Lịch sử phát triển EU EU tự miêu tả mình là gia đình của các nước châu Âu dân chủ, muốn hợp tác vì hoà bình và phồn vinh. Tổ chức này giám sát việc hợp tác giữa các nước thành viên trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, môi trường, giao thông và lao động. Việc kết nạp thêm 10 thành viên mới vào Liên minh châu Âu ngày 1/5 đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử tổ chức này. Chưa bao giờ liên minh này kết nạp hơn 3 quốc gia một lúc. Những nước mới gia nhập bao gồm Cộng hoà Czech, Síp, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia. Sự ra đời của EU Hơn nửa thế kỷ trước, chính sự tàn phá ở châu Âu sau Thế chiến II đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những thảm kịch như vậy tái diễn. Hai chính khách Pháp Jean Monnet và Robert Schumann là kiến trúc sư của nguyên tắc: Cách tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết châu Âu là thông qua phát triển các quan hệ kinh tế. Triết lý này là nền tảng cho Hiệp ước Paris, được ký năm 1951. Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) được lập nên, với các thành viên Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Khi Hiệp ước Rome có hiệu lực năm 1958, sáu nước này lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, hoạt động song song với ECSC. Năm 1967, cả ba khối này hợp lại thành Cộng đồng châu Âu (EC), trong đó hướng tập trung chính là về phát triển kinh tế và nông nghiệp. Đan Mạch, Ireland và Anh trở thành các thành viên đầy đủ của EC năm 1973, Hy Lạp tham gia năm 1981, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - 1986, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển -1995. Hiệp ước về Liên minh châu Âu, được ký tại Maastricht năm 1991, chính thức khai sinh Liên minh châu Âu để thay thế EC. Đồng thời, Maastricht mở rộng khái niệm liên minh châu Âu sang những lĩnh vực mới. Nó đưa ra chính sách đối ngoại và an ninh chung, đồng thời tiến tới chính sách điều phối EU về người tị nạn chính trị, nhập cư và khủng bố. Quyền công dân EU cũng được đưa vào lần đầu tiên, cho phép người dân ở các nước trong EU được đi lại tự do giữa các quốc gia thành viên. Hiệp ước này bao gồm Chương Xã hội, mà Anh không tham gia, trong đó đưa ra các chính sách về quyền của người lao động và các vấn đề xã hội khác. Điều quan trọng, Maastricht đặt ra thời gian biếu để thiết lập liên minh kinh tế và tiền tệ. Nó định ra các tiêu chuẩn kinh tế và ngân sách, để quyết định khi nào các quốc gia có đủ điều kiện tham gia liên minh này. Maastricht cũng nêu các hình phạt cho những nước thành viên không kiểm soát được thâm hụt ngân sách. Đồng tiền chung euro được 11 nước thành viên chính thức sử dụng năm 1999. Hy Lạp, do cần thêm giời gian để đáp ứng các tiêu chuẩn, nhập cuộc hai năm sau. Đan Mạch, Thụy Điển và Anh từ chối tham gia khu vực đồng euro, ít nhất trong thời gian trước mắt. Sau một thời kỳ chuyển tiếp, đồng euro hoàn toàn thay thế các đồng tiền quốc gia năm 2002. Những vấn đề hiện nay 1 1 Những người ủng hộ việc mở rộng EU cho đây là cách tốt nhất để phát triển sự gắn kết chính trị và kinh tế giữa các dân tộc ở châu Âu, nhằm chấm dứt những chia rẽ trong khu vực. Những người chỉ trích thì chỉ ra rằng GDP tính theo đầu người của các nước thành viên chỉ bằng 40% mức trung bình của các nước EU hiện giờ. Nói cách khác các thành viên mới là một gánh nặng kinh tế. Một số cũng lập luận rằng tiến trình ra quyết định của EU sẽ bị trì hoãn, khi số quốc gia ngồi quanh bàn thảo luận gia tăng. Một số lại lo ngại rằng những người nhập cư từ các nước Đông Âu sẽ đổ vào các nước thành viên để tìm việc làm và phúc lợi. Còn những người ủng hộ đáp lại những tài năng mới nên được hoan nghênh và hoạt động nhập cư sẽ không diễn ra ồ ạt. Trong thời gian trước mắt, các thành viên hiện tại được phép giới hạn số người lao động nhập cư từ các nước Đông Âu. Chắc chắn hoạt động mở rộng sẽ tiếp tục sau tháng 5/2004. Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành những cải cách cần thiết để trở thành thành viên trong vài năm nữa. Croatia cũng đã gửi đơn xin, còn Macedonia - nước cộng hòa thuộc Nam Tư cũ - đang chuẩn bị. Hội nghị năm 2002 định ra việc thảo hiến pháp cho EU, nhằm làm gọn nhẹ và thay thế hệ thống các hiệp ước, hiệp định hiện nay. Bản dự thảo đã được bàn thảo tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels tháng 12/2003, nhưng các nước vẫn bất đồng về quyền bỏ phiếu, đại diện tại Ủy ban châu Âu, hợp tác quốc phòng và liệu hiến pháp có nên đưa vào vấn đề tôn giáo hay không, v.v… Ngay cả khi bản dự thảo chỉ còn việc ký nữa thôi, có lẽ phải vài năm sau nó mới được áp dụng. Một số nước tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc có phê chuẩn hiến pháp này hay không. Vì vậy, trên lý thuyết, EU sẽ tiếp tục hoạt động dưới quy chế hiện giờ trong nhiều năm tới. Cơ chế của EU 1/ Hội đồng Liên minh châu Âu - Cơ quan ra quyết định chính của EU - Còn được biết tới dưới tên gọi Hội đồng các Bộ trưởng - Đại diện các quyền lợi của các quốc gia thành viên. - Mỗi nước thành viên được đại diện bởi các bộ trưởng của mình. - Quyền chủ tịch luân phiên giữa các nước thành viên 6 tháng/lần. 2/ Ủy ban châu Âu - Đề xuất dự luật lên Hội đồng và Nghị viện - Quản lý việc thực hiện các điều khoản của EU. - Các ủy viên được Hội đồng chỉ định 5 năm một lần, theo thỏa thuận với các nước thành viên. 2 - Nghị viện sẽ thông qua những người được chỉ định. 3/ Nghị viện châu Âu - Các thành viên được các công dân EU bầu ra 5 năm một lần - Bỏ phiếu và giảm sát việc thực hiện ngân sách EU - Cân nhắc đề xuất của Ủy ban về các dự luật. - Làm việc với Hội đồng trong các quyết định về luật. *Các nước ở châu Âu đối với việc mở rộng EU Minh Châu (theo BBC) Liên minh châu Âu Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007 (ISO 3166)Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union; tiếng Pháp: Union européenne; tiếng Đức: Europäische Union; tiếng Tây Ban Nha: Unión Europea) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Có thể nói rằng ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày Châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27. Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập. 1950: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 3 1973: Đan Mạch, Ailen, Anh 1981: Hy Lạp 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Kypros (Cộng hòa Síp) Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) [1] ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. Vẫn còn 20 quốc gia gồm Albania, Andorra, Azerbaijan, Belarus, Bosna và Hercegovina, Gruzia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Malta, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu. [sửa] Quá trình thành lập [sửa] Hiệp ước Paris Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,, [sửa] Hiệp ước Roma Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). [sửa] Hội đồng châu Âu Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu. [sửa] Thị trường chung châu Âu Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" năm 1992. [sửa] Hiệp ước Maastricht Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 2 năm 1992 tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích: Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị 4 tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập, Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu. [sửa] Liên minh chính trị Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu. Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. [sửa] Liên minh kinh tế và tiền tệ Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là: Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ. [sửa] Hiệp ước Amsterdam Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 5 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như: Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; Tư pháp và đối nội; Chính sách xã hội và việc làm; Chính sách đối ngoại và an ninh chung. [sửa] Hiệp ước Schengen Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland). [sửa] Hiệp ước Nice Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF). Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên. [sửa] Cơ cấu tổ chức EU có bốn cơ quan chính là: [sửa] Hội đồng Bộ trưởng Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Đại diện Thường trực và Ban Tổng Thư ký. Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại 6 trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU. Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu. [sửa] Uỷ ban Châu Âu Là cơ quan điều hành gồm 20 uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là Romano Prodi, cựu Thủ tướng Ý (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23 tháng 3 năm 1999 tại Berlin). Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực. [sửa] Nghị viện Châu Âu Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch. Nhiệm vụ: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu. [sửa] Toà án Châu Âu Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU. [sửa] Thời biểu Các Hiệp ước, cơ cấu và lịch sử của Liên hiệp châu Âu[đóng] 1951 1957 1965 1992 1997 2001 2007 ? Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) Cộng đồng châu Âu (EC) Các Cộng đồng châu Âu: ECSC, EEC (EC, 1993), Euratom Công lý& Nội vụ Hợp tác Tư pháp và Cảnh sát về Vấn đề Tội phạm (PJCC) Chính sách An ninh và Ngoại giao chung (CFSP) LIÊN HIỆP CHÂU ÂU ( E U ) 7 Euratom (Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu) Hiệp ước Paris Các Hiệp ước Rome Hiệp ước Sát nhập Hiệp ước Maastricht Hiệp ước Amsterdam Hiệp ước Nice Hiệp ước Cải tổ … " [sửa] Sự thành lập và giai đoạn mặt trời mọc Biểu trưng .eu dùng để quảng bá của EURidTên miền .eu được chứng nhận bởi ICANN vào ngày 22 tháng 3, 2005[1] và đặt nó vào khu vực gốc Internet vào ngày 2 tháng 5, 2005.[2] Mặc dù EU không phải là một nước (nó là tổ chức đa quốc gia, đa chính phủ), có những tiền lệ về việc cấp phát tên miền cấp cao nhất cho những tổ chức khác, ví dụ như .nato Giai đoạn Mặt trời mọc nổ ra theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu, bắt đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 2005 ưu tiên cho những nhà đăng ký có quyền ưu tiên về tên thương hiệu và tên địa lý. Bước thứ hai bắt đầu vào ngày 7 tháng 2 năm 2006 và bao gồm các tên công ty, thương mại và cá nhân. Đối với tất cả trường hợp nộp đơn Mặt trời mọc, việc nộp đơn cần phải đi kèm với văn bản chứng tỏ yêu cầu sở hữu là đúng đắn. Việc quyết định sau đó sẽ được thực hiện bởi PricewaterhouseCoopers của Bỉ, nơi đã được chọn làm ủy quyền xác nhận của EURid. Vào ngày 7 tháng 2 2006, việc đăng ký đã mở rộng cho các tên công ty, thương mại và tên cá nhân. Trong 15 phút đầu, đã có tổng cộng 27.949 đơn, và sau một giờ là 71.235 đơn nộp vào. [sửa] Sự sử dụng của các cơ quan Liên minh Châu Âu Tên miền cấp 2 .europa.eu đã được để dành cho các trang của các cơ quan EU, với các cơ quan và cơ sở chuyển từ tên miền .eu.int sang .europa.eu vào ngày Châu Âu 9 tháng 5 năm 2006. Ngân hàng trung ương Châu Âu tuy nhiên lại không nằm dưới "cái dù Châu Âu" do tính độc lập về chính trị của nó, và chỉ sử dụng ECB.eu [sửa] Việc sử dụng thực Những người dùng chính của tên miền .eu là các trang web có xu hướng và có bạn đọc liên Châu Âu hoặc xuyên biên giới. Nó thường được dùng để nhấn mạnh 'tính Châu Âu' của trang we, tương phản với trang wen có tên miền quốc gia chính xác hoặc có nguồn gốc từ "dotcom" toàn cầu. Ở phần lớn đất nước ở EU, tên miền quốc gia chiếm một tỷ lệ thị trường cùng với các tên miền .com/.net/.org/.info/.biz. Kết quả là .eu đã có một cuộc chiến gay go để dành lấy thị phần lớn của các thị trường quốc gia. Người dùng quốc nội có xu hướng sử dụng tên miền quốc gia và .com. Những tên miền khác 8 như .net, .org và một số ít các mở rộng .info và .biz có thị phần nhỏ hơn nhiều trong thị trường các quốc gia đó. Hơn một năm sau khi .eu ra đời (ngày 5 tháng 7 năm 2007), số lượng tên miền .de được đăng ký là 11.079.557 theo như trang thống kê đăng ký .de của Đức, trong khi số người Đức sở hữu tên miền .eu theo trang thống kê của EURid là 796.561. Số tên miền .uk đăng ký là 6.038.732 theo trang thống kê của Nominet đăng ký .uk. Số lượng người dùng ở Anh sử dụng tên miền .eu là 344.584. [sửa] Bến đỗ và chuyển hướng Nhiều người đăng ký tên miền sử dụng trang .eu của họ như một cổng thông tin web chứa danh sách các trang web quốc gia của họ với tên miền quốc gia. (ví dụ: www.sony.eu) Những người đăng ký khác thì đăng ký tên miền .eu để bảo vệ thương hiệu của trang web hoặc tên miền chính, và chuyển hướng khách viếng thăm tới trang web có tên miền nội địa hoặc .com có trước đó của họ. (ví dụ: www.champagne.eu) Nhiều trang .wu chỉ đơn là trang bến đỗ với quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. ISP và chủ trang web thường sẽ chỉ những tên miền không sử dụng đến trang bến đỗ với quảng cáo trả tiền kiểu như trên. Nhiều trang web .eu đang hoạt động thực sự là bí danh cho những trang web tên miền quốc gia hoặc .com. Khu vực đồng Euro Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Khu vực đồng Euro là một nhóm các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Mục lục [giấu] 1 Các thành viên chính thức 2 Thành viên không chính thức 3 Các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định với Euro 4 Các quốc gia trong EU tạm thời không sử dụng đồng Euro 4.1 Các quốc gia mới gia nhập EU từ năm 2004 5 Việc sử dụng đồng Euro ngoài khu vực [sửa] Các thành viên chính thức Khu vực Euro: Các nước thuộc Khu vực Euro 9 Các thành viên Liên minh châu Âu có ý định gia nhập Khu vực Euro ngày 1 tháng 1 năm 2008 Các thành viên Liên minh châu Âu phải cuối cùng gia nhập Khu vực Euro do Hiệp ước Maastricht Các thành viên Liên minh châu Âu đang hoãn lại sự gia nhập Khu vực Euro Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm bằng đường gạch màu xanh.Có 13 nước sau đây đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành: Áo Bỉ Bồ Đào Nha Đức Hà Lan Hy Lạp Ireland Luxembourg Pháp Phần Lan Tây Ban Nha Ý Slovenia Tháng 11 năm 2004, việc Hy Lạp đã không thỏa mãn các điều kiện gia nhập đối với mọi thời điểm theo Hiệp định Masstricht, Hy Lạp đã che dấu thâm hụt ngân sách quốc gia trên thực tế và báo cáo giả mạo các số liệu cho Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên sự việc này không có hậu quả pháp lí do các hiệp định không đề cập đến những trường hợp tương tự. Một vài quốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: Monaco San Marino Tòa thánh Vatican [sửa] Thành viên không chính thức Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU): Andorra (có ý định phát hành tiền kim loại Euro, cho đến nay vẫn không có sự 10 [...]... 1 EUR = 1,95583 Mark Bosna và Hercegovina (đồng mark chuyển đổi), tương ứng với tỷ giá của đồng Mark Đức Bulgaria, 1 EUR = 1,95583 BGN, tương ứng với tỷ giá của đồng Mark Đức CFA-Franc, 1 EUR = 655,957 XAF/XOF (tương ứng với tỷ giá của đồng Franc Pháp cũ trước 1960) CFP-Franc, 1 EUR= 119 ,2529826 XPF Estonia, 1 EUR = 15,6466 EEK (8 EEK tương ứng với tỷ giá của một đồng Mark Đức) Cabo Verde, 1 EUR = 110 ,265... Comores, 1 EUR = 491,9677 KMF Latvia, 1 EUR= 0,702804 LVL Litva, 1 EUR = 3,4528 LTL 11 Malta, 1 EUR = 0,4293 MTL Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva, Malta, và Síp gắn kết đồng nội tệ vào đồng Euro thông qua Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II), quy định khoảng dao động của các đồng nội tệ này so với đồng Euro Đồng Kroon của Estonia được gắn kết với đồng Mark Đức từ trước khi có Euro và... năm 1998 về các quy định tiền tệ trong các lãnh địa thuộc Pháp Saint-Pierre và Miquelon và Mayotte) Các quốc gia châu Phi dùng đồng CFA-Franc có tỷ giá cố định với EuroThêm vào đó, đồng Euro đã trở thành một ngoại tệ quan trọng trong nhiều nước như là một sự lựa chọn khác thay cho đồng Đô la Mỹ Một vài loại tiền tệ trước đây gắn liền với các tiền cũ trước Euro nay có tỷ giá hối đoái cố định với Euro:... của EU) Kosovo Montenegro Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, vì thế mà (về mặt đồng Euro) các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu [sửa] Các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định với Euro Hai quốc gia trong vùng Euro,... 12 Trong báo cáo hội tụ 2004 Ủy ban châu Âu đi đến kết luận là không có thành viên EU mới nào hiện nay đang thỏa mãn được tất cả các điều kiện để tham gia lưu hành đồng Euro [sửa] Việc sử dụng đồng Euro ngoài khu vực Trong 13 quốc gia của 25 nước thuộc EU, Euro là tiền tệ chính thức Ngoài ra cũng có thể trả bằng tiền Euro tại nhiều nước khác trong châu Âu như tại Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Thổ Nhĩ... tính chuyển thành đồng Euro với một tỷ giá hối đoái không hấp dẫn và hai là tiền thối lại thường là tiền bản xứ, vì thế nếu thời gian cư trú không quá ngắn nên dùng tiền bản xứ để thanh toán • cách đây 4 năm • Báo cáo vi phạm Đánh giá của người hỏi: Ý kiến của người đặt câu hỏi: Thông tin về liên minh EU khá nhìu nhưng vẫn chưa nêu rõ vị trí trên thị trường thế giới hiên nay của EU và chưng minh nó Nhưng... để xem Toàn bộ Tuyên bố Miễn trừ Trách nhiệm Giúp Yahoo! Hỏi & Đáp ngày càng hoàn thiện Góp ý Bản quyền © 2 011 Yahoo! Southeast Asia Pte Ltd (Co Reg No 199700735D) Giữ toàn quyền • Quy định về Quyền Sở hữu Trí tuệ - • Chính sách Quyền riêng tư - • Các Điều khoản Thỏa thuận về Sử dụng Dịch vụ - • Các nguyên tắc cộng đồng 15 ... Hà Lan và Pháp, có địa phận ở hải ngoại Tiền tệ của các địa phận thuộc Hà Lan (đồng Florin của Aruba và đồng Gulden của Antillen) đã và vẫn đang gắn với đồng Đô la Mỹ và không bị tác động bởi việc đưa đồng Euro vào lưu hành tại Hà Lan cũng như trong các nước thành viên khác Tại các địa phận thuộc Pháp phải phân biệt giữa các khu hành chính hải ngoại (tiếng Pháp: Départements d’Outre-Mer) bao gồm Guyane... Départements d’Outre-Mer) bao gồm Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Réunion, và các lãnh thổ đặc biệt (tiếng Pháp: Collectivités Territoriales) là Saint Pierre và Miquelon và Mayotte Trong tất cả các địa phận nói trên đồng Euro có giá trị từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 Các départements được "tự động" bao gồm trong việc đưa đồng Euro vào lưu hành thông qua các hiệp định với Pháp Các collectivités territoriales... minh nó Nhưng cũng rất cảm ơn bạn vì những thông tin bổ ích nêu trên Thân mến! Không phải câu trả lời chính xác? Hãy thử Yahoo! Tìm kiếm ans_qp_1 Tìm trên Yahoo! Tìm kiếm su ra doi va Hiện không có bình luận về câu hỏi này * Bạn phải vào Hỏi & Đáp mới có thể bình luận Đăng nhập hoặc Đăng ký Trả lời khác (0) Không có câu trả lời khác Khám phá trong Khoa học Xã hội - Khác • Giúp mình bài tập làm văn lớp . Đức). Cabo Verde, 1 EUR = 110 ,265 CVE. Comores, 1 EUR = 491,9677 KMF. Latvia, 1 EUR= 0,702804 LVL. Litva, 1 EUR = 3,4528 LTL. 11 Malta, 1 EUR = 0,4293 MTL. Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia,. đặt câu hỏi: Thông tin về liên minh EU khá nhìu nhưng vẫn chưa nêu rõ vị trí trên thị trường thế giới hiên nay của EU và chưng minh nó. Nhưng cũng rất cảm ơn bạn vì những thông tin bổ ích nêu. 1998 về các quy định tiền tệ trong các lãnh địa thuộc Pháp Saint-Pierre và Miquelon và Mayotte). Các quốc gia châu Phi dùng đồng CFA-Franc có tỷ giá cố định với EuroThêm vào đó, đồng Euro đã