Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
654 KB
Nội dung
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng MỤC LỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO 57 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG i Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng Bảng 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011 21 Bảng 2 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DANH CỦA NGÂN HÀNG ARIBANK CÁI RĂNG TỪ NĂM 2009 -2011 23 Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011 27 Bảng 4: BIẾN ĐỘNG CỦA TGTK THEO KỲ HẠN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011…………………………….29 Bảng 5: BIẾN ĐỘNG CỦA TGTK THEO LOẠI TIỀN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2009 – 2010……… 32 Bảng 6: BIẾN ĐỘNG CỦA TIỀN GỬI THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CÁI RĂNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011…… …… 33 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ii Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Agribank Cái Răng qua 3 năm 2009 – 2011 ….21 Biểu đồ 2 :Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Aribank chi nhánh Cái Răng từ 2009 - 2011 ….24 Biểu đồ 3: Tình hình huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng Agribank Cái Răng qua 3 năm 2009 – 2011 ….28 Biểu đồ 4: Tình hình huy động TGTK theo kỳ hạn tại Ngân hàng Aribank Quận Cái Răng năm 2009 – 2011…………………………………………………………….30 Biểu đồ 5: Tình hình huy động TGTK theo loại tiền tại Ngân hàng Aribank Quận cái Răng năm 2009 – 2011…………………………………………………………32 Biểu đồ 6: Tình hình huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Aribank Quận Cái Răng năm 2009- 2011…………………………………… 34 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC iii Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng ATM Automatic Teller Machine CN Chi nhánh ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long NH Ngân hàng NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế TGTK Tiền gửi tiết kiệm TGTT Tiền gửi thanh toán CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TCKT-XH Tổ chức kinh tế - Xã hội VHĐCKH/ TNV Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn iv Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vay trò hết sức quan trọng. NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi. Nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Có thể nói hoạt động huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. Tại Việt Nam việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, các TCKT-XH hay các TCTD khác) của NHTM còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay kể cả vay của ngân hàng nước ngoài. Điều này dẫn đến chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro.v.v Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Để tăng cường huy động vốn ta cần nghiên cứu các hình thức huy động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ cho các doanh mục tài sản, và không ngừng tăng trưởng ổn định, nguồn vốn có chi phí hợp lý, huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kỳ hạn: quan lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn. Cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn và tìm ra giải pháp tối ưu giúp cho hoạt đông huy động vốn linh hoạt và hiệu quả mang tính cạnh tranh và thu hút ngày càng nhiều nguồn tiền là hết sức cần thiết. Do đó em quyết định chọn đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo &PTNT Việt Nam chi nhánh Quận Cái Răng” để làm chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Trần Quang Phương 1 SVTH: Trần Thị Phương Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xuất phát từ lý luận về huy động vốn của NHTM, chuyên đề sẽ phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Cái Răng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Cái Răng qua 3 năm 2009 – 2011. - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Cái Răng. - Phân tích những điểm mạmh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với NHNo&PTNT chi nhánh Quận Cái Răng. - Tìm ra giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn cho NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh quận Cái Răng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập những tài liệu tại phòng tín dụng, phòng kinh doanh và các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Quận Cái Răng. Ngoài ra còn thu thập thêm một số tài liệu khác từ sách báo và giáo trình trên internet… có liên quan đến chuyên đề. 3.2.Phương pháp phân tích số liệu Những thông tin, dữ liệu sau khi đã thu thập sẽ được tiến hành thống kê thông qua biểu bảng và phát họa biểu đồ để phân tích sự thay đổi trong từng khoản mục nghiên cứu, tính toán và lấy chênh lệch qua các năm để so sánh theo phương pháp số tuyệt đối, số tương đối … nhằm đánh giá và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Quận Cái Răng. Số 106/4 – Võ Tánh, phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần thơ. 4.2. Phạm vi thời gian Đề tài đuợc nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Cái Răng qua 3 năm 2009 – 2011. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sử dụng các số liệu xoay quanh những vấn đề về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình huy động vốn trong bảng cân đối kế toán và bảng báo các kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Quận Cái Răng từ năm 2009 – 2011. Mục đích là tìm ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn cho ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay. 5. Bố cục chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM. Chương II: Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Quận cái Răng. Chương III: Một số giải pháp tăng cường trong công tác huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Quận Cái Răng. 3 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Tổng quan về nguồn vốn của NHTM 1.1.1. Khái niêm về nguồn vốn của NHTM Ngân hàng Thương Mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: “Ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó có sự phát triển cao của nền kinh xã hội và ngược lại ”. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM. Theo Điều 20 luật các tổ chức tín dụng: luật số 02/1997/QH10 chỉ rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan ”. Như vậy ta có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay và phát triển kinh tế. Bản chất của NHTM là một tổ chức kinh tế, hoạt động mang tính chất kinh doanh và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng. 1.1.2. Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có vốn, vốn là năng lực chủ yếu nó quyết định đến khả năng và quy mô hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn cho phép mở rộng các hình thức kinh doanh và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Nguồn vốn của ngân hàng còn là một nhân tố tác động đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và có chỗ đứng trên thị trường hiện nay, ngân hàng có khả năng vốn dồi dào cho phép điều chỉnh phí bình quân đầu vào là một lợi thế cạnh tranh. Mặt khác, Ngân hàng khi có nguồn vốn lớn sẽ có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, thoát khỏi hình thức kinh doanh đơn điệu, có quỹ dự trữ cần thiết tạo đà mở rộng quy mô hoạt động tín dụng và đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân hàng. Đại bộ phận nguồn vốn của NHTM là huy động được từ nền kinh tế. Để có một khối lượng vốn lớn từ nhiều nguồn phong phú, đa dạng đòi hỏi NHTM 4 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng phải đa dạng hóa nguồn vốn nghĩa là có một tỷ trong vốn trung và dài hạn thích hợp để thực hiện chức năng của một ngân hàng đa năng, khi thực hiện được điều đó ngân hàng sẽ luôn giữ được lợi thế trong cạnh tranh và uy tính của ngân hàng không ngừng được nâng cao. Nguồn vốn Ngân Hàng Thương Mại bao gồm: - Nguồn vốn tự có. - Nguồn vốn huy động, (TG Thanh toán, TG Tiết kiệm của dân cư, tiền đi vay). - Nguồn vốn khác. Trong các nguồn vốn của NHTM thì nguồn vốn huy động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Vì vậy để duy trì và phát triển thì NHTM phải hết sức chú trọng đến công tác huy động vốn. 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM. Các NHTM với tư cách là bộ phận chủ yếu của hệ tài chính trung gian, nhận tiền của các khách hàng có lượng tiền nhàn rỗi gữi vào ngân hàng hoặc phát hành các công cụ tài chính như các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu …v.v để thu hút vốn. Các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu thanh toán, thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hóa các phương tiện thanh toán, Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các NHTM thường xuyên cải tiến các phương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán để thu hút khách hàng gửi tiền. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân thường mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại một hoặc một số NHTM nhất định, khi cần thiết yêu cầu rút ra hoặc chuyển trả tiền cho bên thụ hưởng một cách nhanh chóng. Qua đó ngân hàng vừa là thủ quỹ, vừa cung cấp dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Để thu hút được lượng tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế thì ngân hàng phải giảm phí giao dịch và mở rộng các loại tiền gửi như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, giấy chứng nhận tiền gửi. 5 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng 1.1.3.1. Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi bao gồm hai loại. * Tiền gửi thanh toán: Đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Đối với tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư nợ, có lúc dư có. Với tài khoản này khách hàng còn có thể được ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng trong một khoản thời gian nhất định. Đứng trước góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng bất cứ lúc nào * Tiền gửi không kỳ hạn thuần tý: là các khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần thanh toán khách hàng có thể đến ngân hàng chi tiêu. Ngân hàng phải thỏa mảng yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tài khoản chi khi đã đảm bảo khả năng thanh toán chi trả. * Tiền gửi có kỳ hạn: Khi gửi tiền vào NHTM theo tài khoản gửi có kỳ hạn, điều ngân hàng cần biết trước là gửi vào thời gian bao lâu. Thông thường định kỳ có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm có thể trên 1 năm. Tai Việt Nam các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường nằm trong khoản 6 tháng đến 24 tháng. Nguyên nhân vì các doanh nghiệp nước ta hầu hết thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn không lớn và tốc độ quay vòng vốn khá nhanh. Do vậy, họ khó có thể gửi với kỳ hạn dài. Hơn nữa nếu gửi tiền có kỳ hạn càng dài mặc dù được hưởng lãi suất cao hơn nhưng khi có nhu cầu rút tiền đột xuất thì khoản lãi suất mà ngân hàng trả sẽ rất thấp, do phải chịu lãi suất phạt vì đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch của ngân hàng. Lãi suất mà ngân hàng trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường là cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Do khách hàng rút trước kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp nên ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi để cho vay. Với khoản cho vay ổn định này, ngân hàng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Vì thế lãi suất phải cao hơn để kích thích người dân gửi tiền nhiều hơn. Tóm lại, đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng với ngân hàng về thời gian rút tiền. Đại bộ phận nguồn vốn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng 6 . thức đối với NHNo& amp ;PTNT chi nhánh Quận Cái Răng. - Tìm ra giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn cho NHNo& amp ;PTNT Việt Nam chi nhánh quận Cái Răng. 3. Phương pháp nghiên. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & ;PTNT Việt Nam chi nhánh Quận Cái Răng để làm chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Trần Quang Phương 1 SVTH: Trần Thị Phương Giải pháp tăng cường huy. huy động vốn của NHNo& amp ;PTNT chi nhánh Quận Cái Răng. 3 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1.