1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

cá nhân luật hành chính 2 phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm

5 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 82 KB

Nội dung

A. LỜI MỞ ĐẦU Trong thực tiễn, ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự rất khó xác định. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm thì sẽ rất dễ để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm hay xử lí oan cho người vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự. B. NỘI DUNG I. Khái niệm chung: Trước khi đưa ra những dấu hiệu để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự, ta cần hiểu rõ khái niệm vi phạm hành chính cũng như khái niệm tội phạm. 1. Khái niệm vi phạm hành chính: Tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, vi phạm hành chính được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính như sau: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. 2. Khái niệm tội phạm: Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định khái niệm về tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Từ định nghĩa đầy đủ trên, có thể định nghĩa tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. II. Các dấu hiệu phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm hình sự: 1. Dấu hiệu thứ nhất: Căn cứ vào cơ sở pháp lý Tội phạm là loại vi phạm được quy định trong BLHS và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt. Vi phạm hành chính không được quy định cụ thể trong bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh hoặc nghị định ví dụ như Nghị định 175/ 2004 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002… 2. Dấu hiệu thứ hai: Căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành a. Về chủ thể : Căn cứ vào dấu hiệu chủ thể, ta cũng có thể phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm như sau: 1 Theo quy định của BLHS Việt Nam chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân (Điều 2 BLHS: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”). Cụ thể hơn, chủ thể của tội phạm phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đổ tuổi quy định. Độ tuổi đó là phải từ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi đối với tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay từ đủ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm. Theo khoản 1, Điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân, trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính không chỉ là cá nhân như tội phạm mà còn có thể là tổ chức, có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính rộng hơn. b. Về mặt khách quan:  Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm: Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm là dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự. Về tổng quát, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chế tài của Luật hành chính chủ yếu là phạt tiền không có hình phạt tù, còn chế tài của luật hình sự chủ yếu là phạt tù có thời hạn. Cụ thể như quy định về môi trường: Khoản 1, Điều 182 Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường…thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Còn ở Luật hành chính, tại khoản 1, Điều 10 Nghị định 81/2006/NĐ-CP: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 50m 3 /ngày (24 giờ) ”. Trong BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, các nhà làm luật đã quy định tương đối cụ thể những dấu hiệu xác định các loại tội phạm cụ thể và những dấu hiệu này có thể giúp chúng ta xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính. Căn cứ vào các quy định hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm thường dựa vào những căn cứ sau đây:  Mức độ gây thiệt hại cho xã hội: Đối với nhiều loại tội phạm, nhà làm luật thường mô tả một cách cụ thể mức độ gây thiệt hại cho xã hội của tội phạm trong BLHS. Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa phạm pháp Với biểu hiện mức độ gây thương tật, ta có thể lấy ví dụ như sau: A và B cùng là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, do mâu thuẫn nên A đã đánh B. Trong trường hợp này nếu tỉ lệ thương tật A gây cho B từ 11% trở lên thì A sẽ bị xử lý theo Bộ Luật hình sự, quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLHS. Nếu tỉ lệ thương tật của B dưới 11%, chưa đến mức 2 truy cứu trách nhiệm hình sự thì A sẽ bị xử lý theo Luật hành chính. Như vậy, trong trường hợp mức độ gây thương tích cho nạn nhân dưới mức 11% và không thuộc một trong các hành vi tăng nặng định khung quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS nêu trên, thì người vi phạm bị xử phạt hành chính (phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng) về hành vi “đánh nhau” theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 7 Nghị định của Chính phủ số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010.  Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Với hành vi trộm cắp, ở Luật hành chính quy định phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng). Trong Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.Như vậy, cùng là trộm cắp nhưng dựa vào giá trị của tài sản để quyết định hình phạt. Luật hình sự còn quy định số lần vi phạm và bị xử phạt hành chính, lúc này thì quy định hình phạt không phụ thuộc vào giá trị tài sản nữa.  Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm: Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Ví dụ: 8 giờ tối ngày 20 tháng 3 năm 2012, C đang uống trà đá tại công viên cùng bạn bỗng nhiên có một đám thanh niên đi tới gây sự có mang theo gậy và côn. Sau đó hai bên xô sát rồi đánh nhau gây mất trật tự nơi công cộng. Nếu hậu quả không đáng kể thì theo Luật hành chính bị phạt từ 1 triệu đồng tới 2 triệu đồng. Còn nếu hậu quả nghiêm trọng (C bị thương tật từ 11% trở lên) và đám thanh niên đó tới gây sự với A là có âm mưu, có tổ chức hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Ở Luật hình sự mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn nên hình phạt cũng nghiêm khắc hơn và các tình tiết đòi hỏi đầy đủ, thể hiện đúng sự nguy hiểm của hành vi buộc người phạm tội chịu chế tài đúng với mức độ họ gây thiệt hại cho xã hội. c. Về mặt chủ quan : Trong BLHS, các nhà làm luật quy định 4 hình thức lỗi được quy định cụ thể tại điều 9,10 BLHS bao gồm: lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp; lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Vi phạm hành chính chỉ quy định 2 hình thức lỗi là lỗi cố ý và vô ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lý như nhau. d. Hậu quả pháp lý: Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất và phải chịu hình phạt. Còn vi phạm hành chính có mức độ nhẹ hơn, cũng phải chịu cưỡng chế của nhà nước nhưng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn. Người vi phạm hành chính có thể bị xử phạt hành chính. C. KẾT LUẬN Ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật cả tội phạm và vi phạm hành chính đều có những dấu hiệu riêng biệt. Vi phạm hành chính và tội phạm hình sự rất khó phân biệt bởi ranh giới giữa chúng khá gần nhau và dễ gây nhầm lẫn trong xét xử. Tuy 3 nhiên, việc phân tách cụ thể, riêng rẽ hai phạm trù này là cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xử lý vi phạm. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 1. Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội – 2008. 2. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội – 2005; 3. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ; 4. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008); 5. Nghị định của Chính phủ số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và an toàn trật tự xã hội. 5 . niệm vi phạm hành chính cũng như khái niệm tội phạm. 1. Khái niệm vi phạm hành chính: Tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 20 02, vi phạm hành chính được định nghĩa một cách. phạt vi phạm hành chính năm 20 02 2. Dấu hiệu thứ hai: Căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành a. Về chủ thể : Căn cứ vào dấu hiệu chủ thể, ta cũng có thể phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự. Về tổng quát, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w