Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
302,48 KB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM Kết hợp Phương pháp “Bé yêu biết đọc” của Tiến sĩ Robert Titzer và “Phương án 0 tuổi” của Giáo sư Phùng Đức Toàn. Khoa học đã chứng minh, trước 6 tuổi, đại não đã phát triển tương đối hoàn thiện. Do đó, giai đoạn 0 đến 6 tuổi là cơ hội tốt nhất để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển mỗi ngày, lượng thông tin trong xã hội cũng trở nên tăng vọt, mục tiêu hàng đầu của giáo dục hiện đại không còn gói gọn đơn thuần ở việc dạy trẻ những kiến thức sẵn có, mà chính là dạy trẻ kỹ năng tự học suốt đời. Trẻ có kỹ năng tự học suốt đời sẽ dễ dàng thích nghi, phát triển một cách tích cực và nổi trội trong cuộc sống sau này. Kỹ năng tự học suốt đời thể hiện ở sự đam mê học tập, tò mò, và có óc phân tích. Sách chính là nguồn tài liệu vô tận để trẻ thỏa lòng đam mê, tìm tòi kiến thức mới ngay cả khi trẻ trưởng thành và rời ghế nhà trường. Phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm giúp trẻ ham thích khám phá, có khả năng đọc sách tốt và nhanh từ khi còn rất nhỏ. Có được kỹ năng đặc biệt này, trẻ sẽ rất có hứng thú và say mê sách, cũng như phát triển nổi trội cả về thể chất lẫn tinh thần so với trẻ em cùng lứa. Giáo dục thời kì sớm là gì? Con người là động vật có tinh thần. Não là bộ máy của trí tuệ. Chức năng bộ não được Engels ca ngợi là “loài hoa đẹp nhất trên trái đất”. 0 tuổi (thai nhi) – 6 tuổi là thời kì bộ não phát triển nhanh chóng. Trước thời kì bộ não phát triển, nó là thời kì sớm nhất của con người. Ở thời kì này, chúng ta nên dành cho trẻ sự ảnh hưởng, dẫn dắt, bồi dưỡng khai phá tiềm năng, tức gọi là giáo dục sớm. Giáo dục sớm là một môn khoa học, hiểu theo ý nghĩa nào đó, cũng có thể là một môn khoa học mới ra đời. Nhất là giáo dục từ lúc thai nhi đến lúc 3 tuổi, cơ hồ nó chỉ cònlà một khoảng không, một khoảng đất hoang chưa khai khẩn, chờ mọi người đi khai khẩn, cày ruộng và làm cỏ. Giáo dục sớm là một loại khách quan tồn tại. Dù bạn tán thành hay không tán thành, thừa nhận hay không thừa nhận, tin hay không tin, cha mẹ người thân, hoàn cảnh gia đình, và xã hội đều tiến hành một loại giáo dục nào đó đối với thai nhi, trẻ sơ sinh. Không giáo dục là không tồn tại. Do đó, giáo dục sớm là giáo dục được mọi người tham gia và phổ biến nhất, số người tham gia đông nhất, lịch sử giáo dục dài nhất. Đơn giản tiện lợi nhất, đầu tư tiết kiệm nhất. Người khởi xướng “Phương án 0 tuổi”, chính là người có ý thức, tự giác, toàn diện, có khoa học, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của thai nhi, trẻ sơ sinh, để tiến hành giáo dục sớm, có thể khai thác đầy đủ tiềm năng của trẻ sơ sinh, làm cho bé trưởng thành toàn diện. “Phương án 0 tuổi” chính là lấy lý luận và thành quả thực tiễn của chính mình đề xướng trước mọi người, cải tiến sau mọi người, làm cho nhiều bé nhận được giáo dục tốt đẹp, bồi dưỡng nhiều trí tuệ thiếu nhi, để trở thành nhân tài, xuất hiện nhiều nhân tài, nỗ lực phấn đấu, để đề cao tố chất và sự nỗ lực phấn đầu của toàn bộ nhân loại. Ý nghĩa của việc giáo dục sớm. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Giáo dục sớm có ý nghĩa đặc biệt với sự trưởng thành của nhân tài, và là một bước đột phá của khoa học giáo dục. Sự giáo dục này thúc đẩy bộ não người tăng trưởng, khiến cho chức năng của bộ não có xu hướng hoàn thiện. Sự giáo dục này khai phá sự tiến hóa của kí ức hàng triệu năm phát triển nhân loại, và kho dự trữ tiềm tàng trong cơ thể. Nó là sự phát triển trí lực của con người vào thời kì tốt nhất. Sự giáo dục thời kì sớm, làm cho trẻ hình thành những tính cách tốt đẹp. Tóm lại, bé là công trình đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển tốt đẹp của nhân tài và đời sống con người. Phương châm chỉ dẫn của “Phương án 0 tuổi” Sự phát triển toàn diện sẽ thúc đẩy trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ và các cá tính sở trường đặc biệt, làm nên triển vọng kế tiếp, giáo dục khai thác rộng lớn. Mục tiêu của “Phương án 0 tuổi” Bồi dưỡng cho trẻ em sự sáng tạo vững chắc, khỏe đẹp, thông minh trí tuệ, tính cách phẩm chất ưu tú, có hứng thú rộng rãi, hoặc biểu hiện sở trường đặc biệt ở một phương diện nào đó. Kích thích sự phát triển kế tiếp và phát triển suốt cuộc đời con người để tạo nên một nền tảng tốt đẹp. Nguyên tắc giáo dục của “Phương án 0 tuổi” Tuân theo nguyên tắc khởi đầu từ 0 tuổi, nguyên tắc kích thích sự hứng thú, nguyên tắc chỉ dẫn tiếp tục, nguyên tắc biến khó thành dễ, nguyên tắc học đường và cuộc sống, nguyên tắc giáo dục sớm ở gia đình và nhà trẻ nơi sự giáo dục được coi trọng như nhau. Nội dung giáo dục của “ Phương án 0 tuổi” Trong phạm vi tâm sinh lý con trẻ có khả năng kế thừa và phát huy, vì vậy cuộc sống tinh thần của chúng rất phong phú, dưới tiền đề kích phát sự hứng khởi của trẻ, tiến hành giáo dục tùy cơ, không phân biệt khoa học, không giảng giải hệ thống, không chú ý nông sâu, không lập tức cầu ý giải, cũng không coi trọng kiểu mẫu trường lớp của tài liệu và sự cứng nhắc cố định của việc phân biệt chương mục rõ ràng. “Phương án 0 tuổi” đã đưa ra nội dung tham khảo dạy học đại cương 15 mặt và hơn một trăm mục hoạt động tham khảo. Đây chính là “bộ công cụ ưu việt” để khai mở tiềm năng trí tuệ, tố chất thông minh, tài năng, bồi dưỡng nhân cách cao đẹp cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của nhân tài. Phương thức giáo dục “Phương án 0 tuổi” Dạy trẻ từ khi còn là thai nhi, thuấm nhuần hoàn cảnh giáo dục, giáo dục vui chơi trong cuộc sống, giáo dục học đường trong sự hoạt bát, giáo dục tình cảm khoa học. Nét đặc sắc giáo dục của “Phương án 0 tuổi” - Đem tính cách, phẩm chất tốt đẹp bồi dưỡng hàng đầu, nuôi dưỡng thành đứa trẻ có tính cách vui vẻ hoạt bát, an tĩnh, chuyên chú, tích cực hướng thượng, dũng cảm tự tin, cần cù lương thiện, ý chí kiên cường, trở thành thiếu nhi có tính độc lập, sáng tạo. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) - Biết chữ sớm chọn cách viết chữ thành thạo, vui chơi biết chữ và xem đọc biết chữ, khiến cho trẻ thơ nhận biết được vật. 3, 4 tuổi thoát nạn mù chữ, đi sâu vào việc xem đọc , phổ biến. “Phương án 0 tuổi” cho rằng điều kiện giáo dục như nhau, trẻ thơ học ngôn ngữ thị giác (đọc nhận chữ) và học ngôn ngữ thính giác (nghe và nói) đều dễ như nhau. Từ xưa đến nay, đây là sự biến đổi có ý nghĩa đưa thời đại về thực tiễn và lý luận dạy học biết chữ. - Tạo điều kiện cho trẻ học ngoại ngữ sớm để trẻ em xem việc học ngoại ngữ cũng như học tiếng mẹ đẻ và trẻ có thể học một cách tự nhiên, chuẩn mực như trẻ học tiếng mẹ đẻ. - Giáo dục của “Phương án 0 tuổi” là hướng về giáo dục tố chất phổ biến của toàn thể trẻ thơ, không phải là giáo dục vượt cấp, giáo dục thiên tài. Nhưng trên cơ sở phổ biến, những gia đình và nhà trẻ thực hiện theo “Phương án 0 tuổi” một cách kiên trì, khoa học và sự nghiêm túc tất yếu sẽ xuất hiện hàng loạt nhi đồng thông minh sớm. Đây là điều mà chúng tôi hằng mong đợi, cũng là để chứng minh thực tiễn rằng: mọi đứa trẻ đều là Thần đồng, trẻ không bình thường cũng là Thần đồng nếu có phương pháp giáo dục ưu việt để khai mở tiềm năng trí tuệ thiên bẩm vốn có của mỗi con trẻ. Vì vậy, “Phương án 0 tuổi” coi trọng và động viên phát triển sở trường đặc biệt của trẻ thơ, cho trẻ học vượt, nâng cao vượt cấp. “Phương án” cho rằng, thiếu nhi đồng sớm thông minh có nhiều hình thức như: hình thức ca múa dưới trăng, hình thức tăng cường, hình thức sở trường đặc biệt v.v…, chúng đều là những nhân tài mầm non có tố chất cao. Cho đến nay “Phương án 0 tuổi” đã cho ra đời vài ngàn trẻ thơ thông minh tài năng, đặc biệt trong đó có nhiều tài năng được coi là xuất chúng, hiếm có của nhân loại từ xưa đến nay! Phương pháp giáo dục của “Phương án 0 tuổi” Dạy trong linh hoạt, học trong trò chơi, người dạy có ý mà người học vô ý; trong lúc chơi có học, và trong học hành có chơi; bé tự quen với môi trường và người lớn làm gương dẫn dắt; tích cực ám chỉ, chú trọng khích lệ; phải yêu thương dạy dỗ, nhưng không thể quá nuông chiều; chú ý thái độ yêu thương để khống chế tâm tự, phải nuôi dưỡng trẻ có thói quen hình thành tính cách nhất định v.v… Cần phải để con cái học và chơi trong tâm trạng vừa cười vừa nói, vừa thương lượng vừa bàn bạc, vừa có động lại vừa có tĩnh, vừa có câu hỏi lại vừa có câu trả lời, đồng thời nâng cao trí lực cho trẻ, nhất định phải có phẩm chất tâm lý trí lực. “Phương án 0 tuổi” phản đối việc giáo dục trẻ sơ sinh hoặc giáo dục thời kì sớm mà nói thành “giáo dục trước tuổi đi học” Vì điều này, dễ dàng khiến người ta hiểu sai là đứa trẻ vẫn chưa đến tuổi đi học, hơn nữa “học trước” và “dạy dỗ” là tự mâu thuẫn với nhau. “Phương án 0 tuổi” vẫn cho rằng nhà trẻ truyền thống phải thay đổi các xu hướng “chăm sóc hóa”, “tiểu học hóa” và “quí tộc hóa” đang ngày càng trở nên phổ biến, nó sẽ làm hạn chế sự phát triển đầy đủ các tố chất và sự hồn nhiên vốn có của trẻ thơ. Dựa theo lý luận của “Phương án 0 tuổi” Học thuyết về sự phát triển sớm nhất và tiềm năng lớn của con người là dựa theo nhân chủng học của “Phương án 0 tuổi”; học thuyết phát triển kích thích thông tin bên ngoài, và hiện tượng Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) phát triển đầy đủ nhất trong các cơ quan của cơ thể ở bộ não con người, là sinh lý học của “Phương án 0 tuổi”. Năng lực thích ứng đặc biệt của trẻ sơ sinh để đạt được những đặc điểm tâm lý như mẫn cảm, ghi nhớ ấn tượng, hiểu được tình cảnh, bản năng bắt chước, hoạt động hứng thú, tìm tòi vô ý thức v.v… là dựa theo tâm lý học của “Phương án 0 tuổi”. Giáo dục không những thúc đẩy nhi đồng phát triển mà còn chống lại suy nghĩ tiêu cực là đợi đến con cái phát triển đầy đủ mới dạy dỗ, cùng với học thuyết giáo dục tố chất là dựa theo giáo dục học của “Phương án 0 tuổi”. Giáo dục kế tiếp của “Phương án 0 tuổi” Giáo dục kế tiếp của “Phương án 0 tuổi” cũng rất quan trọng nên phải đi vào quỹ đạo giáo dục tiểu học, trung học với chất lượng cao, mới có thể làm cho tố chất cơ bản của trẻ thơ được khai phá đạt đến sự phát triển tốt hơn. Giáo dục thời kì sớm là nguồn gốc và cơ sở giáo dục siêu thường. Khi giáo dục thời kì sớm được phổ cập thì giáo dục siêu thường cũng phát triển theo và sẽ thay thế giáo dục phổ thông. Điều này cần phải có sự phấn đấu và sáng tạo của các thế hệ sau. Lý tưởng cuối cùng của “Phương án 0 tuổi” Thực hiện giáo dục thời kì sớm để hướng tới hiện đại hóa, hướng tới thế giới và hướng tới mục tiêu chiến lược sau này, biến gánh nặng dân số của nước ta thành nguồn tài nguyên trí lực vô tận, biến vấn đề nuôi dậy con cái khó khăn vất vả thành niềm hạnh phúc vô bờ bến, đồng thời thúc đẩy biến đổi lớn về tư tưởng giáo dục và thể chế giáo dục. TRẺ CÓ THỂ TẬP ĐỌC NGAY TỪ 9 THÁNG TUỔI' "Không phải đến khi trẻ lên 4-5 tuổi cha mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn giản là vì đã quá trễ", tiến sĩ Robert C. Titzer, một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ, lập luận. Phương pháp dạy trẻ đọc sớm của ông đang được xem là một đột phá. Robert Titzer cho rằng, cũng như cách chúng ta hướng trẻ con theo ngôn ngữ nói, đọc có thể học được dễ dàng ngay từ giai đoạn đầu đời. Khi được trình bày một cách hài hước, tiếp cận theo nhiều giác quan, thì tập đọc là một hoạt động rất thú vị cho trẻ con và cả những bé mới biết đi. Nghiên cứu của ông cho thấy có một cửa sổ cơ hội học ngôn ngữ bắt đầu từ khi trẻ biết đi và đóng lại khi trẻ lên 4. Trong giai đoạn cửa sổ này, trẻ được dạy đọc thì kỹ năng sẽ tốt hơn hẳn so với bé được dạy ở lứa tuổi 5-6, dù có cùng chỉ số thông minh và địa vị xã hội. Theo Titzer, những bằng chứng khoa học cho thấy rằng trong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềm năng lớn. Trong giai đoạn này, khi các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệ sẵn có. Tiềm năng của não bộ trẻ là cơ sở của các chiến lược giáo dục sớm, trong đó có việc học ngôn ngữ sớm. Chính vì vậy tập đọc ngay từ thơ ấu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào khác. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) "Trong thời kỳ sơ sinh, trẻ em có khả năng học ngôn ngữ tự nhiên ở mức độ cao hơn bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời. Tôi đã phát triển phương pháp học đọc đa giác quan mới này để tận dụng cửa sổ cơ hội của trẻ để học ngôn ngữ", Titzer cho biết. Giải pháp của ông là: Để trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi tiếp xúc với ngôn ngữ đọc cũng như ngôn ngữ nói thông qua chương trình đa giác quan sinh động mà trẻ có thể vừa nhìn thấy từ vừa nghe chúng. Ví dụ, khi con bạn tỏ ra hứng thú ở một chủ đề đặc biệt nào đó, hãy giúp bé học đề tài đó bằng nhiều giác quan có thể. Nếu con bạn thích học về hoa - hãy để bé xem, ngửi, chạm vào, thậm chí là lắng nghe những âm thanh dịu dàng mà bông hoa phát ra mỗi khi chạm vào tai bé. Phương pháp học này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ, tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác. Chương trình “Bé yêu biết đọc ” được Robert Titzer áp dụng thử trên chính con gái mình, Aleka, khi còn là một đứa trẻ. Ông biết não bộ của con ông đang ở thời kỳ phát triển nhanh hơn so với các giai đoạn còn lại trong đời một đứa trẻ. Kết quả đáng kinh ngạc. Lúc sinh nhật đầu tiên, bé đã có thể đọc hơn 100 từ. Khi 2 tuổi, Aleka có thể đọc 10 đến 20 cuốn sách một ngày và lên 4, nó có thể đọc đúng chính tả ở mức ngang tầm với một người 18 tuổi. Chương trình này cũng thực hiện thành công trên người con gái thứ 2, Keelin. PGS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu ở Australia, cho rằng "Quan điểm của tiến sĩ Titzer là hoàn toàn có cơ sở thực hiện được. Từ trước đến nay, trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở thực hiện được cả nói và đọc". Tuy nhiên, tiến sĩ Khanh cũng cho rằng khi dạy trẻ đọc quá sớm, có thể trẻ sẽ rất ham đọc, hoặc ham đọc quá mức, nên cần phải dung hòa được với những hoạt động khác như giao tiếp hoặc vận động. "Ngay cả tại các nước tiên tiến như Mỹ, Singapore, quan điểm của tiến sĩ Titzer vẫn còn là rất mới, vì thế ta cũng nên tham khảo", ông Khanh nói. Ông cho biết Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thử nghiệm áp dụng trên một nhóm trẻ, nhưng chưa công bố kết quả. Robert C. Titzer, nhà nghiên cứu nhi, khi còn là giáo sư Đại học Southeastern Louisiana, bài nghiên cứu thú vị của ông về khả năng đọc đa giác quan trong thời kỳ lọt lòng và tập đi đã thu Robert Titzer và con gái Aleka. Ảnh: yourbabycanread.com Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) hút sự chú ý của các chuyên gia, phụ huynh và giới truyền thông. Công trình của ông đã được đăng trên các tờ báo khoa học, như Psychological Review. Ông từng giảng dạy tại 3 trường đại học khác: Penn State, ĐH Indiana và ĐH quốc gia California ở Fullerton. Để bạn đọc hiểu rõ hơn phương pháp giáo dục đặc biệt này, VnExpress.net sẽ tổ chức buổi phỏng vấn trực tuyến với tiến sĩ Robert C. Titzer vào 14h chiều ngày thứ ba, 5/8. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi ngay từ bây giờ tại đây. 'Hãy cho trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc' "Sáng sớm là thời điểm trẻ tiếp thu tốt nhất, hoặc trước và sau khi bé ngủ trưa", tiến sĩ Robert C. Titzer trao đổi về quan điểm cho trẻ học đọc tốt nhất từ 1 đến 4 tuổi trong buổi phỏng vấn trực tuyến với VnExpress.net chiều ngày 5/8. - Thưa tiến sĩ, đây là phương pháp giáo dục trẻ em mới, tôi chưa thể hình dung nó ra sao. Ông có thể hướng dẫn tôi cụ thể được không? (Truong Thi Bich Loan, 36 tuổi, Hà Nội) - Xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi này. Phương pháp học đa giác quan là phương pháp mà qua đó trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc. Khi trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc thì sẽ học tốt hơn. Trong trường hợp học đọc, trẻ nhìn hình ảnh của ngôn ngữ xem thể hiện ngữ nghĩa của từ. Trẻ vừa nghe vừa nhìn từ, sau đó xem sự thể hiện hoạt động theo nghĩa của từ đó. Chính bằng cách này chúng ta đã giúp cho trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc. - Con tôi 9 tháng tuổi, nếu như theo phương pháp của tiến sĩ thì nên cho trẻ tập đọc từ bây giờ để trẻ có thể phát huy được tốt nhất khả năng của mình. Nhưng tôi cảm thấy rằng hơi quá sức với trẻ khi còn quá nhỏ. Hiện tại khi ở lứa tuổi này chỉ học nói bập bẹ, nhiều đứa trẻ còn chưa nói rõ từ nào vậy thì phải dậy trẻ học đọc như thế nào? Tiến sĩ có thể chia sẻ kinh nghiệm dạy con của mình cho chúng tôi được không? (Hà Thị Vân, 29 tuổi, Nha Trang) - Nguyên tắc cơ bản của giáo dục trẻ là hướng dẫn và kích thích sự thích thú tham gia của trẻ, cho nên sẽ trở thành quá sức nếu chúng ta buộc trẻ học dưới áp lực của cha mẹ hay thầy cô. Hiện nay với bé 9 tháng tuổi, chỉ nên sử dụng những từ chỉ các bộ phận cơ thể khi trò chuyện với trẻ. Ví dụ khi bảo bé chỉ mũi thì đưa kèm chữ "mũi" để bé làm quen. Khi việc này lặp đi lặp lại nhiều lần, bé sẽ thuộc luôn mặt chữ "mũi" và chỉ đúng vào mũi của mình ngay khi bé chưa biết nói. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Cung cấp hình ảnh kèm theo chữ mang nghĩa của ảnh có thể giúp trẻ học thuộc mặt nhiều từ vựng hơn. Ảnh: Thiên Chương. - Phương pháp “Bé có thể đọc” áp dụng trong bao lâu sẽ có kết quả? (Ngọc Minh, 31 tuổi, Hà Nội) - Đối với hầu hết các trẻ khi học nói thì sẽ chưa có kết quả trước 6 tháng. Cũng giống như khi trẻ đang học nói, trẻ cũng chưa thể hiểu và nói được ngay trong vòng 6 tháng đầu. Mặc dù trẻ chưa biết nói ngay nhưng chúng ta vẫn tiếp tục nói với trẻ. Đối với trẻ từ 3-4 tuổi, thì kết quả sẽ nhanh hơn. Với hầu hết các trẻ, việc áp dụng phương pháp trong bao lâu sẽ có kết quả phụ thuộc vào việc chúng ta có cho trẻ học theo phương pháp này nhiều hay không và phụ thuộc vào bản thân trẻ. - Thời gian nào trong ngày trẻ tiếp thu tốt nhất? - Từ 1 đến 4 tuổi thì tuổi nào có khả năng tiếp thu tốt nhất? - Thành quả nghiên cứu về phương pháp này như thế nào? Có những số liệu cụ thể không? (Thái Hồng Phi, 31 tuổi, Hà Nội) - Sáng sớm là thời điểm trẻ tiếp thu tốt nhất, hoặc là trước và sau khi trẻ ngủ trưa. Trẻ bắt đầu học theo phương pháp này càng sớm thì kết quả càng tốt. Trẻ có thể học phương pháp này ngay khi đã biết dùng mắt để theo dõi hình ảnh chuyển động, tức là khi trẻ được 3 tháng tuổi. Theo các kết quả nghiên cứu có đối chứng, trẻ bắt đầu học đọc càng sớm thì khả năng đọc càng tốt và trẻ càng thích đọc. Xin mời bạn vào trang web: http://infantlearning.com/vn/ để xem các nghiên cứu cụ thể. - Tôi có tham dự buổi trình bày của Tiến sĩ Titzer ngày 3/8 tại khách sạn Horizon. Tôi muốn tiến sĩ cho biết khi dạy trẻ đọc sớm như vậy trong các thẻ chữ có nên có hình minh hoạ không? Nếu không có hình minh hoạ chỉ toàn là chữ thì dễ gây cho trẻ nhàm chán và không có mối liên hệ với các sự vật cụ thể nên không nhớ được từ. (Bùi Thị Hồng, 33 tuổi, Hà Nội) - Trước tiên xin cám ơn bạn đã quan tâm và đến dự đến chương trình của chúng tôi. Riêng vấn đề mà bạn thắc mắc chúng tôi xin trả lời rằng, hình minh họa hoặc những vật thể cụ thể là cần thiết cho phương pháp này, nhất là trong giai đoạn đầu để giúp trẻ hứng thú. Quan trọng nhất là Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) trẻ phải được nhìn thấy chữ cụ thể và hiểu nghĩa của chữ thông qua các hình ảnh, vật thể hoặc hành động minh họa. - Con trai tôi 2 tuổi. Khi bé 6, 7 tháng tuổi, tôi đã cho bé xem hình ảnh qua sách. Từ đó bé rất thích khi mỗi lần được xem sách. Mỗi tối tôi đều đọc truyện cho bé. Bé đã thuộc một số bài đọc ngắn, khi muốn đọc bài nào thì bé lật tới bài đó (bé nhận thức qua hình ảnh minh họa). Theo tiến sĩ, đó có phải là cách dạy bé đọc đúng hay không? (Ngô Vân Tâm, 34 tuổi, Tiền Giang) - Ở phương pháp này, trẻ không đơn thuần chỉ nhớ hình ảnh của chữ theo kiểu "học vẹt" mà bé còn phải hiểu cả nghĩa của chữ. Chính vì vậy, khi gặp những văn bản hoàn toàn khác nhưng có chứa chữ mà bé đã biết thì bé vẫn có thể đọc và hiểu ngay cả khi không có hình ảnh minh họa. - Theo ông, trở ngại lớn nhất của việc dạy bé đọc sớm là gì ạ? (Nguyễn Thị Xuyến, 28 tuổi, Quảng Ngãi) - Điều quan trọng nhất là bố mẹ không cho bé xem các chương trình tivi giải trí. Để phương pháp này có hiệu quả, bố mẹ hãy cho bé xem đĩa DVD "Bé yêu biết đọc" hàng năm. Trẻ nhỏ về mặt tự nhiên đều thích khám phá những điều mới lạ. Do đó, để trẻ học hiệu quả, bố mẹ không nên cho bé xem bất kỳ chương trình ti vi nào khác. Phương pháp học đọc là mỗi khi bố mẹ nói với trẻ, bố mẹ đồng thời cho trẻ xem chữ viết của từ được nói, thì rồi trẻ sẽ biết đọc một cách tự nhiên. - Có một số ý kiến lại cho rằng không nên cho trẻ tập đọc sớm vì như vậy sẽ làm cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sau này. Lứa tuổi từ 1-4 chỉ nên cho chơi những trò phù hợp với độ tuổi ấy. Ý kiến đó có đúng không? Tại sao? (Nguyễn Hoàng Hải,, 31 tuổi, Hà Nội) - Trước tiên phải nói rằng, giáo dục theo phương pháp hỗ trợ sự phát triển tự nhiên của trẻ luôn là cách tốt nhất. Để trả lời câu hỏi của bạn chúng tôi khẳng định rằng lập luận "cho trẻ tập đọc sớm khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ về sau" là không hợp lý, cái chính vẫn là việc bạn đã dạy bé như thế nào. Bố mẹ nên kiên nhẫn và không tạo áp lực khiến trẻ quá căng thẳng. Theo tôi, mỗi đứa trẻ chỉ có một thời gian vàng từ 1-4 tuổi được gọi là cửa sổ cơ hội. Đây là thời điểm não của trẻ phát triển nhanh nhất (chiếm 70% quá trình phát triển não của con người). Những kích thích hợp lý trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. - Xin hỏi tiến sĩ Robert, con gái tôi gần 2 tuổi, tôi phải bắt đầu dạy đọc cho bé như thế nào? (Nguyễn Thanh Huyền, 28 tuổi, TP HCM) - Lời khuyên của tôi là bạn có thể sử dụng DVD "Bé yêu biết đọc" ngay từ bây giờ. Tại VN, bạn có thể liên lạc với Học viện IQ số điện thoại 8221221 (Hà Nội và TP HCM) hoặc website hocvieniq.com. - Tôi đã có trong tay bộ DVD "Bé yêu biết đọc - Your baby can read" của ông. Xin hỏi thêm như sau: Cho trẻ xem nhiều quảng cáo trên tivi có tốt không? Cho trẻ xem thường xuyên các chương trình TV dành cho trẻ con có tốt không? Với bộ DVD "Your baby can read", nên cho trẻ xem các thẻ chữ qua màn hình hay nên viết chúng ra giấy? Vì sao? (Bùi Đức Mạnh, 35 tuổi, Hà Nội) Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) - Đầu tiên là tôi không khuyến khích việc cho trẻ xem các chương trình quảng cáo. Khi bạn quá bận, bạn nên cho trẻ xem DVD. Nhưng nếu bạn có thời gian, sẽ tốt hơn nếu bạn thực hiện các hoạt động có tính tương tác với trẻ như việc viết các từ đó ra giấy và cho trẻ xem. Để bắt đầu, hãy cho bé xem phần Khởi đầu (Starter) ít nhất là một tháng, mỗi ngày 2 lần trước khi chuyển sang Phần 1 (Vol.1). - Con gái tôi được 9,5 tháng tuổi. Cho tôi hỏi phương pháp cụ thể để khuyến khích cháu đọc và biết đọc. Hoặc tác giả có tài liệu cụ thể hướng dẫn các bậc làm cha, mẹ có thể tự hướng dẫn con mình học tại nhà thì xin cho biết tại liệu đó có thể mua ở đâu? Xin cám ơn (Huỳnh Quang Minh, 32 tuổi, Hà Nội) - Bạn có thể cho bé học tập đọc qua phương pháp đa giác quan kết hợp hình ảnh, âm thanh và các hành động minh họa cụ thể để giúp bé học một cách hứng thú và sinh động. Chúc bạn thành công! - Dạy con tập đọc thì dạy luôn mặt chữ hay chỉ là học vẹt thôi? (Trịnh Thị Yến, 31 tuổi, Đà Nẵng) - Với phương pháp học đọc đa giác quan, bé của bạn sẽ hiểu được nghĩa của từ cùng với mặt chữ vì bé đã hiểu được nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan sinh động. Đây là điều quan trọng nhất của phương pháp nhằm kích thích tiềm năng trí tuệ của bé. - Tôi có một thắc mắc, nếu dạy cho trẻ sớm có làm cho bé có cảm giác sợ phải học và rồi mỗi khi nghĩ đến học là bé sợ, như vậy sẽ khó tiếp thu được? (Phạm Sơn, 31 tuổi, Hà Nội) - Tất cả trẻ con đều ham thích học hỏi, từ việc ăn, bú, cầm nắm do đó không thể nói là bé có cảm giác sợ phải học. Vấn đề là phụ huynh phải tạo được hứng thú trong lúc "dạy" tương tự như khi chơi với bé. Phải xem "học" ở đây là một trong những trò chơi yêu thích hằng ngày của bé. Với phương pháp học đọc đa giác quan, bé của bạn sẽ hiểu được nghĩa của từ cùng với mặt chữ. Ảnh: Đức Quang Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) - Tôi vẫn thường chỉ cho cháu xem hình và nói tên 1 con vật gì đó cho con tôi biết và nói con vật đó họat động như thế nào, kêu làm sao Đó có phải là cách dạy hay ko ? (Nhung Nguyen, 33 tuổi) - Phải nói rằng chị đã có một phương pháp dạy con rất tuyệt. Đây là chính là phương pháp kích thích giác quan của trẻ. Chị có thể kết hợp thêm các giác quan khác ngoài thị giác như cho bé nếm, ngửi, nghe, sờ. Tuy nhiên để trẻ học đọc chữ, chị nên cho bé xem chữ viết đồng thời có liên quan. Việc này cần được lặp lại nhiều lần để trẻ có thể nhớ. - Dạy trẻ tập đọc sớm có tác dụng gì? Những nguyên nhân làm cho trẻ chậm nói? (Vũ Thị Vân Hà, 29 tuổi, Hà Nội) - Dạy trẻ học đọc sớm sẽ giúp bé hứng thú với việc tập đọc, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho khả năng tiếp thu và học tập của bé sau này. Nếu sau 2 tuổi, bé chưa nói được, bố mẹ nên đưa con đến bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra khả năng thính giác của bé. Một số nguyên nhân khác như: do bé được ngậm vú giả quá lâu sẽ hạn chế khả năng phát âm của miệng và lưỡi. Có một số bé, do được bố mẹ quá nuông chiều, nên bé không có nhu cầu phải nói lên những đòi hỏi của mình. Do đó, để phát triển khả năng ngôn ngữ của bé, bố mẹ nên đặt câu hỏi cho bé và cho bé giao tiếp với môi trường bên ngoài cũng như sử dụng phương pháp đa giác quan. Chẳng hạn như cho bé tập nói trước gương để tập cho bé nói và diễn đạt ngôn ngữ. - Thưa tiến sĩ, việc dạy trẻ đọc sớm ngoài tác dụng lên khả năng đọc của trẻ thì có tác động lên những khả năng khác của trẻ hay không? (Thanh Ngân, 28 tuổi, HCM) - Một khi trẻ đã biết đọc thì khả năng đó sẽ giúp trẻ học bộ môn khác một cách thuận lợi hơn. Nhiều người tin tưởng vào tiềm năng của phương pháp này vì việc dạy trẻ học đọc sớm sẽ rèn luyện bộ nhớ của trẻ và khả năng đọc của trẻ tốt hơn thông qua phương pháp học bằng đa giác quan. Với khả năng đọc sớm và tốt hơn, trẻ có thể học tốt bất kỳ một chủ đề nào. Ví dụ, khi trẻ đọc tốt hơn, trẻ không sợ ngôn ngữ ký hiệu, do vậy trẻ học toán tốt hơn. - Thưa tiến sĩ, qua VnExpress.net, tôi được biết ông đã áp dụng phương pháp nghiên cứu này đối với con ông? Xin hãy chia sẻ những kết quả thực tế từ con mình mà ông đã tập luyện cho bé. Cảm ơn nhiều (Nguyễn Thị Bích Nga, 26 tuổi, Kỳ Đồng, Quận 3, HCM) - Con gái lớn Aleka năm nay đã 17 tuổi. Hiện cô ấy là một nữ sinh hòa đồng và thông minh. Mọi thứ đối với con gái tôi thật tuyệt vời. Cô ấy có nhiều thời gian để chơi hơn những học sinh khác bởi việc đến trường và học tập với Aleka thật đơn giản đối với cô ấy. Con gái nhỏ tôi là Keelin cũng nằm trong nhóm những học sinh có điểm số cao nhất. - Có cách nào để dạy bé tiếng Anh khi bé mới 2-3 tuổi không? (Trần Trung Minh Khôi, 36 tuổi, Vũng Tàu) - Nếu bạn có thể nói được tiếng Anh thì bạn hãy nói chuyện với bé bằng tiếng Anh hoặc dạy bé bằng những từ tiếng Anh theo phương pháp đa giác quan (cho bé trải nghiệm ý nghĩa minh họa Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) [...]... gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của trẻ về sau - Theo ông, những sai lầm khi dạy trẻ theo phương pháp này là gì? (Nguyễn Thị Lê Hoa, 32 tuổi, 18 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) - Rất nhiều bố mẹ nhầm phương pháp của tôi thành phương pháp dạy trẻ tập đọc bằng cách học các chữ cái và chữ số riêng... trước Một sai lầm nữa là bố mẹ thường cho trẻ xem các chương trình ti vi mà chúng không giúp ích gì cho trí tuệ của trẻ như các chương trình phim hoạt hình, các chương trình giải trí Điều này không hề tốt cho trẻ ngay khi trẻ thích xem các chương trình này Để chương trình TV có lợi cho trẻ, các chương trình này phải thực sự tương tác và có tính giáo dục để giúp trẻ phát triển - Con trai tôi hơn hai tuổi,... "Bé yêu biết đọc" phần Starter - Dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào khi trẻ đến sự phát triển của những trẻ đang được hướng dẫn đọc với phương pháp này, thưa tiến sĩ? - (Phuong Trinh, 28 tuổi, Nguyen Son, Tan Binh) - Như đã nói, mỗi đứa trẻ chỉ có một thời gian vàng từ 1-4 tuổi được gọi là cửa sổ cơ hội Đây là thời điểm não của trẻ phát triển nhanh nhất (chiếm 70% quá trình phát triển não của con người)... phương pháp của ông xem ra rất có hiệu quả đối với những trẻ bình thường, thế thì, đối với những trẻ bẩm sinh đã kém về khả năng nói thì chúng ta có áp dụng phương pháp này để dạy trẻ tập nói được không ạ? (Trần Đình Thắng, 22 tuổi, Sinh viên trường Đại học vật lý kỹ thuật Matxcơva, Liên Bang Nga) - Thật vui vì bạn đã quan tâm chương trình của tôi đến tận cuối buổi phỏng vấn Xin trả lời rằng, trong số trẻ. .. Chúc bạn thành công trong việc nuôi dạy cháu và tạo hứng thú cho bé phát triển ngôn ngữ - Thưa tiến sĩ, phương pháp dạy trẻ từ 1 đến 4 tuổi biết đọc có ảnh hưởng gì tới tâm lý phát triển theo tự nhiên của trẻ (Lê Thị Thu, 29 tuổi, TP HCM) - Phương pháp học đọc qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ sẽ giúp bé phát triển tiềm năng trí tuệ một cách tự nhiên và tốt nhất cho cháu Qua các nghiên cứu khoa học,... con vật mà không bao giờ sai - Làm thế nào để phát triển trí thông minh ở trẻ? (Dinh Gia Kiet, 23 tuổi, Thu Dau Mot Binh Duong) - Khi ra đời, não bộ của bé có hàng tỷ tế bào não Cứ mỗi giây có hàng chục ngàn kết nối mới của tế bào não được hình thành Điều quan trọng là ba mẹ cần tạo được những kích hoạt giữa những tế bào não bộ đó qua phương pháp kích thích bé qua 5 giác quan (cho bé nghe, nhìn, nếm,... cho trẻ? Điều này giúp cho bé phát triển trí não như thế nào? (Hồng Hoa, 27 tuổi, TP HCM) - Chương trình kích thích 5 giác quan của học viện IQ nhằm mục đích khơi dậy tiềm năng trí tuệ cho trẻ nhỏ Đây là phương pháp dựa trên những nghiên cứu khoa học và giáo dục tiên tiến với sự cộng tác của các chuyên viên từ viện nghiên cứu giáo dục thuộc trường Đại học sư phạm TP HCM Nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ. .. Minh Phượng, 28 tuổi, Jakarta- Inđônêsia) - Phần lớn các trẻ đều không tập trung vào những gì mà bố mẹ đọc cho chúng nghe Một nghiên cứu gần đây ở Canada cho biết, trẻ 4-5 tuổi chỉ tập trung vào từ trung bình trong 5 giây mỗi khi đọc sách Tuy nhiên, khi bé xem chương trình Your Baby Can Read, các cháu có thể nhìn một từ nguyên vẹn từ trái sang phải và đó chính là cách mà các cháu học nghĩa của từ Thông. .. Bạn nên áp dụng phương pháp học đọc đa giác quan để tạo cho bé sự tập trung và hứng thú nhiều hơn Bạn nên bắt đầu cho bé học đọc theo phương pháp này khi đó bé sẽ thích thú và tập trung nhiều hơn Trong thời gian bạn sử dụng phương pháp học đọc đa giác quan, không nên cho bé xem nhiều chương trình giải trí trên truyền hình vì sẽ làm cho bé thụ động và không còn hứng thú với phương pháp này Con bạn 1 tuổi... bộ Chúc bạn thành công với phương pháp học đọc đa giác quan, giúp khơi dậy tiềm năng trí tuệ của bé - Thưa ông, đối với những cháu hiếu động thì áp dụng phương pháp này thế nào? Xin cảm ơn ông (Nguyên Anh, 34 tuổi, 23 Trần Phú - HN) - Tôi đã có vài nghìn bé hiếu động tham gia thành công chương trình "Bé yêu biết đọc" Đối với những trẻ ít chịu ngồi yên này, thay vì bắt trẻ ngồi xem DVD "Bé yêu biết đọc" . nguồn tài liệu vô tận để trẻ thỏa lòng đam mê, tìm tòi kiến thức mới ngay cả khi trẻ trưởng thành và rời ghế nhà trường. Phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm giúp trẻ ham thích khám phá,. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ THÔNG MINH SỚM Kết hợp Phương pháp “Bé yêu biết đọc” của Tiến sĩ Robert Titzer và “Phương án 0 tuổi” của Giáo sư Phùng Đức Toàn. Khoa học đã chứng minh, trước. đồng thông minh sớm. Đây là điều mà chúng tôi hằng mong đợi, cũng là để chứng minh thực tiễn rằng: mọi đứa trẻ đều là Thần đồng, trẻ không bình thường cũng là Thần đồng nếu có phương pháp giáo