1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

toan bo giao an van 6

522 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 522
Dung lượng 5,47 MB

Nội dung

. TUẦN 1: BÀI 1 Kết quả cần đạt: - Bước đầu nắm được định nghĩa về truyền thuyết. Hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng, bánh giầy” trong hai chuyện và kể lại được hai truyện này.G232 - Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở bậc tiểu học. - Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản Ngày soạn:13.8.2011 Ngày dạy Bài 1. Tiết 1. VB: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) 1 - Mục tiêu: a) Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được định nghĩa về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và kể lại được câu chuyện. b) Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, kể, phân tích các chi tiết kì ảo trong truyện. c) Thái độ: Giáo dục các em tình cảm yêu quí, tự hào về dòng giống của dân tộc. 2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : a) Chuẩn bị của giáo viên : đọc, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn bài chu đáo. b) Chuẩn bị của học sinh : đọc văn bản, các chú thích, trả lời các câu hỏi trong SGK. 3 - Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - GV kiểm tra vở chuẩn bị bài ở nhà của học sinh - GV nhận xét. *Bài mới (Giới thiệu bài mới 1 phút): Truyện “Con Rồng cháu Tiên” là một truyện truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Truyện này có nội 1 dung, ý nghĩa như thế nào? Vì sao nhân dân ta qua bao đời vẫn rất tự hào, yêu thích câu chuyện này? Tiết học hôm nay sẽ đi giải đáp các câu hỏi đó. b) Nội dung bài mới: I - Đọc và tìm hiểu chung .(12’) nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết kì ảo, chú ý lời đối thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đọc mẫu một đoạn (từ đầu đến Long Trang) Gọi 2 học sinh đọc tiếp 2 đoạn còn lại Nhận xét học sinh đọc Gọi học sinh kể tóm tắt nội dung truyện GV nhận xét Em hiểu truyền thuyết là gì? 1. Đọc, kể (7 phút) 2. Hiểu chú thích (3 phút) -Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. GV nhấn mạnh: - Tuy vậy, truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là truyện, là tác phẩm nghệ thuật dân gian. Nó thường có yếu tố lí tưởng hoá và yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Tuy vậy, người kể và người nghe tin rằng truyền thuyết như là truyện có thật. Giải thích các chú thích: 1, 2, 3, 5, 7 Văn bản chia làm mấy phần? Phần 1(từ đầu -> Long Trang) 3 phần Phần 2 (tiếp -> lên đường) Phần 3 (còn lại) 3. Chia đoạn (2 phút) 2 II. Hiểu chi tiết văn bản Cho học sinh quan sát phần 1 và đặt tiêu đề Tìm chi tiết nói về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? Nguồn gốc: Hình dạng: Nòi rồng - Sức khoẻ vô địch LLQ Ở dưới nước - Có nhiều phép lạ Con thần Long Nữ Dòng tiên Âu Cơ Ở trên núi - Xinh đẹp tuyệt trần Thuộc Họ thần Nông Qua phân tích em có nhận xét gì về nguồn gốc và hình dạng của LLQ và Âu Cơ? LLQ đã làm được những gì để giúp dân? Trừ diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. => Tóm lại: LLQ có công dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. ?Việc kết duyên của LLQ và Âu Cơ và việc sinh nở của Âu Cơ có gì lạ? Âu Cơ có mang và sinh ra cái bọc một trăm trứng nở ra một trăm người con trai. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Âu Cơ sinh ra cái bọc một trăm trứng nở ra một trăm người con trai có ý nghĩa gì? (GV cho HS thảo lu ận ) Cho HS thảo luận theo 1 bàn, 1 nhóm thảo luận trong 1 phút. Gọi HS đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - Vì bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn (bò sát) đều đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. - Từ “đồng bào” nghĩa là cùng một bọc, tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. => Đây là chi tiết kì lạ, mang tính chất hoang đường nhưng lại rất thú vị và giàu ý nghĩa và kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết kì ảo? 1. Nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ (8 phút) - Kỳ lạ, cao quý, đẹp đẽ. 2. Sự nghiệp mở nước (17 phút). - Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. - LLQ ở dưới nước thỉnh thoảng mới lên sống trên cạn. - LLQ gặp Âu Cơ, yêu nhau, lấy nhau và sống trên cạn. 3 Là chi tiết không có thật được tác giả dân gian tưởng tượng, sáng tạo nhằm mục đích nhất định. => Như vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật cao đẹp là con cháu thần tiên, là kết quả tình yêu, một mối lương duyên Tiên - Rồng. LLQ và Âu Cơ chia con như thế nào? và để làm gì? LLQ: 50 người con xuống biển Chia nhau Âu Cơ: 50 người con lên núi cai quản các phương (GV cho HS quan sát tranh trong SGK) Câu nói “kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì phải giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn” có ý nghĩa gì? Phản ánh ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ nhau, giúp đỡ lâu bền của dân tộc Việt Nam. Cho HS quan sát đoạn “Người con trưởng … không hề thay đổi”. Đoạn vừa đọc giúp em hiểu thêm điều gì xã hội, phong tục tập quán cảu người Việt Nam cổ xưa? Nhấn mạnh: phong tục này có thay đổi hay không, tiết sau tìm hiểu. Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết kì ảo trong truyện? - Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện. - Thần kì hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc để chúng ta them tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình. - Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. ? Qua việc phân tích và tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”? - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt, tự hào về nguồn gốc cao quý thiêng liêng của mình. - Đề cao nguồn gốc chung, biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Nói thêm: Người Việt Nam dù ở miền xuôi hay - Mở mang các vùng miền trên đất nước ta. - Sinh ra các vua Hùng. - Lập nên nhà nước Văn Lang. -Biết được tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang (nghĩa là đất nước tươi đẹp, sang ngời, có văn hoá, đất nước của những người đàn ông, các chàng trai khoẻ mạnh). - Thủ đô đầu tiên của Văn Lang đặt ở Phong Châu – Phú Thọ. - Người con trai trưởng lên ngôi gọi là Hùng Vương. - Phong tục cha truyền, con nối (tục truyền ngôi cho con trưởng). 4 miền ngược, dù ở đồng bằng hay miền núi, hay ven biển, người ở trong nước hay ngoài nước đều cung chung cội nguồn đều là con của mẹ Âu Cơ. Vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết nhau. => Các ý nghĩa này góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc. III - Tổng kết.(3’) Em nhắc lại thế nào là truyền thuyết? Nét nghệ thuật bao trùm của truyện là gì? Em cảm nhận được gì về nội dung của truyện? Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì? Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK 1. Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. 2. Nội dung: Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt. * Ghi nhớ: SGK IV - Luyện tập (3 phút) Em biết truyện nào của dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc tương tự như truyện này? - Dân tộc Mường có truyện: “Quả trứng to nở ra con người”. - Dân tộc Khơ Me có truyện: “Quả bầu mẹ”. Liên hệ: Đền thờ các vua Hùng được đặt ở núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Đền gồm có 4 đền chính: Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng. c) Củng cố ( 1 phút) Bài học hôm nay cần nắm được mấy nội dung? Đó là những nội dung nào? d. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): - Học nội dung bài cũ, đọc lại văn bản và tập kể. - Đọc bài đọc thêm. - Đọc văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”, trả lời các câu hỏi trong SGK. 5 Ngày soạn:13.8.2011 Ngày dạy Bài 1. Tiết 2. VB: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (Đọc thêm) (Truyền thuyết) 1 - Mục tiêu: a) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được định nghĩa về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và kể lại được câu chuyện. b) Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, kể, phân tích các chi tiết kì ảo trong truyện. c) Thái độ: Giáo dục các em yêu thích phong tục tập quán của nước ta, có ý thức gìn giữ tập quán đó. 2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : a) Chuẩn bị của giáo viên : đọc, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn bài chu đáo. b) Chuẩn bị của học sinh : đọc văn bản, các chú thích, trả lời các câu hỏi trong SGK. 3 - Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Câu hỏi: Cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện “Con Rồng cháu Tiên” Đáp án: - Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Nội dung: Giải thích, suy tôn, đề cao nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt Nam. * Bài mới (Giới thiệu bài mới 1 phút): Hàng năm, cứ mỗi khi xuân về, tết đến nhân dân ta khắp mọi vùng miền lại nô nức, hồ hởi mua lá dong, xay đỗ, giã gạo làm bánh. Quang cảnh ấy như làm sống truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”. Nội dung của truyền thuyết này như thế nào, tiết này cô trò ta cùng đi tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới: I - Đọc và tìm hiểu chung (8 phút) Nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu giọng âm vang, lắng đọng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc 1. Đọc và kể. 6 khoẻ. Đọc mẫu 1 đoạn từ đầu -> chứng giám. Gọi 2 HS đọc tiếp. Nhận xét, uốn nắn HS đọc bài. Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện. Gọi HS nhận xét, bổ sung bạn đọc. Truyện có thể chia làm mấy đoạn? 3 đoạn: Em hãy giải thích chú thích 1, 2, 3, 4, 7 8, 9, 12, 13? Các chú thích khác các em tự tìm hiểu, đọc trong SGK? GV cùng HS đọc. 2.Chia đoạn: 3 đoạn. - Đoạn 1: từ đầu -> chứng giám. - Đoạn 2: tiếp -> hình tròn. - Đoạn 3: còn lại. 3. Hiểu chú thích. II - Hiểu chi tiết văn bản. ?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Vua Hùng chọn người nối ngôi với ý định gì? - Người nối ngôi phải nối được trí vua. - Không nhất thiết phải là con trưởng. Nhấn mạnh: Tiết trước các em được học tục cha truyền con nối (truyền ngôi cho con trưởng) nhưng đến tiết này vua Hùng lại có sự thay đổi về truyền ngôi. ? Vua Hùng chọn người nối ngôi bằng hình thức nào? ? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi (8phút). - Giặc ngoài đã yên. - Thiên hạ thái bình. - Vua đã già (muốn truyền ngôi). - Các con đông (20 người con). - Người nối ngôi phải nối được trí vua và làm vừa ý vua. - Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm đúng ý vua, vua sẽ truyền ngôi). Trong truyện cổ dân gian giải đố là một trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật. - Trong các Lang, chàng là người thiệt thòi nhất (mẹ mất sớm). - Tuy là Lang nhưng từ 7 ? Trong khi Lang Liêu lấy gạo làm bánh thì các lang khác đã mang đến cúng Tiên Vương những gì? ? Vì sao thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên Vương và Lang Liêu được nối ngôi vua? ( HS thảo luận theo bàn trong vòng 1 phút) => Hai thứ bánh này do vậy hợp ý vua, chứng tỏ được tài, đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra để mà cúng tế Tiên Vương, dâng lên cha thì đúng là người con có tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình. Vì vậy, Lang Liêu đã được chọn nối ngôi vua (mặc dù là người con thứ 18 của vua Hùng). Cho HS đọc đoạn cuối truyện. ?Tại sao vua Hùng chấm cho Lang Liêu giải nhất? ? Chi tiết vua “nếm bánh và ngẫm nghĩ rất lâu” có ý nghĩa gì? Vì sao nhà vua lại ngẫm nghĩ rất lâu? - Lễ vật của Lang Liêu khác hẳn, nó vừa lạ, vừa quen. Nó không hề sang trọng mà ngược lại, lại có vẻ rất thân thương. - Chính vì vậy, vua quyết định phải nếm thử. Nhà vua ngạc nhiên vì mùi vị, về ý nghĩa của lễ vật, về tình cảm, nhân cách của người con trai nghèo. ?Em có nhận xét gì về quyết định chọn Lang Liêu lên nối ngôi? khi lớn lên, chàng ra ở riêng chăm lo việc đồng áng. Chàng nghèo và thật thà. - Quan trọng hơn chàng là người duy nhất hiểu được ý thần (lấy gạo, làm bánh để cúng Tiên Vương). Các Lang khác đem cúng Tiên Vương sơn hào hải vị, những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành những món ăn ấy thì con người không làm ra được. 2. Cuộc đua tài, dâng lễ vật (8 phút). - Hai thứ bánh này có ý nghĩa thực tế (quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do con người làm ra). - Hai thứ bánh này có ý tưởng sâu xa (tượng trưng cho trời, đất, muôn loài). - Lang Liêu làm 2 loại bánh vừa ý vua. - Lễ vật của các Lang rất sang trọng đủ sơn hào hải vị nhưng vua chỉ liếc mắt xem qua vì những thứ đó có lạ gì đối với vua, ngày nào vua chẳng dung. - Đến mâm cỗ của Lang Liêu, vua dừng lại lâu, 8 Lời nói của vua Hùng là lời phán định công bằng và sáng suốt. Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” có ý nghĩa gì? Em có biết truyện nào được viết nhằm giải thích sự vật? - Sự tích trầu cau: Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu. - Sự tích dưa hấu: Giải thích nguồn gốc dưa hấu. nếm bánh, vừa ăn, vừa ngẫm nghĩ rất lâu với vẻ hài long. 3. Kết quả của cuộc thi tài (8 phút). - Trước hết, nhằm giải thích nguồn gốc sự vật. Nguồn gốc của hai loại bánh gắn liền với ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh. Ý nghĩa đó thể hiện ở lời mách bảo của thần, ở lời nhận xét và lời bình của vua. - Truyền thuyết đề cao lao động, đề cao nghề nông. Bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu. - Lang Liêu được chọn nối ngôi vua. III - Tổng kết (5 phút) Cho biết giá trị nghệ thuật của truyện? Truyện được viết nhằm mục đích gì? Qua bài cần ghi nhớ điều gì? 1. Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết tiêu biểu cho truyện dân gian. 2. Nội dung: Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy. Đề cao lao động, đề cao nhà nông. * Ghi nhớ: SGK T12 IV - Luyện tập (3 phút) HS thảo luận câu hỏi theo bàn. 1 bàn làm 1 nhóm thảo luận trong 1 phút. Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. - Đề cao nghề nông, sự thờ kính trời đất và tổ tiên của nhân dân ta. - Việc làm bánh trong ngày tết có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 9 c) Củng cố, luyện tập (1 phút) : Bài học hôm nay cần nắm được mấy nội dung? Đó là những nội dung nào? d) Hướng dẫn học ở nhà (1 phút). - Học nội dung bài cũ, học ghi nhớ trong SGK. - Đọc văn bản Thánh Gióng và trả lời các câu hỏi SGK. - Làm tiếp bài tập 2 trong phần văn bản trong SGK Ngày soạn:14.8.2011 Ngày dạy Bài 1. Tiết 3. TV: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 1 - Mục tiêu: a) Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt, cụ thể là: Khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ. b) Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện từ và phân tích được cấu tạo của từ. c) Thái độ: GD các em tình cảm yêu quí sự đa dạng và phong phú cảu Tiếng Việt. 2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : a) Chuẩn bị của giáo viên: đọc, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn bài chu đáo. b ) Chuẩn bị của học sinh : đọc văn bản, các chú thích, trả lời các câu hỏi trong SGK. 3 - Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - GV kiểm tra vở chuẩn bị bài ở nhà của học sinh - GV nhận xét. * Bài mới (Giới thiệu bài mới 1 phút): Hàng ngày các em thường nói, viết để giao tiếp. Vậy việc sử dụng từ như thế nào cho đúng? Từ có cấu tạo như thế nào? Tiết này ta cùng đi tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới: I - Từ là gì? (10 phút) ? Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau, biết rằng mỗi từ được phân cách 1. Ví dụ. 10 [...]... giặc anh dũng và thắng lợi vẻ vang 4 Thánh Gióng bay về trời, di tích để lại (6 phút) - Gióng là non nước, đất trời Gióng sống mãi với non song, đất nước Hình tượng Gióng có ý nghĩa gì? - Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước Đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của 19 - - nhân dân ta Gióng là người anh hùng mang trong... cuộc giao tranh giữa hai vị thần? - Vua Hùng kén rể bằng cách thi - Mờ sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem tài dâng lễ vật sớm đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về núi - Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên tức giận đã đánh Sơn Tinh 2 Cuộc giao tranh giữa hai vị thần (11 phút) Cuộc giao tranh giữa hai vị thần đã diễn ra như thế nào? Thuỷ Tinh: - Hô mưa, gọi gió làm thành Cuộc giao tranh... cho bạn biết Lan là người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc làm thể hiện đức tính tốt của Lan? - Hay giúp đỡ bạn trong học tập VD: - Động viên an ủi bạn khi gặp khó khăn Vì có như vậy, bạn mới thấy được lời nói của người kể là đúng, là sát thực Từ đó, người nghe mới tin Lan là người bạn tốt 25 ? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể... yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm III – Tổng kết (4 phút) Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử Theo em Thánh Gióng có liên quan đến sự thật 1 Nghệ thuật: Hình tượng Thánh lịch sử nào? Gióng với nhiều màu sắc thần kì - Là những sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng nhất, chủ yếu nhất mà tác phẩm phản 2 Nội dung: Gióng là biểu tượng... cây bưởi, cây bang, niệm mà từ biểu thị cây phượng Đi: Là hoạt động dời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường, hai bàn chân không đồng thời nhấc lên khỏi mặt đất Ví dụ: đi học, đi chợ, đi xem phim Yêu cầu HS đọc to, rõ, giải thích nghĩa của từ Tư thế lẫm liệt của người anh hùng “lẫm liệt” b Tư thế hùng dũng của người anh Lẫm liệt là hùng dũng, oai nghiêm hùng c Tư thế oai nghiêm của người anh ? Trong 3... văn bản Tuỳ theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp Có thể chia ra các phương thức biểu đạt như sau: - Tự sự, miêu tả học ở lớp 6 - Biểu cảm, nghị luận ở lớp 7 - Thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ học ở lớp 8 và lớp 9 một ít - Vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định b Bài học: - Giao tiếp là hoạt động truyền... mến môn đá bóng: Văn bản biểu cảm e Bày tỏ ý kiến… : Văn bản nghị luận Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì? Giao tiếp 3 ý chính Văn bản Các kiểu văn bản thường gặp b Bài học: - Có 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ - Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng * Ghi nhớ: SGK T17 II – Luyện tập (10 phút) Yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK 1 Bài tập 1: 15 Gọi... văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng “Thánh Gióng” là truyện dân gian thể hiện rất rõ và độc đáo của chủ đề này b) Dạy nội dung bài mới: I – Đọc và tìm hiểu chung.(11’) Nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc, kể ngạc nhiên, hồi hộp lúc Gióng ra đời Lời Gióng trả lời: Sự giỏi 1 Đọc và kể (7 phút) giang, đĩnh đạc, trang nghiêm Đoạn cả làng nuôi Gióng, giọng háo hức, phấn khởi Đọc mẫu từ đầu -> nằm... Thánh Gióng lớn nhanh như thổi? - Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, đáp ứng được yêu cầu - Thể hiện tinh thần quyết tâm chống kẻ thù Chi tiết: Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc có ý nghĩa gì? - Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước (không nói là để bắt đầu nói thì nói điều quan trọng, nói lời yêu nước, lời cứu nước, ý thức đối với đất nước được đưa lên đầu tiên với người anh hùng) Ý thức... Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử Hình tượng Gióng được bất tử hoá bằng cách ấy Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người Văn Lang Chính vì thế mà Gióng sống mãi - Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh Dấu tích của chiến công Gióng để lại cho quê hương, xứ . các nhân vật. - Trong các Lang, chàng là người thiệt thòi nhất (mẹ mất sớm). - Tuy là Lang nhưng từ 7 ? Trong khi Lang Liêu lấy gạo làm bánh thì các lang khác đã mang đến cúng Tiên Vương những. anh dũng và thắng lợi vẻ vang. 4. Thánh Gióng bay về trời, di tích để lại (6 phút). - Gióng là non nước, đất trời. Gióng sống mãi với non song, đất nước. 19 nhân dân ta. - Gióng là người anh. - Mở mang các vùng miền trên đất nước ta. - Sinh ra các vua Hùng. - Lập nên nhà nước Văn Lang. -Biết được tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang (nghĩa là đất nước tươi đẹp, sang ngời,

Ngày đăng: 02/11/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w