PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐỊA LÍ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN BẢN ĐỒ HỌC Đỗ Vũ Sơn * Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Trang 1PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐỊA LÍ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN BẢN ĐỒ HỌC
Đỗ Vũ Sơn *
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đổi mới phương pháp dạy học đại học là một vấn đề bức thiết và đặc biệt quan trọng đối với các trường đại học sư phạm - nơi đào tạo giáo viên và cũng là trung tâm nghiên cứu về khoa học Giáo dục Một trong những hướng đổi mới đưa lại hiệu quả cao là ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học trực tuyến
Bản đồ học là môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc trong chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn Địa lí Để tiến hành dạy học trực tuyến môn Bản đồ học có hiệu quả, việc quan trọng đầu tiên là phải khảo sát hiện trạng phương pháp học của sinh viên, đồng thời nắm bắt các nhu cầu của sinh viên về việc cải tiến phương pháp cho phù hợp với bộ môn Bản đồ học Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc khảo sát phương pháp học ở các trường đại học sư phạm khu vực miền núi phía Bắc, nơi có nhiều sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn đang theo học Trên cơ sở đã khảo sát, tiến hành xây dựng những biện pháp cụ thể để từng bước đưa dạy học trực tuyến vào dạy học môn Bản đồ học trong các trường đại học sư phạm miền núi phía Bắc
Từ khóa: Nghiên cứu phương pháp học, miền núi phía Bắc, dạy học trực tuyến, Địa lí, Bản đồ học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ứng dụng thành quả của công nghệ thông tin
và truyền thông vào dạy học trực tuyến là một
trong những hướng đổi mới phương pháp dạy
học có hiệu quả cao
“Dạy học trực tuyến là hình thức học tập hay
đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý
sử dụng nhiều công cụ của thông tin và truyền
thông khác nhau và được thể hiện ở mức độ
cục bộ hay toàn cục” (MASIE Center)
Bản đồ học là môn học quan trọng thuộc khối
kiến thức bắt buộc trong chương trình đào tạo
giáo viên trung học phổ thông môn Địa lí Để
tiến hành dạy học trực tuyến môn học này tại
các trường đại học sư phạm khu vực miền núi
phía Bắc, nơi có nhiều sinh viên dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn đang
theo học, việc quan trọng mang tính quyết
định đầu tiên là phải tiến hành khảo sát
phương pháp học của sinh viên Trên cơ sở
kết quả đã khảo sát, tiến hành xây dựng mô
hình dạy học trực tuyến thích hợp với đối
tượng sinh viên và chuyên ngành Bản đồ học
KHẢO SÁT SINH VIÊN NGÀNH ĐỊA LÍ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Mục đích khảo sát
Khảo sát hiện trạng phương pháp học của
sinh viên ngành Địa lí, nhận thức của sinh
Tel:0913371278
viên về việc cần phải đổi mới phương pháp dạy học trong trường đại học và các phương
án đổi mới Từ đó đưa ra mô hình dạy học thích hợp môn Bản đồ học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
Phạm vi, số lượng, phân loại sinh viên được khảo sát
Phạm vi khảo sát là sinh viên ngành Địa lí của các trường đại học sư phạm và các trung tâm liên kết đào tạo giáo viên môn Địa lí thuộc khu vực miền núi phía Bắc gồm:
- Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) (665 sinh viên);
- Trường Đại học Tây Bắc (387 sinh viên);
- Lớp liên kết hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học sư phạm - ĐHTN với Trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình (44 sinh viên);
- Lớp liên kết hệ Vừa làm vừa học của trường Đại học sư phạm - ĐHTN với Trường Cao đẳng sư phạm Ngô Gia Tự, Bắc Giang (103 sinh viên);
Tổng số sinh viên đã khảo sát: 1199
Trong đó:
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số: 552 (chiếm 46%)
- Sinh viên là đối tượng vùng cao, 135: 379 (chiếm 31,6 %)
- Sinh viên hệ cử tuyển, liên kết đào tạo: 538 (chiếm 44,9%)
Nội dung, hình thức và kết quả khảo sát
Trang 2- Nội dung khảo sát: hiện trạng các hình thức
học, nghiên cứu mà sinh viên đang thực hiện
ở các mức độ khác nhau (thường xuyên,
không thường xuyên, chưa bao giờ); nhận
thức của sinh viên về mức độ cần thiết của
các phương pháp học, nghiên cứu được đưa ra
trong phiếu (rất cần, bình thường, không cần)
- Hình thức khảo sát: mỗi sinh viên được phát
một phiếu khảo sát và trả lời bằng cách đánh
dấu vào ô tương ứng với hiện trạng và nhận
thức về phương pháp học của mình Phương
pháp này đảm bảo được tính khách quan, độ
chính xác của số liệu điều tra
- Kết quả khảo sát: (xem Bảng 1)
MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ KẾT
QUẢ KHẢO SÁT
Hiện trạng phương pháp học tập của sinh
viên ngành Địa lí
Sau khi tổng hợp và phân tích số liệu khảo sát
về hiện trạng phương pháp học của sinh viên,
rút ra một số kết luận sau:
- Phương pháp ghi chép bài trên lớp vẫn
được sử dụng phổ biến: tỉ lệ đạt mức độ 2 ở
ghi chép bài đầy đủ là 69,36%; ở ghi chép ý
chính là 90,32%;
- Liên hệ với giảng viên trong quá trình học
còn ở mức trung bình thấp: tỉ lệ đạt mức độ 2
ở ghi chép kết hợp với trao đổi với giảng viên
là 26,14%; ở trao đổi với giảng viên ngoài giờ
lên lớp là 18,1%;
- Người học tham gia các hoạt động ceminar,
hội thảo chuyên đề ở mức thấp: tỉ lệ đạt mức
2 là 16,37%;
- Các hoạt động học tập theo nhóm đạt mức
trung bình: tỉ lệ đạt mức 2 là 58,63%;
- Hoạt động lí thuyết kết hợp với nghiên cứu
thực tế còn rất thấp: tỉ lệ đạt mức 2 là 6,45%;
- Tính chủ động trong học tập còn thấp: tỉ lệ
đạt mức độ 2 việc tự mình đề xuất và thực
hiện các chuyên đề nghiên cứu mà bản thân
thấy cần thiết là 6,15%; Thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học là 2,11%; Đọc và viết
báo chuyên ngành là 8,33%;
- Các hoạt động học tập thông qua công nghệ
thông tin và truyền thông còn rất yếu: tỉ lệ đạt
mức độ 2 ở tham gia các khoá học trực tuyến
(online courses) trên mạng Internet là 2,06%;
Tham gia các diễn đàn học tập trên mạng
Internet là 1,67%; Tìm kiếm các tài liệu học
tập trên mạng Internet là 14,70%;
Nhận thức của sinh viên về đổi mới
phương pháp học môn Bản đồ
Nhận thức về phương pháp học của sinh viên ngành Địa lí trong số liệu điều tra cho thấy phù hợp với quy luật chung của đổi mới, đó là:
- Ghi chép ý chính của bài trên lớp cần thiết:
91,66% đồng ý ở mức độ 2;
- Có nhu cầu liên hệ với giảng viên trong quá
trình học: 77,83% đồng ý ở mức độ 2;
- Nhu cầu tham gia các hoạt động ceminar,
hội thảo chuyên đề ở mức trên trung bình:
58,70% đồng ý ở mức độ 2;
- Nhu cầu hoạt động học tập theo nhóm đạt
mức cao: 80,16% đồng ý mức 2;
- Có nhu cầu về hoạt động nghiên cứu thực
tế: 76,47% đồng ý mức 2;
- Cần tăng tính chủ động trong học tập: tỉ lệ
đồng ý mức 2 là 51,65 % ở việc tự đề xuất và thực hiện các chuyên đề nghiên cứu; 57,09%
ở việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; 44,13% ở việc đọc và viết báo chuyên ngành;
- Nhu cầu lớn trong thực hiện các hoạt động
học tập thông qua công nghệ thông tin và truyền thông: tỉ lệ đồng ý mức độ 2 là:
71,88% ở việc tham gia các khoá học trực tuyến (online courses) trên mạng Internet; 59,68% ở việc tham gia các diễn đàn học tập trên mạng Internet; 82,49% ở việc tìm kiếm các tài liệu học tập trên mạng Internet;
Trang 3Bảng 1 Kết quả khảo sát phương pháp học của sinh viên ngành địa lí
TT Hình thức học – nghiên cứu
Mức độ đã thực hiện (%) Nhận thức của NH về mức độ
cần thiết (%) Thường
xuyên (mức 2)
Không thường xuyên (mức 1)
Chưa bao giờ (mức 0)
Rất cần
(mức 2)
Bình thường (mức 1)
Không cần (mức 0)
2 Ghi những điểm cần chú ý trên lớp 90,32 9,68 0 91,66 8,34 0
3 Ghi chép kết hợp trao đổi với giảng
5 Tham gia, thực hiện các seminar các
6 Tham khảo ý kiến giảng viên ngoài
8 Tự học kết hợp nghiên cứu tài liệu
9 Thực tế kết hợp với lí thuyết 6,45 48,03 45,52 76,47 22,69 0,84
10 Thực hiện các bài tập, chuyên đề do
11 Nghiên cứu, bám sát chương trình
12
Tự mình đề xuất và thực hiện các
chuyên đề nghiên cứu mà bản thân
thấy cần thiết
6,15 24,23 69,62 51,65 45,04 3,31
14 Đọc và viết báo chuyên ngành 8,33 17,71 73,96 44,13 46,97 8,90
15 Tìm kiếm các tài liệu học tập trên thư
16 Tìm kiếm các tài liệu học tập trên
17 Tham gia các diễn đàn học tập trên
18 Tham gia các khoá học trực tuyến
(online courses) trên mạng Internet 2,06 23,71 74,23 71,88 27,68 0,45
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN BẢN ĐỒ HỌC TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MIỀN NÚI
PHÍA BẮC
Trên cơ sở phân tích thực trạng học tập, nhận
thức về sự cần thiết và nhu cầu đổi mới phương
pháp học của sinh viên ngành Địa lí trong các
trường Đại học sư phạm khu vực miền núi phía
Bắc cho thấy: dạy học trực tuyến là phương
pháp rất cần thiết nhưng không phải là một giải
pháp tối ưu, đặc biệt đối với các trường sư
phạm Bởi mục tiêu đào tạo không chỉ là kiến
thức khoa học thuần túy mà còn phải kết hợp để
đào tạo giáo viên với những kĩ năng sư phạm cần thiết như khả năng nói, viết, ngôn ngữ hình thể, nắm vững tâm lí người học, phương pháp dạy học , do đó, cần phải tận dụng các ưu điểm của nhiều mô hình đào tạo khác nhau Sự kết
hợp giữa dạy học trực tuyến với lớp học truyền
thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành
một mô hình học tập mới gọi là dạy học phối kết
hợp (blended learning)
Xét đặc thù của việc đào tạo trong nhà trường sư phạm, nhằm giúp cho SV tiếp cận với những ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông, rèn luyện khả năng tự học, học tập từ xa sau khi tốt nghiệp, có một số mức độ phối kết hợp như sau:
Trang 4- Mức độ thứ nhất, giảng viên thiết kế, đóng gói
và truyền tải nội dung học tập, tạo diễn đàn,
hướng dẫn tự học trên mạng song song với việc
học trên lớp truyền thống
- Mức độ thứ hai, sinh viên phải tham gia học
một môđun nào đó trên mạng liên quan trực tiếp
đến học phần đang giảng dạy
- Mức độ thứ ba, tiến hành giảng dạy một học
phần nào đó hoàn toàn trên mạng
KẾT LUẬN
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở đại học và
là định hướng căn bản góp phần đổi mới giáo
dục phổ thông Dựa trên kết quả nghiên cứu thực
tế, những nhận xét, đánh giá về thực trạng
phương pháp học của sinh viên sư phạm cũng như những nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học đại học Tác giả đã xây dựng một mô hình mới để dạy học môn Bản đồ học Trong đó có
sự kết hợp giữa dạy học trực tuyến với lớp học truyền thống nhằm phát huy hiệu quả học tập, kỹ năng sư phạm của sinh viên ở trường đại học sư phạm Để áp dụng dạy học trực tuyến kết hợp với lớp học truyền thống có hiệu quả cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo theo yêu cầu, đào tạo theo tín chỉ, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục đại học
và sau đó là giáo dục phổ thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1998), Lý luận dạy học Địa lí, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội
[2] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1999), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[3] Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[4] Niên giám (2009), Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN
[5] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[6] Đỗ Vũ Sơn(2009) Giáo trình Bản đồ học, Nxb ĐH Thái Nguyên
[7] Đỗ Vũ Sơn (2009) Xây dựng, triển khai đào tạo trực tuyến Bản đồ học Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy
học” ĐHSP Huế
[8] Đỗ Vũ sơn (2007), Giáo trình trực tuyến Bản đồ học, Website http//www.daotaotructuyen.org
SUMMARY
THE STUDY OF LEARNING METHODS OF GEOGRAPHY STUDENTS IN
EDUCATION COLLEGES IN THE NORTH MOUNTAINOUS AREA TO SERVE
TEACHING ON-LINE CARTOGRAPHY STUDY UNIT
Do Vu Son
College of Education, Thai Nguyen University
Changing the teaching methodology in higher education is a pressing issue of special importance to education colleges, where teachers are trained, and are the centers for the researches on educational sciences One of the innovative directions that brings high effectiveness is to apply information technology & communications achievement to on-line teaching Cartography is a subject that belongs to the obligatory knowledge content in the training program for secondary school teachers in geography In order to effectively carry out on-line teaching Cartography study unit, the first important task is to survey current status of learning methods of the students, also to grasp their needs for improvement of methodology in accordance with Cartography subject Among the surveys, special importance is attached to the survey of learning methods in education colleges in the North Mountainous Region, where many ethnic minority students from remote areas, who suffer difficult conditions are studying Based on the survey results, concrete measures will be carried out to introduce step-by-step on-line teaching Cartography subject in education colleges in the North Mountainous Area
Key words: methodology study, North Mountainous Area, on-line teaching, Geography, Cartography.
Tel: 0913371278