Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 1 Chủ đề 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ SÓNG CƠ HỌC. Bài 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ: A. Sóng cơ là sự lan truyền của vật chất theo thời gian. B. Sóng cơ là sự lan truyền của vật chất trong không gian. C. Sóng cơ là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. D. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. Bài 2: Sóng ngang là sóng : A. Lan truyền theo phương ngang. B. Có phương dao động là phương ngang. C. Có phương dao động trùng với phương truyền sóng. D. Có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Bài 3: Sóng dọc là sóng: A. Lan truyền theo phương dọc. B. Có phương dao động là phương thẳng đứng. C. Có phương dao động trùng với phương truyền sóng. D. Có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Bài 4: Chọn đáp án sai: A. Quá trình truyền sóng cơ là một quá trình truyền năng lượng. B. Quá trình truyền sóng cơ là một quá trình truyền pha dao động. C. Quá trình truyền sóng cơ là một quá trình truyền trạng thái dao động. D. Quá trình truyền sóng cơ là một quá trình truyền các phần tử vật chất. Bài 5: Chọn đáp án sai A. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì dao động của sóng. B. Bước sóng là quãng đường mà pha của dao động truyền đi được trong một chu kì dao động của sóng. C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau. D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động ngược pha với nhau. Bài 6: Sóng dọc (ví dụ sóng âm) truyền được trong các môi trường nào? A. Môi trường rắn. B. Môi trường lỏng. C. Môi trường khí. D. Cả ba môi trường trên. Bài 7: Sóng ngang (ví dụ sóng trên mặt nước) truyền được đi trong các môi trường nào? A. Môi trường rắn. B. Môi trường lỏng. C. Môi trường khí. D. Cả ba môi trường trên. Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 2 Bài 8: Môi trường nào để cả hai loại sóng ngang, sóng dọc truyền đi? A. Môi trường rắn. B. Môi trường lỏng. C. Môi trường khí. D. Không môi trường nào. Các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ. Bài 9: Sóng truyền tại mặt chất lỏng với vận tốc 0,9m/s. Khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp là 2cm. Tần số của sóng là: A. 0,45Hz. B. 1,8Hz. C. 45Hz. D. 90Hz. Bài 10: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô cao lên 5 lần trong 8 giây và thấy khoảng cách 2 ngọn sóng kề nhau là 0,2m. Vận tốc truyền sóng biển bằng: A. 10cm/s. B. 20cm/s. C. 40cm/s. D. 60cm/s. Bài 11: Nguồn sóng trên mặt nước tạo dao động với tần số 10Hz, gây ra các sóng có biên độ 0,5cm. Biết khoảng cách giữa 7 gợn sóng liên tiếp là 30cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. 150cm/s. B. 100cm/s. C. 25cm/s. D. 50cm/s. Bài 12: Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng. A. 10m/s. B. 15m/s. C. 10cm/s. D. 15cm/s. Bài 13: Trên mặt một chất lỏng có một sóng cơ, người ta quan sát được khoảng cách giữa 15 đỉnh sóng liên tiếp là 3,5m và thời gian sóng truyền được khoảng cách đó là 7s. Xác định bước sóng và chu kì của sóng đó. A. 0,5m ; 0,25s. B. 0,25m ; 0,25s. C. 0,25m ; 0,5s. D. 0,5m ; 0,5s. Bài 14: Một người ngồi ở bờ biển quan sát thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 10m. Ngoài ra, người đó đếm được 20 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong 76s. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước. A. 1m/s. B. 2m/s. C. 1,5m/s. D. 2,5m/s. Bài 15: Người ta cho nước nhỏ giọt đều đặn lên điểm O nằm trên mặt nước phẳng lặng với tốc độ 90 giọt trong 1 phút. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 60cm/s. Khoảng cách giữa hai sóng tròn liên tiếp là: A. 20cm. B. 30cm. C. 40cm. D. 50cm. Bài 16: Một sóng cơ học có biên độ A, bước sóng λ. Viết vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường bằng 3 lần tốc độ truyền sóng, biểu thức liên hệ nào sau đây là đúng? A. 3 A 2 . B. 2 A . C. 3 A 4 . D. 2 A 3 Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 3 Bài 17: Một dao động có phương trình u Asin t + truyền đi trong một môi trường đàn hồi với vận tốc v. Bước sóng thỏa mãn hệ thức nào dưới đây? A. 2 v . B. v 2 . C. 2 v . D. 2 v Phương trình truyền sóng. Bài 18: Sóng truyền tại mặt chất lỏng với bước sóng 0,8cm. Phương trình dao động tại nguồn O có dạng 0 u 5cos t mm . Phương trình dao động tại điểm M cách O một đoạn 5,4 cm theo phương truyền sóng là: A. M u 5cos t mm 2 . B. M u 5cos t 13,5 mm . C. M u 5cos t 13,5 mm . C. M u 5cos t 10,8 mm . Bài 19: Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng M u t asin 2 ft . thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là: A. O d u t asin2 ft - . B. O d u t asin2 ft + . C. O d u t asin ft - . D. O d u t asin ft + . Bài 20: Một dây đàn hồi rất dài được kéo căng. Gắn một đầu của nó với nguồn O dao động có biên độ a = 5cm, chu kì T = 0,5s theo phương vuông góc với sợi dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 40cm/s và tại thời điểm ban đầu nguồn gây dao động đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Dao động tại điểm M trên dây cách O một khoảng 50cm có phương trình là: A. M u 5cos 4 t 0,5 cm . B. M u 5cos 4 t 5 cm . C. M u 5cos 4 t 5,5 cm . D. M u 5cos 4 t 4,5 cm Bài 21: Nguồn sóng đặt tại O dao động theo phương trình u 3cos2 t cm , sóng truyền trong không gian là sóng cầu, bước sóng λ = 60cm. Điểm M nằm cách nguồn O một đoạn bằng d = 1,5m dao động với phương trình : A. M u 3cos2 t 2 cm . B. M u 3cos2 t cm C. M u 3cos 2 t cm 3 D. M u 3cos 2 t 5 cm Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 4 Bài 22: Trong một môi trường đàn hồi, nguồn sóng O có pha ban đầu bằng 0. Điểm M cách O một khoảng d = 1m nhận được sóng do nguồn O truyền tới. Phương trình dao động tại M có dạng M u 0,05cos 4 t 8 m . Vận tốc sóng và bước sóng có giá trị nào? A. v = 25cm/s ; λ= 50cm. B. v = 50cm/s ; λ= 25cm. C. v = 50cm/s ; λ= 50cm. D. v = 25cm/s ; λ= 25cm. Độ lệch pha của các điểm trên phương truyền sóng. Bài 23: Một dao động phương trình u 4cos 4 t 4 (cm). Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5m có độ lệch pha là 3 . Tốc độ truyền sóng là: A. 1m/s. B. 2m/s. C. 1,5m/s. D. 6m/s. Bài 24: Nguồn sóng đặt tại O dao động theo phương trình u 0 = acosωt, điểm M nằm cách O một đoạn bằng x. Dao động tại O và M cùng pha nếu: A. x = kλ, k Z . B. x 2k 1 ,k Z 2 . C. x k ,k Z 2 . D. x 2k ,k Z . Bài 25: Một thanh thép đàn hồi dao động với tần số f = 16Hz, gắn một quả cầu nhỏ vào thanh thép. Khi thanh thép dao động, trên mặt nước có một nguồn sóng tại tâm O. Trên nửa đường thẳng đi qua O người ta thấy hai điểm M, N cách nhau 6cm dao động cùng pha. Biết tốc độ lan truyền sóng 0,4 m /s v 0,6 m / s . Tốc độ truyền sóng là: A. 42 cm/s. B. 48cm/s. C. 56cm/s. D. 60cm/s. Bài 26: Một sóng cơ học có vận tốc truyền sóng v = 500 cm/s và tần số trong khoảng từ 10Hz đến 20Hz. Biết hai điểm M và N trên phương truyền sóng nằm một phía so với nguồn cách nhau một khoảng 0,5m luôn dao động ngược pha. Bước sóng bằng: A. 43,33 cm. B. 38,33 cm. C. 33,33 cm. D. 26,33 cm. Bài 27: Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox, tại một điểm cách nguồn d(m) dao động với phương trình 3 u 4cos t d cm 4 4 , t là thời gian tính bằng giây. Biết pha ban đầu của nguồn bằng không. Tốc độ truyền sóng là: A. 3 m/s. B. 1 m/s 3 . C. 1m/s. D. 0,5m/s. Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 5 Bài 28: Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u 4cos 4 t cm 4 . Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5m có độ lệch pha là 3 . Tốc độ truyền của sóng đó là: A. 1m/s. B. 2 m/s. C. 1,5 m/s. D. 6m/s. Bài 29: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz, người ta thấy hai điểm A, B trên sợi dây cách nhau 200 cm dao động cùng pha và trên đoạn dây AB có hai điểm khác dao động ngược pha với A. Tốc độ truyền sóng trên dây là: A. 5m/s. B. 10m/s. C. 500m/s. D. 2,5m/s. Bài 30: Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng 3m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động lệch pha 2 là: A. 0,5m. B. 0,75m. C. 1,5m. D. 2m. Bài 31: Một sóng cơ học có biên độ A = 3cm, bước sóng λ. Biết tốc độ lan truyền sóng bằng hai lần vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha là: A. 3π cm. B. 3 2 cm . C. 6 cm . D. 6 2 cm . Bài 32: Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1m trên cùng một phương truyền sóng là 2 thì tần số của sóng bằng: A. 1000Hz. B. 2500Hz. C. 5000Hz. D. 1250Hz. Bài 33: Trên mặt chất lỏng, tại O có một nguồn sóng dao động với tần số 30Hz. Vận tốc truyền sóng nhận một giá trị trong khoảng từ 1,6m/s đến 2,9m/s. Biết tại điểm M cách O một khoảng 10cm sóng tại đó luôn dao động ngược pha với dao động tại O. Giá trị của vận tốc đó là: A. 1,8m/s. B. 2m/s. C. 2,4m/s. D. 2,6m/s. Bài 34: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f có giá trị trong khoảng từ 22Hz đến 26Hz và theo phương vuông góc với sợi dây. Vận tốc truyền sóng trên dây là 3m/s. Một điểm M trên dây và cách A một đoạn 28cm, người ta thấy M luôn dao động lệch pha với A một góc 2k 1 ,k Z 2 . Bước sóng của sóng trên dây là: A. 11,5 cm. B. 13,64 cm. C. 0,124 m. D. 0,131 m. Bài 35: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f có giá trị trong khoảng từ 22Hz đến 26Hz và theo phương vuông góc với sợi dây. Vận tốc truyền sóng trên dây là 3m/s. Một điểm M trên dây và cách A một đoạn 28cm, người ta thấy M luôn dao động lệch pha với Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 6 A một góc 2k 1 ,k Z 2 . Dao động tại M ở hai thời điểm cách nhau 1 s 300 thì lệch pha nhau góc bao nhiêu? A. 6 . B. 4 . C. 3 . D. Giá trị khác. Bài 36: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f có giá trị trong khoảng từ 22Hz đến 26Hz và theo phương vuông góc với sợi dây. Vận tốc truyền sóng trên dây là 3m/s. Một điểm M trên dây và cách A một đoạn 28cm, người ta thấy M luôn dao động lệch pha với A một góc 2k 1 ,k Z 2 . Cho biên độ sóng không đổi là 3,18 cm. Vận tốc dao động cực đại của M có giá trị nào? A. 2,5 m/s. B. 4 m/s. C. 5 m/s. D. Giá trị khác. Bài 37: Lúc đầu (thời điểm t = 0) đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 1,5cm, chu kì T = 2s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha và cách nhau 6cm. Tính thời điểm đầu tiên để điểm M cách ) 6cm lên đến điểm cao nhất. Coi biên độ dao động không đổi. A. t = 0,5s. B. t = 1s. C. t = 2,5s. D. t = 0,25s. Bài 38: Hai điểm A, B cùng phương truyền sóng, cách nhau 24cm. Trên đoạn AB có ba điểm A 1 , A 2 , A 3 dao động cùng pha với A. Ba điểm B 1 , B 2 , B 3 dao động cùng pha với B. Sóng truyền theo thứ tự A, A 1 , B 1 , A 2 , B 2 , A 3 , B 3 , B. Biết AB 1 = 3cm. Tìm bước sóng. A. 7cm. B. 5cm. C. 3cm. D. 9cm. Li độ của phần tử môi trường trên phương truyền sóng. Bài 39: Một nguồn sóng cơ truyền dọc theo một đường thẳng, nguồn dao động với phương trình 0 u Acos t . Một điểm M trên phương truyền sóng cách nguồn M d 3 tại thời điểm t = T/2 có li độ u M = 2cm. Coi biên độ sóng không bị suy giảm. Biên độ sóng tại A là: A. 2cm. B. 2 2 cm. C. 2 3 cm. D. 4cm. Bài 40: Một nguồn sóng dao động với phương trình 0 u 10cos 4 t cm 3 . Biết v = 12 cm/s. Điểm M cách nguồn một khoảng 8cm, tại thời điểm t = 0,5s li độ sóng của điểm M là : A. 5cm. B. – 5cm. C. 7,5 cm. D. 0. Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 7 Bài 41: Một nguồn sóng dao động với phương trình 0 u 10cos t cm 3 . Điểm M trên phương truyền sóng và cách nguồn một khoảng d, tại thời điểm t 1 đang đi qua vị trí có li độ u 1 = 6cm theo chiều âm. Sau thời điểm trên 9s thì điểm M sẽ đi qua vị trí có li độ: A. u 2 = 3cm theo chiều âm. B. u 2 = - 6cm theo chiều dương. C. u 2 = - 3cm theo chiều âm. D. u 2 = 6cm theo chiều dương. Bài 42: Một sóng cơ học có phương trình dao động tại một điểm M là u 4sin t mm 6 . Tại thời điểm t 1 , li độ của M là 2 3 mm. Li độ của điểm M sau đó 3s tiếp theo là: A. 2mm. B. 3mm. C. – 2mm. D. ±2 mm. Bài 43: Phương trình dao động tại M cách nguồn O một khoảng d = 12cm có dạng M 17 u 5cos 5 t cm 30 . Biết rằng lúc t = 0 phần tử vật chất ở nguồn O đi qua vị trí cân bằng và theo chiều dương. Bước sóng và tốc độ truyền của sóng này là: A. λ = 3,6m ; v = 9m/s. B. λ = 2,4m ; v = 6m/s. C. λ = 9m ; v = 3,6m/s. D. λ = 36m ; v = 4,5m/s. Bài 44: Một sóng truyền trên dây đàn hồi rất dài. Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình dao động của nguồn là 0 u 4sin 2 t cm . Vận tốc sóng là v =40 cm/s. Sau thời gian bao lâu điểm M cách O đoạn x = 50 cm bắt đầu dao động? A. 0,8s. B. 1,25s. C. 25 s . D. Thời gian khác. Bài 45: Sóng ngang truyền dọc theo dây dài, phương trình dao động tại tâm sóng u Acos t 2 cm. Một điểm cách tâm dao động khoảng 3 có độ dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng 5cm sau 1 2 chu kì. Tính biên độ của sóng (coi như không đổi). A. 5,8cm. B. 6,2 cm. C. 3,6 cm. D. 4,7 cm. Bài 46: Một sóng truyền trên dây đàn hồi rất dài. Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình dao động của nguồn là 0 u 4sin 2 t cm . Vận tốc sóng là v =40 cm/s. Điểm M cách nguồn đoạn x = 50cm. Tính thời điểm đầu tiên mà điểm M có li độ u M = - 2cm kể từ thời điểm M bắt đầu dao động. A. 0,25s. B. 1/3 (s). C. 0,5s. D. 0,75s, Bài 47: Một sóng truyền trên dây đàn hồi rất dài. Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình dao động của nguồn là 0 u 4sin 2 t cm . Vận tốc sóng là v =40 cm/s. Điểm M cách Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 8 nguồn đoạn x = 50cm. Tại thời điểm t 1 điểm M có li độ u M = 3cm. Tính li độ của điểm M tại thời điểm (t 1 + 2,5) giây. A. 2cm. B. – 1cm. C. – 3cm. D. 1 cm. Bài 48: Hình bên biểu diễn một sóng ngang truyền trên một sợi dây, theo chiều từ trái sang phải. Tại thời điểm như biểu diễn trên hình, điểm P có li độ bằng không, còn điểm Q có li độ cực đại. Vào thời điểm đó, hướng chuyển động của P và Q lần lượt là: A. Đi xuống ; Đứng yên. B. Đi xuống; Đi xuống. C. Đứng yên ; Đi lên. D. Đi lên ; Đứng yên. Bài 49: A và B là hai điểm trên cùng một phương truyền của sóng trên mặt nước, cách nhau 1/4 bước sóng. Tại thời điểm t, mặt thoáng ở A và ở B cao hơn vị trí cân bằng lần lượt là u 1 = + 3mm và u 2 = + 4mm, mặt thoáng ở A đang đi lên còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi. Biên độ A của sóng: A. 3 mm. B. 4mm. C. 5mm. D. 6mm. Bài 50: Một sóng ngang có tần số f = 100Hz truyền trên một sợi dây có vận tốc 60m/s. M và N là 2 điểm trên dây cách nhau 0,75m và sóng truyền theo chiều từ M đến N. Chọn trục biểu diễn li độ cho các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống. Tại thời điểm đó thì N có li độ và chiều chuyển động như thế nào? A. âm, đi xuống. B. Dương, đi xuống. C. Âm, đi lên. D. Dương, đi lên. P Q Biên soạn : Nguyễn Bá Linh THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân. 9 . A. M u 5cos t mm 2 . B. M u 5cos t 13 ,5 mm . C. M u 5cos t 13 ,5 mm . C. M u 5cos t 10 ,8 mm . Bài 19 : Một sóng cơ. luôn dao động lệch pha với A một góc 2k 1 ,k Z 2 . Bước sóng của sóng trên dây là: A. 11 ,5 cm. B. 13 ,64 cm. C. 0 ,12 4 m. D. 0 ,13 1 m. Bài 35: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A. sóng trên mặt chất lỏng. A. 10 m/s. B. 15 m/s. C. 10 cm/s. D. 15 cm/s. Bài 13 : Trên mặt một chất lỏng có một sóng cơ, người ta quan sát được khoảng cách giữa 15 đỉnh sóng liên tiếp là 3,5m và