hỗ trợ, định hướng cho học sinh đi đúng đường. Giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục, hỗ trợ học sinh qua các cách như sau : - Cần tạo cơ hội cho học sinh thi thố tài năng, gây cảm giác tự tin ở các em. Tuyệt đối nên tránh gây cho các em cảm giác là người vô dụng, thừa thãi mà hãy giao cho các em những nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu vừa sức để các em có thể hoàn thành công việc. - Cần có thái độ nhẹ nhàng, phân tích cụ thể đúng sai, phải trái trước những sai lầm của học sinh và phải để cho các em tận mắt thấy, tai nghe. - Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm chân thành tới các em. [...]... dựng với môi trường lành mạnh, an toàn cho học sinh Gia đình phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm nền tảng cho học sinh bước tiếp vào môi trường giáo dục ở nhà trường Nhà trường phải xây dựng, phát huy vai trò, vị trí của người thầy, vừa dạy chữ song song với việc dạy người cho học sinh Có như thế mới đẩy lùi, ngăn chặn được vấn nạn bạo lực học đường C Kết luận Hiện tượng trên chỉ là một... em làm được việc tốt dù là việc nhỏ Ngoài ra, GVCN còn cần hỗ trợ cho học sinh một số kỹ năng cần thiết : - Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả - Kỹ năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng chống lại những áp lực tiêu cực từ bạn bè Tóm lại, trong công tác giáo dục, rèn luyện nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, mỗi môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội cần... chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội lên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người, vào thế hệ trẻ Chuyện học sinh gây mâu thuẫn đánh nhau là những hành vi rất dễ xảy ra trong nhà trường.Và thực tế để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng đó, trách nhiệm phải thuộc về học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội Mọi người hãy tữ nâng cao ý thức cho bản thân với thái độ sống đúng đắn sống có . trường học dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng . Để hiểu sâu về vấn đề bạo lực học đường trước hết chúng ta nên biết thế nào là bạo lực học đường? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang. về tình trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) Tình trạng bạo lực học đường hiện nay là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Sự việc này trong những năm gần đây cho thấy vấ đề bạo lực học đường đang ở. Phần nội dung. 1. Khái quát chung về tình hình bạo lực học đường. 2. Thực trạng của bạo lực học đường. 3. Nguyên nhân hành vi của bạo lực học đường. 3.1.Nguyên nhân chủ quan. 3.2. Nguyên

Ngày đăng: 03/11/2014, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan