1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động

113 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực điều khiển và truyền thông, rất nhiều máy, hệ thống tự động thông minh ra đời, đã làm thay đổi về mọi mặt cuộc sống của con người. Cụ thể trong công nghiệp là các máy tự động, các trạm sản xuất linh hoạt, các nhà máy thông minh Trong dân dụng là các thiết bị phục vụ trong các gia đình như máy giặt, tủ lạnh, các hệ thống bảo vệ, chiếu sáng tự động…. Trong trao đổi, mua bán cũng xuất hiện các thiết bị tự động như các máy ATM, các máy thanh toán card, các máy bán cà phê….Với những chiếc máy đó việc mua bán, trao đổi của con người trở lên thuận tiện hơn. Trong báo cáo này, nhóm muốn đề cập đến một trong những chiếc máy tự động ứng dụng trong giao thương, đó là máy bán hàng tự động. Đề tài “Thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động” mà nhóm được giao, thật sự là một thử thách, do nguyên lý hoạt động, kết cấu cơ khí, phương pháp điều khiển của các máy loại này hoàn toàn xa lạ với các thành viên của nhóm, các tài liệu về những chiếc máy này hoàn toàn không có. Nhưng chính thách thức đó cũng là động lực để nhóm làm việc. Qua đề tài, các thành viên của nhóm đã phát triển được nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, cách tiếp cận với vấn đề mới, cách giải quyết vấn đề…Hơn thế nữa trong quá trình làm đề tài, nhóm đã vận dụng được những kiến thức đã học như thiết kế cơ khí, lập trình điều khiển, thiết kế hệ thống… để giải một bài toán rất thực tế. Để hoàn thành tốt đề này, trước tiên và trên hết, chúng con muốn cảm ơn bố mẹ, cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chúng con, đã nuôi dạy chúng con, hiểu chúng con, ủng hộ chúng con. Bố mẹ cũng là động lực để chúng con phấn đấu. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nhữ Quý Thơ và các thầy cô trong bộ môn Cơ Điện Tử, cũng như các thầy cô trong khoa cơ khí đã giúp đỡ chúng em trong thời gian làm đề tài. Và hơn nữa, cảm ơn thầy đã dìu dắt, trang bị kiến thức cả chuyên môn lẫn cuộc sống cho chúng em trong bốn năm qua. Sau khi ra trường, chúng em mong vẫn được thầy, và các thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo. Đồng thời nhóm cũng cảm ơn các bạn trong lớp CĐT1_K1 đã có những góp ý quý báu cho nhóm. Và cảm ơn về tình bạn của các bạn. Do thời gian có hạn nên cũng không thể tránh được những sai sót trong quá trình làm đề tài. Nhóm mong được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2010 Sinh viên thực hiện: Cù Huy Hoàng Nguyễn Văn Phong Lương Văn Tuấn Nguyễn Thị Thủy 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Giới thiệu chung Máy bán hàng tự động là một chiếc máy thông minh có thể tự động thực hiện giao dịch mua, bán các loại hàng có trong kho của nó với khách hàng. Người mua là khách hàng, người bán là chiếc máy đó. Thao tác mua, bán về cơ bản diễn ra bình thường như truyền thống. Với sự xuất hiện của máy bán hàng tự động trong những năm gần đây đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ công cộng như bán nước uống, đồ ăn nhanh… Những máy bán hàng tự động này xuất hiện chủ yếu ở những chỗ tập trung đông người như: siêu thị, ngân hàng, hoặc ở những khu vui chơi giả trí. Những lợi ích mà máy bán hàng tự động đem lại cho chúng ta là rất lớn, cụ thể như: Với một chiếc máy bán hàng, việc mua bán có thể diễn ra bất cứ thời gian nào, trong điều kiện thời tiết nào. Một chiếc máy bán hàng tự động có thể coi tương đương một quầy hàng nhỏ, chuyên bán một số mặt hàng. Hơn nữa quầy hàng này không cần nhân viên bán hàng, nên tiết kiệm được tiền lương trả cho nhân viên. Máy bán hàng tự động có diện tích nhỏ nên có thể đặt được ở nhiều nơi, tận dụng được nhiều khoảng trống, và có thể tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng. Mọi người thường có tâm lý e ngại khi mua một số mặt hàng ở các quầy hàng, thì việc mua ở các máy bán hàng tự động, hoàn toàn thoải mái. Các loại máy bán hàng tự động được thiết kế giao tiếp ngày càng thân thiện với người sử dụng. Việc thực hiện mua sản phẩm rất dễ dàng, và không sai xót. Bằng việc sử dụng những đồng tiền xu sẽ làm thay đổi suy nghĩ của mọi người trong việc sử dụng và lưu thông những đồng tiền xu. Các máy hiện đại có khả năng thanh toán bằng thẻ tín dụng, nên có thể giảm được lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường…. Từ nhu cầu thực tiễn và lợi ích của xã hội ta thấy máy bán hàng tự động là rất cần thiết trong một xã hội phát triển. Máy bán hàng tự động là một cụm từ chung, như các máy bán cà phê, máy nạp thẻ điện thoại tự động, máy bán đồ ăn nhanh tự đông….Nên trong đề tài này, nhiệm vụ cụ thể của nhóm là thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động, bán hai loại nước đóng chai và một loại hàng dạng hộp, giao dịch bằng ba loại tiền xu Việt Nam: 1000đ, 2000đ và 5000đ. 1.2. Các vấn đề đặt ra Các máy bán hàng tự động được bán trên thị trường đã đạt độ hoàn thiện trong kết cấu cũng như trong tính năng. Nhưng đó là những chiếc máy được phát triển bởi những công ty đã có kinh nghiệm trong việc chế tạo những sản phẩm dạng này. Với 4 một đề tài tốt nghiệp, việc thiết kế và chế tạo mô hình chiếc máy, nhóm gặp nhiều vấn đề cần giải quyết: Trước tiên, đó là công nghệ dùng để nhận dạng tiền, cụ thể trong đề tài là nhận dạng các loại tiền xu Việt Nam. Các thiết bị nhận dạng bán trên thị trường sử dụng nhiều công nghệ khác nhau, với giá cả, độ tin cậy, tốc độ xử lý rất khác nhau. Và đặc biệt rất khó mua tại Việt Nam. Trong việc thiết kế và chế tạo được hệ thống cơ khí phải chính xác, đảm bảo cho máy chạy êm, không bị kẹt trong quá trình hoạt động. Đặc biệt là việc thiết kế hệ thống phân loại tiền, trả tiền, và hệ thống trả hàng. Việc xây dựng được thuật toán điều khiển và phương pháp điều khiển cho máy cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn, vừa phải đảm bảo điều khiển cho máy hoạt động được chính xác, dự phòng được các lỗi xảy ra khi máy hoạt động, vừa phải làm sao cho việc lập trình đơn giản nhất có thể. Cơ cấu chấp hành sử dụng trong máy là động cơ DC và động cơ bước, cần được điều khiển chính xác. Máy phải tuyệt đối an toàn, có độ tin cậy cao. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Máy bán hàng tự động là một sản phẩm đã được phát triển trên thị trường, và là một sản phẩm cơ điện tử, nên trong quá trình làm đồ án, nhóm đã áp dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu mô hình của các chiếc máy bán đã có sẵn trên thị trường, kết cấu, giao diện, tính năng của những chiếc máy đó. Từ đó áp dụng để thiết kế trong giới hạn đề tài. - Áp dụng phương pháp luận trong thiết kế cơ điện tử vào thiết kế máy, cụ thể là: + Thiết kế theo tuần tự, và đồng thời. + Mô hình hóa phần cơ, mô phỏng hóa phần điện, tối ưu hóa trước khi hoàn thiện thiết kế trước khi chế tạo. + Chế tạo mẫu các chi tiết chưa đảm bảo hoạt động như mong muốn, hoặc chưa được thiết kế trong các hệ thống thật trước đó, chế tạo mẫu mạch điện. Sau cùng, chế tạo thật mô hình máy. 1.4. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu Một chiếc máy bán hàng tự động có rất nhiều tính năng. Tuy nhiên trong phạm vi một đề tài tốt nghiệp, với những giới hạn về thời gian, tài chính và tầm hiểu biết, nhóm chỉ chế tạo một mô hình máy bán hàng tự động với tính năng sau: Đề tài chỉ nghiên cứu máy bán những loại hàng bằng chai, lon và dạng hộp. Máy chỉ giao dịch với những đồng xu có mệnh giá 5000đ, 2000đ và 1000đ. Máy không có chức năng giữ lạnh đồ uống. Máy chỉ dùng một vi điều khiển 8 bit để điều khiển. 5 Vỏ máy được chế tạo bằng vật liệu đơn giản. CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ MÁY BÁN HÀNG TỰ ĐỘNG 2.1. Máy bán hàng tự động Máy bán hàng tự động là một sản phẩm tự động hóa đã rất phổ biến trên thế giới. Ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, EU…., sản phẩm này đã trở lên thông dụng với người dân. Các loại máy náy, bán rất nhiều các loại mặt hàng từ các loại nước đóng chai, đến các loại đồ ăn, các sản phẩm dân dụng… Và mới đây nhất là chiếc máy bán vàng tự động. Các loại máy này trên thế giới đã rất hoàn thiện về kết cấu, tính năng sử dụng, và độ hoàn thiện, đa dạng trong công nghệ nhận biết loại thiết bị dùng để thanh toán như có thể dùng tiền xu, tiền giấy, thẻ tín dụng hay bằng tin nhắn SMS qua điện thoại di động… Ở Việt Nam, năm 2003 khi tiền xu đưa vào lưu thông, máy bán hàng tự động cũng đã xuất hiện, nhưng sự phát triển loại máy này ở Việt Nam rất chậm chạp. Gần đây là xuất hiện các loại máy tự động thanh toán bằng tiền polyme. Xu hướng này có vẻ được chấp nhận hơn do tâm lý ngại dùng tiền xu của người Việt Nam. Trong đề tài này nhóm chế tạo một chiếc máy bán hàng tự động thanh toán bằng tiền xu. Về cơ bản, một máy bán hàng tự động bao gồm một hay nhiều kho hàng để chứa sản phẩm, các máy hiện đại, các kho được thiết kế có chức năng giữ nhiệt độ mặt hàng ở mức mong muốn. Một hay một số thiết bị dùng để khách hàng thanh toán tiền, đó có thể là một thiết bị nhận dạng tiền mặt, một thiết bị trừ tiền trong card hay một thiết bị kết nối mạng để trả tiền qua sms…Các cơ cấu chấp hành để đưa hàng ra, đó là các động cơ, xilanh thủy lực…Các thiết bị hiển thị, có thể là màn hình led hoặc màn hình cảm ứng. Các nút bấm, các cơ cấu trả tiền thừa. Bộ điều khiển và các cảm biến… Trong chương này, nhóm sẽ giới thiệu lý thuyết các công nghệ, các nguyên lý, các thiết bị mà nhóm sử dụng trong đề tài. 2.2. Sơ lược về các loại tiền xu Nhận dạng tiền xu là một việc quan trọng khi thiết kế, chế tạo máy bán hàng tự động. Trên thế giới, các modul nhận dạng tiền xu đã được chuẩn hoá về kích thước( theo một số mẫu quy định ) giúp các nhà chế tạo có thể thay thế dễ dàng khi modul nhận dạng tiền xu gặp trục trặc kỹ thuật. 2.2.1. Các loại tiền xu kim loại trên thế giới Hầu hết các nước trên thế giới kể cả các nước có hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tiền kim loại vẫn sử dụng phổ biến trong các giao dịch nhỏ bởi vì tiền kim loại mang lại lợi ích thiết thực cho cả nhà phát hành và người sử dụng. Đối với người phát hành tiền kim loại bền hơn nên tiết kiệm được chi phí phát hành trong dài hạn. Đối người sử dụng tiền kim loại sạch hơn không bị rách nát, không hấp thụ tạp chất như tiền giấy và phù hợp với việc sử dụng các loại hình dịch vụ tự động 6 hoá. Tuy nhiên tiền kim loại nặng hơn, khó đếm và dễ rơi hơn tiền giấy. Mặc dù vậy trong xã hội hiện đại không thể thiếu tiền kim loại khi các dịch vụ thương mại tự động hoá phát triển. Tuỳ theo tập quán sử dụng và điều kiện đặc thù của mỗi nước mà có sự khác biệt đáng kể về đường kính và trọng lượng đồng tiền. Ở châu Âu đồng tiền nhỏ nhất có đường kính 14mm đồng tiền lớn nhất là 31mm, đồng tiền nhẹ nhất là 0,55 gam, đồng tiền nặng nhất là 13,5 gam. Ở châu Á đồng tiền nhỏ nhất có đường kính là 15mm đồng tiền lớn nhất có đường kính 32mm, đồng tiền nhẹ nhất có trọng lượng 0.45 gam, đồng tiền nặng nhất có trọng lượng 15,5 gam. Qua nghiên cứu người ta đưa ra đường kính tối ưu của đồng xu nằm trong khoảng 15 đến 30 mm vì nó thuận tiện cho việc sử dụng mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí đúc dập. Đồng tiền kim loại có mệnh giá lớn nhất phải nên có đường kính nhỏ hơn 30 mm và trọng lượng dưới 10 gam để dự phòng khi cần phát hành đồng tiền kim loại có mệnh giá lớn hơn trong tương lai. Chiều dày của đồng tiền kim loại phải lớn hơn 1mm để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình đúc cắt phôi đập tiền đồng thời tạo thuận lợi cho việc sử dụng tiền kim loại. Nhìn bề ngoài đồng tiền có mệnh giá lớn hơn có kích thước lớn hơn nhưng trên thực tế mối quan hệ này không thể hiện rõ lắm ở hầu hết các bộ tiền kim loại trên thế giới bởi kích thước, trọng lượng của chúng còn phụ thuộc vào cách phân nhóm mệnh giá trong mỗi bộ tiền kim loại. Về vật liệu đúc tiền, có thể phân chia thành ba nhóm chính: hợp kim, thép mạ và kim loại thuần tuý. Hợp kim có độ bền màu, độ chống mài mòn và chống oxi hoá cao nhưng giá thành sản xuất cũng cao. Vì vậy chúng được dùng để đúc các nhóm tiền có mệnh giá cao trong bộ tiền kim loại của các nước, như 1 Euro, 2 Euro, 2 Đôla Canada, 1 Đôla Singapore…Hay như loại tiền 5000đ tại Việt Nam phát hành tháng 12/2003. Thép mạ( mạ đồng hoặc niken) có độ bền kém hơn nhưng giá thành lại rẻ hơn trong khi vẫn đáp ứng được những yêu cầu về đúc, dập nên chúng được dùng để sản xuất nhóm tiền có mệnh giá thấp hơn trong hệ thống. Do tính chất vật liệu, tiền kim loại làm bằng thép mạ đồng dễ bị xỉn màu hơn tiền làm bằng hợp kim ngay cả khi mới phát hành. Ngoài ra tiền kim loại nói chung nhanh bị hỏng nếu tiếp xúc với các chất ăn mòn. Thực tế cho thấy đồng 1000đ và 2000đ làm bằng thép mạ đồng của Việt Nam nhanh bị xỉn màu hơn các loại mệnh giá còn lại, nó không thể bền như đồng 5000đ được làm bằng hợp kim CuAl 16 Ni 2. 2.2.2. Các loại tiền xu Việt Nam Việt Nam là một trong những nước đang trên đà phát triển, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên hàng loạt các dịch vụ thương mại tự động hoá xuất hiện. Chính vì thế việc sử dụng tiền xu cho các dịch vụ này ngày càng trở nên cần thiết đối với người dân Việt Nam. Nhận biết được điều đó, sau một thời gian dài vắng bóng tiền kim loại, kể từ năm 2003 ngân hàng nhà nước Việt Nam đã 7 cho phát hành rộng rãi các loại tiền xu kim loại với các mệnh giá 5000, 2000, 1000, 500, 200 đồng. Tiền xu Việt Nam có các đặc điểm như sau: a, Đồng 5000 VNĐ Hình 2.1 Hình dạng đồng 5000đ Thông số kĩ thuật: - Ngày phát hành: 17/12/2003 - Đường kính: 25.5mm - Độ dày mép: 2.20 mm - Khối lượng: 7.70 g - Màu sắc: vàng ánh đỏ. - Vật liệu: hợp kim (CuAl 16 Ni 2 ) - Mặt trước: hình quốc huy. - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 5000 đồng, hình Chùa Một Cột. b, Đồng 2000 VNĐ Hình 2.2 Hình dạng đồng 2000đ Thông số kĩ thuật: - Ngày phát hành: 01/04/2004 - Đường kính: 23.5mm - Độ dày mép: 1.8 mm 8 - Khối lượng: 5.10 g - Màu sắc: vàng đồng thau - Vật liệu: thép mạ đồng thau - Mặt trước: hình quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 2000 đồng, hình Nhà Rồng. c, Đồng 1000 VNĐ Hình 2.3 Hình dạng đồng 1000đ Thông số kĩ thuật: - Ngày phát hành: 17/12/2003 - Đường kính: 19.00mm - Độ dày mép: 1.95 mm - Khối lượng: 3.8 g - Màu sắc: vàng đồng thau - Vật liệu: thép mạ đồng thau - Mặt trước: hình quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 1000 đồng, hình Thuỷ Đình, Đền Đô. d, Đồng 500 VNĐ Hình 2.4 Hình dạng đồng 500đ Thông số kĩ thuật: - Ngày phát hành: 01/04/2004 - Đường kính: 22.00mm - Độ dày mép: 1.75 mm 9 - Khối lượng: 4.5 g - Màu sắc: trắng bạc - Vật liệu: thép mạ Niken - Mặt trước: hình Quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 500 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. e, Đồng 200 VNĐ Hình 2.5: Hình dạng đồng 200đ Thông số kĩ thuật: - Ngày phát hành: 17/12/2003 - Đường kính: 20.00mm - Độ dày mép: 1.45 mm - Khối lượng: 3.2 g - Màu sắc: trắng bạc - Vật liệu: thép mạ niken - Mặt trước: hình quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. 2.3. Các phương pháp nhận dạng tiền xu: Có rất nhiều phương pháp có thể xác định được các thông số của tiền xu. Tuy nhiên ở đây, đề tài chỉ trình bày những phương pháp được ứng dụng trong thực tế: 10 [...]... vi ngi s dng 33 Khối phím bấm Khối cảm biến hồng ngoại Step1 Trả tiền 1K Step2 Trả tiền 2K Cảm biến nhận dạng tiền Bộ điều khiển trung tâm Step3 Trả tiền 5K Step4 Trả hàng thuốc lá Led 7 seg hiển thị tiền và sp Động cơ DC1 trả lon Coca Động cơ DC2 trả chai Lavie Hỡnh 3.2 Mụ hỡnh hoỏ h thng iu khin 34 B x lý trung tõm: L mt thit b cú kh nng nhn v lp trỡnh x lý c cỏc tớn hiu vo theo yờu cu u vo ca h thng... ging nhau Cun H2 c t gia, ng trc v cỏch u 2 cun H1 v H2 Hai cun H1 v H2 mc i ngu Cho dũng in xoay chiu chy qua 2 cun H1,H3 Khi ú t thụng sinh ra bi cun dõy H1 s sinh ra dũng in Foucault trong ng xu mu.Tựy thuc vo b dy ca ng xu mu m dũng Foucault ny sinh ra mt t thụng, t thụng ny 19 s gõy ra mt in ỏp trờn cun th cp H2 in ỏp ny mang thụng s v c tớnh ca ng xu mu Tng t nh cun dõy H3 nú s sinh ra mt in ỏp . máy tự động ứng dụng trong giao thương, đó là máy bán hàng tự động. Đề tài Thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động mà nhóm được giao, thật sự là một thử thách, do nguyên lý hoạt động, . thấy máy bán hàng tự động là rất cần thiết trong một xã hội phát triển. Máy bán hàng tự động là một cụm từ chung, như các máy bán cà phê, máy nạp thẻ điện thoại tự động, máy bán đồ ăn nhanh tự. thể của nhóm là thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động, bán hai loại nước đóng chai và một loại hàng dạng hộp, giao dịch bằng ba loại tiền xu Việt Nam: 1000đ, 2000đ và 5000đ. 1.2. Các

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.6 Sơ đồ khối các phương pháp xác định giá trị tiền xu - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.6 Sơ đồ khối các phương pháp xác định giá trị tiền xu (Trang 11)
Hình 2.10 Nhận dạng dựa trên kỹ thuật xử lý số tín hiệu - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.10 Nhận dạng dựa trên kỹ thuật xử lý số tín hiệu (Trang 13)
Sơ đồ phân tích âm thanh va chạm của tiền xu được thực hiện như hình 2.10. - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Sơ đồ ph ân tích âm thanh va chạm của tiền xu được thực hiện như hình 2.10 (Trang 13)
Bảng 2: Hệ số từ hóa ở nhiệt độ phòng của các vật liệu nghịch và thuận từ - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Bảng 2 Hệ số từ hóa ở nhiệt độ phòng của các vật liệu nghịch và thuận từ (Trang 17)
Hình 2.14 Cảm biến dòng điện Foucault và mạch tương đương - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.14 Cảm biến dòng điện Foucault và mạch tương đương (Trang 18)
Hình 2.16 Nhận dạng tiền xu bằng phương pháp cảm biến điện từ - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.16 Nhận dạng tiền xu bằng phương pháp cảm biến điện từ (Trang 20)
Hình 2.13 Module cảm biến nhận dạng tiền xu - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.13 Module cảm biến nhận dạng tiền xu (Trang 22)
Hình 2.19 Cảm biến nhận dạng tiền xu EU1 - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.19 Cảm biến nhận dạng tiền xu EU1 (Trang 23)
Hình 2.20 Bản vẽ kỹ thuật của cảm biến nhận dạng tiền xu 2.4.3.  Thông số kỹ thuật - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.20 Bản vẽ kỹ thuật của cảm biến nhận dạng tiền xu 2.4.3. Thông số kỹ thuật (Trang 23)
Hình 2.21 Chip Atmega128 - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.21 Chip Atmega128 (Trang 25)
Hình 2.23 Nguyên lý mạch điều khiển động cơ bước - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.23 Nguyên lý mạch điều khiển động cơ bước (Trang 29)
Hình 2.24 Cấu tạo động cơ DC - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.24 Cấu tạo động cơ DC (Trang 30)
Hình 2.25 Đường đặc tính cơ động cơ DC - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 2.25 Đường đặc tính cơ động cơ DC (Trang 30)
Hình 3.1 Bản vẽ mô hình  cơ khí - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 3.1 Bản vẽ mô hình cơ khí (Trang 32)
Hình 3.2 Mô hình hoá hệ thống điều khiển - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 3.2 Mô hình hoá hệ thống điều khiển (Trang 34)
Hình 4.1 Máng dẫn phân loại tiền xu - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.1 Máng dẫn phân loại tiền xu (Trang 37)
Hình 4.2 Ống chứa tiền xu - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.2 Ống chứa tiền xu (Trang 38)
Hình 4.6 Module chứa và trả lại tiền thừa  4.1.2 Thiết kế module chứa và trả sản phẩm - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.6 Module chứa và trả lại tiền thừa 4.1.2 Thiết kế module chứa và trả sản phẩm (Trang 41)
Hình 4.7 Kho chứa chai b, Kho chứa lon - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.7 Kho chứa chai b, Kho chứa lon (Trang 42)
Hình 4.14 Bản vẽ 3D trục cánh gạt của chai và lon - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.14 Bản vẽ 3D trục cánh gạt của chai và lon (Trang 46)
Hình 4.17 Hình vẽ bề ngoài khung máy - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.17 Hình vẽ bề ngoài khung máy (Trang 47)
Sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển trung tâm: - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Sơ đồ nguy ên lý của mạch điều khiển trung tâm: (Trang 49)
Hình 4.19  Mạch ghép nối với vi điều khiển - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.19 Mạch ghép nối với vi điều khiển (Trang 50)
Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển: - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Sơ đồ nguy ên lý mạch điều khiển: (Trang 52)
Hình 4.22  Mạch cảm biến d. Mạch điều khiển động cơ bước - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.22 Mạch cảm biến d. Mạch điều khiển động cơ bước (Trang 54)
Hình 4.25 Điều khiển kiểu chopping - Lựa chọn chế độ điều khiển - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.25 Điều khiển kiểu chopping - Lựa chọn chế độ điều khiển (Trang 58)
Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển: - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Sơ đồ nguy ên lý mạch điều khiển: (Trang 59)
Hình 4.27 Thuật toán điều khiển chung của máy - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.27 Thuật toán điều khiển chung của máy (Trang 61)
Hình 4.28  Thuật toán xử lý chọn sản phẩm - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.28 Thuật toán xử lý chọn sản phẩm (Trang 62)
Hình 4.29 Thuật toán trả lại hàng - thiết kế và chế tạo mô hình máy bán hàng tự động
Hình 4.29 Thuật toán trả lại hàng (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w