Tình hình kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại nhno & ptnt việt nam chi nhánh quận cái răng (2009-2011) (Trang 39 - 43)

Tăng trưởng kinh tế năm 2011 thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ nhằm kiểm chế lạm phát. Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy hết tác dụng và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn định.

Tăng trưởng kinh tế

Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn.

.- Lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm 2011 do áp lực của lạm phát. Tuy nhiên, trong quý 3/2011, lãi suất cho vay VNĐ có xu hướng giảm, nhưng không nhiều, do can thiệp của NHNN buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất 14% và thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn để ổn định thị trường.

Lãi suất liên ngân hàng, so với cuối năm 2011, tăng mạnh trong quý 1/2011, sau đó giảm nhẹ trong hai quý tiếp theo và đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2011. Lãi suất liên ngân hàng tăng trong năm 2011 có nhiều khả năng là do khi trần lãi suất được giữ nghiêm ở mức 14% nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn khi đi huy động vốn nên phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng sau đó với động thái bơm ròng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng đã giảm trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu thanh toán tăng lên lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao trở lại.

Ngoài vấn đề lãi suất tăng cao, còn một hiện tượng đáng chú ý là đường cong lãi suất bị đảo ngược đối với lãi suất liên ngân hàng kì hạn 6 tháng và 12 tháng. Hiện tượng trên có thể phản ánh kì vọng của các ngân hàng lãi suất sẽ giảm trong tương lai (khi lạm phát giảm) hoặc việc các ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn mà nguyên nhân có thể do với lãi suất trần 14% các ngân hàng buộc phải huy động tiền gửi ngắn hạn để giữ khách.

Lạm phát trong năm 2012 sẽ giảm so với năm 2011 do: (i) ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ trong năm 2011 và (ii) giá dầu trong năm 2012 được dự báo chỉ tăng 0,3%, so với mức 13,4% của năm 2011 (IMF). Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát trong năm 2012 sẽ chưa thể giảm mạnh so với năm 2010 do áp lực của lộ trình điều chỉnh tăng giá điện, điều hành giá xăng dầu theo thị trường và tỷ giá tăng cũng như yếu tố tâm lí của người dân. Do đó, mục tiêu lạm phát dưới 10% trong năm 2012 sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn và chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ cần tiếp tục trong năm 2012, với sáu nhóm giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ.

Tăng trưởng kinh tế khó khăn hơn

Bên cạnh sức ép lạm phát, kinh tế trong năm 2012 sẽ khó khăn hơn so với năm 2011 do hai lí do.

Thứ nhất, giá hàng hóa thế giới không kể dầu được IMF (2012) dự báo sẽ giảm 5,6% trong năm 2012. Khi xuất khẩu trong năm 2011 tăng chủ yếu do yếu tố giá thì xu thế trên có thể ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu trong năm 2012.

Thứ hai, vấn đề nợ công của Châu Âu chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu của thị trường Châu Âu và Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012.

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng

TP Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); phía Bắc giáp tỉnh An Giang, Phía Nam và Tây – Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; là đầu mối giao thông của Vùng về cả đường bộ, đường thủy, đường không

Với điều kiện vị trí địa lý , hệ thống giao thông thuỷ , bộ như vậy rất thuận lợi cho tỉnh mở rộng giao lưu với các tỉnh ở ĐBSCL, đồng thời tỉnh cũng là trung tâm kinh tế, khoa học, đạo tạo, công nghiệp, thương mại của ĐBSCL, đây là lợi thế và cũng là yêu cầu khách quan với Cần Thơ trong vai trò đi đầu và tác động tích cực đến phát triển kinh tế ĐBSCL nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

- Có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 4 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Trà Nóc, Ô Môn và 4 huyện (Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền), với 67 xã , phường

- Năm 2010 tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ phát triển theo hướng tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt của Thành phố đều duy trì nhịp độ phát triển ở mức cao; tổng sản phẩm GDP (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn thành phố đạt 17.289,8 tỷ đồng, tăng 15,03% so với năm 2009. Cùng với sự phấn đấu chung của các ngành, các cấp trên địa bàn, ngành Ngân hàng thành phố Cần thơ đã nỗ lực vượt bậc trong việc huy động vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả và đáp ứng tốt các nhu cầu tiền tệ, thanh toán trên địa bàn, góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương.

- Tổng thu ngân sách năm 2011 đạt 7.552,8 tỷ đồng. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Cần Thơ là 32.351,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444 USD,2011 đạt 2.350 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,84%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước.

Khái quát về Quận Cái Răng

Quận ở phía Đông Nam của thành phố Cần Thơ; Bắc giáp quận Ninh Kiều, ranh giới là sông Cần Thơ; Nam giáp huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang; Tây giáp huyện Phong Điền và một phần của huyện Châu Thành A, tỉnh

Hậu Giang; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long. Về hành chánh, quận bao gồm 7 phường là Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Phú, Phú Thứ, Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh.

Cái Răng là quận của tỉnh Cần Thơ, được thành lập ngày 14-12- 1932, do đổi tên từ quận Châu Thành, gồm tổng Định Bảo của quận Châu Thành cũ và tổng Định An của quận Trà Ôn cũ. Ngày 27-06-1934, quận được đổi tên lại là Châu Thành. Sau 30-04-1975, Cái Răng là thị trấn huyện lỵ của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Từ ngày 26-12-1991, thị trấn Cái Răng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Cần thơ.

Ngày 02-01-2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo đó, quận Cái Răng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Hưng Phú, xã Hưng Thạnh (thuộc thành phố Cần Thơ cũ); toàn bộ 246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng, 1.035,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An, 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành; 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6.339 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh thuộc huyện Châu Thành A. Quận Cái Răng có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và 74.942 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Lê Bình, Thường Thạnh, Phú Thứ, Tân Phú, Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh

Năm 2010, kinh tế trên địa bàn quận Cái Răng tiếp tục phát triển, hầu hết các nhiệm vụ, chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tốc tộ tăng trưởng kinh tế đạt 19,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp-thủy sản, tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng, thương mại- dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người đạt 19,78 triệu đồng/người/năm...Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo được quan tâm thực hiện, các chương trình mục tiêu việc làm, giảm hộ nghèo được triển khai đồng bộ. Tăng trưởng kinh tế đạt cao nhưng chưa bền vững, giá cả biến động ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng; trên địa bàn quận còn nhiều dự án triển khai chậm, việc tái định cư và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, công tác cải cách hành chính tuy có nhiều cố gắng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu....

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Aribank Quận Cái Răng

Năm 2011, Quận ủy Cái Răng đề ra 19 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, như: tăng trưởng kinh tế đạt 19,12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm, kết nạp thêm 160 đảng viên mới;... tăng cường công tác quản lý quy hoạch, lập lại trật tự kỷ cương đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện các biện pháp quản lý, kiềm chế giá cả các mặt hàng thiết yếu, chăm lo đời sống gia đình chính sách, hộ nghèo,... giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận ước thực hiện được hơn 95 tỉ đồng, tăng 17,6% so với tháng trước. Đến nay, quận đã thu hoạch dứt điểm 332 ha lúa hè thu, sản lượng đạt 1.494 tấn, tăng 253 tấn so với cùng kỳ; xuống giống 237 ha lúa thu đông; sản xuất rau màu trên 185 ha sản lượng đạt 968 tấn; nuôi trồng thủy sản 135 ha, đạt sản lượng 219 tấn, quận đã tiến hành thu theo pháp lệnh là 8,5 tỉ đồng. Qua việc rà soát các công trình xây dựng cơ bản, quận đã tiến hành cắt giảm vốn kế hoạch 4 danh mục công trình chưa thực sự cần thiết, với tổng số tiền trên 2,7 tỉ đồng và điều chuyển vốn sang 1 danh mục công trình chuyển tiếp đang thiếu vốn, nhìn chung tình hình kinh tế quận cũng khá ổn định cũng thuận lợi cho việc huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại nhno & ptnt việt nam chi nhánh quận cái răng (2009-2011) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w