Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 1 Chủ đề 4 : SÓNG ÂM. Bài 1: Chọn đáp án đúng. Tai người chỉ nghe được các âm có tần số nằm trong khoảng A. Từ 16Hz đến 2000 Hz. B. Từ 16Hz đến 20 000 Hz. C. Từ 16 kHz đến 20 000 kHz. D. Từ 20 kHz đến 2 000 kHz. Bài 2: Chọn câu sai. A. Sóng âm chỉ truyền được trong không khí. B. Sóng đàn hồi có tần số lớn hơn 20 000 Hz được gọi là sóng siêu âm. C. Sóng đàn hồi có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm. D. Sóng âm và các sóng cơ học có cùng bản chất vật lí. Bài 3: Siêu âm là âm thanh A. Có tần số rất lớn. B. Có cường độ rất lớn. C. Có tần số cao hơn 20 000 Hz. D. Có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Bài 4: Sóng âm truyền được trong các môi trường: A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, lỏng, chân không. C. Rắn, khí, chân không. D. Lỏng, khí, chân không. Bài 5: Trong không khí, vận tốc truyền âm có giá trị khoảng: A. 3,4 m/s. B. 340 m/s. C. 34 m/s. D. 3400m/s. Bài 6: Sóng âm (nghe được) có tần số f xác định bởi : 20 f 20000Hz . Trong không khí, vận tốc truyền âm là 340m/s. Bước sóng của sóng âm được xác định như thế nào? A. 17cm 1,7m. B. 1,7cm 17m. C. 0,17cm 170m. D. Giá trị khác. Bài 7: Âm thoa là dụng cụ phát âm có tần số đã biết. Một âm thoa có tần số f = 500Hz được bố trí để tạo thành sóng trên mặt nước. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 2,4m/s. Bước sóng này có giá trị nào? A. 0,48mm. B. 4,8 mm. C. 48mm. D. 480 mm. Bài 8: Một người đứng gần chân núi bắn một phát súng, sau 6,5s thì nghe tiếng vang từ núi vọng lại. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340m/s. Khoảng cách từ chân núi đến người đó là: A. 1105m. B. 2210 m. C. 1150 m. D. 552,5 m. Bài 9: Nếu khoảng thời gian từ khi nhìn thấy sét đến khi nghe thấy tiếng sấm là một phút thì khoảng cách từ nơi sét đánh đến người quan sát là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là v = 340m/s. A. 10km. B. 20km. C. 40km. D. 50km. Bài 10: Một người lấy búa gõ mạnh vào một đầu của ống kim loại bằng thép có chiều dài L. Người khác ở đầu kia của ống nước nghe thấy hai âm do sóng truyền dọc theo ống và sóng Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 2 truyền qua không khí cách nhau một khoảng thời gian là 1 giây. Biết vận tốc truyền âm trong kim loại và trong không khí lần lượt là 590m/s và 340m/s. Chiều dài L của ống là: A. 200m. B. 280m. C. 360m. D. 400m. Bài 11: Trong không khí, âm thanh lan truyền như thế nào và các phần tử không khí chuyển động ra sao? A. Sóng âm lan truyền với tốc độ không đổi, các phân tử khí dao động vuông góc với phương truyền âm. B. Sóng âm lan truyền với vận tốc giảm dần, các phần tử không khí thực hiện dao động tắt dần. C. Sóng âm lan truyền với vận tốc không đổi, các phần tử không khí dao động điều hòa, song song với phương truyền âm. D. Sóng âm lan truyền với vận tốc giảm dần, các phân tử không khí dao động dọc theo phương truyền âm. Bài 12: Đặt v r , v l , v k là vận tốc truyền âm trong chất rắn, lỏng và khí. So sánh các vận tốc này ta có kết quả : A. v r > v l > v k . B. v r < v l < v k . C. v l > v r > v k . D. Kết quả khác. Bài 13: Các yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới vận tốc truyền âm? A. Tính đàn hồi. B. Mật độ. C. Nhiệt độ. D. Tất cả các đáp án trên. Bài 14: Khi âm thanh lan truyền từ không khí vào nước, bước sóng và tần số của âm thanh thay đổi không? A. Cả hai đại lượng đều không đổi. B. Cả hai đại lượng đều thay đổi. C. Tần số thay đổi, bước sóng không đổi. D. Bước sóng thay đổi, tần số không đổi. Bài 15: Các đặc trưng sinh lí của âm gồm A. Độ cao của âm và âm sắc. B. Độ cao của âm và cường độ âm. C. Độ to của âm và cường độ âm. D. Độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm. Bài 16: Hai âm có cùng độ cao có đặc điểm nào sau đây? A. Cùng biên độ B. Cùng tần số. C. Cùng cường độ. D. Cùng công suất. Bài 17: Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm, được hình thành dựa vào các đặc tính vật lí của âm là: Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 3 A. Biên độ và tần số. B. Tần số và bước sóng. C. Biên độ và bước sóng. D. Tần số và cường độ. Bài 18: Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào: A. Vận tốc âm. B. Tần số và biên độ âm. C. Bước sóng. D. Bước sóng và năng lượng âm. Bài 19: Chọn đáp án đúng. Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do: A. Khác nhau về tần số. B. Độ to khác nhau. C. Tần số, biên độ của các họa âm khác nhau. D. Số lượng các họa âm khác nhau. Bài 20: Cường độ âm (I) là đại lượng được định nghĩa như thế nào? A. Năng lượng âm nhận được trong 1 s. B. Công suất âm nhận được trên 1m 2 . C. Năng lượng âm nhận được trong 1 s tại nơi cách xa nguồn 1m. D. Năng lượng âm truyền đi trong 1s. Bài 21: Cường độ âm có đơn vị là: A. Oát. B. W/m 2 . C. N/m 2 . D. Ben. Bài 22: Độ to của âm là đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào: A. Tần số âm. B. Bước sóng và vận tốc âm. C. Cường độ âm. D. Tần số và cường độ âm. Bài 23: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng A. Mức áp suất của âm. B. Tần số âm. C. Mức cường độ âm. D. Biên độ dao động của âm. Mức cường độ âm - Năng lượng của sóng âm. Bài 24: Mức cường độ âm có cường độ I được xác định bởi công thức: A. L(dB) = 10lg(I/I 0 ). B. L(dB) = 10lg(I 0 /I). C. L(B) = 10lg(I 0 /I). D. L(dB) = 10ln(I/I 0 ). Bài 25: Cường độ âm chuẩn là I 0 = 10 – 12 W/m 2 . Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10 – 5 W/m 2 . Mức cường độ âm tại điểm đó bằng: A. 50dB. B. 60dB. C. 70dB. D. 80dB. Bài 26: Cường độ âm chuẩn là I 0 = 10 – 12 W/m 2 . Mức cường độ âm tại một điểm có giá trị L = 40dB, cường độ âm tại đó bằng: A. 10 – 6 W/m 2 . B. 10 – 7 W/m 2 . C. 10 – 8 W/m 2 . D. 10 – 9 W/m 2 . Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 4 Bài 27: Mức cường độ L của âm được định nghĩa bởi: 0 I L B lg I hoặc 0 I L dB 10lg I . Với các âm nghe được, L (tính theo dB) thay đổi trong khoảng nào? A. 10 – 12 đến 10. B. – 12 đến 1. C. 0 đến 130. D. Các giá trị khác. Bài 28: Tai người có thể phân biệt được hai âm chênh lệch nhau 1dB. Tỉ số hai cường độ âm này 0 I I có giá trị nào? A. 2. B. 10. C. 100. D. 1,26. Bài 29: Tỉ số 0 I I giữa ngưỡng đau và ngưỡng nghe nhỏ nhất có giá trị nào? A. 13. B. 130. C. 10 13 . D. Giá trị khác. Bài 30: Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là: A. 10. B. 20. C. 100. D. 1000 Bài 31: Giả sử lúc đầu, âm đang có cường độ âm là I 1 và mức cường độ âm là L 1 = 65dB, về sau, nếu cho cường độ âm tăng lên sao cho I 2 = 1000I 1 thì mức cường độ âm L 2 bằng bao nhiêu? A. 100dB. B. 86dB. C. 45dB. D. 92dB. Bài 32: Nút điều chỉnh âm lượng của một máy nghe nhạc có thể làm thay đổi mức cường độ âm từ 20dB đến 60dB. Tỉ số các cường độ âm tương ứng là bao nhiêu? A. 10 2 . B. 10 4 . C. 10 6 . D. Giá trị khác. Bài 33: Trong một dàn hợp ca, coi như các ca sĩ hát với cùng cường độ âm. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm đo được là 65dB. Khi cả ban hợp ca cùng hát thì cường độ âm đo được là 78dB. Có bao nhiêu ca sĩ trong ban hợp ca? A. 5 ca sĩ. B. 10 ca sĩ. C. 20 ca sĩ. D. 15 ca sĩ. Bài 34: Trong buổi hòa nhạc, giả sử có 5 chiếc kèn đồng giống nhau phát ra sóng âm có L = 50dB. Để L = 60dB thì số kèn cần là: A. 6. B. 50. C. 60. D. 10. Bài 35: Ở một xưởng cơ khí có đặt các máy giống nhau, mỗi máy khi chạy phát ra âm có mức cường độ 80dB. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, mức cường độ âm của xưởng không được vượt quá 90dB. Có thể bố trí nhiều nhất là bao nhiêu máy như thế trong xưởng? A. 5 máy. B. 10 máy. C. 15 máy. D. 20 máy. Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 5 Bài 36: Trong một cuộc thi bắn súng, các khẩu súng hoàn toàn giống hệt nhau. Hai khẩu bắn cùng một lúc thì mức cường độ âm đo được là 80dB. Nếu chỉ một khẩu súng bắn thì mức cường độ âm đo được là bao nhiêu? A. 40dB. B. 50dB. C. 60dB. D. 77dB. Bài 37: Có hai vị trí M và N trên cùng một phương truyền từ nguồn âm S. Cho biết: MN = 1m và mức cường độ âm tại M lớn hơn tại N 2dB. Xác định các khoảng cách SN và SM. A. 1m ; 2m. B. 2m ; 3m. C. 4m; 5m. D. Đáp án khác. Bài 38: Tại điểm A cách nguồn âm S (coi là nguồn điểm) đoạn SA = 1m, mức cường độ âm là L A = 90dB. Cho ngưỡng nghe là I 0 = 10 – 10 W/m 2 . Tính cường độ âm I A tại điểm A. A. 0,01 W/m 2 . B. 0,1 W/m 2 . C. 1 W/m 2 . D. 10 W/m 2 . Bài 39: Một nguồn sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40dB và 80dB. Biết cường độ âm tại M là 0,05 W/m 2 . Tính cường độ âm tại điểm N. A. 200 W/m 2 . B. 300 W/m 2 . C. 400 W/m 2 . D. 500 W/m 2 . Bài 40: Tại điểm A cách nguồn âm S đoạn SA = 1m, mức cường độ âm là L A = 90dB. Cho ngưỡng nghe là I 0 = 10 – 10 W/m 2 . Tại điểm B trên đường thẳng SA và cách S đoạn SB = 10m. Mức cường độ âm L B tại điểm B có giá trị nào? (Môi trường không hấp thụ năng lượng âm). A. 80dB. B. 75dB. C. 70dB. D. 85dB. Bài 41: (ĐH 2010) Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nữa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt 1 nguồn điểm phát sóng âm hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của AB là: A. 40dB. B. 34dB. C. 26dB. D. 17dB Bài 42: Hai điểm M và N nằm ở cùng một phía của nguồn âm, trên cùng một phương truyền âm cách nhau một khoảng bằng a, có mức cường độ âm lần lượt là L M = 30 dB và L N = 10 dB. Biết nguồn âm là đẳng hướng. Nếu nguồn âm đó đặt tại điểm M thì mức cường độ âm tại N là: A. 12dB. B. 7dB. C. 11dB. D. 9dB. Bài 43: Một nguồn âm S phát âm có tần số xác định. Năng lượng âm truyền đi phân phối đều trên mặt cầu tâm S bán kính d. Bỏ qua sự phản xạ của sóng âm trên mặt đất và các vật cản. Tại điểm A cách nguồn âm 100m, mức cường độ âm là 20dB. Xác định vị trí điểm B để tại đó mức cường độ âm bằng không. A. 100m. B. 500m. C. 1000m. D. 1500m. S M N 1m Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 6 Bài 44: Mức cường độ âm do một nguồn S gây ra tại điểm M là L. Cho nguồn tiến lại gần M một khoảng d = 62m thì mức cường độ âm tăng thêm 7dB. Khoảng cách từ M đến S là: A. 112m. B. 115m. C.120m. D. 118m. Bài 45: Một sóng âm coi là nguồn điểm, phát âm truyền trong không khí, coi môi trường không hấp thụ âm. Giữa 2 điểm có hiệu số mức cường độ âm là 20dB thì tỉ số giữa 2 khoảng cách từ 2 điểm đó tới nguồn là: A. 0,1. B. 100 C. 0,2 D. 50. Bài 46: * Trong một phòng nghe nhạc, tại một vị trí: * Mức cường độ tạo ra từ nguồn âm là 75dB. * Mức cường độ tạo ra bởi âm phản xạ ở bức tường phía sau là 72dB. Mức cường độ âm toàn phần tại vị trí đó là bao nhiêu? Coi bức tường không hấp thụ năng lượng âm và sự phản xạ âm tuân theo quy luật của phản xạ ánh sáng. A. 77dB. B. 79 dB. C. 81dB. D. 83 dB. Bài 47: Hai nguồn phát sóng âm giống nhau S 1 và S 2 đặt cách nhau 1,2m trong không khí phát ra sóng âm có cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số 440Hz. Cho biết vận tốc của không khí là 340m/s. Hỏi một người đặt tai tại đâu trên đoạn thẳng nối hai nguồn âm thì gần như không nghe thấy âm thanh. A. Tại trung điểm của S 1 S 2 . B. Cách trung điểm của S 1 S 2 19cm. C. Cách trung điểm của S 1 S 2 3cm. D. Cách trung điểm của S 1 S 2 77cm. Bài 48: Một nguồn S phát sóng âm đẳng hướng ra không gian. Ba điểm S, A, B nằm trên một phương truyền sóng (A, B cùng phía với S và AB = 61,2m). M là trung điểm của AB và cách S 50m có cường độ âm bằng 10dB. Năng lượng của sóng âm trong không gian giới hạn bởi hai mặt cầu tâm S qua A và B là? (Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s và môi trường không hấp thụ âm). A. 5256 pJ. B. 525,6 mJ. C. 5652 µJ. D. 0,5652 nJ. Công suất phát âm của nguồn. Bài 49: Loa của một máy thu thanh có công suất P = 2W. Tính mức cường độ âm do loa tạo ra tại một điểm cách máy 4m. A. 100dB. B. 200dB. C. 300dB. D. 400dB. Bài 50: Loa của một máy thu thanh có công suất P = 2W. Để tại điểm M cách máy 4m, mức cường độ âm là 70dB thì phải tăng hoặc giảm công suất của máy bao nhiêu lần? A. Tăng100 lần. B. Giảm 100 lần. C. Tăng 1000 lần. D. Giảm 1000 lần. Bài 51: Ở khoảng cách SM = 2m trước một nguồn âm mức cường độ âm là L 1 = 50dB Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 7 1. Hãy tính mức cường độ âm L 2 tại một điểm N cách S là SN = 8m. A. 30 dB. B. 34 dB. C. 36 dB. D. 38dB. 2. Một người đứng cách nguồn S trên đoạn r 3 = 120m thì không còn nghe thấy âm do S phát ra nữa. Hãy xác định ngưỡng nghe của tai người đó(theo W/m 2 ). Cho biết cường độ chuẩn của âm là I 0 = 10 -12 W/m 2. A. 22,2.10 – 10 W/m 2 . B. 27,5.10 – 10 W/m 2 . C. 27,5.10 – 12 W/m 2 . D. 22,2.10 – 12 W/m 2 . 3. Coi nguồn S là nguồn đẳng hướng, hãy tính công suất phát âm của nguồn. Cho biết cường độ âm I tại một điểm biến thiên tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r từ điểm đó đến nguồn âm. A. 5.10 – 5 W. B. 5.10 – 6 W. C. 5.10 – 7 W. D. 5.10 – 8 W. Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 8 . trị khoảng: A. 3 ,4 m/s. B. 340 m/s. C. 34 m/s. D. 340 0m/s. Bài 6: Sóng âm (nghe được) có tần số f xác định bởi : 20 f 20000Hz . Trong không khí, vận tốc truyền âm là 340 m/s. Bước sóng. sóng trên mặt nước. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 2,4m/s. Bước sóng này có giá trị nào? A. 0 ,48 mm. B. 4, 8 mm. C. 48 mm. D. 48 0 mm. Bài 8: Một người đứng gần chân núi bắn một phát súng,. Bài 47 : Hai nguồn phát sóng âm giống nhau S 1 và S 2 đặt cách nhau 1,2m trong không khí phát ra sóng âm có cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số 44 0Hz. Cho biết vận tốc của không khí là 340 m/s.