Thị trường chứng khoán là một thị trường rất nhạy cảm với những biến động trong nền kinh tế. Vì thế việc phân tích những yếu tố tác động tới sự thay đổi của thị trường chứng khoán là một việc hết sức quan trọng. Và cũng để có cái nhìn bao quát hơn về môn Tài chính chứng khoán, nhóm chúng em đã tìm hiểu nghiên cứu về công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, để thấy được tình hình kinh tế đã ảnh hưởng thế nào đến HAG, hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ 2010 – 2013, giá cổ phiếu và các hoạt đông đầu tư dài hạn trong tương lai….tất cả sẽ được giải đáp qua những “Phân tích cổ phiếu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai trong giai đoạn từ 2010 – 2013”
MỤC LỤC Trang 1 BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA STT HỌ TÊN MSSV MỨC ĐỘ THAM GIA 1 Trịnh Ngọc Tuấn 1827217652 17.5% 2 Trần Thị Cẩm Ngọc 1826217589 17.5% 3 Ngô Quốc Sương 1827217588 13% 4 Quách Đăng Danh 1827217724 13% 5 Trần Nhật Thắng 1827217470 13% 6 Trần Hoài Tân 1827217525 13% 7 Trần Thị Ngọc Diệp 1826217586 13% Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, công việc kinh doanh ngày càng yêu cầu nhiều vốn đầu tư hơn bao giờ hết, và thị trường chứng khoán ra đời như là một điều tất yếu trong quy luật phát triển của xã hội hiện đại. Chứng khoán trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan tâm, vì tính sinh lợi lớn và không quá nhiều thủ tục để tham gia. Ngày càng xuất hiện nhiều nhà đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán trưởng thành một cách nhanh chóng với tốc độ sinh lời chóng mặt. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư chứng khoán mà nói chơi chứng khoán giống như đang đánh một canh bạc lớn mà nhà đầu tư lúc nào cũng phải đối đầu với rủi ro. Thị trường chứng khoán là một thị trường rất nhạy cảm với những biến động trong nền kinh tế. Vì thế việc phân tích những yếu tố tác động tới sự thay đổi của thị trường chứng khoán là một việc hết sức quan trọng. Và cũng để có cái nhìn bao quát hơn về môn Tài chính chứng khoán, nhóm chúng em đã tìm hiểu nghiên cứu về công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, để thấy được tình hình kinh tế đã ảnh hưởng thế nào đến HAG, hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ 2010 – 2013, giá cổ phiếu và các hoạt đông đầu tư dài hạn trong tương lai….tất cả sẽ được giải đáp qua những “Phân tích cổ phiếu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai trong giai đoạn từ 2010 – 2013” để có được cái nhìn tổng quan và hệ thống hơn về môn học này. Nội dung bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Chương II: Phân tích cổ phiếu của Công ty Hoàng Anh Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 Trang 3 Chương III: Một số đề xuất đầu tư Trang 4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 1. Lịch sử hình thành và phát triển Khởi nghiệp từ năm 1990 là một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 1993, Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh được thành lập. Khánh thành nhà máy chế biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai. Năm 2002, khánh thành nhà máy chế tác đá granite. Mở rộng nhà máy chế biến đồ gỗ nội thất tại Gia Lai. Đồng thời, Câu lạc bộ bóng đã Hoàng Anh Gia Lai ra đời sau khi UBND tỉnh gia lai ra quyết định chính thức chuyển giao đội bóng đá cho xí nghiệp. Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoành Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cung với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… Năm 2006, Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và đổi tên là Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với vốn điều lệ ban đầu 296 tỷ đồng. Từ khi cổ phần hóa công ty đã có 6 lần tăng vốn điều lệ. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3903000083 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp lần đầu ngày 01/06/2006, thay đổi lần thứ 08 ngày 29/08/2008, vốn điều lệ của công ty là 1.798.145.010.000 đồng. Ngày 15/12/2008, SGDCK TP.HCM đã có quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với khối lương cổ phiếu niêm yết 179.814.501 cổ phiếu tương đương 1.798.145.010.000 đồng vốn điều lệ. Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê - Sản xuất và phân phối đồ gỗ, đá granite - Trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây cao su - Đầu tư, xây dựng và khai thác thủy điện - Khai thác và chế biến khoáng sản - Các hoạt động hỗ trợ khác 2. Vị thế công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Tình hình phát triển của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai sẽ rất tiềm năng nhờ vào những lợi thế sau: - Thương hiệu mạnh và uy tín - HAGL đang sở hữu một đội bóng lớn thi đấu tại giải vô địch chuyên nghiệp, là công cụ tốt để quảng bá hình ảnh HAGL với chi phí Trang 5 thấp và hiệu quả. Cũng từ đó nâng cao vị thế HAGL trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất Việt Nam - Là doanh nghiệp đầu ngành về bất động sản và các sản phẩm gỗ - Các dự án bất động sản nhiều và nằm ở các vị trí đắt địa có thể mang lại lợi nhuận cao khi thị trường bất động sản sôi động - Tài sản rất lớn bao gồm bất động sản, các dự án trồng cao su và nhà máy thủy điện - HAGL đã kí kết hợp tác với các đối thủ tài chính, kinh doanh lớn ở cả trong và ngoài nước đẻ tài trợ vốn ổn định cho các dự án lớn - Hội đồng quản trị và ban giám đốc của Tập đoàn HAGL nhanh nhạy, khá hiệu quả trong việc triển khai các dự án đầu tư - Triển vọng phát triển ngành - Trong trung hạn: kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối đồ gỗ giúp công ty đẩy nhanh tốc độ tích tụ vốn bởi vì đây là các ngành này có tỷ suất lợi nhuận khá cao - Trong dài hạn: ngành kinh doanh thủy điện, khai thác khoáng sản và cây cao su là 3 lĩnh vực có thể tạo ra sự phát triển lâu dài của HAGL. Theo đánh giá của công ty, cao su tự nhiên là mặt hàng rất có tiềm năng, ước tính khoảng 2/3 sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới được sử dụng để sản xuất lốp xe, máy bay 3. Phát hành cổ phiếu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Ngày 15/06/2006, công ty phát hành 3.000.000 cổ phần cho cán bộ công nhân viên hiện thời của Công ty và một số đầu tư, tăng vốn điều lệ lên 326.836.340 đồng. Ngày 15/12/2008, SGDCK TP.HCM đã có quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HSX với mã HAG. THÔNG TIN NIÊM YẾT Trang 6 Ngày niêm yết 15/12/2008 Nơi niêm yết HOSE Mệnh giá 10.000 Giá chào sàn 24.500 KL đang niêm yết 718.154.693 Tổng giá trị niêm yết 7.181.546.930 .000 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI TỪ NĂM 2010 – 2013 1. Phân tích các thông số tài chính trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2010 – 2013 (Xem phụ lục 1 – Trang…) 1.1 Thông số khả năng thanh toán Đánh giá khả năng thanh toán của vốn luân chuyển ở một doanh nghiệp chỉ dựa trên quy mô vốn luân chuyển để đánh giá thì có thể phản ánh đúng đắn khả năng thanh toán do đó người sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán của vốn luân chuyển. Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thành toán hiện thời là thể hiện về khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên, ta thấy được khả năng thanh toán hiện thời của công ty HAGL là lớn hơn 1 đang ở mức cao và tăng lên theo từng năm, với mức tăng là từ 162% tại năm 2010 nhưng đến cuối năm 2013 thì đã tăng lên 196% tương đương với tăng 21% so với năm 2010, trong đó mức tăng cao nhất là năm 2012 với mức 213%, Qua đó ta thấy, mức tăng khả năng thanh toán hiện hành cao hơn so với trung bình ngành theo từng năm và các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của công ty HAGL là ổn định, đảm bảo thanh toán cho các chủ nợ ngắn hạn nên việc đi vay ngắn hạn sẽ dễ dàng hơn. Khả năng thành toán nhanh Qua bảng số liệu, nhìn chung 4 năm thì khả năng thanh toán nhanh của công ty giữ ở mức an toàn. Tuy nhiên trong những năm 2011 thì khả năng thanh toán của công ty lại giảm 27% so với năm 2010 nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty tăng lên. Nhưng đến năm 2012 đã có những biến động và khả năng thanh toán nhanh của công ty đã tăng lên và tiếp tục tăng đến năm 2013 ở mức 159% nguyên nhân là hàng tồn kho đang giảm dần qua các năm. Và mức khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng vẫn cao hơn so với bình quân ngành theo từng năm với những biến động của công ty. Từ đó đã đảm bảo được sự phát triển của mình và tạo được sự yên tâm của các chủ nợ đầu tư vào công ty trong tương lại. 1.2 Thông số hoạt động Vòng quay khoản phải thu Qua bảng số liệu và những thay đổi của kỳ thu tiền bình quân ta thấy được, tốc độ thu tiền nợ qua các năm của của công ty là bắt đầu giảm, bắt đầu từ năm 2010 ở mức 2,22 vòng thì đến năm 2012 xuống còn 1,46 vòng nguyên nhân là khoản phải thu tăng lên làm ảnh hưởng đến vòng quay khoản phải thu. Tiếp tục vào những năm tiếp theo thì vòng quay khoản phải tăng giảm đều, không có sự biến động mạnh. Từ đó cho thấy được khả năng thu nợ của công ty qua các năm là tốt. Trang 7 Vòng quay khoản phải trả Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay khoản phải trả qua 4 năm có sự thay đổi khác nhau qua từng năm về việc trả tiền cho các chủ nợ (2010:4,54; 2011: 2,45; 2012: 4,44; 2013: 2,33). Ngược lại với kỳ thu tiền bình quân, thì vòng quay khoản phải trả lại có tốc độ thay đổi qua từng năm, trong năm 2011 thì vòng quay giảm xuống 2,45 vòng tương đương giảm 46,03% so với năm 2010, nhưng lại tăng đột ngột vào năm 2012 là tăng lên đến 4,44 vòng, và sang đến năm 2013 thì tốc độ đó lại giảm đột ngột xuống còn 2,33 vòng, qua đó cho ta thấy được thời gian chiếm dụng vốn của công ty vào năm 2010 và năm 2012 là cao hơn so với 2 năm 2011 và 2013. Vòng quay tồn kho Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Qua bảng số liệu thì ta thấy được khả năng luân chuyển hàng tồn kho của công ty là tương đối thấp, nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho qua các năm đều cao và tăng lên qua các năm, trong khi đó giá vốn hàng bán tương đối thấp so với hàng tồn kho nên đã ảnh hưởng đến mức độ luân chuyển tồn kho. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì lượng hàng tồn kho của công ty có giảm từ 4.265 tỷ đồng xuống còn 1.834 tỷ đồng, nhưng vòng quay hàng tồn kho lại giảm, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán giảm mạnh cho thấy công ty đang muốn xả hàng tồn kho trong công ty. Vòng quay tài sản Qua hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi 1 đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Qua bảng số liệu trên, ta thấy được vòng quay tài sản có xu hướng giảm mạnh từ 0.25 vòng vào cuối năm 2010 xuống còn 0.09 vào cuối năm 2013 và cũng thấp hơn so với chỉ số ngành của các năm ( 2010: 30%; 2011: 17%; 2012: 17%; 2013: 20%). Tại năm 2010, mỗi đồng tài sản bỏ ra tạo được 0,25 đồng doanh thu, con số này ở năm 2013 chỉ có 0,09. Sự sụt giảm này chủ yếu là do tốc độ giăm quá mạnh của doanh thu thuần năm 2013. Điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai còn thấp. 1.3 Thông số đòn bẩy tài chính Hệ số nợ Thể hiện khả năng tài trợ bằng nợ và mức độ tự chủ tài chính của một công ty. Trong 4 năm qua thông số nợ của công ty Hoàng Anh Gia Lai luôn lớn hớn 50% ( 2010: 53.89%, 2011: 60.58%, 2012: 65.4%, 2013: 54.65%) và cao hơn chỉ số ngành qua từng năm ( 2010 : 54%, 2011: 59%, 2012: 63%, 2013: 61%). Nguyên nhân là do công ty huy động thêm vốn từ nợ ngắn hạn và dài hạn, nhưng trong đó chủ yếu là nợ dài hạn để đầu tư thêm ngành nghề mới, thay đổi công nghệ đáp ứng cho việc phát triển của công ty. Trang 8 - Năm 2011: thông số nợ tăng 6,69% so với năm 2010 nguyên nhân là do công ty phát hành trái phiếu và vay nợ dài hạn để phát triển kinh doanh - Năm 2012: thông số nợ tăng lên 5% so với năm 2011, nhưng lớn hơn trung bình ngành (63%) nguyên nhân là do sự tăng lên của nợ dài hạn - Năm 2013 : thông số nợ giảm một cách đột biến xuống còn 54,65% tương đương giảm 10,75% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tổng nợ của công ty đang có khuynh hướng giảm xuống chỉ còn 16.286 tỷ đồng ở năm 2013, trong đó nợ ngắn hạn giảm xuống 1.777 tỷ đồng và nợ dài hạn giảm 2.397 tỷ đồng so với năm 2012, lần lượt giảm tương đương với 26,42% và 17,45% so với năm 2012. Hệ số khả năng trả lãi vay Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số khả năng trả lãi vay của công ty đang giảm dần qua từng năm từ 960% (2010) xuống 669%(2011) tiếp tục giảm xuống 224%(2012) và tăng nhẹ trở lại 277%(2013). Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là do sự biến động của EBIT (giảm mạnh trong năm 2012 xuống còn -175 tỷ đồng), đồng thời chi phí lãi vay qua từng năm bắt đầu tăng lên làm giảm đi hệ số khả năng trả lãi vay của công ty. Bên cạnh đó, năm có sự biến động nhẹ đó là EBIT tăng lên 90,21% so với năm 2012, và chi phí lãi vay cũng tăng lên 19,58% đã làm cho hệ số trả lãi vay tăng nhẹ trong năm 2013. Nhìn chung từ năm 2010 đến 2011 khả năng trả lãi vay của công ty là tốt, nhưng đến năm 2012 công ty gặp rủi ro khá lớn trong vấn đề trả các khoản lãi vay, nhưng sang năm 2013 đã có sự khắc phục và khả năng trả lãi vay đã tăng lên, nhưng hệ số vẫn còn thấp. 1.4 Thông số khả năng sinh lời Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là 1 đồng tài sản được công ty sử dụng tạo ra được ít đồng lợi nhuận sau thuế hơn, thể hiện qua ROA là thấp nhất đạt 1.23%, chỉ số ngành là 3% Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Trong năm 2010: chỉ số ROA là 11,59% cao hơn chỉ số ngành là 10% tức là 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho công ty 11,59 đồng lợi nhuận Trong năm 2011: chỉ số ROA là 5,24% cao hơn chỉ số ngành là 3% tức là 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho công ty 5,24 đồng lợi nhuận. Năm 2012: chỉ số ROA của công ty có vẻ sụt giảm mạnh so với năm trước từ 5,24 % xuống còn 1,23 %, thấp hơn chỉ số ngành 2%, tức là với 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại 1,23 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2011 là 4,11 đồng lợi nhuận. Nhưng trong năm 2013, thì tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) có xu hướng tăng lên, đạt 2,77% tăng 1,54% so với năm 2012 (1,23%). Điều này cho thấy cứ 100 đồng tài sản mà công ty đầu tư vào năm 2013 đã làm tăng 1,54 đồng lợi nhuận so với năm 2012 Trang 9 Hiệu quả đầu tư vốn của công ty vào năm 2013 có hiệu quả hơn so với năm 2012 Sự biến động này của ROA là do chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: lợi nhuận ròng biên và vòng quay tài sản. Vì vậy, muốn nâng cao ROA, công ty cần kết hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi phí và tiết kiệm vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Trong năm 2013, ROE của Hoàng Anh Gia Lai đạt 7,49% thấp hơn so với trung bình ngành là 12% nhìn chung là rất xấu. Tuy nhiên, xét trong giai đoạn 4 năm (2010 – 2013) thì ROE của Hoàng Anh Gia Lai giảm mạnh vào năm 2011 và đang tăng dần trở lại vào năm 2013 từ 3,66% - 7,49%. Qua bảng số liệu ta thấy được: ROE năm 2010 đạt 28,09% cao hơn so với trung bình ngành là 25% cho thấy được cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty thì đem lại 28,09 đồng lợi nhuận sau thuế lúc này đầu tư sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, sang năm 2011 thì ROE của công ty giảm xuống còn 13,28% nhưng vẫn ở trên mức chỉ tiêu của ngành là 7%, nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế của công ty bị sụt giảm chỉ còn 1.168 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu lại tăng lên 1.558 tỷ đồng so với năm 2010. Cho thấy được cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hưu vào công ty thì đem lại 13,38 đồng lợi nhuận. ROE năm 2012 tiếp tục giảm mạnh đạt 3,66% và thấp hơn so với chỉ số ngành 4% nguyên nhân là do LNST chỉ còn 350 tỷ đồng, giảm xuống 818 tỷ đồng tương dương giảm 70,03% so với năm 2011, trong khi đó vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng lên đến 5.374 tỷ đồng. Vì thế, cứ 100 đồng vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu vào công ty 2012 đem lại 3,66 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2013, ROE tăng 3,83% so với năm 2012. Điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2013 mang lại lợi nhuận cao hơn năm 2012 là 3,83 đồng. Vậy khả năng tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng năm so với năm trước. 1.5 Thông số đòn bẩy Đòn bẩy kinh doanh Hiệu ứng đòn bẩy kinh doanh là sự khuếch đại giao động của sản lượng (hoặc doanh thu) lên lợi nhuận trước thuế và lãi. Hiệu ứng này có thể đo lường bằng tương quan giữa sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi với sự thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). EBIT 2011 = 1.701.895 + 464.849 = 2.166.744 Trang 10 [...]... tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) Số lượng: 70.090.459 cổ phiếu Đây là số cổ phiếu phát hành trả cổ tức năm 2010 cho cổ đông hiện hữu theo thông báo số 399/2012/TB-SGDHCM ngày 13/04/2012 chốt quyền thực hiện việc trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu của HAG Tổng giá trị chứng khoán niêm yết: 700.904.590.000 đồng - Tháng 7/2012 CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE:... phiên giao dịch năm 2012 với mức giá cổ phiếu được coi là bình ổn của cổ phiếu HAG, bước sang năm 2013 thì công ty Hoàng Anh Gia Lai đã đưa giá cổ phiếu chào bán đầu tháng 1 là 28.800 đồng /cổ phiếu cao hơn so với cổ phiếu HAG cuối năm 2012 là 7.200 đồng /cổ phiếu, cho thấy được một sự hứa hẹn tăng trưởng và sự thay đổi của thị trường chứng khoán năm 2013 Nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cổ phiếu HAG năm 2013. .. riêng lẻ và cổ đông hiện hữu 2.2 Các sự kiện năm 2013 - Ngày 14/01 /2013, CTCP Hoàng Anh Gia Lai công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị thông qua việc chào bán 107.474.210 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000 đồng /cổ phiếu - Ngày 21/06 /2013, SGDCK Tp.HCM đã có quyết định số 219 /2013/ QĐSGDHCM về việc chấp thuận cho Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) được niêm yết bổ sung cổ phiếu phát... (Nguồn: cafef.vn) Trong những phiên giao dịch của đầu năm 2011, Hoàng Anh Gia Lai tạo mức đỉnh cho mình trong năm 2011 ngay phiên đầu tiên với giá 56.000 đồng /cổ phiếu và trong năm có sự giảm liên tục Kết thúc năm 2011 đen tối, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai chốt ở giá 19.500 đồng /cổ phiếu, giảm 36.500 đồng /cổ phiếu (tương ứng 65,2% so với đầu năm) Nguyên nhân sự biến động giá cổ phiếu HAG trong năm 2011... 458 cổ phiếu An Phú) - Ngày 25/12 /2013, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) công bố Nghị quyết HĐQT về việc xử lý cổ phiếu lẻ và phân phối tiếp cổ phiếu An Phú Theo đó chỉ 47% cổ phiếu của CTCP Đầu tư Bất động sản An Phú đã được cổ đông HAG thực hiện quyền mua Cụ thể, 15,436,399 cp trong số 32,957,385 cp An Phú, tương ứng tỷ lệ 46.8% đã được thực hiện quyền mua bởi cổ đông hiện hữu của Hoàng Anh Gia Lai. .. thủy điện Bá Thước ở Thanh Hóa (công suất 140MW), khởi công dự án Nậm Kông ở Lào (công suất 100MW), Đăk Srông 3B ở Gia Lai (19,5MW) và Ngọc Tem ở Kontum (18MW) Để bổ sung vốn lưu động, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) bán toàn bộ 512.290 cổ phiếu quỹ đang nắm giữ Giá bán được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch Cổ phiếu HAG lên xuống trong biên độ hẹp trong tháng 9, giá đóng... hiệu quả nhất của doanh nghiệp Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị cổ phiếu – giá trị tài sản cổ đông Muốn thực hiện mục tiêu dài hạn đó trước hết doanh nghiệp phải thu hút được những nhà đầu tư tiềm năng và có triển vọng Bên cạnh nhiều thành công gặt hái được trong những năm vừa qua, công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai chắc chắn sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong tương lai Nhưng với... động sản ở trong nước + Hoạt động kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai trong thời gian tới sẽ chỉ còn 2 mảng chính là dự án bất động sản tại Myanmar và nông nghiệp, sau khi hoàn thành tái cấu trúc + Ngành nông nghiệp lên ngôi + Đối với lĩnh vực điện năng, Hoàng Anh Gia Lai đã bán cả 6 dự án tại Việt Nam trong tháng 6 /2013, và hiện Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục xây dựng dự án Nậm Kông 2 tại Lào với công suất... được, ngay trong phiên giao dịch đầu năm 2012 thì công ty Hoàng Anh Gia Lai đã đưa ra mức giá cổ phiếu thấp hơn so với đầu năm 2011 là 21.700 đồng /cổ phiếu, cho thấy được sự cẩn trọng của công ty Và trong năm 2012 thì tình hình thị trường chứng khoán đã khởi sắc hơn so với năm 2011, kết thúc 1 năm có sự tăng trưởng thay đổi và ổn định của cổ phiếu HAG Nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cổ phiếu HAG thay đổi... đồng - Ngày 09/10 /2013, thông qua phương án chào bán cổ phiếu CTCP Đầu tư Bất động sản An Phú ( cổ phiếu An Phú”) cho cổ đông hiện hữu Hoàng Anh Gia Lai Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng số 61/GCN-UBCK do Chủ tịch UBCKNN cấp ngày 05/11 /2013 Số lượng cô phiếu An Phú chào bán: 32.957.385 cổ phiếu Gia phát hành: 10.000 đồng Tỷ lệ thực hiện: 10.000:458 (01 cổ phiếu được 01 quyền,