Miễn dịch học và ứng dụng miễn dịch liệu pháp

232 631 0
Miễn dịch học và ứng dụng miễn dịch liệu pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PGS.TS. TÔ LONG THÀNH MIỄN DỊCH HỌC VÀ ỨNG DỤNG MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP TRONG THÚ Y NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2011 2 Chủ biên: PGS.TS. TÔ LONG THÀNH Tham gia biên soạn: Chương 1, 2, 3, 4, 5, 6 (Phần A, B), 7, 9, 10, 11: PGS.TS. Tô Long Thành. Chương 6 (phần C): TS. Nguyễn Hữu Vũ 3 LỜI NÓI ĐẦU Miễn dịch học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các ngành sinh học liên quan đến nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành thú y, một ngành có những nét tương đồng rất lớn đối với ngành y tế. Tuy vậy, điểm qua các sách giáo khoa về miễn dịch học, hoặc các sách chuyên khảo về miễn dịch học đã và đang được sử dụng trong ngành thú y, có thể thấy rằng chúng ta có ít sách giáo khoa và sách chuyên khảo về lĩnh vực này. Nói cụ thể hơn, trong chương trình đào tạo sinh viên khoa thú y của các trường đại học trong cả nước, môn miễn dịch học cho chuyên ngành thú y mới được đưa vào giảng dạy trong vài năm gần đây. Trong một thời gian dài trước đó, các bài giảng về miễn dịch học được ghép với các môn học khác như vi sinh vật học thú y hoặc các bệnh truyền nhiễm của gia súc, gia cầm. Tương tự như vậy, điểm qua các nghiên cứu trong ngành thú y nói chung và miễn dịch học thú y nói riêng, chúng ta cũng chưa có những nghiên cứu cơ bản về miễn dịch mà phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào những nghiên cứu miễn dịch ứng dụng nhằm chủ yếu vào việc chế tạo vacxin với mục đích kích thích đáp ứng tạo miễn dịch qua trung gian kháng thể. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hầu như chưa được đả động trong các công trình nghiên cứu về thú y. Với tình hình chung trong giảng dạy và nghiên cúu như vậy, đòi hỏi phải có những tài liệu nâng cao, chuyên sâu về miễn dịch cơ bản mới có thể đào tạo được những cán bộ có hiểu biết thích hợp về nghiên cứu, ứng dụng miễn dịch trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi muốn thông qua cuốn sách này cung cấp cho độc giả một số kiến thức cơ bản được nâng cao, cũng như các số liệu cơ bản đã được công bố. Cụ thể hơn, những khái niệm về lymphokin, cytokin chưa được giảng dạy ở nhà trường, các vấn đề về kháng thể đơn dòng, về điều hòa trong các đáp ứng miễn dịch, về ứng dụng của sinh học phân tử trong nghiên cứu miễn dịch học sẽ được đề cập. Cũng phải nói thêm rằng hiểu biết về đáp ứng miễn dịch, về dấu ấn (marker) trên các tế bào có thẩm quyền miễn dịch phần nhiều có được nhờ các nghiên cứu miễn dịch trên các động vật phòng thí nghiệm, đặc biệt là chuột nhắt. Chính vì thế, để cung cấp các kiến thức cơ bản không thể bỏ qua những thành quả nghiên cứu mà con người đã thu thập trên các động vật thí nghiệm và trên người là đối tượng được quan tâm hơn nhiều so với động vật. Chúng ta hãy chấp nhận rằng, 4 mặc dù có những nét đặc thù riêng nhưng những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và thực hành thú y thừa hưởng các kiến thức miễn dịch học mà môn miễn dịch y học đã thu được. Phần chuyên khảo chuyên về miễn dịch động vật sẽ được chúng tôi đưa vào cuốn sách với một dung lượng hợp lý, nhấn mạnh về miễn dịch học thực hành. Cuối cùng, mặc dù mục đích đặt ra đã rõ ràng nhưng sự thể hiện qua các chương trong cuốn sách chắc chắn còn có những thiếu sót không tránh khỏi. Vì thế, tác giả xin chân thành cảm ơn và đón nhận những góp ý của bạn đọc với mục đích cuốn sách sẽ hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau. Hơn nữa, để hoàn thành cuốn sách, tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tận tình hỗ trợ để cuốn sách hoàn thành đúng kế hoạch. Tác giả 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MIỄN DỊCH HỌC I. KHÁI NIỆM Miễn dịch học là một môn học nghiên cứu sự phòng hộ chống lại các đại phân tử ngoại lai 1 hoặc các vi sinh vật thâm nhập vào cơ thể động vật 2 và đáp ứng của cơ thể động vật đáp ứng lại các “vật lạ” đó. Những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật có thể là virus 3 , vi khuẩn 4 , prôtozoa 5 và ngay cả các ký sinh trùng có kích thước tương đối lớn. Thêm vào đó, cơ thể có thể hình thành các đáp ứng miễn dịch chống lại các phần tử prôtêin của chính nó (hoặc cả các phân tử khác nữa) trong trường hợp tự miễn dịch và chống lại các tế bào khác của chính cơ thể mình đã bị biến đổi trong trường hợp miễn dịch chống ung thư. II. HÀNG RÀO PHÒNG VỆ 1. Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu Hàng rào phòng vệ đầu tiên chống lại các mầm bệnh là các hàng rào mô bào, có thể hiểu đây là sự phòng thủ không đặc hiệu của cơ thể đối với các tác nhân lạ, ví dụ như da ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể. Nếu vì một lý do nào đó mà hàng rào phòng thủ này bị phá vỡ nghĩa là mầm bệnh có thể xâm nhập qua da thì trong cơ thể lại có các loại tế bào phản ứng rất nhanh để khống chế và tiêu diệt mầm bệnh đó. Đó là những tế bào đại thực bào (macrophages) và tế bào trung tính (neutrophils) có khả năng “nuốt” vi sinh vật lạ rồi tiêu diệt các vi sinh vật này mà không cần sự tham gia của các kháng thể. Một số phân tử hòa tan cũng có tác dụng trực tiếp lên vi sinh vật bằng cách lấy đi các chất dinh dưỡng chủ yếu cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn (ví dụ như sắt) và làm cho vi khuẩn chết hoặc tác dụng diệt khuẩn của một số phân tử nằm trên tế bào biểu mô, trong các dịch tiết xuất (ví dụ như nước mắt và nước bọt) và trong dòng máu. Như đã nói ở trên, dạng miễn dịch này được gọi là miễn dịch bẩm sinh hoặc miễn dịch không đặc hiệu, với đặc điểm là luôn luôn sẵn sàng đáp ứng lại sự xâm nhiễm của các tác nhân ngoại lai. 1 Ngoại lai: thông thường được hiểu là lạ, không phải của mình. 2 Động vật: là một cơ thể sống, khác biết với thực vật bằng cách vận động độc lập và có các giác quan. 3 Vi rút: Các hạt (tiểu phần cực nhỏ) ký sinh trên thực vật, động vật và vi khuẩn, Vi rút có cấu tạo gồm một nhân là axit nuclêic nằm bên trong một lớp vỏ là prôtêin. Vi rút chỉ nhân lên trong các tế bào sống và không được coi là một sinh vật sống độc lập. 4 Vi khuẩn: Là vi sinh vật đơn bào, thường là ký sinh và không có cấu trúc tế bào và cấu trúc nhân rõ rệt. Có nhiều loài vi khuẩn và chúng là các tác nhân gây thối rữa, lên men, cố định ni tơ và gây nên nhiều bệnh ở thực vật và động vật. 5 Prôtozoa: Là sinh vật đơn bào ví dụ như con a míp có thể di chuyển và sống nhờ các chất ni tơ và các bon hữu cơ. 6 2. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu Hàng rào phòng vệ thứ hai là hệ thống miễn dịch đặc hiệu hoặc còn được gọi là miễn dịch thích ứng hoặc miễn dịch thích nghi mà để khởi động hệ thống miễn dịch này cần phải có thời gian (được tính bằng ngày) cho cơ thể được đáp ứng miễn dịch đối với tác nhân ngoại lai lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Sự khác biệt giữa đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và đáp ứng miễn dịch đặc hiệu được tóm tắt trên Bảng 1. Trong hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, có quá trình sản xuất các kháng thể 6 là các prôtêin hòa tan có khả năng kết gắn đặc hiệu với các kháng nguyên lạ, gọi là đáp ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể và có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong đó các tế bào chuyên biệt có khả năng nhận dạng các mầm bệnh lạ và tiêu hủy các mầm bệnh đó. Trong trường hợp virus hoặc khối u, đáp ứng miễn dịch kiểu này là đặc biệt quan trọng trong sự nhận biết và tiêu hủy các tế bào bị nhiễm virus hoặc các tế bào ung thư. Đáp ứng miễn dịch khi các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiếp xúc với mầm bệnh lần thứ hai thường là nhanh hơn so với nhiễm lần đầu vì lúc đó tế bào T và tế bào B “nhớ” sẽ được kích hoạt. Thêm vào đó, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ tương tác với nhau thông qua một loạt các phân tử phát tín hiệu để rồi sau đó một đáp ứng miễn dịch “đã được điều phối” sẽ được hình thành (xem chi tiết trong phần các cơ chế điều hòa miễn dịch). Các tín hiệu này có thể là các prôtêin ví dụ như lymphokines do các tế bào của hệ thống lâm ba sản xuất ra, hoặc các cytokines và các chemokines do các tế bào khác sản xuất ra trong đáp ứng miễn dịch và những chất trung gian đó có tác dụng kích thích sự hoạt động của các tế bào của hệ thống miễn dịch. Bảng 1. Sự khác nhau giữa hai loại miễn dịch Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu Đáp ứng độc lập với kháng nguyên Đáp ứng phụ thuộc vào kháng nguyên Đáp ứng cực đại, ngay lập tức Đáp ứng cực đại cần có thời gian sau khi tiếp xúc với kháng nguyên Không đặc hiệu với kháng nguyên Đặc hiệu với kháng nguyên Không có trí nhớ miễn dịch sau khi phơi nhiễm Có trí nhớ miễn dịch sau khi phơi nhiễm Tóm tắt: Các cơ chế phòng hộ chống lại sự nhiễm trùng rất khác nhau. Về căn bản, chúng được chia thành hai loại chính: (1) Miễn dịch bẩm sinh hoặc miễn dịch không đặc hiệu: bao gồm các sức đề kháng đã có từ trước của con vật ví dụ như các hàng rào chắn (da, niêm mạc ) và các dịch xuất tiết; (2) Miễn dịch đặc hiệu hoặc miễn dịch thích ứng: là sự đáp ứng đối lại một kích thích miễn dịch đặc hiệu (kháng nguyên) với sư 6 Kháng thể: là một prôtêin do tế bào B sản xuất ra trong cơ thể động vật đáp ứng lại sự có mặt của một kháng nguyên, ví dụ là một vi khuẩn hay một vi rút. Kháng thể là dạng quan trọng nhất của đáp ứng miễn dịch để cơ thể con vật có thể đề kháng với bệnh và kháng thể tác động bằng cách gắn với kháng nguyên ngoại lai rồi làm yếu kháng nguyên và tiêu diệt kháng nguyên. 7 tham gia của các tế bào của hệ thống miễn dịch và thường mang lại trạng thái nhớ miễn dịch. Trong miễn dịch thích ứng, mà thường có giai đoạn ẩn và trong giai đoạn đó các tế bào B và T miễn dịch được hoạt hóa và kháng nguyên lạ xâm nhập bị tiêu diệt. Như đã nói ở trên, hệ thống miễn dịch đã trải qua quá trình tiến hóa lâu dài để bảo vệ cho cơ thể động vật chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của các vi khuẩn, virus và các ký sinh trùng. Các mầm bệnh này rất khác nhau về kích thước, về cách ký sinh và về cách gây bệnh nên hệ thống miễn dịch cũng phải thay đổi để thích ứng, phát triển và đã hình thành nên nhiều phương cách phòng chống nhiễm trùng khác nhau. Tất cả các phương cách này đều do các tế bào có thẩm quyền miễn dịch đảm nhận. Các tế bào tham gia trực tiếp trong các phản ứng miễn dịch là các tế bào màu trắng có trong máu là các tế bào bạch cầu (leukocytes 7 ). Các tế bào này có mặt ở các cơ quan lymphô khác nhau, phân bố khắp cơ thể, bao gồm các hạch lymphô, lách và các mảng Peyer ở ruột. Các khí quan này nằm ở các vị trí rất “chiến lược” để canh giữ các vùng khác nhau của cơ thể. Tất cả các tế bào bạch cầu đều có nguồn gốc từ các tế bào mầm (stem cells) trong tủy xương (Hình 1), sau đó di cư xuống các mô lymphô. Giữa các mô lymphô với nhau, có sự lưu thông và trao đổi các loại tế bào rất mạnh mẽ. Đối với hệ thống miễn dịch, có hai dòng tế bào chính đều có nguồn gốc từ các tế bào mầm của hệ thống tạo máu: (a) dòng tế bào lymphoid gồm có các lâm ba cầu T, các lâm ba cầu B và các tế bào diệt tự nhiên (NK cells); (b) dòng tế bào myeloid gồm: các monocytes, các tế bào đại thực bào (macrophages), các tế bào Langerhans, các tế bào hình cây (dendritic cells), các tế bào megakaryocytes 8 , và các tế bào bạch cầu có hạt (granulocytes) bao gồm bạch cầu ái toan (eosinophils), bạch cầu trung tính (neutrophils) và bạch cầu ái kiềm (basophils). 7 Leuko- hoặc leuco-, xuất phát từ tiếng Hy lạp leukos nghĩa là trắng, rõ ràng. 8 Là các tế bào to nằm trong tủy xương, sau đó phân mảnh để tạo ra các tiểu cầu trong máu. Hình 1. Nguồn gốc của các tế bào tham gia trong đáp ứng miễn dịch. Các dòng tế bào: các tế bào của hê thống miễn dịch đều xuất phát từ các tế bào mầm có nguồn gốc từ tủy xương, trải qua hai cách biêt hóa chính. Các tế bào gốc (Progenitor) dạng lymphoid có thể sản xuất ra tế bào B hay tế bào T tùy thuộc vào vi trí mà chúng phát triển. Các tế bào gốc dang myeloid có thể sản xuất ra các tế bào thưc bào bao gồm tế bào monocyte, tế bào đại thực bào và tế bào trung tính. 8 Trong số các loại tế bào kể trên, có một số loại có khả năng sản xuất và tiết ra các chất có hoạt tính sinh học (còn gọi là các chất trung gian hòa tan) (Bảng 2), cụ thể là các tế bào B, mà nếu nói chính xác hơn là các tế bào plasma tiết ra kháng thể; các tế bào T, các tế bào bạch cầu có hạt và tế bào đại thực bào đơn nhân tiết ra các cytokines có chức năng điều hòa các phản ứng miễn dịch; các tế bào đại thực bào đơn nhân tiết ra các thành phần của hệ thống bổ thể; nhóm các tế bào phụ trợ gồm có tế bào ái kiềm, tế bào mast (dưỡng bào) và các tế bào tiểu cầu 9 tiết ra các chất trung gian gây viêm; và một số loại tế bào của mô bào lại có khả năng tiết ra interferon và các cytokines. Bảng 2. Các tế bào tham gia trong đáp ứng miễn dịch Các tế bào bach cầu Các tế bào lâm ba cầu Các tế bào thực bào Các tế bào phụ trợ loại khác Tế bào Tế bào B Tế bào T LGL Đại thực bào đơn nhân neutrophil eosinophil Tế bào basophil Tế bào mast platelets Tế bào của mô bào 1 2 3 4 5 6 1. Các chất trung gian hòa tan. 2. Kháng thể 3. Cytokines 4. Bổ thể 5. Các chất trung gian gây viêm 6. Interferon, cytokines Các lâm ba cầu bao gồm các tế bào B, tế bào T và các lâm ba cầu lớn có hạt. Tế bào B và tế b ào T chịu trách nhiệm nhận biết miễn dịch đặc hiệu. Tế bào B sản xuất kháng thể trong khi đó tế b ào T nhận biết kháng nguyên mà các tế bào khác của cơ thể trình diện tới nó. Các tế bào T tương tác trực tiếp với các tế bào khác hoặc tương tác thông qua việc giải phóng ra các cytokines (còn gọi là các phân tử truyền tín hiệu). Các tế bào có khả năng thực bào bao gồm các tế bào thực bào đơn nhân có thời gian sống dài và các tế bào trung tính và tế bào ái toan có thời sống ngắn. Bổ thể là một hệ thống các enzyme trong huyết thanh tham gia điều khiển phản ứng viêm. Các tế bào thực bào đơn nhân có thể sản xuất một số cấu phần của bổ thể mặc dù nơi sản xuất chính các phân tử này là ở gan. Rất nhiều loại tế bào khác tham gia vào các phản ứng miễn dịch bằng cách giải phóng các chất trung gian gây viêm và các cytokines. 9 Tiểu cầu: là các tế bào nhỏ kết tụ lại với nhau để hình thành cục máy đông, Sự kết tụ của các tiểu cầu là một kết quả của sự hoạt hóa bổ thể. 9 III. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO THAM GIA TRONG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ 1. Tế bào B Tế bào B là những lâm ba cầu có khả năng sản xuất immunoglobulin. Ở những giai đoạn sơ khai, chúng phát triển trong gan của phôi thai nhưng sau đó lại di chuyển từ tử cung tới tủy xương tại đó chúng phát triển trong suốt cuộc đời của cá thể. Các tế bào B trưởng thành tổng hợp và thể hiện phân tử immunoglobulin trên bề mặt tế bào của mình và các phân tử này hoạt động như các thụ cảm quan kháng nguyên đặc hiệu cho tế bào B đó. Tế bào B phân bố khắp các tổ chức dạng lymphô thứ cấp, đặc biệt là ở các nang lymphô và lách. Tế bào B đáp ứng các kích thích của kháng nguyên bằng cách phân đôi và biệt hóa thành tế bào plasma. Lâm ba cầu T điều khiển quá trình này nhờ sự tương tác với các thụ cảm quan và sản xuất ra các cytokines. Chính điều này khẳng định vai trò của tế bào T trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể. Ngoài chức năng sản xuất kháng thể, tế bào B còn hoạt động như là một tế bào trình diện kháng nguyên. Hình 2. Siêu cấu trúc của một tế bào lâm ba cầu B ở trạng thái nghỉ (Phóng đại X 11500) 2. Tế bào thực bào (phagocyte) 10 Bao gồm tế bào monocyte, tế bào đại thực bào và tế bào trung trính (neutrophils) (Hình 3). Chức năng của chúng là “bắt” các mầm bênh, các kháng nguyên và các cặn bã tế bào và phân hủy các chất đó (quá trình này được gọi là sự thực bào). Kháng thể và các cấu phần của bổ thể bám vào các hạt và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình trên (Hình 4). Tế bào đại thực bào cũng có thể sử lý và tình diện kháng nguyên, mà chúng đã “nuốt” vào, tới các lâm ba cầu. 10 Tế bào thực bào: là các tế bào có khả năng “ăn” vi khuẩn và các “cặn bã” trong khoảng gian bào. Các tế bào thực bào chính của cơ thể động vật là các tế bào bạch cầu trung tính và các tế bào đại thực bào. 10 Hình 3. Tế bào đại thực bào và tế bào trung tính Hình 4. Sự thực bào (Phagocytosis) 3. Tế bào plasma Tế bào plasma là các tế bào B được biệt hóa tạo thành. Các tế bào này sống được 3- 5 ngày và có khả năng sản xuất hơn 300 phân tử kháng thể trong một giây. Hình 5. Các tế bào Plasma. Đây là các tế bào có hình thuôn (Hình 5) với nhân ở trung tâm và bộ máy Golgi lớn có chức năng sản xuất kháng thể. Tế bào Plasma có tế bào ch ất lớn với nhiều vạch song song đặc trưng cho hệ thống võng mạc nội mô và b ộ máy Golgi chuyên hóa sản xuất các kháng thể tiết. Tế bào Plasma nằm với số lư ợng lớn trong phần tủy đỏ của lách, phần lõi của hạch lâm ba, ở tổ chức lâm ba gắn với niêm mạc (MALT) và ở các vị trí viêm với số lượng nhỏ. 4. Tế bào lâm ba cầu T Là một nhóm các tế bào lâm ba cầu, rất khác biệt nhau về chức năng, ví dụ như chức năng điều hòa và chức năng thực hiện, có nguồn gốc từ các tế bào mầm của tủy xương và thành thục trong tuyến ức 11 . Trong quá trình phát triển phôi thai, các tế bào mầm dạng lympho di chuyển từ tủy xương đến tuyến ức (Hình 6). Các tế bào này phân chia và biệt hóa trong tuyến ức thành hai dòng (subset) tế bào T ngoại vi chính. Môt dòng thể hiện dấu ấn bề mặt CD4 còn dòng kia thể hiện CD8. Giai đoạn quan trọng của quá trình này là sự tái sắp xếp và thể hiện các thụ cảm quan tế bào T 11 Tuyến ức: Là tuyến có nhiều thùy nằm gần khí quản phần ở lồng ngực phía trước lobulated anterior. Đây là nơi thành thục của các tế bào lâm ba cầu chưa thành thục thành tế bào T thành thục có khả năng đáp ứng với kháng nguyên và là nơi chứa nhiều hocmon của tuyến ức ví dụ như thymopoetin. Tuyến ức phát triển khá rõ khi mới sinh, nhưng sau đó bé dần lại trong quá trình dậy thì và hầu như biến mất khi trưởng thành. Sau thời kỳ dậy thì, sự sản xuất các tế bào T mới chủ yếu là nhờ sự phát triển clon của các tế bào T đã có sẵn. [...]... máu và các dịch thể khác của cơ thể Vì thế, hệ thống miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt cả mầm bệnh kí sinh nội bào và cả mầm bệnh kí sinh ngoại bào (Hình 14) Ta sẽ xét riêng về miễn dịch chống virus và miễn dịch chống vi khuẩn 14 Mạch máu Các bề mặt niêm mạc Mô bào Các xoang của cơ thể Hình 14 Đáp ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh kí sinh nội bào và mầm bệnh kí sinh ngoại bào Tóm tắt: Hệ thống miễn. .. điều hòa miễn dịch Sự điều tiết quá trình miễn dịch thể hiện qua nhiều mối tương tác mang tính điều hòa, kiểm tra, cân bằng đáp ứng miễn dịch thực chất được quyết định bởi các kháng nguyên, và sau đó là bởi tương tác giữa các tế bào lâm ba cầu, tế bào trình diện kháng nguyên và các sản phẩm của chúng bao gồm kháng thể và các cytokines IV CÁC LOẠI ĐIỀU HÒA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH 1 Điều hòa đáp ứng miễn dịch. .. các đáp ứng miễn dịch bởi vì các tín hiệu đầu tiên cần thiết để “châm ngòi” các lâm ba cầu là từ kháng nguyên hoặc phức hợp peptide/MHC Có thể coi hệ thống miễn dịch là một đơn vị cân bằng nội môi nếu xét theo mục tiêu tiêu diệt kháng nguyên Theo cách nhìn nhận như vậy, kháng nguyên kích thích đáp ứng miễn dịch và đáp ứng Hình 26 Điều hòa miễn dịch miễn dịch có tác dụng loại bỏ kháng nguyên và sau đó... đáp ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể (antibody mediated immunityAMI) và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (cell mediated immunity-CMI) lại thể hiện các vai trò khá tương phản Cả miễn dịch qua trung gian kháng thể và Hình 25 Chọn loc các cơ chế thực hiện của các tế bào TH1 và TH2 23 miễn dịch qua trung gian tế bào đều xuất hiện trong hầu hết các bệnh nhiễm trùng, nhưng mức độ tương đối và. .. cả các đáp ứng miễn dịch diễn ra trong một cơ thể khỏe mạnh là các hoạt động “có điều phối” Về nguyên tắc, sự điều phối, hay còn gọi là điều hòa miễn dịch là khá đơn giản Hệ thống miễn dịch đã trải qua quá trình tiến hóa để nhận biết, loại bỏ mầm bệnh và các kháng nguyên của chúng Bởi thế, khi các kháng nguyên kích thích hệ thống miễn dịch và sau khi chúng đã bị loại trừ thì hệ thống miễn dịch sẽ trở... cấu phần của nó, hệ thống miễn dịch sẽ hình thành một đáp ứng miễn dịch phù hợp để loại bỏ mầm bệnh và hạn chế đến mức tối thiểu các tổn thương mà chúng gây ra Các loại đáp ứng miễn dịch khác nhau được hình thành phù hợp với từng loại mầm bệnh Trước hết hàng rào miễn dịch phải được huy động tới vị trí thích hợp Điều này thấy rất rõ trong phản ứng viêm, các tế bào lâm ba cầu và các phân tử trong huyết... hoặc tế bào ghép và tiêu diệt các tế bào ung thư Vai trò tương phản của đáp ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào được tóm tắt ở bảng 5 Bảng 5 Vai trò của hàng rào phòng thủ miễn dịch trong các loại nhiễm trùng khác nhau Nhân lên bên trong tế bào (tổ chức) Nhân lên bên trong tế bào thực bào Hàng rào miễn dịch Các cơ chế Ví dụ Ngăn cản sự đi vào Loại tác nhân... đáp ứng miễn dịch thể hiện qua sự hợp tác giữa các tế bào trong đáp ứng miễn dịch (Hình 29) Sự hợp tác giữa các tế bào tham gia trong các phản ứng miễn dịch xảy ra ở nhiều mức độ: các tế bào thực bào và các tế bào trình diện kháng nguyên có thể “bắt” kháng nguyên ở vùng mạch quản ngoại vi và chuyển kháng nguyên tới các tổ chức lympho thứ cấp như lách, hạch lâm ba Tế bào trình diện kháng nguyên và tế... dụng nhận biết và tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus trước khi quá trình nhân lên của virus xảy ra Hình 17 Đáp ứng miễn dịch chống lại các giai đoạn ngoại bào và nội bào của virus - Thông qua các ví dụ về đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn và virus, cơ chế đáp ứng miễn dịch đối với hai loại mầm bệnh có thể là hoàn toàn khác nhau, cách thức tế bào T nhận biết các mảnh kháng nguyên peptide... dịch: thiếu hụt bất kỳ phần tử nào trong hệ thống miễn dịch có thể làm cho con vật mẫn cảm hơn với nhiễm một mầm bệnh nào đó Bệnh tự miễn: trong trường hợp này hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng lại các mô bào của chính mình Nhiều khí quan và mô bào có thể trở thành đối tượng cho các cuộc tấn công “nhầm” này Hình 29 Sự hơp tác giữa các tế bào trong Các bệnh quá mẫn (Hypersensitivity đáp ứng miễn . hệ thống miễn dịch và thường mang lại trạng thái nhớ miễn dịch. Trong miễn dịch thích ứng, mà thường có giai đoạn ẩn và trong giai đoạn đó các tế bào B và T miễn dịch được hoạt hóa và kháng. thức miễn dịch học mà môn miễn dịch y học đã thu được. Phần chuyên khảo chuyên về miễn dịch động vật sẽ được chúng tôi đưa vào cuốn sách với một dung lượng hợp lý, nhấn mạnh về miễn dịch học. điều hòa trong các đáp ứng miễn dịch, về ứng dụng của sinh học phân tử trong nghiên cứu miễn dịch học sẽ được đề cập. Cũng phải nói thêm rằng hiểu biết về đáp ứng miễn dịch, về dấu ấn (marker)

Ngày đăng: 02/11/2014, 12:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan