Bài tập về nhà nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái 1 CHỦ ĐỀ 9: SÓNG ÂM 1. Chọn câu sai. A. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng. B. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm. C. Sóng âm và sóng cơ học có cùng bản chất vật lí. D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ. 2. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz. B. Sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ. C. Sóng âm là sóng dọc. D. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được. 3. Một sóng âm có chu kì 0,125 s thì sóng này là A. tạp âm. B. sóng hạ âm. C. sóng siêu âm. D. âm nghe được. 4. Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của sự truyền sóng trong môi trường? A. Sóng truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. B. Sóng truyền đi mang theo vật chất của môi trường C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. D. Các sóng âm có tần số khác nhau nhưng truyền đi với vận tốc như nhau trong một môi trường. 5. Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì A. Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi. B. Bước sóng và tần số đều thay đổi. C. Bước sóng và tần số không đổi. D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi. 6. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, trong nước là 1435 m/s. Một âm có bước sóng trong không khí là 50 cm thì khi truyền trong nước có bước sóng là: A. 217,4 cm B. 11,5 cm C. 203,8 cm D. 50 cm 7. Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với tốc độ 1500 m/s. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Bước sóng của sóng này trong nước và không khí lần lượt là: A. 300 km; 1363 km. B. 300 km; 66 km. C. 7,5 m; 34 m. D. 7,5 m; 1,65 m 8. Một người dùng búa gõ vào đầu một thanh nhôm. Người thứ hai ở đầu kia áp tai vào thanh nhôm và nghe được âm của tiếng gõ hai lần (một lần qua không khí, một lần qua thanh nhôm). Khoảng thời gian giữa hai lần nghe được là 0,12s. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s, trong nhôm là 6420m/s. Chiều dài của thanh nhôm là: A. l = 4,17m B. l = 41,7m C. l = 342,5m D. l = 34,25m 9. Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là A. cường độ âm. B. độ to của âm. C. độ cao của âm. D. mức cường độ âm. 10. Hai âm có cùng độ cao, chúng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau? A. Cùng biên độ B. Cùng bước sóng trong một môi trường C. Cùng tần số và bước sóng D. Cùng tần số 11. Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng: A. Cường độ âm B. Biên độ dao động âm C. Mức cường độ âm D. Áp suất âm thanh 12. Âm sắc là: A. Mằu sắc của âm B. Một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm C. Một tính chất vật lý của âm D. Tính chất sinh lý và vật lý của âm Bài tập về nhà nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái 2 13. Khi hai ca sĩ cùng hát một câu ở cùng một độ cao, ta vẫn pân biệt được giọng hát của từng người là do A. Tần số âm khác nhau B. Cường độ âm khác nhau C. Năng lượng âm kacs nhau D. Âm sắc khác nhau 14. Hai âm có âm sắc khác nhau là do A. Chúng khác nhau về tần số. B. Chúng có độ cao và độ to khác nhau. C. đồ thị dao động âm khác nhau. D. Chúng có cường độ khác nhau. 15. Gọi I 0 là cường độ âm chuẩn, I là cường độ âm. Khi mức cường độ âm L = 20 dB thì: A. I = 2I 0 B. A. I = 2 1 I 0 C. A. I = 100I 0 D. A. I = 100 1 I 0 16. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10 -4 W/m 2 . Biết cường độ âm chuẩn là I 0 = 10 -12 W/m 2 . Mức cường độ âm tại điểm đó bằng: A. 10 8 dB B . 10 -8 dB C. 80 dB D. 8 dB 17. Để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, mức cường độ âm trong phân xưởng của một nhà máy phải giữ ở mức không vượt quá 85 dB. Biết cường độ âm chuẩn là I 0 = 10 -12 W/m 2 . Cường độ âm cực đại mà nhà máy đó quy định là: A. 3,16.10 -21 W/m 2 . B. 3,16.10 -4 W/m 2 . C. 10 -12 W/m 2 . D. 3,16.10 20 W/m 2 . 18. Khi cường độ âm tăng gấp 3 lần thì mức cường độ âm A. Tăng thêm 10lg3 (dB) B. Giảm đi 10lg3 (dB) C. Tăng thêm 10ln3 (dB) D. Giảm đi 10ln3 (dB) 19. Khi cường độ âm tăng gấp 10 lần thì mức cường độ âm tăng: A. 1000 dB B. 30 dB C. 20 dB D. 10 dB 20. Một nguồn âm phát sóng hình cầu có công suất 1 W, giả sử năng lượng phát ra được bảo toàn. Cường độ âm tại điểm M cách nguồn âm 250 m là: A. 13 mW/m 2 B. 39,7 mW/m 2 C. 1,27 W/m 2 D. 0,318 mW/m 2 21. Nguồn âm S phát ra một âm có công suất P không đổi, truyền đẳng hướng về mọi phương. Tại điểm A cách S một đoạn R A = 1 m, mức cường độ âm là 70 dB. Giả sử môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại điểm B cách nguồn âm một đoạn 10 m là A. 30 dB. B. 40 dB. C. 50 dB. D. 60 dB. 22. (2009) Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M A. 10000 lần. B. 1000 lần. C. 40 lần. D. 2 lần. 23. (2011) Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r 1 và r 2 . Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số 21rr bằng A. 4. B. 2. C. 1.2 D. 1.4 24. (2010) Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là A. 40 dB. B. 34 dB. C. 26 dB. D. 17 dB. Bài tập về nhà nâng cao 12 Nguyễn Thị Thu Hương Nhóm Vật lí Trường THPT Phạm Hồng Thái 3 ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 9: SÓNG ÂM Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 A 11 C 21 C 2 D 12 B 22 A 3 B 13 D 23 B 4 B 14 C 24 C 5 A 15 C 6 A 16 C 7 D 17 B 8 B 18 A 9 A 19 B 10 D 20 C . Hồng Thái 1 CHỦ ĐỀ 9: SÓNG ÂM 1. Chọn câu sai. A. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng. B. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm. C. Sóng âm và sóng cơ học có. Sóng âm là sóng dọc. D. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được. 3. Một sóng âm có chu kì 0,125 s thì sóng này là A. tạp âm. B. sóng hạ âm. C. sóng siêu âm. D. âm nghe được truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ. 2. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz. B. Sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ. C. Sóng âm